1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO KHẢO SÁT TIỀM NĂNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN Y TẾ ĐIỆN TỬ

41 594 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 303,5 KB

Nội dung

BÁO CÁO KHẢO SÁT TIỀM NĂNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN Y TẾ ĐIỆN TỬ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước đang phát triển với tổng dân số gần 86 triệu người, là nước đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trên thế giới. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước khoảng 1.200 USD. Với mức này, Việt Nam đã chuyển vị trí từ nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp. Hiện ngân sách dành cho y tế vào khoảng gần 7% và Bộ Y tế đang đề xuất tăng hơn trong những năm tới. Trong giai đoạn hiện tại, một trong những lĩnh vực được coi trọng nhất và là một trong những ưu tiên đặc biệt của ngành y tế để đầu tư, phát triển chính là y tế điện tử. Y tế điện tử (YTĐT) hay còn gọi là e-health được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin nói chung và thông tin về quản lý bệnh viện nói riêng như: quản lý bệnh nhân, dược, viện phí, Quản lý thông tin về lâm sàng, hành chính và tài chính của bệnh viện; Cung cấp cơ chế để các chuyên gia y tế ở khoảng cách xa thực hiện được các công việc chẩn đoán và điều trị; Nâng cao năng lực bằng cách đưa ra các khóa huấn luyện và đào tạo y học liên tục, trực tuyến cho các sinh viên và nhân viên y tế; Tạo nguồn thu từ phát triển các thiết bị di động, đem lại những cách tiếp cận sáng tạo cho chăm sóc sức khỏe; Tạo khả năng thực hiện các nghiên cứu y sinh có mức độ phức tạp cao thông qua mạng lưới tin học. E-health còn là các bệnh án điện tử, kê đơn thuốc trên hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh được cập nhật, thay đổi hàng ngày và đảm bảo an toàn cao, hỗ trợ cho hoạt động khám và điều trị sức khoẻ, cung cấp thông tin về sức khoẻ tới người dân và cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học. E-health cung cấp một nền tảng cho hoạt động xuất bản và cảnh báo thông tin sức khoẻ và hoạt động quản lý hành chính. Trong những năm qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nước ta đạt được nhiều kết quả tốt. Việc ứng dụng y tế điện tử đã góp phần đáng kể trong công tác quản lý, điều hành hoạt động cung cấp dịch vụ y tế, giảm bớt áp lực công việc cho cán bộ các cơ sở y tế đồng thời nâng cao chất lượng thông 1 tin. Tuy nhiên, trước sự phát triển với tốc độ nhanh của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) và trước nhu cầu thông tin phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế vẫn còn nhiều vấn đề nan giải. Hệ thống chăm sóc sức khỏe là một hệ thống phân cấp cơ bản với 4 cấp: cấp trung ương (thuộc Bộ Y tế); tỉnh; huyện và xã. Hệ thống này đã được đánh giá là thành công trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự phòng cho dù đối với khám chữa bệnh, bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương vẫn bị quá tải. Hệ thống bệnh viện đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Việt Nam có 1100 bệnh viện với hơn 180,000 giường được chia thành 3 tuyến: tuyến huyện, tuyến tỉnh do Sở Y tế quản lý và tuyến trung ương do Bộ Y tế quản lý. ngành y tế nói chung và mạng lưới khám chữa bệnh nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức và một số mặt hạn chế: Đầu tư cho y tế tuy có tăng nhưng chưa tương xứng với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân; năng lực y tế tuyến cơ sở còn hạn chế; cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của nhiều bệnh viện đã xuống cấp. Hiện tượng quá tải, người bệnh nằm ghép đôi, ghép ba tại các bệnh viện tuyến trung ương như Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, BV Nhi Trung ương, BV K…, là khá phổ biến và kéo dài nhiều năm gây ảnh hưởng tới chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh; Tác động mặt trái của cơ chế thị trường đã làm gia tăng hiện tượng lạm dụng thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, dịch vụ kỹ thuật cao .v.v. Trong khi nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng, yêu cầu về chất lượng ngày càng cao. Các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng, các kỹ thuật điều trị tiên tiến được áp dụng rộng rãi, các loại biệt dược khác nhau được đưa vào ứng dụng trong điều trị tạo nên một lượng thông tin đồ sộ mà các nhà quản lý cần xử lý. Các quy định về quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán BHYT ngày càng chi tiết và phức tạp hơn (các mức chi trả: 95% đối với cán bộ hưu trí; 80% đối với đối tượng tự nguyện). Bên cạnh đó, việc đổi mới phương thức quản lý giao quyền tự chủ cho giám đốc các bệnh … Trước những thực trạng đó đòi hỏi bệnh viện phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành các hoạt động cung cấp dịch vụ KCB cho bệnh nhân. Công tác y tế dự phòng cũng có nhiều đóng góp quan trọng. Mạng lưới y tế dự phòng không ngừng củng cố và hoàn thiện từ Trung ương đến cơ sở và đã 2 ứng dụng triển khai nhiều thành tựu khoa học, công nghệ thông tin tiên tiến tiến ngang tầm với các nước trong khu vực, mạng lưới y tế dự phòng đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tật gây ra. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển khoa học công nghệ trong đó có những lĩnh vực cần sự phối hợp trao đổi thông tin và hợp tác của các nhà khoa học trong nước và quốc tế về các lĩnh vực chuyên môn như phòng chống dịch, kiểm dịch y tế quốc tế, sức khỏe môi trường, y tế lao động, phòng chống tai nạn thương tích, sản xuất và cung ứng vacxin, các sinh phẩm y học, đặc biệt là đối phó với các dịch bệnh nguy hiểm như SARS, Cúm A do H5N1 ở người và các dịch bệnh mới nổi khác. Phát triển và ứng dụng e-health trong quản lý hệ thống thông tin y tế là hoạt động hết sức cần thiết. Hệ thống đào tạo và nghiên cứu khoa học hiện có khoảng 30 cơ sở nghiên cứu, 26 trường đại học (kể cả trường sắp thành lập), trên 30 trường cao đẳng và gần 100 cơ sở đào tạo trung học và dạy nghề y tế. Trong đó đào tạo bậc đại học và sau đại học có 26 trường. Tổng số cán bộ đang hoạt động trong ngành y tế công lập gồm khoảng 300 nghìn nguời với 80.000 cán bộ có trình độ đại học và sau đại học, gần 200 nghìn cán bộ y tế có trình độ trung cấp. Ngành y tế là ngành liên quan trực tiếp đến sức khoẻ con người, trong công việc luôn bị áp lực cao, đòi hỏi khẩn trương, minh bạch, vì vậy công nghệ thông tin là công cụ có vị trí quan trọng hỗ trợ để các hoạt động y tế hoàn thành được nhiệm vụ. Trong những năm qua công nghệ thông tin y tế đã được chú trọng và đạt được một số thành tựu đáng nghi nhận. Tuy vậy, vẫn cần phải đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực đào đạo nghiên cứu e-health nhằm đưa ra kiến nghị giúp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào tin học hóa đào tạo – nghiên cứu khoa học. Thuật ngữ e-health ở Việt Nam có thể được hiểu là hệ thống phần mềm cho các mục đích y tế công cộng, chủ yếu là phần mềm miễn phí, hoặc cung cấp miễn phí do các tổ chức chính phủ/viện chi trả. Hệ thống thông tin quản lý ra đời và phát triển cùng với sự phất triển của ngành. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ Việt nam và lãnh đạo Bộ y tế, Hệ thống thông tin y tế đã đạt được những kết quả đáng kể. Mạng lưới thông tin thống kê đã được phát triển trong cả nước, gắn liền với 3 mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế. Số liệu của Hệ thống đã và đang là căn cứ trong việc phân tích, đánh giá và hoạch định chính sách của ngành. Do đặc thù của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lĩnh vực điều trị, dự phòng, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kinh doanh, sản xuất dược, đào tạo và phục hồi chức năng Để thực hiện mục tiêu chiến lược của ngành y tế và giải quyết những vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ, Chính phủ Việt nam và các tổ chức Quốc tế, đa phương và song phương đã đầu tư để triển khai nhiều chương trình y tế quốc gia. như chương trình phòng chống Lao, chương trình Sốt rét, chương trình Bướu cổ, chương trình phòng chống Phong, chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình sức khoẻ sinh sản, chương trình dinh dưỡng, chương trình sức khoẻ tâm thần, chương trình phòng chống sốt xuất huyết, chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm Các chương trình trên đều do các, vụ, viện, bệnh viện chuyên khoa, quản lý và chỉ đạo như chương trình Lao do bệnh viện Lao và bệnh Phổi; chương trình Sốt Rét do viện Sốt Rét KST& CT; chương trình Bướu cổ do bệnh viện Nội Tiết; chương trình phòng chống Phong do viện Da Liễu; Chương trình tiêm chủng mở rộng và chương trình phòng chống sốt xuất huyết do Viện Vệ Sinh Dịch Tế trung ương; Chương trình sức khỏe sinh sản do vụ SKSS; Chương trình phòng chống suy Dinh Dưỡng do viện Dinh dưỡng; Chương trình sức khỏe Tâm thần do Bệnh viện Tâm Thần Trung ương; chương trình an tòan thực phẩm do cục an toàn thực phẩm, chương trình phòng chống HIV/AIDS do cục phòng chống HIV/AIDS. Do yêu cầu quản lý, đánh giá tiến độ cũng như chỉ đạo chuyên môn của chương trình, lĩnh vực nên mỗi một chương trình, lĩnh vực đều có một hệ thống thông tin thống kê riêng (hệ thống này được coi là tiểu hệ thống). Thông tin phục vụ quản lý, đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động y tế của toàn ngành cũng như thực trạng sức khoẻ nhân dân là do Hệ thống thông tin thống kê tổng hợp thực hiện. Thông tin phục vụ phân tích đánh giá hoạt động y tế và tình trạng sức khỏe nhân dân được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: - Hệ thống thông tin thống kê tổng hợp - Các tiểu Hệ thống thông tin của các lĩnh vực, các chương trình y tế quốc gia. - Hệ thống giám sát các bệnh dịch lây. 4 - Hệ thống thông tin thống kê của các Bộ, ngành khác như Tổng cục thống kê, Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em, Bộ tư pháp Việc thực hiện chế độ báo cáo của các hệ thống trên được thực hiện theo chiều dọc từ cộng đồng (thôn bản) đến xã/phường (trạm y tế) đến quân huyện (trung tâm y tế) đến tỉnh/thành phố (Sở y tế) và trung ương (Bộ Y tế). Tại tuyến Trung ương, những thông tin về hoạt động của toàn ngành y tế và thực trạng sức khỏe người dân được giao cho phòng Thống kê Y tế, vụ Kế hoạch tài chính làm đầu mối chỉ đạo và thực hiện. Năm 2002, Bộ Y tế đã ban hành danh mục chỉ tiêu thống kê y tế với 121 chỉ tiêu ở tầm quốc gia và tuyến tỉnh, 97 chỉ tiêu cho tuyến y tế cơ sở. Bộ chỉ tiêu này đã được điều chỉnh sau khi chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành, hiên nay có khoảng 127 chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu được phân tổ theo các tiêu chí đặc biệt phục vụ phân tích, đánh giá và nghiên cứu khoa học như: bệnh tật, tử vong theo loại bệnh, theo vùng kinh tế, theo tuổi giới; nhân lực y tế phân theo trình độ chuyên môn kết hợp phân theo dân tộc, theo giới tuổi; Tài chính phân theo hoạt động và theo mục lục ngân sách; BHYT phân theo đối tượng, theo loại dịch vụ KCB và các hoạt động y tế khác phân theo cơ sở, loại hoạt động theo tuyến, vùng và theo lĩnh vực công và tư nhân v.v Như vậy lượng thông tin phục vụ tính toán bộ chỉ tiêu và phân tổ chỉ tiêu mà Bộ đã ban hành là rất lớn, chi tiết và được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Nhiều chỉ tiêu hoặc phân tổ chỉ tiêu nếu không ứng dụng CNTT thì khó có thể thu thập và tình toán được. Phát triển và ứng dụng e-health trong quản lý hệ thống thông tin y tế là hoạt động hết sức cần thiết và thiết thực nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về y tế, nâng cao hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu chung Tìm hiểu những lĩnh vực tiềm năng và những điều kiện cần có để tăng cường ứng dụng e-health, từ đó đề ra những kiến nghị để phát triển e-health ở Việt Nam trong thời gian tới. 2. Mục tiêu cụ thể 5 - Tổng quan chính sách, chiến lược, tổ chức về phát triển eHealth ở Việt Nam. - Đánh giá thực trạng và tiềm năng ứng dụng eHealth ở một số lĩnh vực cụ thể: (i) quản lý hệ thống y tế; (ii) phòng chống dịch bệnh; (iii) khám, chữa bệnh; và (iv) đào tạo, nghiên cứu khoa học trong ngành y tế. - Đề xuất những lĩnh vực tiềm năng, những nội dung cần quan tâm để phát triển eHealth ở Việt Nam. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng trong quá trình đánh giá. Sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc tập trung vào các tiêu chí ứng dụng CNTT thuộc 4 lĩnh vực thông tin y tế (HIS), khám chữa bệnh và điều trị, y tế dự phòng, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Cụ thể như sau: - Môi trường, tổ chức, chính sách dành cho CNTT; - Hạ tầng kỹ thuật và nhân lực CNTT; - Hiện trạng ứng dụng CNTT; - Khó khăn vướng mắc, các đề xuất đẩy mạnh ứng dụng CNTT. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 2.1. Đối tượng: - Các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách trong và ngoài ngành Y tế - Cán bộ thuộc các Vụ, Cục trong ngành Y tế. 2.2. Phương pháp - Khảo sát, thu thập và phân tích những thông tin sẵn có liên quan đến e- health ở VN hiện nay: + Các chủ trương, chính sách, tổ chức. + Các số liệu, thông tin, báo cáo về tình hình ứng dụng 6 - Điều tra việc ứng dụng và tiềm năng phát triển e-health ở 4 lĩnh vực cụ thể: thống kê tin học y tế (HIS), khám chữa bệnh và điều trị, y tế dự phòng, đào tạo và nghiên cứu khoa học - Gửi phiếu điều tra tới các đơn vị - Phỏng vấn sâu: nhóm kỹ thuật tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng dụng y tế điện tử; - Gửi tài liệu xin ý kiến chuyên gia; - Tổ chức hội thảo tham vấn. 2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2010. 2.4. Phân tích số liệu: - Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra và làm sạch trước khi nhập số liệu. - Dùng máy tính kiểm tra toàn diện, logic của các thông tin đã thu thập được nhằm phát hiện các sai số thô để sửa chữa, dựa vào kết quả trả lời của các đối tượng nghiên cứu và đảm bảo tính khách quan, trung thực. - Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 và Epidata 3.2, Excel 2007 và STATA 9 để tổng hợp và phân tích các số liệu về tần số, tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình… IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Những chính sách đã ban hành về ứng dụng CNTT Từ những năm của thập kỷ 70, Đảng và chính phủ Việt nam đã rất quan tâm đến phát triển công nghệ thông tin, coi đó là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế- xã hội, một loạt chính sách về tăng cường ứng dụng phát triển công nghệ thông tin đã được ban hành như: nghị quyết số 26/NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 30 tháng 3 năm 1991 “ Tập trung phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điển tử, tin học ”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW khóa 7 “ Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến như công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hóa và tin học hóa nên kinh tế quốc dân; Nghị Quyết đại hội đại biểu Đảng toàn Quốc lần thứ VIII “ Ứng dụng công 7 nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực ”; Chỉ thị 58/CT-TW năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT; Luật Công Nghệ thông tin đã được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 29/6/2006. Đây là những văn bản quan trọng nhất làm tiền đề để ban hành một loạt các chính sách nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực. Thể chế hoá đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Chính phủ Việt nam cũng đã ban hành những chính sách liên quan đến CNTT như Nghị định số 49/CP năm 1993 về phát triển CNTT ở Việt nam trong những năm 90; Nghị Định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg về kế hoạch phát triển viễn thông Internet; Nghị định 64 năm 2007 của Chính phủ về việc ứng dụng trong cơ quan nhà nước; Quyết định số của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển CNTT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó xây dựng Hệ thống thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe là một trong những chương trình trọng điểm quốc gia Thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước đồng thời tăng cường quản lý, điều hành nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Bộ Y tế đã ban hành một loạt chính sách liên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT như: Quyết định ban hành phần mềm quản lý y tế cơ sở số 1833/2002/QĐ-BYT ngày 17 tháng 5 năm 2002; Quyết định ban hành phần mềm thống kê bệnh viện ( Medisoft).Quyết định số: 5573 /QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tiêu chí phần mềm quản lý bệnh viện; Chỉ thị số 02/CT-BYT về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành Y tế Quán triệt chính sách của Đảng, nhà nước và của Ngành, nhiều địa phương đã ban hành chính sách riêng nhằm tăng cường ứng dụng CNTT. Tại Bắc giang’ Sở Y tế đã ban hành một số chính sách như Quyết định quy định bảo vệ an toàn máy tính và mạng máy tính; Quyết định sử dụng phần mềm quản lý văn bản nội bộ; Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2000- 2010 và 2011-2015; Quyết định thành lập Ban hành chỉ đạo phát triển CNTT; Quyết định ban hành quy chế tổ chức hoạt động của Ban biên tập trang thông tin điện tử Website Sở Y tế; ban hành quy định quản lý, sử dụng vận hành phần mềm Netoffice để quản lý văn bản đi và đến; Văn bản quy định về tổ chức nhân sự CNTT và nguồn kinh phí phát triển CNTT v.v Hay tại Cần Thơ ,Sở y tế còn ban hành Quyết định số 2312/QĐ-SYT ngày 30/10/2009 về quy chế sử dụng hộp thư điện tử trong hoạt động của Ngành Y tế v.v… 8 Những chính sách về CNTT đã ban hành của Đảng, Nhà nước và của ngành là hàng lang pháp lý và là cơ sở để các ban, ngành, các đơn vị đầu tư nguồn lực nhằm đẩy mạnh ứng dụng và trát triển CNTT trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu quả thông tin và trí thức trong tất cả các ngành, trong đó có ngành y tế. Tuy nhiên Chính sách về ứng dụng CNTT của từng lĩnh vực, từng ngành chưa thật sự hoàn thiện và tạo tiền đề cho việc ứng dụng và phát triển CNTT. Chính sách phát triển CNTT trong lĩnh vực y tế chưa quy định cụ thể về chuẩn thông tin y tế, chuẩn quy trình hoạt động y tế có ứng dụng CNTT; Chưa xây dựng và ban hành mã số cơ sở y tế, mã số ( ID) cá nhân thuận tiện cho việc kết nối dữ liệu, tránh chồng chéo. Chưa thể hóa chính sách về đãi ngộ và khuyến khích cán bộ chuyên CNTT làm trong lĩnh vực y tế. Chính sách được ban hành nhưng thiếu điều kiện để triển khai do thiếu nguồn lực đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, ngân sách đầu tư hàng năm rất thấp nên việc dành kinh phí 1% theo tinh thần chỉ thị 02 của Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tư cho CNTT là khó khăn. 2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong hệ thống thông tin y tế Công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng phục vụ công tác thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, công bố thông tin, xây dựng ngân hàng dữ liệu thống kê y tế. Là phương tiện tập trung luồng thông tin, hình thành Hệ thống thông tin y tế thống nhất, thông suốt và hiệu quả. Việc ứng dụng CNTT trong Hệ thống không chỉ nâng cao chất lượng số liệu mà còn tăng cường quản lý, điều hành của các cơ sở y tế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác và chất lượng dịch vụ y tế. Chính vì vậy trong những năm qua, ngành y tế đã đầu tư nhằm phát triển và ứng dụng CNTT trong Hệ thống thông tin quản lý và đã đạt được những thành tích đáng kể. 2.1. Cơ sở hạ tầng Tại trung ương: 100 % cán bộ đang làm công tác thông tin Thống kê của Phòng Thống kê Y tế, vụ Kế hoạch tài chính, cán bộ làm công tác thông tin thống kê của các vụ, Cục, viện, Các chương trình y tế quốc gia và các bệnh viện Trung ương đều được trang bị máy vi tính. Bộ Y tế đã xây dựng được cổng thông tin điện tử, các thủ tục hành chính đều đã được đưa lên mạng. Thực hiện ứng dụng chính phủ điện tử, Hệ thống e-Office đã được Bộ Y tế đưa vào sử dụng từ năm 2005. Tất cả các Vụ, Cục, văn phòng Bộ, Tổng cục đã kết nối mạng nội bộ và kết nối internet tốc độ cao. Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đã có 9 100% đơn vị có mạng LAN và kết nối internet tốc độ cao, bình quân mỗi mạng có trên 110 máy tính; 58% có hệ thống e-mail riêng và 43% có hệ thống bảo mật, 53% có hệ thống lưu trữ dữ liệu. Tại các tỉnh: Trung bình mỗi văn phòng Sở có 35 máy tính các nhân; 79.54% Sở có máy chủ, 95,45% Văn phòng Sở có mạng LAN và 100% Sở y tế đã kết nối được Internet tốc độ cao, 61% Sở Y tế có hệ thống e-mail riêng, 26% có hệ thống bảo mật và 77.27% có hệ thống lưu trữ dữ liệu. Các bệnh viện địa phương: 52,9% bệnh viện tuyến tỉnh có LAN và 81% kết nối được Internet tốc độ cao, 37,2% bệnh viện tuyến huyện có mạng LAN và 65% kết nối internet. Đường truyền: Một số ít cơ sở y tế (chiếm 2%) có đường truyền riêng, trên 70% đơn vị sử dụng đường truyền ADSL. Tại cơ sở đào tạo: 100% các trường Đại học, Cao đẳng Y - Dược có mạng LAN, kết nối Internet và Website. 2.2. Tổ chức và nhân lực CNTT Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và ứng dụng CNTT trong hệ thống thông tin Y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt đề án kiện toàn hệ thống tổ chức công nghệ thông tin (CNTT) trong các đơn vị sự nghiệp y tế giai đoạn 2010 - 2015 nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT của ngành, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong quản lý điều hành hoạt động của các đơn vị sự nghiệp ngành y tế. Theo đề án, đến hết năm 2010, 100% các đơn vị sự nghiệp hạng I của ngành y tế thành lập phòng CNTT và 95% các đơn vị sự nghiệp còn lại có tổ CNTT hoặc cán bộ chuyên trách về CNTT. Đảm bảo đến cuối năm 2012, nguồn nhân lực CNTT trong cơ cấu cán bộ viên chức của các đơn vị sự nghiệp ngành y tế đạt từ 0,8 - 1%, trong đó 50% có trình độ đại học chuyên ngành CNTT trở lên và đến năm 2015, tỷ lệ này là 1 - 2%, trong đó 70% có trình độ đại học chuyên ngành CNTT trở lên Thực hiện đề án kiện toàn tổ chức CNTT của Bộ Y tế, các địa phương, các đơn vị y tế trong ngành đã quan tâm đến việc củng cố tổ chức và tăng cường số lượng/chất lượng nhân lực CNTT. Tại Bộ y tế: theo báo cáo hiện nay tại văn phòng Bộ có phòng CNTT với số cán bộ là 6 đại học và 1 cao đảng, Phòng Thống kê tin học vụ Kế hoạch tài 10 [...]... tâm Y tế Huyện, số liệu báo cáo của các trạm y tế xã, các cơ sở y tế tuyến huyện được cập nhật vào phần mềm n y để xử lý số liệu báo cáo Sở Y tế theo biểu mẫu đã quy định của Bộ Y tế Đối với Sở y tế, phần mềm được sử dụng để xử lý số liệu của các trung tâm y tế huyện trong tỉnh và các cơ sở y tế tuyến tỉnh gửi Bộ Y tế và các cơ quan của tỉnh Phần mềm thực hiện trên m y cá nhân cài đặt dễ dàng, chuyển... m y vi tính hiện nay rất ít (chỉ khoảng 20% trạm y tế có m y tính) - Phần mềm xử lý và tổng hợp báo cáo thống kê Theo kết quả điều tra đến nay đã có 14% Sở y tế và 12.5% trung tâm Y tế Quận huyện báo cáo đang sử dụng phần mềm báo cáo thống kê Phần mềm xử lý báo cáo thống kê, do phòng thống kê Y tế, vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế x y dựng Phần mềm n y được sử dụng tại Trung tâm y tế huyện và Sở y tế. .. e-health đã có 79% Sở y tế và 70% Trung tâm Y tế quận/huyện gửi báo cáo cả bằng thư điện tử Tuy nhiên báo cáo về số liệu thống kê còn khá khiêm tốn và không đ y đủ các bảng biểu theo y u cầu của Bộ Y tế, năm 2009 số Sở Y tế gửi báo cáo số liệu thống kê y tế qua hộp thư điện tử chỉ có 6 đơn vị chiêm 9.3% Phòng thống kê Y tế, vụ Kế hoạch- Tài chính đã x y dựng một trang Web Thống kê Y tế năm 2008 Nội dung... sát bệnh truyền nhiễm Phần mềm do Cục Y tế Dự phòng x y dựng Phần mềm giám sát là phần mềm xử lý báo cáo các bệnh truyền nhiễm g y dịch cho trung tâm y tế Dự phòng Huyện, trung tâm y tế Dự phòng Tỉnh và các viện Vệ sinh Dịch tễ khu vực Phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm mới được x y dựng và đang bắt đầu triển khai tập huấn cho tuyến tỉnh Hy vọng phần mềm n y sau khi triển khai sẽ cung cấp đ y đủ, kip... chuẩn XML và cơ sở dữ liệu Oracle đã được triển khai tại Sở Y tế để thu thập các báo cáo từ tất cả các bệnh viện sau đó lưu vào một tập tin và sau đó báo cáo Bộ Y tế Sau 3 năm triển khai, hơn 30% số bệnh viện sử dụng phần mềm n y để báo cáo cho Sở Y tế tỉnh và sau đó trình Bộ Y tế Các bài học kinh nghiệm từ quá trình triển khai hệ thống n y có ý nghĩa quan trọng đối với việc lập chính sách và thực hiện... tính toán từ những báo cáo của các Sở Y tế, các vụ, cục, viện, các chương trình y tế quốc gia… Tương tư như v y, Sở y tế và trung tâm y tế huyện, kho dữ liệu cũng chỉ là số liệu tổng hợp từ các báo cáo của các đơn vị trong tỉnh và báo cáo trong huyện Nguyên nhân của vấn đề n y là do việc ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý và điều hành của lĩnh vực y tế còn hạn chế, mặc dù cơ sở hạng tầng... chức năng nhiệm vụ của các tuyến, các cơ sở y tế trong việc thu thập, xử lý và báo cáo; Các văn bản liên quan đến việc x y dựng và phát triển lĩnh vực Thông tin Thống kê chung trong đó có Thông tin thống kê y tế; Danh mục và chẩn hóa chỉ tiêu thống kê Y tế, Công cụ thu thập thông tin thống kê và các sản phẩm thống kê Y tế Tuy nhiên do công nghệ lạc hậu, không có thuê bao riêng, phải đạt tại m y chủ... thống m y chủ n y hoạt động không tốt) nên không phát huy được nhiều chức năng nên chưa đưa sản phẩm thống kê lên trang web thuận tiện cho người sử dụng Hiện nay rất nhiều cơ sở y tế tuyến tỉnh, thậm chí các cơ sở y tế tư nhân đã x y dựng được trang web Theo số liệu điều tra: 100% trường đại học, cao đẳng Y Dược; 16% Sở y tế và 27% đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và nhiều bệnh viện công và tư nhân đã x y dựng... phẩm… tại tuyến xã, báo cáo nhanh bằng điện thoại Sau mỗi tuần, tháng tổng hợp báo cáo cho Trung tâm y tế Dự phòng huyện Từ tuyến huyện trở lên, chủ y u bằng gi y để đảm bảo tính pháp lý của Dữ liệu Đối với các cơ sở đã kết nối Internet thì ngoài việc chuyển bằng gi y, còn chuyển bằng File qua họp thư điện tử Email nhằm đảm bảo tính kịp thời và thuận tiện cho việc tổng hợp số liệu Theo báo cáo của Điều... số liệu bằng phương pháp thủ công 2.5 Chuyển tải thông tin Việc chuyển tải thông tin trong ngành Y tế chủ y u là tuyến dưới báo cáo tuyến trên, chưa có hệ thống thông tin phản hồi để phục vụ cho tuyến dưới so sánh, phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của mình Tại tuyến xã, hầu hết trạm y tế xã gửi báo cáo bằng gi y, do số trạm y tế có m y vi tính và số m y tính được kết nối internet rất ít Đối với . Y tế, vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế x y dựng. Phần mềm n y được sử dụng tại Trung tâm y tế huyện và Sở y tế. Đối với Trung tâm Y tế Huyện, số liệu báo cáo của các trạm y tế xã, các cơ sở y. tâm Y tế quận/huyện gửi báo cáo cả bằng thư điện tử. Tuy nhiên báo cáo về số liệu thống kê còn khá khiêm tốn và không đ y đủ các bảng biểu theo y u cầu của Bộ Y tế, năm 2009 số Sở Y tế gửi báo. BÁO CÁO KHẢO SÁT TIỀM NĂNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN Y TẾ ĐIỆN TỬ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước đang phát triển với tổng dân số gần 86 triệu người,

Ngày đăng: 02/08/2015, 08:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w