Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA (Trang 32)

2.4.1. Năng suất bốc dỡ của cảng

Đánh giá hiệu quả hoạt động của cảng cá dựa trên lượng tàu thuyền ra vào cảng cá bốc dỡ hàng hóa, thủy sản

Đánh giá hiểu quả theo lưu lượng hàng hóa bốc dỡ qua cảng

Dựa theo năng suất bốc xếp hàng hóa áp dụng theo phương pháp của tác giả Trần Minh Quang – Nhà xuất bản giao thông vận tải. Trong luận văn này tác giả sử dụng bài toán ngược để năng suất bốc dỡ hàng hóa của cảng.

Pc – Năng suất bốc dỡ của một tàu cá (Tấn/giờ/tàu)

1 2 1 ( . . . ) 8 c k P = n P K K (1)

Trong đó: n – Số tuyến bốc xếp, xác định theo loại tàu n = 1 bốc xếp hoàn toàn bằng cơ giới n = 2 bốc xếp bằng cơ giới kết hợp nhân lực n = 3 bốc xếp hoàn toàn bằng nhân lực Pk – Năng suất của một tuyến bốc xếp (T/ca)

K1 – Hệ số không liên tục, K1 = 0.9, , đây là hệ số giảm công suất có tính đến thời gian nghỉ giữa ca, nghỉ giải lao.

K2 – Hệ số giảm công suất do có nhiều tuyến bốc xếp, K2 =

0.85 đối với các tàu có 3 tuyến bốc xếp, hệ số giảm công suất do có nhiều tuyến bốc dỡ, do không gian của boong tàu và không gian của bến tương đối hẹp. Vì vậy, cùng

một thời điểm bốc dỡ không thể chứa hết lượng hàng được bốc lên hoặc bốc xuống bến.

Png - Lượng hàng bốc dỡ của một bến/ngày đêm (Tấn/ngày đêm)

(8. . . ) ( ) c ng bx b n D P T T α = + (2)

Trong đó: nc – Số ca làm việc trong ngày

α – Hệ số chở đầy khoang, có thể lấy α = 0.8 D – Trọng tải của tàu tính toán

Tb – Thời gian bến bận làm thao tác phụ, Tb = 0.5 giờ Tbx – Thời gian bến bận bốc xếp cho một tàu

+ Hệ số chở đầy khoang tính đến đối với các tàu cá về bến không chờ đầy hoàn toàn, có xét đến khả năng đánh bắt và sức chở của tàu.

bx c D T P = (giờ) (3)

Pt - Lượng hàng hóa bốc dỡ của một bến/tháng (Tấn/tháng)

kd ng t K K K P P =(30. . 1. 2) (4) Trong đó: K1 – Hệ số bến bận, có thể lấy K1 = 0.85 K2 – Hệ số ảnh hưởng của thời tiết, K2 = 0.85 Kkd – Hệ số tàu đến bến không đều, Kkd = 2

+ Hệ số bến bận (K1 = 0.85), hệ số ảnh hưởng của thời tiết (K2 = 0.85) là tính đến khả năng bến bận làm các công tác sửa chữa nâng cấp hoặc lắp đặt các trang thiết bị tại cầu cảng, thời tiết xấu do bão, áp thấp mà tàu cập bến không được hoặc không về bến mà cập vào cảng cá khác, do đó lượng hàng qua cảng sẽ không đồng thời giữa các ngày trong tháng.

+ Hệ số tàu đến bến không đều (Kkd = 2) là xét đến ảnh hưởng của mùa vụ, thời tiết, tuần trăng, mà tàu về bến không đồng thời, theo kinh nghiệm thường lấy bằng 2.

Để xác định yếu tố tàu đến bến không đều căn cứ vào tỉ số giữa tỉ lệ % giữa lượng tàu cao nhất trong tháng so với lượng tàu của năm (A) với tỉ lệ % lượng tàu

trung bình trong tháng so với lượng tàu 1 năm (B). kd A

K

B

=

Lựa chọn tỉ số A/B căn cứ vào tình hình thực tế, hệ số không đều A/B theo kinh nghiệm lớn nhất có thể đạt được = 2

2.1.2. Nhu cầu dịch vụ nước đối với các hoạt động của cảng cá

Lượng nước cần cung cấp cho các hoạt động của cảng cá bao gồm lượng nước cung cấp cho tàu thuyền khai thác, lượng nước cung cấp cho nhà máy làm nước đá, lượng nước cung cấp cho các nhà máy chế biến trên cảng. Xác định lượng nước cần cung cấp cho cảng cá và so sánh với thực trạng cung cấp nước của cảng sẽ làm sáng tỏ hiệu quả của việc cung ứng loại hình dịch vụ này.

Q – Lượng nước cần cung cấp cho các hoạt động của cảng cá (m3) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Q = (Qsx + Qsh + Qtàu)*b*c (5)

Qsh = qn * N*C (6)

Trong đó: Qsx – Lượng nước dùng cho sản xuất

Qsh - Lượng nước dùng cho sinh hoạt của công nhân cảng Qtàu - Lượng nước cung cấp cho tàu cá

qn – Tiêu chuẩn nước cho 1 công nhân N – Số công nhân làm việc tại cảng C – số ca làm việc trong ngày b – hệ số rò rỉ

c – hệ số dung cho bản thân trạm và hệ thống cấp nước

2.4.3. Nhu cầu của tàu thuyền đối với các dịch vụ hậu cần

Xác định nhu cầu của tàu vào cảng lấy các dịch vụ như dầu, nước đá, nước ngọt để so sánh với khả năng cung cấp các dịch vụ này tại cảng. Trên cơ sở đó đánh giá hiện trạng và hiệu quả của dịch vụ này tại cảng cá. Đề tài chỉ đánh giá về hiệu quả cung ứng dịch vụ như số lượng cung ứng cho tàu thuyền. Trên cơ ở số liệu phỏng vấn ngư dân về khả năng cung ứng của cảng cá về số lượng, thời gian cung ứng các dịch vụ trên để đưa ra các đánh giá, Đề tài không đi sâu đánh hiệu quả kinh tế của dịch vụ này mang lại cho cảng cá.

- Dầu: kd ng t K K K X X = (30* * 1* 2) (Lít) (7) di T Xng = i* (8) - Nước đá: kd ng t K K K Y Y =(30* * 1* 2) (Cây) (9) i i ng T đ Y = * (10) - Nước ngọt: kd ng t K K K Z Z =(30* * 1* 2) (m3) (11) i i ng T e Z = * (12)

Trong đó: Xt, Yt, Zt – Lượng dầu, đá, nước ngọt tàu lấy tại cảng/tháng Xng, Yng, Zng - Lượng dầu, đá, nước ngọt tàu lấy tại cảng/ngày K1 – Hệ số bến bận, có thể lấy K1 = 0.85

K2 – Hệ số xét đến ảnh hưởng của thời tiết, K2 = 0.85 Kkd – Hệ số tàu đến bến không đều, Kkd = 2

Ti – Số lượng tàu trung bình thứ i vào lấy dầu, đá, nước ngọt di – Lượng dầu trung bình 1 tàu lấy (tấn)

đi – Lượng đá trung bình 1 tàu lấy (cây)

ei – Lượng nước ngoạt trung bình 1 tàu lấy (khối)

2.4.4. Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá

Doanh thu của cảng cá Lạch Bạng được tính như sau

Ln=∑ Dt−∑ Cp (13)

Trong đó: Ln – Lợi nhuận Dt – Doanh thu Cp – Chi phí

Doanh thu, của cảng cá là một trong các yếu tố xác định hiệu quả hoạt động của cảng cá. Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ thì cảng cá là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động với

mục đích phục vụ cộng đồng không vì lợi nhuận. Tuy nhiên, đề tài vẫn đưa ra tính toán về doanh thu và lợi nhuận đánh giá rõ hơn về hiệu quả hoạt động của cảng.

3.1. Kết quả điều tra thực trạng về cảng cá Lạch Bạng. 3.1.1. Khái quát về cảng cá Lạch Bạng

3.1.1.1. Vị trí cảng

Cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Lạch Bạng xã Hải Thanh huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa được nhà nước đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác từ năm

2001, Lạch Bạng nằm tại vị trí 19025’N - 105054’E, cửa Lạch Bạng được nối thông

với biển theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Phía Bắc có núi Mũi Tròn [Mũi Rồng] che chắn, phía Nam là bãi cát trống. Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng và nông, biến thiên từ bờ ra, cao độ tự nhiên trong toàn khu vực cửa Lạch Bạng chủ yếu biến thiên từ - 1.85 đến – 3.85m. Vị trí cảng cá nằm cách cửa Lạch Bạng 500m, trước khi xây dựng cảng cá vị trí tại đây tương đối thuận lợi với khu vực rộng 14.000m2, cao trình của bãi +1.5m, gần với làng cá và liền kề đường liên xã nối với quốc lộ 1A. Khu vực cảng cá khá kín sóng gió, rất thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu cũng như ra vào cảng cá [13].

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực Lạch Bạng

- Bão và áp thấp nhiệt đới

Tỉnh Thanh Hóa thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có hai mùa gió chính trong năm và mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 11 và là tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn. Mùa bão chủ yếu từ thánh 6 đến tháng 10 hằng năm. Tốc độ gió trung bình: 1,72m/s giao động từ 1,2 – 3,8m/s. Thanh Hóa là một trong những tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng của bão trên lãnh thổ Việt Nam. Trong 10 năm (1996 – 2005) có 39 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó 13 cơn bão và áp thấp ảnh hưởng trực tiếp đến Thanh Hoá. Các năm 1998, 1999, 2000 và 2001 Thanh Hoá không bị ảnh hưởng của bão, áp thấp. Ngược lại có năm bão và áp thấp ảnh hưởng nhiều lần và cường độ lớn như: Năm 1996 có 4 cơn bão, năm 2003 có 3 cơn bão và năm 2005 có 4 cơn bão và áp thấp ảnh hưởng đến Thanh Hoá [13].

- Độ sâu, chất đáy

Độ sâu vùng nước khu vực Lạch Bạng có tính chất nhật triều không đều, thông thường trong ngày xuất hiện một lần nước lớn và một lần nước ròng. Là nơi giáp ranh của chế độ nhật triều và bán nhật triều, trong tháng có từ 6 đến 12 lần xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiện nước lớn và 2 lần nước ròng. Mực nước cao nhất trong năm quan trắc tại khu vực Lạch Bạng 2.28m, thấp nhất là – 1.957m.

Theo nghiên cứu chất đáy tại khu vực cảng cá Lạch Bạng như sau:

Tầng mặt có đề dày khá lớn khoảng từ 0,7m đến 4,3m chủ yếu là cát nhỏ có mày vàng sám, xám xanh lẫn nhiều vỏ sò, tầng mặt có kết cấu tương đối rời rạc.

Tầng thứ 2 chủ yếu là bùn sét pha cát màu nâu đen lẫn vỏ sò, phân bố liên tục trung khu vực vùng nước cảng cá có độ dày từ 0,5m đến 5,7m. Với điều kiện tự nhiên khu vực cảng cá Lạch Bạng, có thể thấy rằng, vùng nước cảng cá khá luận lợi cho tàu thuyền neo đậu vì nền đáy của khu vực cảng không có các kết cấu rắn chắc như đá hoặc các hóa thạch khác có thể gây ảnh hưởng tới tàu thuyền khi neo đậu hoặc hành trình trong khu vưc cảng cá, đặc biệt khi tàu hành trình vào cảng cá khi gặp thời điểm nước ròng.

Hình 3.1. Vị trí cảng cá Lạch Bạng tỉnh Thanh Hoá

3.2. Kết quả điều tra thực trạng tổ chức hoạt động của cảng cá Lạch Bạng 3.2.1. Thực trạng tổ chức quản lý cảng 3.2.1. Thực trạng tổ chức quản lý cảng

Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng được thành lập theo Quyết định số 1338/QĐ- CT ngày 22/4/2003 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Cảng cá Lạch Bạng trực thuộc Sở Thủy sản Thanh Hóa nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách

nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Mức độ tự chủ về kinh phí hoạt động của cảng là tự chủ 100%.

- Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu ban quản lý cảng cá Lạch Bạng gồm 14 cán bộ, trong đó: 01 Giám đốc, 01 kế toán, tổ bảo vệ thu phí 04 người, tổ điều độ tàu thuyền 04 người, thủ quỹ 01 người, tổ dịch vụ nước 03 người. Tổ chức của ban quản lý cảng cá Lạch Bạng không phân ra các phòng ban, mà chỉ có các tổ chuyên môn đảm nhiệm các công việc cụ thể của cảng. Nhiệm vụ quản lý cảng chủ yếu là thu phí phương tiện ra vào cảng và điều độ tàu thuyền cập và rời bến. Cơ cấu Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng như hình (3.1).

Hinh 3.2: Sơ đồ tổ chức quản lý cảng cá Lạch Bạng – Thanh Hóa

(Nguồn: Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng)

- Chức năng nhiệm vụ các bộ phận

Giám đốc: Giám đốc cảng cá trực tiếp điều hành các tổ và các phộ phận thuộc cảng cá, chịu trách nhiệm về các hoạt động của cảng cá. Chịu trách nhiệm tổ chức, xắp xếp điều hành cán bộ công nhân viên chức, lao động trong cảng. Do ban quản lý cảng cá không có các phòng ban nên các tổ trực tiếp báo các tình hình hoạt động của từng bộ phận cho Giám đốc cảng. Cảng cá không có bộ phận kế hoạch tài chính, hằng tháng cảng cá không có kế hoạch cụ thể để hoạt động. Bộ phận duy tu đảm bảo an ninh và an toàn tại cảng cũng không được thiết lập.

Kế toán: Thực hiện chức năng giúp Giám đốc cảng về công tác tài chính, theo dõi mọi hoạt động thu phí của đơn vị. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính kế toán, hướng dẫn kiểm tra đôn đốc thu lệ phí theo quy định. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và đề xuất với giám đốc công tác quản lý, điều hành tổ bảo vệ thu phí và tổ điều độ tàu thuyền.

Giám đốc cảng

Kế toán, thủ

Tổ bảo vệ thu phí và điều độ tàu thuyền: Hai tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc cảng về mọi công tác được giao.

Bố trí nhân viên thu phí đúng thời gian quy định, tác phong làm việc, trang phục đầy đủ, phân cá kíp trực đảm bảo tính khoa học.

Quản lý hóa đơn biên lai thu phí và chốt sổ hằng ngày, nộp tiền cho thủ quỹ Làm tốt công tác bảo vệ cơ quan, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường trong khu vực cảng, tham gia cứu hộ cứu nạn, phòng chống cháy nổ.

Tổ dich vụ nước: Chịu trách nhiệm về dịch vụ điện nước cung cấp cho cảng cá, tàu thuyền và các cơ sở chế biến sản xuất kinh doanh trong khu vực cảng. Do hệ thống cấp nước của cảng cá Lạch Bạng có công suất nhỏ nên, tổ dịch vụ nước có trách nhiệm phối hợp với đơn vị bên ngoài để chơ nước cung cấp cho tàu thuyền.

- Ưu điểm:

Hình 3.1 cho thấy, cơ cấu ban quản lý cảng cá Lạch Bạng tương đối nhỏ gọn, thuận tiện trong việc triển khai các mệnh lệnh quản lý từ Giám đốc cảng đến các chuyên trách và các nhân viên. Do đó, không xảy ra hiện tượng đứt gãy hoặc chậm trể trong việc triển khai các quyết định quản lý.

- Nhược điểm

Hạn chế về số lượng cán bộ quản lý cảng, các cán bộ quản lý phải làm công tác kiêm nhiệm. Do đó, không có sự tập trung chuyên môn và không bao quát hết được các lĩnh vực quản lý kiêm nhiệm. Vì vậy, tiện tại cảng cá Lạch Bạng chỉ đáp ứng được một số tiêu chí như: điều độ tàu thuyền, thu phí và đảm bảo an ninh trong cảng cá. Trong đó chủ yếu là điều độ tàu thuyền, thu phí tàu thuyền và thu phí các loại xe cơ giới ra vào cảng cá. Các tiêu chí khác cho việc vận hành cảng cá như: chống đánh bắt bất hợp pháp, thống kê, kiểm soát nguồn lợi, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phậm tại cảng chưa được quan tâm thực hiện.

3.2.2. Trình độ cán bộ công nhân viên

Lao động tại cảng cá có tính chất đặc thù, đỏi hỏi cán bộ lao động tại cảng có những kỹ năng và sự hiểu biết về nghề cá, hiểu biết về vận hành cảng. Chất lượng cán bộ lao động tại cảng cá được thể hiện qua trình độ học vấn và tuổi đời. Khảo sát về trình độ lao động cảng cá Lạch Bạng được thống kê tại Bảng (3.1)

Đơn vị tính Trình độ học vấn Tuổi đời Tổng

PTTH TC ĐH < 30 > 30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người 4 6 4 9 5 14

Tỉ lệ % 28.6 42.9 28.6 64.3 35.7 100

Bảng (3.1) thấy rằng:

- Trình độ cán bộ làm quản lý cảng cá thấp, tỉ lệ cán bộ trung cấp chiếm tỉ lệ cao 42.9%, cán bộ có trình độ đại học chiếm 28.6% còn lại là cán bộ có trình độ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA (Trang 32)