ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CAO THỊ THANH TÚ THỰC TRẠNG CẢNG CÁ LẠCH BẠNG, TỈNH THANH HÓA VÀ CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG LUẬN VĂN TH
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CAO THỊ THANH TÚ
THỰC TRẠNG CẢNG CÁ LẠCH BẠNG, TỈNH THANH HÓA VÀ CÁC GIẢI PHÁP
SỬ DỤNG BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Hà Nội - 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CAO THỊ THANH TÚ
THỰC TRẠNG CẢNG CÁ LẠCH BẠNG, TỈNH THANH HÓA VÀ CÁC GIẢI PHÁP
SỬ DỤNG BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Chuyên ngành: Môi trường và Phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ DIÊN DỰC
Hà Nội - 2016
Trang 3Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo, cán bộ các phòng ban của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa, Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng, Chi cục Thủy sản Thanh Hóa, Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa, Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn, UBND huyện Tĩnh Gia, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài nguyên và môi trường, Chicục Thống kê huyện, UBND xã Hải Bình, cùng toàn thể hộ ngư dân trên địa bàn xã Hải Bìnhđã tạo cho tôi điều kiện thuận lợi nhất, cung cấp số liệu cho việc thực hiện luận văn này
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự động viên to lớn về thời gian, vật chất và tinh thần mà gia đình và bạn bè đã dành cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
CAO THỊ THANH TÚ
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chưa được công bố hoặc chưa được sự đồng ý Những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác được trích dẫn nguồn trong luận văn khi sử dụng Tên và nội dụng luận văn không trùng và kết quả của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
CAO THỊ THANH TÚ
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN II DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG VI DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ CẢNG CÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 5
1.1 Một số quan niệm và khái niệm cơ bản 5
1.1.1 Khái niệm về cảng cá 5
1.1.2 Khái niệm cơ bản về cộng đồng và quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng 9
1.2 Tổng quan về cảng cá và tầm quan trọng của cảng cá về KT-XH-MT và vấn đề sử dụng cảng cá trên thế giới 12
1.3 Hiện trạng cảng cá và tình hình sử dụng cảng cá ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu 14
CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬNVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Địa điểm nghiên cứu 17
2.2 Thời gian nghiên cứu 18
2.3 Phương pháp luận 18
2.3.1 Tiếp cận hệ thống 18
2.3.2 Tiếp cận hệ sinh thái 19
2.3.3 Tiếp cận liên ngành 19
2.3.4 Tiếp cận bảo tồn dựa vào cộng đồng 20
2.4 Phương pháp nghiên cứu 21
2.4.1 Hồi cố tài liệu thứ cấp 21
2.4.2 Điều tra thực địa và tham vấn cộng đồng 21
2.4.3 Phương pháp chuyên gia 22
2.4.4 Sử dụng công cụ SWOT, sơ đồ VENN 22
2.4.5 Xử lý số liệu 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 23
3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình 23
3.1.2 Điều kiện tự nhiên khu vực Lạch Bạng 26
Trang 63.2 Tầm quan trọng của cảng cá Lạch Bạng 27
3.2.1 Hiện trạng của cảng cá Lạch Bạng 27
3.2.2 Trình độ cán bộ công nhân viên 29
3.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở hậu cần cảng cá Lạch Bạng 30
3.3.1 Thực trạng cơ sở hạ tầng cảng cá 30
3.3.2 Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Bạng 32
3.4 Thực trạng công tác quản lý cảng cá Lạch Bạng 35
3.4.1 Căn cứ pháp lý để quản lý cảng cá Lạch Bạng 35
3.4.2 Thực trạng công tác quản lý cảng cá Lạch Bạng 36
3.4.3 Vai trò của các bên liên quan 36
3.5 Hiệu quả của việc quản lý, khai thác, sử dụng cảng cá Lạch Bạng 42
3.5.1 Một số kết quả đạt được 42
3.5.2 Các tồn tại, hạn chế 42
3.6 Những bất cập trong quản lý, khai thác, sử dụng cảng cá Lạch Bạng 43
3.6.1 Về bộ máy quản lý cảng 43
3.6.2 Về chính sách pháp luật liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng cảng cá 45 3.6.3 Về cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ hậu cần, tàu thuyền neo đậu ra vào cảng 46
3.6.4 Vấn đề vệ sinh môi trường và kiểm soát ô nhiễm 47
3.6.5 Nhận thức và mức độ tham gia của cộng đồng đối với cảng cá Lạch Bạng 47
3.7 Nguyên nhân xảy ra một số hiệu quả yếu kém trong việc quản lý, khai thác, sử dụng cảng cá Lạch Bạng 49 3.8 Những khó khăn và thuận lợi trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng cảng cá Lạch Bạng của cộng đồng địa phương 51
3.9 Đề xuất giải pháp dựa vào cộng đồng để phát triển bền vững cảng cá 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 64
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
2 FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức
lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc)
4 KT-XH-MT Kinh tế - Xã hội – Môi trường
5 PFDA Cơ quan Phát triển thủy sản Philippine
6 PRA Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nông thôn có
sự tham gia)
8 Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
9 SWOT Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu),
Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)
11 Sở TN&MT Sở Tài nguyên và Môi trường
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại hệ thống cảng cá [7] 6
Bảng 3.1 Trình độ học vấn và độ tuổi của cán bộ cảng cá Lạch Bạng 30
Bảng 3.2: Cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Bạng 31
Bảng 3.3: Số lượng lượt tàu thuyền và phương tiện vận tải ra vào cảng 33
Bảng 3.4: Số lượng lượt tàu thuyền và hàng hóa ra vào cảng 34
Bảng 3.5 Kết quả phân tích SWOT 51
Bảng 3.6: Tóm tắt các hoạt động chính của các bên liên quan khi xây dựng mô hình quản lý cảng cá Lạch Bạng dựa vào cộng đồng 57
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: mức độ tham gia của người dân trong quản lý, khai thác, sử dụng cảng cá Lạch Bạng 49
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ngành thủy sản toàn quốc nói chung và một số địa phương nói riêng đã phát triển ngày một vững mạnh, cung cấp nguồn thực phẩm chính cho tiêu thụ nội địa và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu quốc gia Mặc dù vậy, ngành thủy sản một số địa phương được xác định vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế địa lý, điều kiện tự nhiên và định hướng phát triển đề
ra Một trong những yếu tố quan trọng đó là quá trình quản lý và sử dụng bền vững
hệ thống cảng cá
Cảng cá Lạch Bạng thuộc huyện Tĩnh Gia là trung tâm hậu cần dịch vụ nghề cá lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, có vị trí, vai trò quan trọng đối với phát triển nghề cá trong cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác và sử dụng tại cảng cá Lạch Bạng cũng đang gặp phải những khó khăn chung như: Cơ chế quản lý còn nhiều bất cập và chồng chéo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN & PTNT) quản lý cảng nhưng việc phê duyệt đơn vị đầu tư vào cảng cá, các khoản lệ phí cho các Doanh nghiệp thuê đất, thuê mặt bằng từ 20-
30 năm do Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quyết định Nguồn thu chủ yếu của Ban quản lý cảng cá từ phí tàu thuyền ra vào cảng nên doanh thu của cảng cá thấp, không đủ bù chi cho các hoạt động, dẫn đến không có kinh phí để tái đầu tư duy tu, bảo dưỡng các công trình cảng; Dịch vụ hậu cần trong cảng như nhà phân loại hải sản, các cơ sở kinh doanh ngư cụ, lương thực, thực phẩm cho tàu thuyền thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của tàu thuyền khai thác Cán bộ quản lý cảng hầu hết
từ các ngành học khác chủ yếu quản lý cảng bằng kinh nghiệm thực tế, ít kiến thức quản lý, do đó công tác quản lý còn nhiều trở ngại, chưa có tính khoa học; số lượng công nhân viên hạn chế và thường phải kiêm nhiệm công việc [1]
Những năm gần đây mặc dù có rất nhiều nỗ lực của các cơ quan quản lý thủy sản và chính quyền các cấp song tình hình quản lý và sử dụng cảng cá vẫn chưa có chiều hướng tốt hơn Lực lượng quản lý và ngân sách nhà nước thì hạn chế mà khu vực quản lý và thời gian quản lý thì “mọi nơi, mọi lúc” Vì vậy, việc tìm kiếm, vận dụng áp dụng cách thức quản lý hợp lý, khả thi, ít tốn kém các nguồn lực và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương là một công việc hết sức cấp thiết
Xuất phát từ lý do trên, khi thực hiện luận văn thạc sĩ tác giả đã chọn đề tài “
Trang 10Thựctrạng cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa và các giải pháp sử dụng bền vững dựa vào cộng đồng” để nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả
chỉ tập trung khai thác thực trạng quản lý, sử dụng cảng cá Lạch Bạng - một trong những bất cập lớn đang là trở ngại cho việc phát triển bền vững cảng cá tương xứng với tiềm năng phát triển, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp sử dụng bền vững cảng
cá dựa vào cộng đồng
Muốn sử du ̣ng cảng cá hiê ̣u quả phải dựa vào cộng đồng vì theo kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy những hê ̣ thống quản lý tâ ̣p trung hóa đã tỏ ra không đem la ̣i hiê ̣u quả trong viê ̣c quản lý nguồn tài nguyên ven biển theo cách bền vững Do đó rất nhiều cô ̣ng đồng ven biển đã đánh mất ý thức “làm chủ” và trách nhiê ̣m đối với những vùng ven biển của ho ̣ Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng cũng
là quá trình mà qua đó những cộng đồng ven biển đư ợc tăng quyền lực về chính trị
và kinh tế để họ có thể đòi hỏi và dành được quyền kiểm soát quản lý và tiếp cận
mô ̣t cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên ven biển của họ [20]
2 Mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
lý, điều hành tàu thuyền ra vào cảng, cơ sở hạ tầng cảng cá, công tác hậu cần nghề
cá, dịch vụ cho thuê mặt nước và mặt đất, vấn đề sử dụng cảng cá của cộng đồng, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường cảng cá, an ninh trật tự tại khu vực cảng cá
- Phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng cảng
cá có tính đến yếu tố cộng đồng của cảng cá Lạch Bạng
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững cảng cá Lạch Bạng nói riêng và giải pháp sử dụng cảng cá dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở vật chất, quy mô, phương thức quản lý, đối tượng quản lý, sử dụng và
Trang 11- Đánh giá tổng quan hiện trạng cảng cá Lạch Bạng về các mặt: môi trường
tự nhiên; tài nguyên thiên nhiên; kinh tế - xã hội;cơ chế - chính sách; điều hành tàu thuyền ra vào cảng; cơ sở hạ tầng cảng cá; công tác hậu cần nghề cá; dịch vụ cho thuê mặt nước và mặt đất; vấn đề sử dụng cảng cá của cộng đồng, doanh nghiệp; công tác bảo vệ môi trường; an ninh trật tự tại khu vực cảng cá, xác định các vấn
đề quản lý ưu tiên và một khuôn khổ hành động để quản lý hiệu quả cảng cá Lạch
Bạng
- Các giải pháp sử dụng bền vững cảng cá Lạch Bạng dựa vào cộng đồng
có tính chất nền tảng cho việc xây dựng chiến lược dài hạn về quản lý nguồn lợi
thủy sản tại huyện Tĩnh Gia cũng như khắp cả nước trong thời gian tới
- Đánh giá khả năng nhân rộng cơ chế sử du ̣ng cảng cá bền vững dựa vào cộng đồng ra các cảng cá tương tự khác ở nước ta
3 Nội dung nghiên cứu:
4.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp phương pháp luâ ̣n trong nghiên cứu phân tích thực tra ̣ng cảng cá;
- Cung cấp phương pháp luâ ̣n trong nghiên cứu tài nguyên dựa vào cô ̣ng
đô ̣ng;
Trang 12- Tạo tiền đề cho những nghiên cứu về sau có liên quan tới cảng cá không chỉ ở phạm vi xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia – Thanh Hóa, mà còn có thể nhân rộng
ra các tỉnh có điều kiện tương tự, để giải quyết những phức tạp trong bối cảnh khai
thác, sử dụng chưa hiệu quả hiện nay
và mục tiêu phát triển của huyện Tĩnh Giavà đặc trưng của cảng cá Lạch Bạng, xã Hải Bình;
- Góp phầnnâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa cũng như bảo vệmôi trường cảng biển tự nhiên thông qua việc đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững dựa vào cộng đồng
3 Kết cấu của luận văn
Luận văn“Thực trạng cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa và các giải
pháp sử dụng bền vững dựa vào cộng đồng” ngoài phần mở đầu, kết luâ ̣n, tài liệu
tham khảo, phụ lục có những chương chính như sau:
- Chương 1: Tổng quan về cảng cá và các giải pháp sử dụng bền vững dựa vào cộng đồng
- Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Trang 13CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ CẢNG CÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG
có cầu cảng, bến liền bờ cho tàu thuyền bốc dỡ hàng hóa, có chỗ neo đậu cho tàu thuyền sau khi bốc dỡ hoặc tiếp nhận hàng hóa
Phân loại hệ thống cảng cá, bến cá: Hệ thống cảng cá được phân thành ba loại: Cảng cá loại I; cảng cá loại II và bến cá theo các tiêu chí sau đây:
Cảng cá nằm tại các cửa hoặc trên sông, kênh, rạch,
eo vịnh, đầm ven
bờ biển hoặc hải đảo và gần ngư trường truyền thống của tàu cá địa phương
Bến cá năm tại các cửa hoặc trên sông, kênh, rạch, eo vịnh, đầm ven bờ biển, bãi ngang hoặc hải đảo và gần ngư trường truyền thống của tàu cá địa phương
2 Chức năng
của cảng, bến
Cảng cá trung tâm của khu vực, đầu mối tiếp nhận tàu cá quốc tế
Cảng cá loại II Bến bốc chuyển
sản phẩm thủy sản
và một số dịch vụ hậu cần
3 Tính chất của
cảng, bến Mang tính chất đầu mối phân
phối hàng thủy sản tại khu vực và
là trung tâm công nghiệp thủy sản
Mang tính chất trung chuyển hàng thủy sản và
là trung tâm dịch
vụ hậu cần nghề
cá
Mang tính chất trung chuyển hàng thủy sản
Quy mô vừa Quy mô nhỏ
5 Trang thiết bị
của cảng
Trang thiết bị, dây truyền xếp dỡ
Trang thiết bị được cơ giới hóa
Trang thiết bị thô
sơ hoặc bốc xếp
Trang 14hàng hóa đồng bộ phụ thuộc vào
lượng hàng hóa qua cảng
Nội tỉnh hoặc nội vùng diện tích nhỏ
Phục vụ riêng cho các tụ điểm nghề
Tương đối thuận lợi cho giao thông đường bộ, đường thủy
Chủ yếu là đường thủy, đường bộ ít thuận lợi
Lớn hơn hoặc bằng 7.000T/năm;
Riêng với cảng ở đảo: lớn hơn hoặc bằng 3000T/năm
Lớn hơn hoặc bằng 1.500T/năm
9 Loại tầu lớn
nhất cập cảng
Tàu cá có công suất từ 400CV trở lên
Tàu cá có công suất tư 200CV trở lên
Tàu cá có công suất từ 90CV trở lên
>hoặc = 10 lượt chiếc/ngày
Bảng 1.1 Phân loại hệ thống cảng cá [7]
Cảng cá là công trình kỹ thuật hạ tầng cơ sở của một địa phương Sự ra đời của cảng cá sẽ có vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương đó Hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cảng cá không chỉ đơn thuần là lợi ích kinh tế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở cảng mà còn nhiều lợi ích khác nữa Sự xuất hiện của cảng cá, trước tiên sẽ thúc đẩy ngành thủy hải sản phát triển nhanh, mạnh cả về các mặt đánh bắt, chế biển hải sản, đóng sửa tàu thuyền, cung cấp cho xã hội một lượng thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu Số lượng và quy mô tàu cá (công suất máy, kích thước) ngày càng tăng, hoạt động khai thác ngày càng phát triển khai thác xa bờ, hiệu quả đánh bắt ngày càng cao sẽ tạo công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho người dân đi ̣a phương [3]
Việt Nam là một quốc gia có chiều dài bờ biển hơn 3.260 km, diện tích vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226.000 km2, vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu
km2 cho thấy Việt Nam có tiềm năng, thế mạnh về kinh tế biển trong đó tài nguyên
và nguồn lợi thủy sản đóng vai trò rất quan trọng Trữ lượng hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta là 5.075.143 tấn, hàng năng có thể khai thác 2.147.444