Tình hình quản lý cảng cá của các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA (Trang 25 - 27)

Các nước Châu Á:

Nghiên cứu và đưa ra các biện pháp quản lý cảng cá đã được nhiều nước có nghề cá phát triển thực hiện như; Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhiệm vụ quản lý cảng cá của các nước có nghề cá phát triển được gắn chặt với nhiệm vụ quản lý tàu thuyền, chống đánh bắt bất hợp pháp, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền khai thác hải sản trước khi rời bến cũng như thúc đẩy kinh doanh buôn bán hàng thuỷ sản. Quản lý cảng cá ở Nhật Bản được gắn với nhiệm vụ xúc tiến thương mại, đầu tư, bán đấu giá các sản phẩm thuỷ sản nhằm hạn chế đến mức tối đa thiệt thòi của người bán cá và đồng thời tăng giá trị của các sản phẩm hải sản khai thác. Cảng cá không chỉ là cơ sở cho các hoạt động sản xuất thủy sản mà còn là nơi phân phối, chế biến hải sản, và ngoài ra còn đóng một vai trò quan trọng như là một cơ sở cho xã hội làng chài. Nhật Bản có 2.620 cảng cá, Sở cảng cá là cơ quan đảm bảo cho sự an toàn của người tham gia vào hoạt động của cảng và làm nhiệm vụ bảo tồn các loài thủy sản hoang dã quý hiếm, bảo vệ môi trường sinh thái. Các nghiên cứu về cảng cá của Nhật Bản đã giúp chính phủ Nhật đưa ra được những biện pháp quản lý cảng cá phù hợp như: Sở cảng cá có nhiệm vụ quản lý các doanh nghiệp đánh bắt cá chuẩn bị kế hoạch cảng, đây cũng là cơ quan phụ trách các chính sách về các cảng cá, chuẩn bị phương tiện cho cảng cá, lập kế hoạch bảo dưỡng thích hợp, quản lý và quảng bá bảo vệ môi trường [22].

Các nước Châu Âu:

Cảng cá của Đức: Cảng cá hoạt động theo hai cơ quan, tất cả các phương tiện, cơ sở vật chất của cảng thuộc về các Chính phủ. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế được điều hành bởi các công ty tư nhân. Vai trò của công ty thương mại tại các cảng cá bao gồm:

Thứ nhất: Quản lý, điều hành và bảo trì của tất cả các cơ sở vật chất được giao; Thứ hai: Xếp dỡ, vận tải, bán đấu giá và các dịch vụ khác liên quan đến tiếp thị cá và các sản phẩm chế biển

Thứ ba: Hỗ trợ thương mại thuỷ sản, cung cấp tin tức khác liên quan đến hoạt động kinh tế, đang thuê, cho thuê tại cảng cá.

Điều quan trọng đối với phát triển cảng cá phụ thuộc vào sự phát triển nghề cá trong vùng. Từ đó các cảng cá được phân làm ba nhóm. Nhóm A là nhóm các cảng cá nhỏ, nhóm B là nhóm các cảng cá cỡ trung bình và nhóm các cảng cá lớn [3].

Iceland: Các hoạt động chính của cảng cá là tập trung vào phục vụ đánh bắt cá,

ngành công nghiệp, bốc xếp hàng hóa nói chung và tiếp nhận tàu tàu du lịch [21]. Luật Dịch vụ cảng năm 1994 của Iceland bao gồm các dịch vụ nhiên liệu, xử lý chất thải. Những dịch vụ này hoạt động được thường được cung cấp bởi nhà cung cấp độc lập hoạt động trong cảng, chứ không phải do các cảng cung cấp. Đạo luật năm 1994 quy định việc cung cấp đầu vào hữu ích trong lĩnh vực phát triển thể chế, đặc biệt đối với cải thiện hiệu quả hoạt động cảng, quản lý tài chính và ngân sách. Các thông tin về k

iểm soát hệ thống, hiệu quả hoạt động cảng sản phẩm khai thác, năng lực xử lý, trung bình thời gian chờ đợi tàu và năng suất tổng thể cảng được ghi nhận để phục vụ xây dựng chính sách thu hút khách hàng mới, đặc biệt là các công ty thủy sản.

Các nước Đông Nam Á:

Indonesia: cảng cá Jakarta (JFP) không chỉ là một cảng đánh cá mà còn là nơi tiếp thị, là trung tâm phân phối các hàng hoá thuỷ sản. Cảng Jakarta cũng phục vụ như một trung tâm chế biến cá, tôm và hải sản khác xuất khẩu và đóng vai trò của một nơi xác định xuất xứ hàng thuỷ, hải sản được vận chuyển đến các thị trường nước ngoài [3].

Philippin: Các cảng cá của philippin như cảng cá Davao, cảng cá Navotas là các trung tâm nghề cá, là khu phức hợp thị trường nghề cá cá được đặt dưới sự kiểm soát của Cơ quan Phát triển Thủy sản Philippine (PFDA). Là nơi neo đậu truyền thống của các tàu đánh cá thương mại hoạt động tại khu vực đánh cá khác nhau ở Philippines [24]. Các thủ tục tai cảng được đơn giản hóa và được PFDA hỗ trợ về thị trường. Do đó, giảm được thời gian các sản phẩm thủy sản từ cảng đến người tiêu

dùng. PFDA đã phát triển các cảng cá thành một tổ hợp công nghiệp phục vụ hậu cần nghề cá và mục đích kinh doanh như: cho thuê đối với khu vực tư nhân để đóng hộp cá, chế biến và dịch vụ liên quan khác, tiếp thị thương mại và công nghiệp liên quan đến thủy sản. Các dịch vụ được cung cấp như:

Dịch vụ ngân hàng, viễn thông, điện, nước trong khu vực cảng được hỗ trợ đầy đủ. Công tác bốc dỡ và tiếp thị cá, các sản phẩm thuỷ sản được tổ chức cả ở thị trường trong nước và nước ngoài.

Chế biến, làm lạnh các sản phẩm, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tủ đông lạnh, kho lạnh và các thiết bị cho chế biến thủy tưới sống.

Dịch vụ cho các hoạt động sửa chữa, nhiên liệu, nước, dầu, vận chuyển nước đá và chuyển tải các sản phẩm;

Cung cấp thông tin cơ sở, không gian văn phòng và mặt bằng cho các cơ sở, nhà máy chế biến thủy sản [3]

FAO năm 2010 đã xây dựng tài liệu về kế hoạch xây dựng và quản lý cảng cá . Trong đó, đưa ra một kế hoạch chi tiết về xây dưng dựng và quản lý cảng cá, từ việc lựa chọn địa điểm xây dựng cảng cho đến kế hoạch đầu tư xây dựng và quản lý cảng cá. Phầm quản lý cảng cá, tác giả đã đưa ra các biện pháp quản lý cụ thể đối với công tác quản lý nhân sư, quản lý chất lượng hải sản, vệ sinh an toàn thực phẩm và kế hoạch quản lý hoạt đông cảng cá, quản lý tàu thuyền và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường [23].

Nhìn chung các biện pháp quản lý cảng cá trên thế giới thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào đề cập đến hiệu quả hoạt động của các cảng cá này. Vì vậy, đối với cảng cá nước ta cần phải có những nghiên cứu thực tế, trên cở sở đúc rút những kinh nghiệm quản lý cảng của các nước trên thế giới vì nghề cá Việt Nam là nghề cá quy mô nhỏ và mang nặng tính vùng miền.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w