Theo P.M.Alampiep: “Vùng kinh tế là một bộ phận toàn vẹn của nền kinh tế quốc dân, có những ngành sản xuất chuyên môn hoá và những mối liên hệ kinh tế nội bộ chặt chẽ, đồng thời luôn gắn chặt với những phần lãnh thổ khác của đất nước trên cở sở phân công lao động xã hội theo lãnh thổ”.
Trang 1A MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phát triển kinh tế vùng theo lãnh thổ là một trong những chính sách phát triển củaNhà nước ta Phân chia đất nước thành các vùng có tác dụng giúp Nhà nước dễ dàng trongkhâu quản lý, hoạch định các chính sách phát triển cho phù hợp với từng vùng trong từngthời kì
Việc phân chia các vùng lãnh thổ dựa và những điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù củamỗi vùng Bởi vậy, mỗi vùng khác nhau sẽ có những thế mạnh phát triển kinh tế khácnhau
Vùng Đông Bắc nước ta là một vùng có nhiều tiềm năng cả về tự nhiên và nhân vănthuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế, đồng thời phát triển xã hội, nâng cao đờisống người dân
Tuy nhiên, về mặt thực tiễn, việc khai thác các tiềm năng và thế mạnh đặc thù củavùng còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố Bên cạnh đó cần phải xem xét các tiềm năng củavùng trong những điều kiện cụ thể làm sao để có thể khai thác một cách có hiệu quả nhấtgóp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói riêng và của cả nước nói chung Bởi vậy, việc nghiên cứu các tiềm năng phát triển kinh tế của vùng, từ đó đưa ra cácđịnh hướng phát triển kinh tế là điều hết sức cần thiết Chính vì vậy, em đã lựa chọn bài tập
lớn: "Nghiên cứu tiềm năng và định hướng phát triển kinh tế ở vùng Đông Bắc bộ" để
nghiên cứu
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Có được những khái niệm liên quan về vùng kinh tế, bản chất vùng kinh tế và cácloại vùng kinh tế
- Có được tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Đông Bắc bộ
- Tìm hiểu được những vấn đề về hiện trạng phát triển kinh tế ở vùng Đông Bắc bộ
- Có được những định hướng để phát triển kinh tế vùng Đông Bắc trong thời gian tới
Trang 2III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về vùng kinh tế
- Tìm hiểu các thế mạnh và tiềm năng phát triển kinh tế của Đông Bắc bộ
- Nghiên cứu hiện trạng phát triển kinh tế của vùng Đông Bắc bộ
- Nghiên cứu những định hướng để phát triển kinh tế của vùng trong thời gian tới
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp phân tích, xử lí tài liệu
- Phương pháp tổng hợp tài liệu
- Phương pháp báo cáo
V ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
- Tiềm năng, thế mạnh và định hướng phát triển kinh tế
2 Phạm vi nghiên cứu
- Vùng Đông Bắc - Việt Nam
VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu những tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế củavùng Đông Bắc bộ, đồng thời nêu được hiện trạng và đưa ra một số định hướng phát triểncác ngành kinh tế trong vùng Tuy nhiên, do thời gian và trình độ của người nghiên cứucòn hạn chế, nên đề tài cũng không khỏi thiếu sót cần phải bổ sung và sữa chữa
Trang 3B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VÙNG KINH TẾ
1.1 Vùng kinh tế
1.1.1 Khái niệm vùng kinh tế
Theo P.M.Alampiep: “Vùng kinh tế là một bộ phận toàn vẹn của nền kinh tế quốcdân, có những ngành sản xuất chuyên môn hoá và những mối liên hệ kinh tế nội bộ chặtchẽ, đồng thời luôn gắn chặt với những phần lãnh thổ khác của đất nước trên cở sở phâncông lao động xã hội theo lãnh thổ”
"Mỗi vùng phải là một lãnh thổ đặc thù, có khả năng hoàn chỉnh về mặt kinh tế Cácđặc điểm tự nhiên, những di sản văn hoá trước đây và dân cư vốn có kinh nghiệm trong sảnxuất ở lãnh thổ đó phải làm cho nó trở thành mắt khâu trong chiếc xích lớn của nền kinh tếquốc dân Với nguyên tắc hoàn chỉnh về mặt kinh tế, nếu biết lựa chọn tốt tài nguyên địaphương, có thêm vật tư xây dựng từ nước ngoài tới và dựa vào kỹ thuật mới cũng như kếhoạch phát triển kinh tế vùng dựa trên cơ sở lợi dụng được tới mức nhiều nhất mọi tiềmnăng của vùng với phí tổn ít nhất Đồng thời còn phải đạt tới một số ngành nào đó có điềukiện phát triển nhất đạt đến trình độ chuyên môn hoá nhất định; còn việc trao đổi giữa cácvùng thì nên hạn chế trong một số lượng hàng hoá nhất định tuỳ thuộc vào nhu cầu Do đóphân vùng có khả năng thực hiện sự liên hợp sản xuất hoàn thiện nhất, một mặt giữa cácvùng với nhau thực hiện sự phân hoá công hợp lí, mặt khác, tổ chức mỗi vùng thành một
hệ thống kinh tế liên hợp lớn, nhờ đó mà đạt đến hiệu quả cao nhất"
Theo định nghĩa, thì vùng kinh tế vừa chuyên môn hoá vừa phát triển tổng hợp để tạothành một nền kinh tế hoàn chỉnh, cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa công,nông nghiệp và giao thông vận tải
Như vậy, vùng kinh tế là một phạm vi không gian địa lý nhất định, ở đó, dưới tácđộng của qui luật kinh tế - xã hội, các ngành sản xuất kết hợp chặt chẽ với nhau thành một
hệ thống kinh tế thống nhất và cân đối: một thể tổng hợp sản xuất – lãnh thổ (không phải
là một tổng số các ngành phát triển hỗn độn, tách rời nhau hoặc quan hệ với nhau một cáchtuỳ tiện)
Trang 4Mỗi vùng kinh tế không chỉ phát triển cân đối trong nội bộ, mà còn phát triển cân đốivới các vùng kinh tế khác của đất nước, khiến cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân là một thểtổng hợp sản xuất thống nhất phát triển cân đối trên cơ sở một đường lối nhất định.
1.1.2 Chức năng của vùng kinh tế
- Chuyên môn hoá sản xuất:
Chuyên môn hoá sản xuất: Là hình thức phân công lao động xã hội và tổ chức hợp lílao động, phản ánh quá trình tập trung sản xuất những loại sản phẩm riêng biệt hay nhữngchi tiết của sản phẩm thành những ngành độc lập và những xí nghiệp chuyên môn hoá,nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm Được đặc trưng bởi tínhđồng nhất của sản phẩm và quá trình công nghệ, thiết bị và cán bộ chuyên môn nên chuyênmôn hoá sản xuất được coi là một đặc trưng của nền kinh tế hiện đại Tuỳ theo trình độphát triển kinh tế và kĩ thuật, quản lý, có chuyên môn hoá ngành, chuyên môn hoá xínghiệp, chuyên môn hoá thành phẩm, chuyên môn hoá chi tiết sản phẩm, chuyên môn hoágiai đoạn công nghệ, vv
Chuyên môn hoá sản xuất là chức năng kinh tế cơ bản của vùng, là định hướng pháttriển chủ yếu của vùng Các ngành sản xuất chuyên môn hoá dựa trên việc khai thác và sửdụng các tiềm năng thế mạnh đặc thù của vùng để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chấtlượng tốt, giá thành rẻ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa và quốc tế
Trang 5Sản xuất
Nhu cầu
Khả năng
Sự hình thành và phát triển của vùng kinh tế ngành cũng là một quá trình phát triểnkhách quan dựa trên sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ Lực lượng sản xuất càngphát triển, cơ cấu kinh tế càng phức tạp thì vùng kinh tế ngành sẽ chồng chéo lên nhau, đenxen lẫn nhau và đến một lúc nào đó, hầu như không tồn tại các vùng kinh tế của một ngành
mà chỉ có các vùng kinh tế đa ngành phứctạp với các sản phẩm phức tạp
Trang 6Các vùng kinh tế ngành có ý nghĩa quốc gia là cơ sở hoạch định các chính sách pháttriển và phân bố của các ngành, là cơ sở để kết hợp kế hoạch hoá và quản lý theo ngành vàtheo lãnh thổ
Lực lượng sản xuất càng phát triển, phân công lao động xã hội càng tỉ mỉ và phâncông lao động theo lãnh thổ trong ngành ngày càng sâu sắc sẽ làm cho cơ cấu kinh tế củacác vùng kinh tế tổng hợp càng thêm phức tạp Khi đó, sự chuyên môn hoá của các vùngkinh tế tổng hợp trở thành sự chuyên môn hoá của nhiều ngành kinh tế trong vùng Sốngành chuyên môn hoá của các vùng kinh tế tổng hợp tăng lên không có nghĩa là trình độchuyên môn hoá của chúng giảm xuống, bởi vì sự chuyên môn hoá của vùng phản ánh mốiquan hệ của vùng với nền kinh tế của cả nước hoặc với nhiều vùng kinh tế tổng hợp khác Vùng kinh tế tổng hợp gồm có hai loại: Vùng kinh tế cơ bản và vùng kinh tế hànhchính
a Vùng kinh tế cơ bản: là vùng có diện tích rộng hơn ngành sản xuất chuyên môn hoá
nhiều hơn và sự phát triển tổng hợp của vùng cũng phức tạp hơn so với vùng kinh tế hànhchính Vùng kinh tế cơ bản chỉ có ý nghĩa và chức năng kinh tế Do đó tác dụng chủ yếucủa vùng kinh tế cơ bản là giúp cho việc nghiên cứu lập các chương trình kế hoạch dài hạn
về phát triển kinh tế xã hội tầm quốc gia được xác đáng, giúp cho việc phân bố hợp lý sảnxuất trong cả nước và giữa các vùng giúp cho việc xây dựng tốt hơn mối liên hệ kinh tếgiữa các vùng cũng như trong cả nước và giúp cho việc phối hợp tốt nhất giữa các vùngtrong vấn đề khai thác một cách có hiệu quả nhâts mọi nguồn tài nguyên, lao động, cơ sởvật chất kỹ thuật của đất nước, hình thành và điều tiết các cân đối lãnh thổ lớn, địnhhướng các chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ tầm vĩ mô
Trang 7b Vùng kinh tế hành chính là những vùng kinh tế vừa có ý nghĩa, chức năng kinh tế,
vừa có ý nghĩa, chức năng hành chính Mỗi vùng kinh tế - hành chính có một cấp chínhquyền tương ứng: Vừa có chức năng quản lý kinh tế, vừa có chức năng quản lý hành chínhtrên toàn bộ địa bàn lãnh thổ của vùng Vùng kinh tế hành chính có 2 loại:
+ Vùng kinh tế hành chính tỉnh: với qui mô và số lượng các chuyên môn hóa có hạn,nhưng các mối liên hệ kinh tế bên trong thì chặt chẽ và bền vững, gắn bó trong một lãnhthổ thống nhất cả về quản lý hành chính và kinh tế
+ Vùng kinh tế hành chính huyện: là đơn vị lãnh thổ nhỏ nhất của hệ thống vùng kinh
tế, có mức độ chuyên môn hóa sơ khởi
Vùng kinh tế hành chính là kết quả của sự thống nhất giữa quản lý kinh tế với quản lýhành chính, là những vùng hành chính được xây dựng theo nguyên tắc kinh tế, ranh giớihành chính và kinh tế thống nhất
Do ý nghĩa và chức năng kinh tế của nó, cho nên vùng kinh tế hành chính cũng có đầy
đủ hai nội dung cơ bản của một vùng kinh tế tổng hợp là chuyên môn hoá sản xuất và pháttriển kinh tế tổng hợp Bản thân vùng kinh tế hành chính cũng là một tổng hợp thể kinh tế
xã hội Do ý nghĩa và chức năng hành chính của nó cho nên mỗi vùng kinh tế hành chínhcũng là một đơn vị kinh tế trong phân cấp quản lý có bộ máy, có ngân sách riêng và có thịtrường địa phương Những cơ quan chính quyền của vùng kinh tế hành chính thi hành chứcnăng quản lý hành chính đồng thời cùng thực hiện chức năng quản lý kinh tế Dân số cũngnhư diện tích của vùng kinh tế - hành chính phải tuỳ thuộc vào khả năng và trình độ quản
lý kinh tế và hành chính, chứ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố kinh tế
1.1.4.3 Vùng kinh tế lớn
Vùng kinh tế lớn là các vùng kinh tế tổng hợp cấp cao nhất Mỗi vùng kinh tế lớn cóqui mô lãnh thổ bao trùm trên nhiều tỉnh và thành phố liền kề nhau; có chung những địnhhướng cơ bản về chuyên môn hoá sản xuất, với những ngành chuyên môn hoá lớn có ýnghĩa đối với cả nước; sự phát triển tổng hợp của vùng phong phú, đa dạng Các vùng kinh
tế lớn còn có những mối liên quan chung về kinh tế - chính trị quốc phòng
Trang 81.2 Các vùng kinh tế ở Việt Nam.
1.2.1 Sự hình thành các vùng kinh tế - hành chính
Phân hệ các vùng kinh tế - hành chính cấp tỉnh (hoặc thành phố) và cấp huyện (hoặcquận và thị xã) trong hệ thống các vùng kinh tế tổng hợp của Việt Nam được nghiên cứu tổchức lại sớm nhất vì các cấp vùng này có liên quan trực tiếp tới việc tổ chức chính quyền,cải tạo nền hành chính cho phù hợp với chế độ xã hội mới
Sau khi thống nhất đất nước, địa giới hành chính các tỉnh, huyện của miền Nam cũngđược kịp thời điều chỉnh Đến nay trên cả nước, qui mô, ranh giới của các đơn vị lãnh thổcấp tỉnh (thành phố) và huyện (quận) đã ổn định tương đối với 63 tỉnh (thành) và 594
huyện (quận) (Theo số liệu thống kê tính đến 31/12/2010)
Có những vùng qui mô diện tích tăng lên nhiều lần như thủ đô Hà Nội, thành phố HồChí Minh, Hải Phòng, Nam Định,
Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử - xã hội, đặc điểm phát triển và phân
bố sản xuất khác nhau, nên qui mô diện tích và dân số của từng vùng cấp tỉnh có nhiềuchênh lệch
Việc xác định qui mô, ranh giới của cấp vùng này dựa chủ yếu trên các nhân tố:
- Các địa giới hành chính cũ: khi mở rộng, sáp nhập thành vùng mới, chủ yếu đượcghép nhập trọn vẹn với nhau theo địa giới hành chính cũ, hoặc sáp nhập thành từng huyệnvào các thành phố mới mở rộng; các ranh giới và địa danh lịch sử được duy trì
- Dân số: dân số trung bình cho mỗi đơn vị vùng trên dưới 1,5 triệu, vùng đông dânnhất không lớn hơn 3 lần số dân trung bình và vùng ít dân không thấp dưới 3 lần
- Kinh tế: Phần lớn có thể hình thành cơ cấu công – nông nghiệp vùng
Ngoài ra, các nhân tố tự nhiên, giao thông, trình độ quản lý của cán bộ, an ninh, quốcphòng cũng được tính đến
1.2.2 Sự hình thành các vùng chuyên môn lớn
Sản xuất càng phát triển thì phân công lao động theo ngành càng tỉ mỉ và sự phâncông lao động theo vùng càng rõ rệt, các vùng chuyên môn hóa lớn dần hình thành Ở nước
Trang 9ta hiện nay, trình độ phát triển sức sản xuất chưa cao, nhưng sau giai đoạn phát triển lâudài của lịch sử, một số vùng sản xuất chuyên môn hóa lớn đặc thù cũng đã được hình thànhnhư:
- Vùng than - nhiệt điện Quảng Ninh
- Vùng lâm sản - khai thác và chế biến kim loại Việt Bắc
- Vùng lương thực - cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm phía đông nam đồngbằng Bắc Bộ
- Vùng gỗ giấy và thủy điện Tây bắc Bắc Bộ
- Vùng cơ khí và chế biến hàng tiêu dùng ở Hà Nội và xung quanh Hà Nội
- Vùng khai thác gỗ, hải sản và cây công nghiệp lâu năm dọc Trung Bộ
- Vùng cơ khí – chế biến hàng tiêu dùng, hải sản, gỗ giấy, thực phẩm, dầu lửa, dulịch, ở Đông Nam Bộ
- Vùng lương thực, thực phẩm Tây nam Bộ
Mặc dù mức độ chuyên môn hóa chưa lớn lắm, khối lượng sản phẩm chưa nhiều,nhưng giữa các vùng lớn trên cả nước đã bắt đầu hình thành những dòng chảy sản phẩm(các mối liên hệ liên vùng) khá bền vững qua nhiều năm và nhiều giai đoạn phát triển kinhtế
Ví dụ cụ thể như: Than Quảng Ninh cung cấp cho thành phố Hồ Chí Minh và một sốtỉnh thành phía Nam; Lúa, gạo đồng bằng sông Cửu Long cung cấp cho thành phố Hồ ChíMinh và một số tỉnh thành phía Bắc; Nhiều sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng của thànhphố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nam định, Hải Phòng cung cấp cho nhiều vùng cả nước
Nhưng quan trọng hơn là những mối liên hệ thường xuyên, liên tục với cường độ cao
và ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và đời sống xã hội vùng, đó là những liên hệ nội vùng,mầm mống của những tổng thể sản xuất lãnh thổ bắt đầu hình thành ở một số tỉnh và thànhphố có trình độ phát triển tương đối cao về sức sản xuất như Hà Nội, thành phố Hồ ChíMinh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Vĩnh Phú, Nam Định, Đồng Nai, Quảng Nam, Đà Nẵng
Đó là những tổng thể sản xuất, lãnh thổ giản đơn, qui mô nhỏ trong phạm vi vùng cấptỉnh, chưa hoàn thiện
Trang 10Trên quan điểm phát triển nền kinh tế toàn diện, sử dụng hợp lý và bảo về cácnguồn tài nguyên và tạo ra các nguồn lực mới cho đất nước, chúng ta phải nhìn nhậnvùng kinh tế là một thực thể khách quan năng động và ỏn định tương đối Hệ thốngcác vùng kinh tế lớn cùng với những phân hệ của nó cũng mang tính chất như trên Vìvậy việc phân vùng kinh tế và qui hoạch vùng không phải chỉ làm một lần là xong vàkhông nên đòi hỏi một hệ thống vùng kinh tế hoàn toàn ổn định, bền vững qua nhiềugiai đoạn phát triển của sức sản xuất.
1.2.3 Sự hình thành hệ thống 8 vùng và 3 vùng kinh tế trọng điểm:
Hiện nay nước ta được chia thành 8 vùng kinh tế như sau:
- Vùng kinh tế Đông bắc Bắc Bộ (gồm 11 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, BắcCạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ và Bắc Giang)
- Vùng kinh tế Tây Bắc ( gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hoà Bình)
- Vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng (gồm các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng,Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và BắcNinh)
- Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ (gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, QuảngBình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế)
- Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ (gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh QuảngNam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận)
- Vùng kinh tế Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắc Nông)
- Vùng kinh tế Đông Nam Bộ (bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh BìnhDương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai)
- Vùng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, BếnTre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, AnGiang, Đồng Tháp và Hậu Giang)
Ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm là một trongnhững loại vùng kinh tế - xã hội được hình thành và phát triển ở nước ta từ đầu thập niên
90 của thế kỉ XX cho đến nay
Trang 11Vùng kinh tế trọng điểm phải là vùng hội tụ đầy đủ nhất các nguồn lực để phát triểnkinh tế - xã hội và đóng vai trò quyết định đối với nền kinh tế của cả nước Vùng Kinh tếtrọng điểm phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
+ Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tiềm lực để phát triển kinh tế, có vị trí hấp dẫn các nhàđầu tư
+ Có tỷ trọng lớn trong tổng GDP cả nước, nếu được đầu tư tích cực có khả năng tăngnhanh tốc độ phát triển
+ Có khả năng tạo tích luỹ đầu tư để tái sản xuất, mở rộng không những cho mình màcòn cho cả các vùng khác
+ Có khả năng thu hút những ngành công nghiệp mới và những ngành dịch vụ thenchốt: công nghệ thông tin, điện - điện tử
Như vậy xét về điều kiện của vùng kinh tế trọng điểm thì nước ta có 3 vùng kinh tếtrọng điểm như sau:
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ: Bao gồm 7 tỉnh/ thành phố (Hà Nội, Hải Phòng,
Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc), chiếm 4,6% diện tích và16,3% dân số cả nước
- Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ: Bao gồm 5 tỉnh/ thành phố (Thừa Thiên - Huế,
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), chiếm 8,5% diện tích và 7,5% dân số cảnước
- Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ: Bao gồm 8 tỉnh/ thành phố (Tp Hồ chí Minh, Đồng
Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang),chiếm 8,5% diện tích và 15,5% dân số cả nước
Trang 12Lược đồ vùng Đông Bắc bộ
CHƯƠNG II TIỀM NĂNG VÀ THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG
ĐÔNG BẮC BỘ
2.1 Khái quát về vùng Đông Bắc bộ.
Vùng Đông Bắc là vùng lãnh thổ ở hướng Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam.Gọi là Đông Bắc để phân biệt với vùng Tây Bắc, còn thực chất nó ở vào phía bắc và đôngbắc của Hà Nội, rộng hơn vùng Việt Bắc Vùng Đông Bắc là một trong 3 tiểu vùng của
Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng)
Diện tích tự nhiên 67.006 km2 (chiếm hơn 20,24 % diện tích cả nước
Dân số: 10.643.900 người, chiếm 11,24 % dân số cả nước (2009)
Bao gồm 11 tỉnh: Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, LạngSơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái
Trang 13Vùng Đông Bắc được giới hạn về phía bắc và đông bởi đường biên giới Việt-Trung.Phía đông nam trông ra vịnh Bắc Bộ Phía nam giới hạn bởi dãy núi Tam Đảo và vùng
đồng bằng châu thổ sông Hồng
Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất Phầnphía tây, được giới hạn bởi thung lũng sông Hồng và thượng nguồn sông Chảy, cao hơn,được cấu tạo bởi đá granit, đá phiến và các cao nguyên đá vôi Thực chất, đây là rìa củacao nguyên Vân Nam Những đỉnh núi cao của vùng Đông Bắc đều tập trung ở đây, như
Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liêu Ti
Phần phía bắc sát biên giới Việt-Trung là các cao nguyên (sơn nguyên) lần lượt từ tâysang đông gồm: cao nguyên Bắc Hà, cao nguyên Quản Bạ, cao nguyên Đồng Văn Hai caonguyên đầu có độ cao trung bình từ 1000-1200 m Cao nguyên Đồng Văn cao 1600 m.Sông suối chảy qua cao nguyên tạo ra một số hẻm núi dài và sâu Cũng có một số đồngbằng nhỏ hẹp, đó là Thất Khê, Lạng Sơn, Lộc Bình, Cao Bằng
Phía đông, từ trung lưu sông Gâm trở ra biển, thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòngcung quay lưng về hướng Đông lần lượt từ Đông sang Tây là vòng cung Sông Gâm, NgânSơn-Yên Lạc, Bắc Sơn, Đông Triều Núi mọc cả trên biển, tạo thành cảnh quan Hạ Longnổi tiếng Các dãy núi vòng cung này hầu như đều trụm đuôi lại ở Tam Đảo
Phía tây nam, từ Phú Thọ, nam Tuyên Quang, nam Yên Bái, và Thái Nguyên, thấpdần về phía đồng bằng Người ta quen gọi phần này là "vùng trung du" Độ cao của phầnnày chừng 100-150 m
Vùng Đông Bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó các sông lớn là sông Hồng, sôngChảy, sông Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thương, sông LụcNam (thuộc hệ thống sông Thái Bình), sông Bằng, sông Bắc Giang, sông Kỳ Cùng, v.v Vùng biển Đông Bắc có nhiều đảo lớn nhỏ, chiếm gần 2/3 số lượng đảo biển của ViệtNam (kể cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa)
2.2 Bộ khung lãnh thổ của vùng
2.2.1 Hệ thống đô thị
Trang 14Hệ thống đô thị gồm 18 thành phố, thị xã với tổng diện tích 1.902.2 km2 và dân số1.224.5 nghìn người Mật độ dân số của vùng là 225 người/ km2 Ngoài ra còn mạng lướithị trấn, trung tâm huyện lỵ là 88 huyện với 104 thị trấn.
- Thành phố Hạ Long là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, là trung tâm kinh tế,chính trị, văn hoá của tỉnh, trung tâm du lịch, nghỉ mát có ý nghĩa trong nước và quôc tế.Ngoài ra thành phố còn có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng và là đầu mối giaothông, thương mại quan trọng của vùng Phạm vi ảnh hưởng của thành phố là các tỉnhQuảng Ninh, Bắc Ninh, Lạng Sơn
- Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Việt Bắc, có ý nghĩaquan trọng về mặt quốc phòng và là đầu mối giao lưu các tỉnh phía Bắc Có phạm vi ảnhhưởng là các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng
- Thành phố Việt Trì là thành phố công nghiệp của vùng Đông Bắc với các ngànhcông nghiệp hoá chất, giấy, vật liệu xây dựng Đây là trung tâm văn hoá chính trị, khoa học
kỹ thuật có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, văn hoá các tỉnh phía Tây của vùng ĐôngBắc Phạm vi ảnh hưởng là các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai
Ngoài ra còn 14 thị xã có ý nghĩa là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của các tỉnhcủa vùng
2.2.2 Hệ thống giao thông vận tải
- Hệ thống đường ô tô bao gồm các tuyến quốc lộ Quốc lộ 2 dài 312 km chạy từ HàNội - Việt Trì - Phú Thọ - Tuyên Quang - Mèo Vạc, đi qua các thành phố công nghiệp vàđịa bàn giàu khoáng sản, lâm sản và vùng chăn nuôi gia súc lớn; Quốc lộ 3 Hà Nội - TháiNguyên - Bắc Cạn- Cao Bằng - Thuỷ Khẩu dài 382 km nối liền vùng kim loại màu vớiThái nguyên và Hà Nội; Quốc lộ 18 (ngang) Bắc Ninh - Uông Bí - Đông Triều - Móng Cái
đi qua vùng sản xuất than đá và điện lực của vùng; Quốc lộ 4 (ngang) từ Mũi Ngọc - MóngCái - Lạng Sơn - Cao Bằng - Đồng Văn đi qua vùng cây ăn quả, và nối liền với cửa khẩuViệt Trung ; Đường 3A(13A) từ Lạng Sơn- Bắc Sơn- Thái Nguyên- Tuyên Quang - YênBái gặp đường số 2 có ý nghĩa về mặt kinh tế vùng trung du và quốc phòng
- Hệ thống đường sắt Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng dài 123 km nối với ga Bằng Tường(Trung Quốc) Đây là tuyến đường sắt quan trọng trong việc tạo ra các mối liên hệ qua một
Trang 15số khu vực kinh tế và quốc phòng xung yếu Bắc Giang- Chi lăng - Lạng Sơn; Tuyến HàNội - Việt Trì - Yên bái - Lào Cai; Tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều nối liền Hà Nội vớinhiều cụm công nghiệp cơ khí, luyện kim quan trọng như Đông Anh, Gò Đầm, Uông Bí.
- Hệ thống cảng biển Cảng Cửa ông, cảng Hồng Gai, cảng Cái Lân đang được xâydựng là cảng chuyên dụng ở Bắc Bộ với chức năng xuất khẩu than đá
2.3 Tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tề - xã hội của vùng Đông Bắc bộ 2.3.1 Tiềm năng
- Thái Bình Dương và các nước trên thế giới thông qua các cảng Cửa Ông, Hồng Gai vàcảng Cái Lân
Vùng Đông Bắc có một phần gắn liền với vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc là tamgiác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Vùng còn có quan hệ chặt chẽ với vùngđồng bằng sông Hồng, nhiều trung tâm đô thị là Hà Nội, Hải Phòng, gắn với cảng biển Hảiphòng Tất cả những yếu tố này là động lực cho phát triển kinh tế xã hội của vùng
2.3.1.2 Tài nguyên tự nhiên
2.3.1.2.1 Địa hình
Đông Bắc là một vùng núi có cấu trúc sơn văn dạng cánh cung, với các dãy núi chủ yếu như: cánh cung Sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn, cánh cung ĐôngTriều, cánh cung Yên Tử Hai dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam là dãy núi Con Voi và dãy Tam Đảo, song song với thung lũng sông Hồng Rìa phía Nam là một vùng đồi - trung du - Bắc bộ - đới chuyển tiếp giữa vùng núi xuống vùng đồng bằng sông Hồng
Trang 16Nằm trong vùng núi và trung du Bắc Bộ, vùng Đông Bắc có địa hình không cao so vớivùng Tây Bắc Phía Tây có những dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, trong đódãy Phanxipan cao hơn 3000 mét Phía Đông của vùng có nhiều dãy núi cao hình cánhcung.
2.3.1.2.2 Khí hậu
Vùng Đông Bắc nằm trong miền khí hậu nhiệt đới, là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhấtcủa gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh nhất ở nước ta, mùa hè nóng ẩm, nhiệt độ cao.Khí hậu vùng này thích hợp cho thực vật nhiệt đới như chè, thuốc lá, hồi Tuy nhiên, thờitiết khu vực này hay nhiễu động trong năm gây ra những khó khăn đáng kể, nhất là vào cácthời kỳ chuyển tiếp
Nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều chialàm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông, có lượng mưa trung bình khá lớn
Do địa hình cao, ở phía Bắc, lại có nhiều dãy núi dài chạy song song, nên vào mùaĐông, vùng này có gió Bắc thổi mạnh, nên rất lạnh Đông Bắc là khu vực có mùa đônglạnh nhất nước ta
2.3.1.2.3 Thuỷ văn
Vùng có nhiều sông lớn chảy qua sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kỳ Cùng, sôngCầu và nhiều sông nhỏ ven biển Quảng Ninh Nguồn nước khu vực này khá dồi dào vớichất lượng tốt Tuy nhiên sự phân bố các nguồn nước không đều theo mùa và theo lãnhthổ, nên về mùa mưa một số vùng ven sông hay các thung lũng thường bị úng lụt, còn vềmùa cạn, khi mực nước sông xuống thấp gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp và đờisống sinh hoạt của nhân dân
2.3.1.2.4 Tiềm năng đất đai
Đất đai là thế mạnh cho sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp của vùng Tổng quĩ đất
có khả năng sử dụng cho nông, lâm nghiệp là khoảng 5 triệu ha, trong đó cho nông nghiệpkhoảng 1 triệu ha, cho lâm nghiệp là 4 triệu ha Tuy nhiên hiện tại chúng ta mới chỉ sửdụng 2, 4 triệu ha, chiếm 48% so với tiềm năng Có các loại đất sau:
Trang 17- Đất đỏ đá vôi, phân bố theo các cánh cung, nhiều nhất ở các tỉnh Hà Giang, CaoBằng, Lạng Sơn, Lào Cai Loại đất này rất thích hợp cho các cây đỗ tương, bông, ngô,
- Đất Feranit đỏ vàng, phân bố chủ yếu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, YênBái, Bắc Giang Loại đất này rất phù hợp với cây chè, điều này lý giải đây chính là vùngchè lớn nhất cả nước, với sản phẩm chè nổi tiếng thơm ngon như chè Thái Nguyên, chèPhú Thọ
- Đất phù sa cổ, phân bố chủ yếu ở Phú Thọ, Bắc Giang thích hợp phát triển các câycông nghiệp hàng năm như lạc, thuốc lá, đậu tương, cây lương thực
- Đất phù sa, phân bố ở các đồng bằng ven sông, thích hợp trồng hoa màu và lươngthực
Ngoài ra đất ở khu vực giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, khí hậu rất thuận lợi trồngcác cây thuốc quí như tam thất, dương qui, đỗ trọng, hồi, thảo quả Nhìn chung, tiềm năng
về đất đai cho phát triển các cây công nghiệp, cây đặc sản ở vùng này rất lớn Diện tích đấtđồng cỏ ở các đồi thấp và các thung lũng cũng tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi cácgia súc có giá trị như bò, trâu, dê
2.3.1.2.5 Tài nguyên rừng
Hiện nay, diện tích rừng của vùng còn rất thấp do việc khai thác bừa bãi và do áp lựccủa sự gia tăng dân số Rừng nguyên sinh chỉ còn rất ít ở vùng núi non hiểm trở Độ chephủ rừng hiện tại là 17% Do vậy việc trồng rừng và tu bổ rừng là vấn đề quan trọng hàngđầu trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng nhằm bảo vệ tài nguyên, cân bằng sinh thái,cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy, công nghiệp khai thác mỏ
2.3.1.2.6 Tài nguyên biển đảo:
Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, thế mạnh này của Đông Bắc bộ sẽ càng đượcphát huy Vùng biển Quảng Ninh là một vùng biển giàu tiềm năng, một vùng đang pháttriển năng động cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Ở đây đangphát triển mạnh đánh bắt hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản
Du lịch biển – đảo đang đóng góp đáng kể vào cơ cấu kinh tế; quàn thể du lịch HạLong đã được xếp hạng vào danh mục Di sản thiên nhiên thế giới Cảng Cái Lân (một cảng
Trang 18nước sâu) đang được xây dựng và nâng cấp, tạo đà cho sự hình thành khu công nghiệp CáiLân…
Vùng Đông Bắc có Vịnh Hạ Long với trên 3.000 đảo, Hạ Long là cảnh quan biển kỳthú, thu hút du khách thập phương và quốc tế
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ, bộ phận của vịnh Bắc Bộ, Vịnh Hạ Long được giới
hạn với phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phíaTây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120km kéo dài từ huyện YênHưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn; phía ĐôngNam và phía Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ Trong diện tích 1.553km² gồm vùng lõi và vùngđệm, nằm tại các tọa độ từ 106°58'-107°22' Đông và 20°45'-20°50' Bắc, vịnh Hạ Long baogồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa được đặt tên
-Tiềm năng du lịch, nghiên cứu
Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo, lại là trung tâm của khuvực có nhiều yếu tố đồng dạng bao gồm vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc, quần đảo Cát
Bà với vịnh Cát Bà và vịnh Lan Hạ phía Tây Nam, vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiệnthuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng Đến vịnh Hạ Long, dukhách có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắmbiển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí Hiện nay, khách đếnvịnh Hạ Long chủ yếu tham quan ngắm cảnh, tắm biển và bơi thuyền Các loại hình du lịch
du thuyền tại vịnh Hạ Long bao gồm tham quan Vịnh ban ngày, đi tour buổi chiều ngắmhoàng hôn trên Vịnh, du thuyền đêm để ngắm cảnh Vịnh về đêm kết hợp với câu cá mực,thậm chí có thể tự chèo thuyền để khám phá vịnh Trong những năm tới, ngành du lịch sẽ
mở thêm nhiều tuyến điểm tham quan và tăng thêm nhiều loại hình du lịch khác Dự kiếnđến năm 2010, Quảng Ninh sẽ là một trong những điểm du lịch lớn nhất cả nước
Hiện thành phố Hạ Long có khoảng 300 khách sạn từ 1 sao đến 5 sao với 4500 phòngnghỉ và nhiều khách sạn mini cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch Sự tăngtrưởng về số lượng khách ở Hạ Long được đánh giá là nhanh nhất ở Việt Nam trong nhữngnăm gần đây Năm 1996, vịnh Hạ Long đón 236 lượt khách, thì năm 2003 vịnh Hạ Long