Tăng cường vai trò quản lý cảng cá của các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA (Trang 66)

Bên cạnh các giải pháp quản lý cảng của nhà nước, các Bộ, Ngành chủ quản cũng cần phải có các giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề tồn tại liên quan đến cảng cá như: môi trường tại cảng, an ninh, an toàn tại cảng, giao thông tàu thuyền trong khu vực cảng. Nói cách khác, muốn cảng cá hoạt động tốt đảm bảo sự hoạt động nhuần nhuyễn và an toàn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành khác nhau như Bộ Giao thông Vận tải, Cảnh sát đường thủy, Bô tài nguyên và Môi trường.v.v.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tham mưu cho Chính phủ xây dựng các quy định, văn bản quy phạm pháp luật áp dụng cho cảng cá, tạo cơ sở pháp lý cho cảng cá chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động và phát triển. Đầu tư xây dựng các công trình cảng cá mới tại các vùng, các miền có nghề cá trọng điểm, đầu tư các trang thiết bị bốc dỡ vào bảo quản

sản phẩm tại cảng cá một cách đồng bộ để đảm bảo được sản phẩm khai thác sẽ không bị giảm chất lượng sau khi bốc dỡ tại cảng.

Xây dựng chính sách kêu gọi các thành phầm kinh tế, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực hậu cần nghề cá như sản xuất ngư cụ, đóng tàu, các thiết bị bảo quản sản phẩm khai thác tại cảng cá.

Chủ trì trong việc thúc đẩy và triển khai các hoạt động hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thuộc lĩnh vực cảng cá như chống đánh bắt bất hợp pháp tại cảng. Tuyên truyền phổ biến các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ các loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.

Phối hợp với các Bộ ngành khác trong việc đảm bảo an ninh, an toàn giao thông khu vực cảng cá, tạo sự an tâm và tin cậy đối với những đối tác, với tổ chức cá nhân buôn bán, đầu tư vào khu vực cảng cá.

Ngành thương mại

Xúc tiến các hoạt động thương mại quốc tế về thủy sản, tìm kiếm thị trường mới. Thường xuyên cung cấp các thông tin về giá cả các loại mặt hàng hải sản tại thị trường trong và ngoài nước để ngư dân biết. Qua đó giảm tình trạng ép giá của nậu vựa đối với các sản phẩm khai thác của ngư dân.

Nghiên cứu các biện pháp cụ thể xây dựng mô hình bán đấu giá sản phẩm khai thác tại cảng cá. Quản lý chặt chẽ các chợ đầu mối, xây dựng mô hình phâm phối sản phẩm phù hợp, đảm bảo các sản phẩm hải sản đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện, giá cá phù hợp.

Phát triển và từng bước hiện đại các chợ truyền thống, đầu tư xây dựng các chợ đầu mối trọng điểm, áp dụng tiêu chuẩn các chợ hải sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

KẾT LUẬN

Vùng biển tỉnh Thanh Hóa có nguồn lợi hải sản phong phú và có điều kiện để phát triển lĩnh vực khai thác thủy sản. Trên thực tế, tàu thuyền khai thác trong tỉnh cũng đã có sự phát triển cá kể cả về chất lượng và số lượng. Tàu thuyền trong tỉnh tăng theo các năm cả về công suất tàu và chiều dài tàu. Đây là một áp lực lớn ảnh hưởng đến các cảng cá trong tỉnh nói chung và cảng cá Lạch Bạng nói riêng. Cảng cá cần có các giải pháp về kế hoạch hoạt động cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ tại cảng để phục vụ cho tàu thuyền tốt hơn.

Cơ cấu tổ chức cảng cá tương đối gọn nhẹ, các bộ phận quản lý cảng nhận lệnh từ Giám đốc cảng cá. Do đó, các công tác được triển khai nhanh chóng, thuận lợi.

Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng đã làm tốt công tác quản lý cảng cá, các công tác như điều độ tàu cập cảng, xắp xếp các phương tiện đường bộ ra vào cảng khoa học nên không xảy ra các tai nạn đáng tiếc. Cảng cá đã phối hợp tốt với các đơn vị liên quan đảm bảo được an ninh an toàn tại cảng cá. Tổ chức tốt các tổ dịch vụ như tổ dịch vụ nước ngọt, nước đá và bốc dỡ đảm bảo cung ứng tốt các dịch vụ cho tàu thuyền.

Với số lượng cán bộ công nhân viên 14 người, việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Dó đó các nhân viên thường phải làm kiêm nhiệm. Cán bộ quản lý cảng chưa qua đào tạo về quản lý cũng như về ngành thủy sản, hầu hết cán bố đều từ các ngành học khác chuyển sang làm quản lý do đó công tác quản lý còn nhiều trở ngại, chủ yếu quản lý cảng bằng kinh nghiệm thực tế, chưa có tính khoa học.

Tàu thuyền qua cảng Lạch Bạng liên tục tăng theo các năm, số lượng tàu thuyền vào cảng cá tăng từ 8.964,0 chiếc năm 2008 lên 15.420,0 chiếc năm 2010 và sự thay đổi về kích thước tàu thuyền vào cập cảng. Số lượng tầu thuyền có công suất lớn từ 150 CV trở lên vào cập cảng năm sau lớn hơn năm trước gây áp lực lớn đối với cảng cá.

Lượng tàu thuyền về cảng lớn từ 20 - 50 tàu làm cho cảng thường xuyên bị quá tải cục bộ tại thời điểm tàu về bến nhiều từ 1h – 6 h sáng và từ 4h đến 8h chiều. Thời gian chờ cập cảng của tàu lâu làm giảm chất lượng sản phẩm khai thác.

Bến cập tàu hoạt động với hiệu quả cao, công suất hoạt động đạt 100% so với thiết kế.

Lưu lựng hàng hóa qua cảng lớn, năng suất bốc dỡ hàng hóa cao. Hiện nay, năng suất bốc dỡ đã vượt ngưỡng so với thiết kế. Công tác điều hành cảng và điều độ tàu thuyền trong cảng được thực hiện khoa học. Do đó đã phát huy hết khả năng của cầu cảng, cảng Lạch Bạng hoạt động với hiệu quả cao. Trung bình cảng tiếp nhận 53 tàu/ngày. Lượng hàng qua cảng 655,034 tấn/tháng.

Hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng cao. Tuy nhiên, hiện nay cảng còn một số hạn chế, cụ thể như sau:

- Cơ sở hạ tầng cảng cá đang xuống cấp nghiêm trọng. Cầu tàu 90 m của cảng cá Lạch Bạng đang xuống cấp nghiên trọng. Mặt cầu hiện nay đã bị nứt, nún sụt do nhiều năm không được duy tu bảo dưỡng.

- Các đệm va được nắp đặt ở cầu cảng để tránh va đập giữa tàu thuyền và cầu cảng khi tàu vào cập cảng đã hỏng và không được tái trang bị

- Tại cầu cảng, đèn chiếu sáng không có tàu thuyền phải sử dụng ánh sáng của tàu để bốc dỡ cá về ban đêm, các tàu thuyền khai thác hầu hết đều bốc dỡ hải sản thủ công (bằng tay), không có thiết bị vận chuyển chuyên dụng. Hải sản phận loại phải đổ lên các tấm bạt để tiến hành phân loại. Thiếu các trang thiết dùng cho lưu giữ hải sản trong quá trình bốc dỡ và phân loại.

- Hệ thống sử lý nước thải có công suất nhỏ và không còn hoạt động được do không có kinh phí sửa chữa, nâng cấp.

- Nước rửa cá và các chất thải khác được xả xuống vùng nước trước cảng phát là nguyên nhân phát sinh ô nhiễm tại cùng nước cảng cá. Tại cầu cảng, hệ thống thoát nước thường xuyên bị tắc do các chất cặn, mùn bã do xác cá chết gây ra mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tham gia hoạt động tại cảng và cư dân xung quanh, đây cũng là nguồn gây bệnh và gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại cảng cá.

- Dich vụ hậu cần trong cảng như nhà phân loại hải sản, các cơ sở kinh doanh ngư cụ, lương thực, thực phẩm cho tàu thuyền thiếu, không đáp ứng được nhu cầu của tàu thuyền khai thác hải sản.

- Cảng không có các thiết bị bốc dỡ sản phẩm, thiết bị nâng hạ làm cho thời gian bốc dỡ thủy sản tăng lên làm giảm chất lượng sản phâm thủy sản đánh bắt

Cơ sở dịch vụ hậu cần tại cảng còn thiếu, dich vụ cung ứng ngư lưới cụ tại cảng chưa thực hiện được, dịch vụ cung cấp nước ngọt và xăng dầu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Hiện nay, Ban quản lý cảng cá phải phối hợp với các đơn vị bên ngoài để dùng xe chở nước, chở xăng dầu vào cảng để phục vụ tàu thuyền. Do đó, cảng không chủ động được trong việc cung ứng các dịch vụ cho tàu thuyền.

Lượng nước ngọt cung cấp cho các hoạt động sản xuất tại cảng thiếu so với

yêu cầu thực tế. Lượng nước ngọt cần cung cấp cho cảng mỗi giờ là 32,24 m3/giờ,

lương nước cảng có khả năng cung cấp là 200 m3 tương đương với khả năng cung

cấp 12.5 m3/giờ. Như vậy lượng nước mà cảng phải mua ngoài khoảng 19.74 m3/giờ.

Vì vậy cảng cá cần nâng cấp bể chứa nước cung như đường dẫn nước vào cảng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất tại cảng.

Doanh thu của cảng cá Lạch Bạng không đủ bù chi, lương cán bộ công nhân viên không đảm bảo, tỉnh phải cấp bù lương cho cán bộ cảng cá. Hằng năm, tỉnh không cấp kinh phí cho cảng. Doanh thu cảng thấp nên cảng cá Lạch Bạng không có kinh phí để tái đầu tư duy tu, bảo dưỡng các công trình cảng.

Để phát triển cảng cá thành trung tâm dịch vụ nghề cá làm tiền đề phát triển kinh tế xã hội khu vực Lạch Bảng. Cảng cá cần nỗ lực phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ cảng, chủ động kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân đầu tư vào khu vực cảng cá. Xây dựng hệ thống thông tin tại cảng để kịp thời thống tin về tình hình ngư trường, giá cả và thông tin thời tiết cho tàu thuyền nghề cá, đầu tư công nghệ thông tin để hỗ trợ cho chông tác quản lý cảng cá, giảm thiểu lưu trữ hồ sơ giấy tờ.

Cơ chế quản lý cảng cá còn nhiều chồng chéo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý cảng nhưng việc thu phí các doanh nghiệp hoặc phê duyệt các đơn vị đầu tư vào cảng cá do tỉnh Thanh Hóa quyết định. Do đó về hiệu quả kinh tế, cảng cá Lạch Bạng chưa đạt được mục tiêu quản lý, doanh thu cảng từ thu phí tàu thuyền và phương tiện ra vào cảng không đủ bù cho các khoản chi.

Bộ Nông nghiệp và Phát chưa có Nghị định về quản lý cảng cá để thống nhất trong quản lý cảng gây chồng chéo giữa các ngành các cập tại địa phương trong công tác quản lý cảng cá, đây là rào cản lớn cho quản lý và phát triển cảng. Vì vậy, cần xây dựng hành lang pháp lý để cảng cá hoạt động tốt. Xây dựng các chính xách

khuyến khích đầu tư vào cảng cá, để cảng cá trở trành trung tâm phát triển kinh tế của các địa phương nghèo ven biển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Nga, Nguyễn Như Tiệp (2004), Kỹ thuật sơ chế bảo quản nguyên liệu thủy sản sau thu hoạch bằng nước đá, Nhà Xuất bản NN.

2. Trần Minh Quang (1998) Cảng chuyên dụng,, Nhà xuất bản giao thông vận tải. 3. Chương trình hành động về quản lý cảng cá (2009) Dự án Scafi, Cục khai thác và

bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản (1991), Phương án quy hoạch khai thác hải sản, cơ khí và hậu cần dịch vụ nghề cá vùng đồng băng sông hồng giai đoạn 1991- 2000.

5. Viện kinh tế về quy hoạch thủy sản (1996), Dự án lập quy hoạch tụ điểm nghề cá Việt Nam, Hà Nội

6. Bộ thủy sản (1999), Chương trình khai thác hải sản xa bờ thời kỳ (1999- 2010). 7. Bộ thủy sản (2005), “Tình hình quản lý cảng cá ở Việt Nam và Kinh nghiệm quản

lý cảng cá Cát Lở Vũng Tàu”, Kỷ yếu hôi thảo toàn quốc về Khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá.

8. Bộ thủy sản (2006), Quyết định 20/QĐ-BTS/2006 ban hành về Quy chế quản lý cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

9. Quốc hội (2003), Luật thủy sản. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

10. Báo cáo tóm tắt quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (2008), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

11. Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa (2008), Dự án nâng cấp mở rộng cảng cá Lạch Bang.

12. Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa (2008), Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản.

13. Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa (2009), Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp và mở rộng cảng cá Lạch Bạng, Đánh giá tác động môi trường. 14. Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa (2009), Báo cáo tổng kết

15. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2009), Dự án điều tra thực trạng công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá.

16. Báo cáo tháng 6- 2010 (2010), Tình hình công tác đăng ký đăng kiểm tàu cá – Phòng quan lý tàu cá – Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản 2010.

17. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2010) Báo cáo tình hình hoạt động cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão .

18. Chính phủ (2010), Quyết định 346/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2010 về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020 đến năm 2030.

19. Chính phủ (2010), Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 về Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020

20. Roland B. Scheffczyk ,1999. Cảng cá Cát Bà Cẩm nang đào tạo và quản lý, Ngân hàng phát triển Châu Á

21. Hafnarhandbók, 2000-2002. Port of Akureyri: Port Manual. Akureyri. 22. Kagoshima university, 2002. Fishing ports in Japan.

23. Sciortino, 2010. Fishing habor planning contruction and management. FAO/ 24 . http://www.pfda.da.gov.ph/nfpc.html

PHỤ LỤC Phụ lục 1.1

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA HOẠT ĐỘNG TẠI CẢNG CÁ

(Đối tượng, chủ tàu, ngư dân)

I. Thông tin tàu thuyền

Tàu thuyền………Nghề khai thác………

1. Tên chủ tàu/ tên tàu……….

2. Số đăng ký……… Công suất………

3. Chiều dài……….Chiều rộng………Mớn nước..………

II. Thông tin về nhu cầu hậu cần tại cảng 1. Lượng dầu mỗi lần tàu lấy (tấn/lít)………

2. Lượng nước đá mối lần tàu lấy (cây/tấn)………

3. Lượng nước ngọt (khối)……….……….

III. Thông tin về trang thiết bị bốc dỡ và vận chuyển 1. Tàu bốc dỡ có cần cầu không?...

2. Khi vào cảng bốc dỡ cá thường cần bao nhiêu người?...

3. Khi bốc dỡ thì bốc từng hầm cá hay bốc cùng một lúc tất cả các hầm? 4. Khi bốc dỡ cần mấy dây chuyền bốc dỡ………...

5. Số lượng người/dây bốc dỡ………

6. Cá bốc dỡ phân loại ở đâu?...

7. Anh chị có mua xăng dâu của công tuy nhà nước không?...

9. Công ty tư nhân có cho nợ tiền dầu, nước đá không? …………Khi nào phải trả?...

10. Số lượng tàu vào cảng 1 đợt về bến khoảng bao nhiêu chiếc?...

11. Cảng có cung cấp đủ nước, đá, xăng dầu không?...

12. Cảng có các dịch vụ ngư lưới cụ có phù hợp không?...

13. Công tác bốc dỡ có gặp khó khăn không?...Nguyên nhân...

14. Hệ thống điện chiếu sáng ở cảng có phù hợ không?...

16. Tàu vào cảng bốc dỡ có thuận lợi cho việc bán cá mua dầu và nước đá

không?...

IV. Môi trường cảng cá

1. Chất thải như túi linon thường vứt ở đâu?... 2. Có được tập huấn về bảo vệ môi trường không?...

V. An toàn lao động và giao thông tại cảng

1. Anh/ chị có được tập huấn về an toàn khi giao thông trog cảng cá không? ……… 2. Anh/chị có được tập huân về an toàn khi neo đậu tại cảng và ra vào cản cá không?... 3. Anh/chị có được tập huấn về phòng chống cháy nổ không?... 4. Người tham gia các hoạt động mua bán trong cảng cá có đươc tập huấn về an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm không?...

5. Tàu thuyền có hay bị va chạm, đâm nhau, chìm đắm trong khu vực cảng cá không?...Số lượng tàu tai nạn/năm?...

Cảm ơn anh chị đã giúp đỡ./.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w