Kiến thức: - Học sinh biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, nước ở các nước thuộc đới ôn hòa.. - Hậu quả do ô nhiễm không khí và nước gây ra cho thiên nhiên và con ngườ
Trang 1TUẦN 8
TIẾT 16 - BÀI 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HOÀ
I Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần.
1 Kiến thức:
- Học sinh biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, nước ở các nước thuộc đới ôn hòa
- Hậu quả do ô nhiễm không khí và nước gây ra cho thiên nhiên và con người không chỉ ở đới ôn hòa mà còn trong phạm vi toàn cầu
2 Kĩ năng:
- Khai thác kiến thức thông qua tranh ảnh để làm nổi bật trọng tâm bài học
- Phân tích, tổng hợp, chọn lọc thông tin
- Kỹ năng làm việc nhóm, báo cáo và thuyết trình trước đám đông
- Kỹ năng vẽ biểu đồ hình cột
3 Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.
4 Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, so sánh, tổng hợp, đọc hiểu, sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: quan sát hình ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1 Chuẩn bị của giáo viên:
- Ảnh chụp Trái Đất với lỗ thủng tầng Ô-zôn
- Các hình ảnh về ô nhiễm không khí và nước
- Hình ảnh về bảo vệ môi trường của con người
2 Chuẩn bị của học sinh: Sgk, tập bản đồ, đọc trước bài mới.
III Tổ chức các hoạt động học tập
1 Ổn định tổ chức:
2 Kiểm tra bài cũ:
3 Tiến trình dạy học:
GV yêu cầu HS quan sát lược đồ phân bố công nghiệp ở đới ôn hòa, xác định vị trí và các khu vực tập trung công nghiệp Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để dẫn dắt vào bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu ô nhiễm không khí
ở đới ôn hòa.
- Bước 1: GV chiếu hình ảnh “Các tòa nhà cao
tầng ở Bắc Kinh bị khói bụi bao phủ”
1 Ô nhiễm không khí
Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Phương
Trường THCS Nguyễn Công Trứ
Trang 2? Em hãy mô tả hình ảnh trên? (năng lực quan
sát tranh ảnh)
=> Toàn bộ thành phố bị bao vây bởi khói bụi,
không thể nhìn rõ mọi vật.
? Em có nhận xét gì về môi trường không khí
hiện nay ở đới ôn hòa? => Môi trường không
khí ở đới ôn hòa đang bị ô nhiễm nặng nề.
- Bước 2: GV chiếu các hình ảnh nhà máy đang
thải khí ra bầu trời, những chiếc ô tô nhả khí
vào không trung
HS đọc đoạn “Sự phát triển hàng nghìn
nghiêm trọng”
GV chiếu bảng “Những quốc gia thải khí CO2
nhiều nhất năm 2014”, yêu cầu học sinh nhận
xét
- HS quan sát hình ảnh nhà máy điện nguyên tử
bị nổ ở Nhật Bản năm 2011, bão cát ở Trung
Quốc năm 2010, cháy rừng ở Hoa Kì năm
2017
? Ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa do những
nguyên nhân nào?
- Bước 3: Hs đọc đoạn văn trong SGK
? Ô nhiễm không khí gây ra tác hại gì đối với
môi trường và con người?
GV chiếu “Sơ đồ cơ chế hình thành mưa axit”
? Mưa axit được hình thành như thế nào?
* Liên môn Hóa học: Cơ chế hình thành mưa
a-xit là do các oa-xit aa-xit trong khí thải phản ứng
hóa học với hơi nước trong bầu khí quyển, sinh
ra các axit làm cho nước mưa bị nhiễm axit.
- HS đọc thuật ngữ “Hiệu ứng nhà kính” ở
bảng tra cứu thuật ngữ trang 187
Gv chiếu các hình ảnh về hậu quả của mưa axit
và mở rộng: Mưa axit gây làm chết cây cối, ăn
mòn các công trình công cộng, các bức tượng
bằng đá vôi, cẩm thạch, đồng,
* Liên môn Vật Lí: “Hiệu ứng nhà kính” là do
các tia sáng Mặt Trời tới Trái Đất bị phản xạ
lại, nhưng do bầu khí quyển có chứa các khí
nhà kính làm cho tia phản xạ không thể thoát ra
ngoài khiến bên trong bầu khí quyển nhiệt độ
trở nên nóng hơn”
? Ô nhiễm không khí còn gây ra hiện tượng gì
a Hiện trạng
Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề
b Nguyên nhân
- Khí thải từ các nhà máy và phương tiện giao thông
- Sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử, bão cát, cháy rừng,
c Hậu quả
- Mưa axít
- Tăng “hiệu ứng nhà kính” khiến Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn câù biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương tăng cao
Trang 3và hậu quả của hiện tượng đó?
? Nhớ lại kiến thức lớp 6, nêu vài trò của tầng
ô-dôn trong bầu khí quyển? => Ngăn chặn các
tia bức xạ có hại từ Mặt Trời tới con người và
sinh vật.
? Ô nhiễm không khí ảnh hưởng như thế nào
đến tầng ô-dôn trong khí quyển? => Làm thủng
tầng o-dôn, gây say nắng, ung thư da, đục thủy
tinh thể,
? Con người sử dụng thiếu cẩn thận các năng
lượng nguyên tử gây ra hậu quả gì? => Ô
nhiễm phóng xạ làm đột biến gen, gây dị dạng,
quái thai,
- Bước 4: HS đọc đoạn “Trước tình trạng đó
Trái Đất”, Gv chiếu hình ảnh “Quang cảnh kí
Nghị định thư Ki-ô-tô ngày 11/12/1997”
Liên hệ: Việt Nam đã kí Nghị định thư vào năm
1998 và được phê chuẩn vào năm 2002
TH GDBVMT: ? Để hạn chế tình trạng ô
nhiễm môi trường không khí, các nước ở đới
ôn hòa đã thực hiện những biện pháp nào?
GV đưa ra tình huống giả định: Nếu là một đại
biểu tham gia cuộc họp về ứng phó với biến
đổi khí hậu toàn cầu, em sẽ đưa ra ý kiến gì để
bảo vệ bầu khí quyển?
GV chuẩn kiến thức
* Hoạt động 2: Tìm hiểu ô nhiễm nước ở đới
ôn hòa.
- Bước 1: HS quan sát các hình ảnh nguồn
nước bị ô nhiễm, nghiên cứu kênh chữ
? Các nguồn nước nào có nguy cơ bị ô nhiễm?
GV chiếu danh sách 10 sông, hồ bị ô nhiễm
nhất thế giới
? Kể tên và đếm số lượng sông, hồ bị ô nhiễm
thuộc đới ôn hòa?
Hs quan sát các hình ảnh về ô nhiễm nước
biển, sông hồ và nước ngầm
? Những nguyên nhân nào gây ra ô nhiễm nước
ở đới ôn hòa?
GV: Phần lớn các đô thị ở đới ôn hòa thường
tập trung ven biển, trên một dải đất không quá
100km? Tại sao sự tập trung với mật độ cao
các đô thị ở ven biển đới ôn hòa lại dẫn tới ô
- Thủng tầng ô dôn, ô nhiễm phóng xạ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
2 Ô nhiễm nước
a Hiện trạng
Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm: nước biển, nước sông hồ và nước ngầm
b Nguyên nhân
- Ô nhiễm biển: Do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển
- Ô nhiễm nước sông hồ và nước ngầm: Hóa chất từ các nhà máy, lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng
Trang 4nhiễm nước biển ven bờ? => Tập trung lượng
lớn nước thải, rác thải từ các khu công nghiệp,
hoạt động tàu bè, sinh hoạt của con người gây
áp lực lên môi trường.
- Bước 2: HS quan sát các hình ảnh kết hợp
kiến thức SGK, GV cho lớp thảo luận nhóm:
- Yêu cầu: Tìm hiểu hậu quả của ô nhiễm nước
ở đới ôn hòa, từ đó đề ra những giải pháp để
bảo vệ nguồn nước
+ HS chuẩn bị phần thảo luận đã được phân
công
+ Thuyết trình về phần thảo luận của nhóm
mình
+ Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhóm
khác
+ Tổng thời gian là 3 phút
- GV: Chuẩn kiến thức
GV hướng dẫn HS tìm hiểu các khái niệm
“thủy triều đen” và “thủy triều đỏ”.
→ Thủy triều đen: do váng dầu từ ngoài khơi
trôi dạt vào bờ
→ Thủy triều đỏ: Là hiện tượng bùng phát tảo
biển nở hoa, xảy ra ở cửa sông, mặt biển tích tụ
nhanh chóng những cột hoa (có thể là màu đỏ,
nâu, xanh lá cây, ) từ tảo biển sinh ra do quá
trình nhiễm các chất độc hại từ biển
TH GDBVMT: Trước tình trạng ô nhiễm môi
trường nước ngày càng diễn ra nghiêm trọng,
các nước ở đới ôn hòa đã có những biện
pháp nào?
Liên hệ: Cho học sinh xem đoạn video về vụ
xả nước thải làm cá chết hàng loạt của công ty
Fomosa đầu tháng 4/2016
? Bản thân là một học sinh, em cần làm gì để
giữ gìn môi trường sống xung quanh?
=> HS chơi trò chơi: “Chiếc đũa thần kỳ” (GV
có thể tổ chức cho chơi hoặc không phụ thuộc
vào thời gian)
* Ý nghĩa của trò chơi: Giáo dục học sinh ý
thức bảo vệ môi trường xung quanh, giúp học
sinh nhận thức được rằng bảo vệ môi trường
không phải là việc làm gì quá lớn lao, đôi khi
đơn giản chỉ là việc các em nhặt rác bỏ vào
thùng rác hay để rác đúng nơi quy định
c Hậu quả
- Tạo nên hiện tượng “thủy triểu đen”,
“thủy triều đỏ” => làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước
- Thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất
Trang 5- Bước 3: GV chiếu hình ảnh động vật bị dị
dạng do rác thải của con người
GV cho HS xem đoạn slide ảnh về những việc
làm cụ thể để giảm thiểu ô nhiễm môi trường
* Liên môn Âm nhạc: bài hát “Hát cho hành
tình xanh”
* Liên môn Giáo dục công dân: Hình ảnh
những bàn tay với những màu da khác nhau
đang bao bọc Trái Đất thể hiện tinh thần đoàn
kết của con người, trước hết là việc cùng chung
tay bảo vệ Trái Đất thân yêu
GV chuẩn kiến thức
4 Tổng kết và hướng dẫn học tập.
a Tổng kết:
? Trình bày kiến thức theo sơ đồ sau:
? Cần làm gì để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa nói riêng và ở địa phương nơi em sinh sống?
b Hướng dẫn học bài:
- Hướng dẫn HS làm bài tập 2 trong SGK trang 58
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK
- Làm bài tập trong tập bản đồ
- Chuẩn bị trước bài thực hành vào vở bài tập bài 18: “Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hoà”
Ô nhiễm môi trường
ở đới ôn hòa
Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường không khí
Hiện trạng
Nguyên
nhân
Hậu quả
Hiện trạng
Nguyên nhân Hậu quả