Đánh giá hoạt động của cảng cá Lạch Bạng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA (Trang 56 - 59)

3.5.2.1. Đối với tàu thuyền vào cảng cá bốc dỡ hàng hóa

- Kết quả bảng (3.7) cho thấy số lượng tàu thuyền qua cảng/tháng rất lớn. Trong 5 chuyến điều tra, trung bình 53 tàu/ngày vào cảng, tương đương 1.572

tàu/tháng. Tàu thuyền vào cảng chủ yếu tập trung ở nhóm công suất từ 50-250CV. Trong

- Cầu cảng hoạt động với 100% công suất thiết kế. Tuy nhiên, vẫn còn số lượng lớn tàu thuyền phải cập vào các bến khác hoặc kè bờ dọc cảng cá để bốc dỡ hàng hóa do cầu cảng chỉ cho phép 20 tàu cập bến/ngày.

- Công tác điều độ tại cảng cá Lạch Bạng phù hợp với điều kiện thực tế của cảng. Điều đó làm giảm được thời gian chờ tàu và tăng khả năng bốc giỡ hàng hóa, giải phóng tàu nhanh chóng, qua đó làm giảm tổn thất về chất lượng của hải sản được bốc dỡ tại cảng.

3.5.2.2. Đối với lưu lượng hàng hóa qua cảng

- Bảng (3.8) cho thấy, lương lượng hàng quá qua cảng lơn, trung 3.779,8 tấn/tháng.

- Đối tượng hàng hóa qua cảng khác nhau. Tuy nhiên đối tượng chính là sản lượng cá chiếm đến 96,2%/ tổng lượng thủy sản qua cảng. Nước đá chiếm 73,1% tổng lượng hàng hóa qua cảng,

- Mặc dù công tác bốc dỡ chủ chủ yếu bằng nhân lực. Tuy nhiên, việc điều độ bốc dỡ và giải phóng hàng bốc dỡ trên mặt cầu cảng nhanh đã làm tăng được hiệu suất bốc dỡ của cảng.

3.5.2.3.Đối với năng suất bốc dỡ hàng hóa qua cảng Lạch Bạng

Với tổng chiều dài cầu cảng 90m gồm 5 bến cập tàu so sánh với kết quả tính toán Bảng (3.12) cho thấy năng lực bốc dỡ của một bến rất cao 60,441 tấn/bến/ngày đêm, tương đương 655,034 tấn/tháng. Từ số lượng tàu thuyền qua cảng trung bình 1572 tàu/ tháng, lượng hàng qua cảng 3,779.8 tấn/tháng thấy rằng hiệu quả hoạt động của bến cập tàu rất cao.

Ứng với loại tàu lựa chọn tính toán là 90CV, lượng hàng qua cảng 3,779.8 tấn/tháng. So với hiện trạng bến cập tàu của cảng cá tại thời điểm hiện tại là 5 bến với chiều dài tuyến bến là 90 m cho thấy năng suất bốc dỡ khá cao. Vì vậy lượng hàng hóa vượt ngưỡng so với thiết kế ban đầu của cảng là 629.967 tấn/tháng tương đương khoảng 7.559,6 tấn hàng hóa/năm.

Từ các yếu tố tính toán trên có thể kết luận rằng công tác điều độ tàu thuyền ra vào cảng, công tác điều độ bốc dỡ hàng hóa tại cầu cảng thực sự khoa học và có hiệu quả cao.

3.5.2.4. Đối với nhu cầu sử dụng các dịch vụ dầu, đá cây, nước ngọt

- Qua bảng (3.14) cho thấy lượng dầu trung bình mà tàu thuyền cần lấy tại cảng là 1.013,12 tấn/tháng, lượng đá cây tàu cần lấy tại cảng là 259.085,43 tấn/ tháng, lượng nước ngọt tàu thuyền cần lấy là 2.065,35 khối.

- Từ kết quả khảo sát thực tế tại cảng bảng (3.14) so sánh với thực tế khả năng cung cấp dịch vụ hậu cần của cảng cá Lạch Bạng bảng (3.3) cho thấy: Khả năng cung cấp về dầu cho tàu cá của cảng cá Lạch Bạng hiện tại là 30 tấn dầu/ngày tương đương 900 tấn/tháng, so với kết quả tính toán về lượng dầu tàu cần lấy tại cảng là 1.013,12 (Bảng 3.14) có sự sai khác không lớn. Vì vậy, hiện nay, việc cung cấp dầu của cảng cá Lạch Bạng có thể đáp ứng được nhu cầu của tàu thuyền.

- Khả năng cung cấp đá cây: Với khả năng cung cấp và 1000 cây đá/ngày, tương đương 30.000 cây đá/tháng thì khả năng cung cấp về nước đá của cảng cá Lạch Bạng chưa đáp ứng được. Bảng (3.14) cho thấy lượng đá cây tầu cần lấy trên tháng là 154.595,78 cây. Vì vậy, hiệu quả cung câp đá cây cho tàu thuyền khai thác chưa cao. Cảng cá cần kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy nước đá trên cảng để đáp ứng nhu cầu của tàu thuyền khai thác.

Bảng (3.13) cho thấy, lượng nước cần cung cấp cho hoạt động của cảng Lạch

Bạng là 515,91m3/ngày đêm. So sánh với khả năng cung cấp nước thực tế của cảng

là 200 m3/ngày đêm bảng (3.3). Như vậy, hệ thống cung cấp nước ngọt cho hoạt

động của cảng cá Lạch Bạng không đáp ứng được yêu cầu thực tế sản xuất tại cảng. Vì vậy, cảng cần nâng cấp bể chứa nước cung như đường dẫn nước vào cảng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất và cung cấp cho nhu cầu của tàu thuyền khai thác hải sản.

3.5.2.5. Đối với doanh thu cảng cá

Qua Bảng (3.15) cho thấy, cảng cá Lạch Bạng doanh thu không đủ bù chi, lương cán bộ công nhân viên không đảm bảo, tỉnh phải cấp bù lương cho cán bộ cảng cá. Nghiên cứu cho thấy, cảng cá chỉ thu phí từ tàu thuyền, hàng hóa và phương tiện đường bộ qua cảng cá, các loại phí như; cho thuê mặt bằng để làm nhà xưởng, các cơ sở kinh doanh nước đá và xăng dầu trong cảng cá do Sở Tài chính thu phí. Trong khi đó thu phí từ các hoạt động cho thuê, kinh doanh tại cảng được xác định là nguồn thu chính. Sự chồng chéo giữa các ngành và cấp quản lý dẫn đến hiệu quả hoạt động và doanh thu của cảng không cao. Vì vậy, cần thống nhất quản lý cảng,

giao vùng đất, vùng nước cảng cá cho Ban quản lý cảng quản lý và thu các loại phí trên cảng. Từ đó có nguồn kinh phí để tái đầu tư cho cơ sở hậu cần cũng như cơ sở hạ tầng cảng cá nhằm mục đích phục vụ tốt hơn cho tàu thuyền khai thác hải sản ra vào cảng cá.

3.5.2.6. Đối với an ninh trật tự

Tổ bảo vệ và thu phí cảng đảm nhận việc giữ gìn an ninh trong cảng cá. Các hoạt động của người mua bán cá cũng như các phương tiện đường bộ như ô tô, xe máy được quản lý chặt chẽ và được bố trí nơi đậu đỗ bên trong cầu cảng để tránh ảnh hưởng tới các hoạt động bốc dỡ và phân loại sản phẩm tại cầu cảng.

Mặc dù, với lượng tàu thuyền ra vào cảng cá tăng theo các năm (Bảng 3.5 ), Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng đã tổ chức tốt công tác điều hành giúp tàu thuyền vào cập cảng và rời cảng an toàn. Công tác đảm bảo an ninh an toàn tại cảng cá được ban quản lý thực hiện tốt. Đây là cơ sở để cảng tạo niềm tin cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào đầu tư tại cảng cũng như tham gia vào các hoạt động khác của cảng cá.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w