1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những yếu tố ảnh hưởng đên sản xuất chuyên môn hoá của vùng kinh tế

22 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 126 KB

Nội dung

Trong quá trình phát triển vùng kinh tế, chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp là hai yếu tố có vai trò hết sức quan trọng, trong đó chuyên môn hoá là nhân tố quyết định hướng phát triển kinh tế của vùng, còn phát triển tổng hợp đóng vai trò là cơ sở cho việc sản xuất chuyên môn hoá.

Trang 1

A MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong quá trình phát triển vùng kinh tế, chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp là hai yếu tố có vai trò hết sức quan trọng, trong đó chuyên môn hoá là nhân tố quyết định hướng phát triển kinh tế của vùng, còn phát triển tổng hợp đóng vai trò

là cơ sở cho việc sản xuất chuyên môn hoá

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng lên, các mối liên hệ kinh tế trong vùng ngày càng được thắt chặt hơn thì yêu cầu về chuyên môn hoá sản xuất ngày càng đòi hỏi cao hơn, các ngành sản xuất chuyên môn hoá đòi hỏi phải lớn về số lượng, cao về chất lượng và phải đảm bảo được về mặt thẩm mĩ nhưng giá thành phải hợp lí nhất

Tuy nhiên, xét trên thực tiễn, việc sản xuất chuyên môn hoá ở một vùng kinh

tế phải chịu tác động của nhiều yếu tố Trong đó, có những yếu tố có tác động tích cực thúc đẩy quá trình sản xuất chuyên môn hoá phát triển nhưng cũng có những yếu tố tác động tiêu cực làm cản trở quá trình sản xuất chuyên môn hoá của vùng

Vì vậy, để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình chuyên

môn hoá sản xuất, em đã lựa chọn đề tài bài tập lớn: “Những yếu tố ảnh hưởng đên sản xuất chuyên môn hoá của vùng kinh tế” để nghiên cứu.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Có được những khái niệm liên quan về vùng kinh tế, bản chất vùng kinh tế

- Có được sự liên hệ trong sản xuất chuyên môn hoá vùng kinh tế ở Việt Nam

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

Trang 2

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vùng kinh tế.

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chuyên môn hoá của vùng kinh tế

- Nghiên cứu những định hướng để phát triên chuyên môn hoá trong vùng

- Liên hệ vào Việt Nam

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp thu thập tài liệu

- Phương pháp phân tích, xử lí tài liệu

- Phương pháp tổng hợp tài liệu

- Phương pháp vận dụng

- Phương pháp báo cáo

V ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chuyên môn hoá

2 Phạm vi nghiên cứu

- Vùng kinh tế

VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Do thời gian và trình độ của người nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài chỉ trìnhbày những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chuyên môn hoá của vùng kinh tế mà chưa đi sâu vào phân tích cụ thể, chi tiết

Trang 3

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VÙNG KINH TẾ 1.1 Khái niệm vùng kinh tế

Theo P.M.Alampiep: “Vùng kinh tế là một bộ phận toàn vẹn của nền kinh tế quốc dân, có những ngành sản xuất chuyên môn hoá và những mối lien hệ kinh tế nội bộ chặt chẽ, đồng thời luôn gắn chặt với những phần lãnh thổ khác của đất nước trên cở sở phân công lao động xã hội theo lãnh thổ”

Hay nói cách khác, vùng kinh tế là một phạm vi không gian địa lý nhất định, ở

đó, dưới tác động của qui luật kinh tế xã hội chủ nghĩa, các ngành sản xuất kết hợp chặt chẽ với nhau thành một hệ thống kinh tế thống nhất và cân đối: một thể tổng

hợp sản xuất – lãnh thổ (không phải là một tổng số các ngành phát triển hỗn độn,

tách rời nhau hoặc quan hệ với nhau một cách tuỳ tiện) Mỗi vùng kinh tế không chỉ phát triển cân đối trong nội bộ, mà còn phát triển cân đối với các vùng kinh tế khác của đất nước, khiến cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân là một thể tổng hợp sản xuất thống nhất phát triển cân đối trên cơ sở một đường lối nhất định

1.2 Chức năng của vùng kinh tế

-Chuyên môn hoá sản xuất: Là chức năng kinh tế cơ bản của vùng, là định hướng phát triển chủ yếu của vùng Các ngành sản xuất chuyên môn hoá dựa trên việc khai thác và sử dụng các tiềm năng thế mạnh đặc thù của vùng để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng tốt, giá thành rẻ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa và quốc tế

-Phát triển tổng hợp: Là sự kết hợp các ngành sản xuất kinh tế trong vùng, cácngành này có sự phụ thuộc lẫn nhau theo một tỷ lệ nhất định tạo ên sự phối hợp nhịp nhàng, cân đối nhằm thực hiện nhiệm vụ phân công lao động xã hội của nền kinh tế quốc dân

1.3 Bản chất của vùng kinh tế

Muốn tiến hành sản xuất phải căn cứ vào nhu cầu về sản phẩm hàng hóa mà

xã hội đòi hỏi Mặt khác, phải căn cứ vào khả năng của vùng

Trang 4

Sản xuất

Nhu cầu

Khả năng

Cân đối

Vùng kinh tế đồng thời chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp nên sản xuất của nó có thể tận dụng được mọi khả năng (trội và tiềm tàng) và ngày càng thỏa mãn được mọi nhu cầu (về sản phẩm hàng hóa và sản phẩm tiêu thụ trong vùng) Nghĩa là “sản xuất” tiến tới cân đối với “nhu cầu” và “khả năng”

1.4.2 Vùng kinh tế tổng hợp:

* Vùng kinh tế lớn

Vùng kinh tế lớn là các vùng kinh tế tổng hợp cấp cao nhất Mỗi vùng kinh tế lớn có qui mô lãnh thổ bao trùm trên nhiều tỉnh và thành phố liền kề nhau; có chung những định hướng cơ bản về chuyên môn hoá sản xuất, với những ngành chuyên môn hoá lớn có ý nghĩa đối với cả nước; sự phát triển tổng hợp của vùng phong phú, đa dạng Các vùng kinh tế lớn còn có những mối liên quan chung về kinh tế - chính trị - quốc phòng

* Vùng kinh tế - hành chính

Trang 5

Vùng kinh tế - hành chính là những vùng kinh tế vừa có ý nghĩa, chức năng kinh tế, vừa có ý nghĩa, chức năng hành chính Mỗi vùng kinh tế - hành chính có một cấp chính quyền tương ứng: Vừa có chức năng quản lý kinh tế, vừa có chức năng quản lý hành chính trên toàn bộ địa bàn lãnh thổ của vùng Vùng kinh tế hành chính có 2 loại:

+ Vùng kinh tế hành chính tỉnh: với qui mô và số lượng các chuyên môn hóa

có hạn, nhưng các mối liên hệ kinh tế bên trong thì chặt chẽ và bền vững, gắn bó trong một lãnh thổ thống nhất cả về quản lý hành chính và kinh tế

+ Vùng kinh tế hành chính huyện: là đơn vị lãnh thổ nhỏ nhất của hệ thống vùng kinh tế, có mức độ chuyên môn hóa sơ khởi

1.5 Chuyên môn hoá sản xuất

Chuyên môn hoá sản xuất là hình thức phân công lao động xã hội và tổ chức hợp lí lao động, phản ánh quá trình tập trung sản xuất những loại sản phẩm riêng biệt hay những chi tiết của sản phẩm thành những ngành độc lập và những xí

nghiệp chuyên môn hoá, nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm Được đặc trưng bởi tính đồng nhất của sản phẩm và quá trình công nghệ, thiết bị và cán bộ chuyên môn nên CMHSX được coi là một đặc trưng của nền kinh

tế hiện đại Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và kĩ thuật, quản lí, có chuyên môn hoá ngành, chuyên môn hoá xí nghiệp, chuyên môn hoá thành phẩm, chuyên môn hoá chi tiết sản phẩm, chuyên môn hoá giai đoạn công nghệ, vv

Trang 6

CHƯƠNG II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT

CHUYÊN MÔN HOÁ CỦA VÙNG KINH TẾ 2.1 Vai trò của sản xuất chuyên hoá đối với phát triển kinh tế vùng.

- Chuyên môn hoá sản xuất là dựa vào những điều kiện thuận lợi của vùng về

tự nhiên - kinh tế, xã hội – lịch sử để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá với chất lượng tốt, giá thành hạ, cung cấp cho nhu cầu của nhiều vùng khác, cho nhu cầu cả nước và xuất khẩu

- Chuyên môn hoá sản xuất của vùng kinh tế thể hiện nét đặc trưng, độc đáo của vùng, vai trò, nhiệm vụ của vùng với các vùng khác, cũng như đối với nền kinh

tế quốc dân trong một giai đoạn lịch sử nhất định

- Những ngành chuyên môn hoá sản xuất trong vùng được hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện thuận lợi của vùng Vì vậy những ngành này thường

là những ngành cho hiệu quả kinh tế cao nhất, quyết định phương hướng sản xuất chính của vùng và thường là những ngành đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế vùng

- Trong thực tế, mỗi vùng kinh tế thường có nhiều ngành chuyên môn hoá sản xuất khác nhau (đặc biệt là vùng kinh tế lớn) Vì vậy cần phải xác định được vai trò

vị trí của từng ngành chuyên môn hoá sản xuất trong vùng, cũng như vai trò vị trí của từng cơ sở chuyên môn hoá sản xuất trong ngành để có phương hướng đầu tư phát triển hợp lý Để làm được điều đó, người ta thường căn cứ vào một hệ thống nhiều chỉ tiêu để phân tích trong đó những chỉ tiêu được sử dụng phổ biến là:

+ Tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá của một ngành sản xuất chuyên môn hoánào đó trong vùng so với toàn bộ giá trị sản phẩm của ngành ấy được sản xuất ra ở trong vùng trong một năm:

S’IV S’IV: giá trị sản phẩm hàng hoá ngành I trong vùng

x 100% SIV: giá trị sản phẩm ngành I trong vùng

SIV

Trang 7

+ Tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá của ngành sản xuất chuyên môn hoá nào

đó trong vùng so với toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hoá của ngành đó được sản xuất

ra trên cả nước trong một năm:

S’IV S’IV: giá trị sản phẩm hàng hoá ngành I trong vùng

x 100% SIN: giá trị sản phẩm ngành I trong cả nước

SIN

+ Tỷ trọng giá trị sản phẩm của một ngành sản xuất chuyên môn hoá nào đó trong vùng so với toàn bộ giá trị sản phẩm của ngành đó được sản xuất ra trên cả nước trong một năm (hoặc tỷ số đó về vốn đầu tư hay lao động):

SIV SIV: giá trị sản phẩm ngành I trong vùng

x 100% SIN: giá trị sản phẩm ngành I trong cả nước

SIV

+ Tỷ trọng giá trị sản phẩm của ngành sản xuất chuyên môn hoá nào đó trong vùng so với tổng giá trị sản xuất của toàn vùng:

SIV SIV: giá trị sản phẩm ngành I trong vùng

x 100% GOV: tổng giá trị sản xuất của toàn vùng

- Các ngành chuyên môn hoá sản xuất tham gia vào hoạt động theo lãnh thổ trong phạm vi không gian của cả nước và quốc tế

- Sản xuất chuyên môn hoá mang lại hiệu quả cao cho vùng và cả nước, trở thành những ngành động lực, thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất khác và

cả nền kinh tế quốc dân

Trang 8

Sự chuyên môn hoá nói lên chức năng sản xuất cơ bản và quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu của vùng trong một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định Mặt khác, sự chuyên môn hoá của vùng kinh tế nói lên vai trò và vị trí của vùng trong nền kinh tế phải gánh vác đối với cả nước hay đối với nhiều vùng khác trong một thời gian tương đối dài.

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chuyên môn hoá của vùng kinh tế

2.1.1 Tài nguyên tự nhiên:

Tài nguyên tự nhiên là các vật thể và lực lượng tự nhiên Ở trình độ phát triển lực lượng sản xuất nhất định, tài nguyên tự nhiên được sử dụng để thoả mãn nhu cầu của xã hội loài người dưới hình thức tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất

Các nguồn tài nguyên tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên, vĩnh viễn tới quá trình phát triển và phân bố sản xuất các ngành chuyên môn hoá, trong đó chủ yếu là ngành nông nghiệp

a Đất đai:

Trong kinh tế học, đất bao gồm tất cả các tài nguyên có nguồn gốc tự nhiên, chẳng hạn như vị trí địa lý của khu vực đất đai, các tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất, và thậm chí các thành phần của phổ điện từ Trong kinh tế học cổ điển nó được coi là một trong các yếu tố sản xuất, các yếu tố khác là tư bản và sức lao động

- Trong chuyên môn hoá nông nghiệp, đất là yếu tố quyết định hàng đầu Là nhân tố tác động trực tiếp hình thành nên những vùng chuyên canh nông nghiệp, tạo nên năng suất và chất lượng cho nông phẩm

Nếu ở những vùng không có điều kiện thuận lợi vượt trội về đất đai thì vùng

đó khó có thể hình thành những vùng chuyên canh nông nghiệp

Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long có đất phù sa màu mỡ nên hành thành vùng chuyên canh cây lương thực trong đó chủ yếu là cây lúa nước

Trang 9

Vùng Tây Nguyên, các cao nguyên đất đỏ bazan hình thành nên các vùng chuyên canh cây cà phê

- Đối với chuyên môn hoá các ngành công nghiệp, đất là địa bàn hoạt động công nghiệp, là nơi xây dựng các xí nghiệp, cụm công nghiệp, hình thành nên những khu công nghiệp tập trung với các ngành sản xuất chuyên môn hoá

Tuy nhiên, nếu quá trình khai thác tài nguyên đất của con người không hợp lí, đất sẽ bị thoái hoá, bạc màu, mất dinh dưỡng, độ phì của đất giảm xuống Như vậy,

sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất chuyên môn hoá, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp

b Khí hậu

Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyến, gió các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định

Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ

đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi toạ độ địa lí, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận

Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt

độ và lượng mưa Do vậy, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất chhuyên môn hoá của vùng

Các vùng kinh tế có sự khác nhau về mặt thờ tiết và khí hậu Do vậy, ở mỗi vùng khác nhau sẽ có những ngành sna xuất chuyên môn hoá khác nhau Điiêù này

bị chi phối bởi tính đặc thù khí hậu của mỗi vùng

- Nguyên nhân: Mỗi loại sinh vật trong ngành nông nghiệp có khả năng thích ứng với những kiểu khí hậu khác nhau Chúng có thể sinh trưởng và phát triển nhanh trong một điều kiện khí hậu phù hợp Tuy nhiên cũng có một số loại sinh vật kém thích nghi Vì vậy, sẽ có loài sinh vật này phù hợp với kiểu khí hậu tương ứng

Trang 10

sẽ phát triển nhanh và cho năng suất, chất lượng tốt hình thành nên những vùng chuyên môn hoá nông nghiệp.

Ví dụ: Trên thế giới hình thành các loại vùng chuyên canh các loại cây ôn đới,cây cận nhiệt, nhiệt đới…

Tuy nhiên trong điều kiện khí hậu thay đổi, khả năng thích nghi của các loài sinh vật ngày càng hạn chế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất chuyên môn hoá của vùng

c Khoáng sản

Khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày"

Khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản

Khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên

khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc

và hơi khí độc (SO2, CO, CH4 v.v )

Khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:

- Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nước

Trang 11

2.2.2 Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ

Phân công lao động theo lãnh thổ vừa là cơ sở, vừa là động lực của sự hình thành chuyên môn hoá trong vùng kinh tế

Phân công lao động theo lãnh thổ được biểu hiện bằng sự tập trung các loại sản xuất riêng biệt trên một lãnh thổ nhất định, bằng sự chuyên môn hoá sản xuất của dân cư dựa vào những điều kiện và đặc điểm phát triển sản xuất đặc thù, đó là một vùng kinh tế

Các vùng kinh tế thông qua các mối liên hệ kinh tế, liên kết với nhau trong một hệ thống phân công lao động theo lãnh thổ thống nhất

Chuyên môn hóa sản xuất là kết quả tất yếu của quá trình phân công lao động.Các hình thức phân công lao động xã hội và tổ chức hợp lí lao động, phản ánh quá trình tập trung sản xuất những loại sản phẩm riêng biệt hay những chi tiết của sản phẩm thành những ngành độc lập và những xí nghiệp chuyên môn hoá, nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm Bởi tính đồng nhất của sản phẩm, quá trình công nghệ, thiết bị và cán bộ chuyên môn, nên chuyên môn hóa sản xuất được coi là một đặc trưng của nền kinh tế hiện đại

Xét trên góc độ doanh nghiệp, thì chuyên môn hóa sản xuất là việc tập trung hoạt động của doanh nghiệp vào thực hiện những công việc cùng loại nhất định Những công việc cùng loại mà doanh nghiệp thường thực hiện như: chế tạo những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau; thực hiện một số giai đoạn công nghệ của quá trình công nghệ sản phẩm; hoàn chỉnh hoặc tập trung chế tạo một số bộ phận, chi tiết của sản phẩm hoàn chỉnh… Phân công lao động xã hội càng phát triển, trình độchuyên môn hóa sản xuất của các doanh nghiệp càng cao

Ngày đăng: 20/01/2018, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w