Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
347 KB
Nội dung
TRƯỜNG
KHOA…………
………… o0o…………
BÁO CÁOTỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
V n c b n phát tri n th ng m i i n t Vi t Nam ấ đềơ ả để ể ươ ạ đ ệ ử ở ệ
MỤC LỤC
Trang
I/ PHẦN MỞ ĐẦU 2
1
II/ PHẦN NỘI DUNG 3
1/ HẠ TẦNG CƠ SỞ PHÁP LÝ 3
1.1/ Một số vấn đề pháp lý trong thươngmạiđiệntử 3
1.2. Khuôn khổ pháp lý cho thươngmạiđiệntửởviệtNam 7
2/ HẠ TẦNG CƠ SỞ CÔNG NGHỆ 10
3/ HẠ TẦNG CƠ SỞ NHÂN LỰC 11
4/ HẠ TẦNG THANH TOÁN TỰ ĐỘNG( THANH TOÁN ĐIỆNTỬ ) 13
5/ BẢO MẬT, AN TOÀN 16
6/ BẢO VỆ SỞ HỮU TRÍ TUỆ 23
7/ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG 24
2
I/ PHẦN MỞ ĐẦU
Vào cuối thế kỷ XX, sự pháttriển và hoàn thiện của kỹ thuật số đã được áp dụng trước
hết vào máy tính điện tử, tiếp đó sang các lĩnh vực khác (điện thoại di động, thẻ tín dụng ).
Số hoá và mạng hoá đã là tiền đề cho sự ra đời của nền kinh tế mới - nền kinh tế số (còn gọi
là nền kinh tế tri thức, nền kinh tế dựa trên tri thức, ). Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ
thông qua các phương tiện điện tử, Internet và các mạng viễn thông khác đã xuất hiện, đó
chính là “Thương mạiđiện tử” (TMĐT).
Thương mạiĐiệntử là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến
các tổ chức hay cá nhân tiến hành hoạt động thươngmạicó sử dụng các phương tiện điệntử
và công nghệ xử lý thông tin số hoá, bao gồm cả sản xuất, phân phối, marketing, mua – bán,
giao hàng hoá và dịch vụ bằng các phương tiện điện tử.
Tuy mới xuất hiện và chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong thươngmại song TMĐT đã
mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, chính phủ, người tiêu dùng và xã hội.
Thương mạiđiệntử đã vượt ra khỏi lĩnh vực thương mại, ngày càng tác động đến các lĩnh
vực khác và hứa hẹn mang lại những thay đổi to lớn và sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội loài
người. Thươngmạiđiệntử ngày càng được sự quan tâm của Chính phủ, Doanh nghiệp và
người tiêu dùng và đang trở thành một công cụ hữu hiệu trong quá trình toàn cầu hoá và trong
xây dựng nền kinh tế số. Thât khó mà hình dung ra xã hội tương lai nếu không có TMĐT.
Bên cạnh đó, TMĐT cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết để khai thác các lợi
ích của TMĐT như vấn đề an toàn, an ninh cho các giao dịch trên mạng, các vấn đề về
bảo vệ bí mật, tính riêng tư, các vấn đề về CNTT và truyền thông, cơ sở hạ tầng kinh tế
và pháp lý, các vấn đề về nhân lực, chuyển đổi mô hình kinh doanh, các vấn đề về quản
lý, thay đổi tập quán, thói quen trong kinh doanh…vì vậy đểcó thể khai thác tối đa lợi ích
của thươngmạiđiệntử thì việc phân tích nhằm hiểu rõ các vấn đề trên là vô cùng quan trọng
và cấp thiết. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm pháttriểnthươngmạiđiệntử
trên toàn thế giới nói chung và ởViệtNam nói riêng.
3
II/ PHẦN NỘI DUNG
1/ HẠ TẦNG CƠ SỞ PHÁP LÝ
1.1/ Một số vấn đề pháp lý trong thươngmạiđiện tử
Các vấn đề pháp lý trong TMĐT liên quan đến nhiều chế định pháp luật thuộc các lĩnh
vực khác nhau. Trong thươngmại truyền thống, các bên thường gặp nhau trực tiếp để tiến
hành giao dịch hoặc là những người đã quen biết nhau từ trước. Còn trong TMĐT, các chủ
thể không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Các giao dịch
thương mại truyền thống được phân định rõ ràng về ranh giới quốc gia, trong khi đó TMĐT
lại được thực hiện trong môi trường hay thị trường phi biên giới. Tuy nhiên TMĐT không thể
thực hiện được nếu không có người thứ ba là các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nếu như trong
thương mại truyền thống mạng lưới là phương tiện để trao đổi thông tin thì trong TMĐT
mạng Internet chính là một thị trường. Do vậy các vấn đề pháp lý nảy sinh trong thị trường ảo
là hoàn toàn khác.
1.1.1 Vấn đề pháp lý trong đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho các giao dịch TMĐT.
An toàn và tin cậy là các yếu tố mà người tham gia TMĐT phải cân nhắc trước khi
quyết định tham gia. Nếu người sử dụng cảm thấy thông tin về giao dịch của họ không được
đảm bảo an toàn, có thể bị sửa đổi, có thể bị khám phá trái phép họ sẽ không tham gia
TMĐT. Do đó, cần phải có hạ tầng viễn thông an toàn, trên đó có các phương tiện đểbảo vệ
thông tin, tránh khám phá, sử dụng trái phép và một hành lang pháp lý đầy đủ phân định rõ
ràng trách nhiệm của các chủ thể tham gia TMĐT ở tất cả các công đoạn của giao dịch
thương mại mà tính an toàn, độ tin cậy bị đe doạ như máy trạm, máy chủ, đường truyền. Mặt
khác người sử dụng cũng phải học cách tựbảo vệ mình bằng các biện pháp kỹ thuật.
Mã hoá là một công cụ hữu hiệu đảm bảo an toàn cho các giao dịch trong TMĐT. Nó
cho phép người sử dụng bảo vệ được thông tin của mình một cách an toàn, đảm bảo nguồn
gốc thông tin và tính toàn vẹn của thông tin. Tuy nhiên khi sử dụng mã hoá có thể xảy ra
trường hợp như bọn tội phạm có thể sử dụng biện pháp mã hoá để mã hoá các thông tin.
4
Đồng thời, mã hoá nhiều khi cũng gây khó khăn cho Giám đốc doanh nghiệp kiểm soát hoạt
động của cán bộ dưới quyền.
1.1.2. Vấn đềbảo đảm tính riêng tư:
Thông tin cá nhân được luật pháp tôn trọng. Cá nhân được quyền đảm bảo bí mật các
thông tin về đời tư. Khi thực hiện các giao dịch trong môi trường Internet, các chủ thể tham
gia giao dịch thường được yêu cầu phải khai báo các thông tin cá nhân ví dụ như số thẻ tín
dụng, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại cá nhân để phục vụ cho
mục đích xác nhận, kiểm tra. Sở dĩ có điều đó là do các bên tham gia giao dịch không quen
biết nhau. Các thông tin về đời tư này dễ bị bên thứ ba lấy cắp và sử dụng vào mục đích khác,
gây phương hại đến người tham gia giao dịch TMĐT. Do đó, trong TMĐT cần quy định rõ
trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia giao dịch đối với các thông tin của các chủ thể.
1.1.3. Bảo vệ người tiêu dùng:
Do trong TMĐT cả người mua lẫn người bán không cần gặp nhau, biết nhau nên dễ
xảy ra các rủi ro và người bị thiệt thường là người tiêu dùng bởi vì họ phải trả tiền trước cho
các sản phẩm, dịch vụ mà họ mua qua mạng song lại chưa biết được chất lượng sản phẩm và
việc giao hàng códiễn ra đúng như người bán đã cam kết không. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp
hơn khi hai chủ thể ở hai quốc gia khác nhau, chịu các luật điều chỉnh khác nhau, thẩm quyền
tài phán khác nhau. Do vậy trong quy định pháp lý cho các bên tham gia TMĐT, các quốc gia
đều bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, do luật pháp các nước là không giống nhau nên nếu
hai chủ thể thuộc hai quốc gia khác nhau thì hai bên cần thoả thuận trước về luật sẽ áp dụng.
1.1.4. Các vấn đề về hợp đồng
Theo pháp luật, hợp đồng được xác lập khi các bên đạt được sự nhất trí về các điều
kiện ghi trong hợp đồng bất kể là thoả thuận miệng hay bằng văn bản. Vấn đề nảy sinh là xác
định nơi giao kết hợp đồng để xác định luật giải quyết khi có tranh chấp. Trong hầu hết các
trường hợp thì quốc gia nơi đặt webserver không hề được quan tâm và không phải lúc nào vị
trí của webserver cũng rõ ràng. Domain name cũng không phải là căn cứ để xác định nơi giao
5
kết hợp đồng. Có nhiều doanh nghiệp ViệtNam buôn bán qua domain name nước ngoài và
ngược lại.
Nói chung các loại hợp đồng đều có thể giao kết qua mạng, tuy nhiên cũng có một số
loại hợp đồng theo quy định của pháp luật phải thể hiện bằng văn bản, có công chứng, đăng
ký. Luật pháp các nước đều không phủ nhận giá trị pháp lý của hợp đồng ảo chỉ vì nó là dạng
dữ liệu (bản ghi điện tử).
Có nhiều loại hợp đồng trong không gian ảo, đó là hợp đồng hàng hoá, dịch vụ và các
dịch vụ số hoá. Hàng hoá khi chào bán trên mạng phải đảm bảo chất lượng. phù hợp với mục
đích sử dụng, an toàn và không có khuyết điểm nhỏ. Sẽ không được coi là có khuyết điểm
nhỏ nếu như người bán chỉ ra cho người mua trước khi ký kết hợp đồng. Cung cấp dịch vụ
chính là cung cấp sức lao động, kỹ năng. Việc mua một phần mềm tại cửa hàng thì phần mềm
là hàng hoá, còn hợp đồng với một công ty tin học thuê viết một phần mềm thì đó là hợp
đồng cung cấp dịch vụ. Dịch vụ số hoá là người báncó thể gửi cho người mua các loại sản
phẩm như băng video, âm nhạc, sách báo, phần mềm… qua mạng Internet.
1.1.5. Các yêu cầu hình thức văn bản, chữ ký, văn bản gốc
Có một số loại giao dịch pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản. Các loại giao
dịch này thường là giao dịch về tài sản có đăng ký. Các loại giao dịch mà pháp luật đòi hỏi
hình thức văn bản phải là văn bản trên giấy sẽ không tiến hành qua mạng. Giống như các văn
bản trên giấy, các giao dịch TMĐT khi cần phải có chữ ký để ràng buộc chủ thể với nội dung
tài liệu. Chữ ký điệntử sẽ được sử dụng trong những trường hợp như vậy. UNCITRAL đã
nêu luật khung về chữ ký điệntửđể các nước tham chiếu khi xây dựng luật của mình.
Đảm bảo tính nguyên vẹn (bản gốc) của tàiliệu trong TMĐT là một nhu cầu. Đối với
những tàiliệu về quyền sở hữu hay giấy tờ có giá (như vận đơn) khi quyền đi liền với việc
chiếm hữu tài sản đó, thì điều cơbản là đảm bảo rằng bản gốc phải ở trong tay người có
quyền sở hữu tài sản mà giấy tờ thể hiện. Trong TMĐT con người có thể tạo được các bản
sao giống hệt như bản gốc một cách dễ dàng. Điều quan trọng là tập dữ liệu do một người
6
khởi tạo không bị thay đổi về nội dung, hay nói cách khác là đảm bảo sự nguyên vẹn của dữ
liệu.
1.1.6. Thời điểm, địa điểm gửi, nhận thông điệp điện tử
Thời gian giao kết rất quan trọng để xác định thời điểm bắt đầu nghĩa vụ của các bên.
Do các bên trong TMĐT không quen biết nhau, ở xa nhau, liên lạc với nhau qua mạng nên
xác định thời điểm giao kết thươngmại là khó khăn và các bên rất dễ hiểu khác nhau về thời
điểm giao dịch. Điều đó dễ dẫn đến các tranh chấp.
Người được chào hàng có thể chấp nhận lời chào hàng và theo đó tạo ra một hợp đồng
trực tiếp. Sự phản hồi của khách hàng chấp nhận đơn chào hàng là sự trả giá. Trường hợp này
người mua là người trả giá, người bán là người chấp nhận hợp đồng. Việc xác lập hợp đồng
không nhất thiết phải do con người thực hiện, mà có thể chấp nhận tự động bằng hệ thống
máy móc. Ví dụ, khi người chủ đặt máy bán nước giải khát tự động, được coi là chấp nhận trả
giá khi khách bỏ tiền vào máy. Khi tiến hành TMĐT, người chào hàng có thể quy định thời
gian gửi ý kiến chấp nhận, khi đó thời điểm chấp nhận hợp đồng là thời điểm thông tin chấp
nhận của khách hàng nhập vào hệ thống của người chào hàng.
Thời gian nhận được thông điệp điệntử được xác định theo nguyên tắc sau:
a/ Nếu người nhận chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thì thời gian nhận là khi
thông điệp điệntử nhập vào hệ thống thông tin đó hoặc khi nhập vào hệ thống thông tin khác
nhưng người nhận đang làm việc để truy lục thông điệp điện tử.
b/ Nếu người nhận không chỉ định hệ thống thông tin thì tính thời điểm nhận là thời
điểm thông điệp điệntử truy nhập vào hệ thống thông tin của người nhận.
1.2. Khuôn khổ pháp lý cho thươngmạiđiệntửởviệt Nam
Cùng với hệ thống pháp luật chung, các văn bản pháp luật liên quan đến thươngmại
điện tử cũng bước đầu được hình thành và dần hoàn thiện.
7
1.2.1. Luật giao dịch điện tử.
Luật Giao dịch điệntử được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/03/2006. Luật gồm 8 chương, 54 điều quy định về thông
điệp dữ liệu, chữ ký điệntử và chứng thực chữ ký điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng
điện tử, giao dịch điệntử của cơ quan nhà nước, an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao
dịch điện tử, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử. Phạm vi điều
chỉnh chủ yếu của Luật là giao dịch điệntử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong
lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại.
Luật Giao dịch điệntử nhấn mạnh nguyên tắc tiến hành giao dịch điệntử là tự nguyện,
được tự thoả thuận về việc lựa chọn công nghệ để thực hiện giao dịch, trung lập về công
nghệ, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn.
Chữ ký điệntử là một nội dung được đề cập đến trong Luật Giao dịch điện tử. Luật
công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, nêu lên nghĩa vụ của bên ký, bên chấp nhận chữ
ký và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điệntử và dành hẳn một chương đề cập
đến giao dịch điệntử của cơ quan Nhà nước.
1.2.2. Luật thương mại.
Luật Thươngmại (sửa đổi) được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/01/2006 là văn bản pháp lý làm nền tảng cho các hoạt
động thương mại, trong đó cóthươngmạiđiện tử. Điều 15 của Luật quy định “Trong hoạt
động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy
định của pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản”. Ngoài ra, tại khoản 4,
Điều 120 (các hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ), trong đó coi “Trưng bày,
giới thiệu hàng hoá, dịch vụ trên Internet” là một hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá,
dịch vụ.
8
1.2.3. Bộ luật dân sự.
Tại khoản 1, điều 124 “Hình thức giao dịch dân sự” của Bộ luật dân sự (Quốc hội khoá
XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/01/2006) quy định
“Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điệntử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi
là giao dịch bằng văn bản”. Bộ luật Dân sự đưa ra quy định cụ thể về các trường hợp giao kết,
sửa đổi, thực hiện, huỷ bỏ hợp đồng. Theo đó, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên
đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên
thoả thuận, nếu không có thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của
cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Đây là những khái
niệm quan trọng cần tính đến khi xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến giao kết và
thực hiện hợp đồng trong môi trường điện tử.
1.2.4. Luật Hải quan.
Luật Hải quan (sửa đổi) được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/01/2006 có bổ sung một số quy định về trình tự khai hải
quan điện tử, địa điểm khai, hồ sơ hải quan điện tử, thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất
nhập khẩu bằng Thươngmạiđiện tử.
1.2.5. Luật sở hữu trí tuệ.
Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005
và có hiệu lực từ ngày 1/07/2006 thể hiện một bước tiến trong việc hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Luật Sở hữu trí tuệ có một số điều khoản liên quan
đến thươngmạiđiệntử như quy định về các hành vi bị xem là xâm phạm quyền tác giả,
quyền liên quan trong môi trường điệntử như cố ý huỷ bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền
dưới hình thức điệntửcó trong tác phẩm, dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới
hình thức điệntử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan. Tuy không có quy
định cụ thể liên quan đến lĩnh vực thươngmạiđiện tử, nhưng các nguyên tắc trong Luật Sở
hữu trí tuệ có thể áp dụng đối với lĩnh vực này. Đến ngày 19/ 6/ 2009 Quốc hội ViệtNam
9
thông qua Luật số 36/2009/QH12 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ số
50/2005/QH11.
1.2.6.Luật và văn bảnthươngmạiđiệntửnăm 2008, 2009
* Nghị định số 97/2008/NĐ-CP - quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông
tin điệntử trên internet
* Nghị định số 90/2008/NĐ-CP - chống thư rác
* Thông tư số 78/2008/TT-BCT - hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định
số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điệntử trong hoạt động tài chính.
* Thông tư số 09/2008/TT-BCT - hướng dẫn Nghị định thươngmạiđiệntử về cung
cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thươngmạiđiện tử.
* Thông tư số 05/2008/TT-BTTTT - hướng dẫn Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điệntử trên internet.
* Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT - hướng dẫn hoạt động cung cấp thông tin trên
trang thông tin điệntử cá nhân trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP.
* Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT - hướng dẫn quản lý và sử dụng tài nguyên internet.
* Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT - quy định giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia
Việt Nam.
* Quyết định số 343/2008/QĐ-TTg - thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ
thông tin.
Luật và văn bảnthươngmạiđiệntửnăm 2009
* Nghị định số 28/2009/NĐ-CP - xử phạt vi phạm hành chính trong dịch vụ internet và
thông tin điện tử.
10
[...]... dựa trên thươngmạiđiệntửthường được nắm giữ theo dạng tài sản sở hữu trí tuệ – vì thế việc định giá một doanh nghiệp kinh doanh thươngmạiđiệntử sẽ bị ảnh hưởng bởi việc nó cóbảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ hay không Cho tới nay nhiều công ty thươngmại giống như các công ty công nghệ khác có các danh mục bằng sáng chế, thương hiệu, tên miền, phần mềm hay các cơ sở dữ liệu gốc trở thành tài sản... bảo vệ để: - Không bị đánh cắp thẻ tín dụng - Không bị người bán giả danh 23 6/ BẢO VỆ SỞ HỮU TRÍ TUỆ Tài sản sở hữu trí tuệ là một yếu tố quan trọng trong thươngmạiđiệntử Trong TMĐT, thông tin trở thành tài sản, và bảo vệ tài sản cuối cùng sẽ có nghĩa là bảo vệ thông tin Hơn những hệ thống thươngmại khác, thươngmạiđiệntử liên quan tới việc bán sản phẩm và các dịch vụ dựa vào tài sản sở hữu trí... trình 322) để khuyến khích học tập TMĐT Quan trọng hơn cả là 2 Bộ đã thống nhất đầu mối cho hoạt động hợp tác và pháttriển dự án là Vụ Đại học và Sau Dại học (Bộ GDĐT) và Vụ ThươngmạiĐiệntử (Bộ Thương mại) Thống nhất đầu mối là bước tiến cơbản vì từ nay đã có một địa chỉ để tiếp cận, phản hồi và giải quyết những vướng mắc từ các cơ sở đào tạo TMĐT trong cả nước Bên cạnh đó, Bộ Thươngmại cũng đang... bộ việc kinh doanh này sẽ bị phá hủy Tài sản sở hữu trí tuệ cũng liên quan tới việc thiết lập thương mạiđiệntử Các hệ thống cho phép Internet phát huy chức năng như các phần mềm, mạng lưới, các thiết kế, chip, đường dẫn, mạch, giao diện người dùng… thường được bảo vệ bởi các quyền sở hữu trí tuệ Các thương hiệu là một phần quan trọng trong thương mạiđiệntử bởi vì việc tạo nhãn hiệu, sự công nhận... bằng về quyền sở hữu trí tuệ Âm nhạc, tranh, ảnh, phần mềm, các thiết kế, mô đun đào tạo, hệ thống…tất cả có thể được giao dịch bằng thương mạiđiệntử và tài sản sở hữu trí tuệ là một phần giá trị chính yếu trong giao dịch này Tài sản sở hữu trí tuệ rất quan trọng bởi vì những thứ giá trị được giao dịch điệntử phải được bảo vệ, sử dụng hệ thống bảo mật kỹ thuật và luật về tài sản sở hữu trí tuệ,... mang thương hiệu Việt Nam, nhưng tỷ lệ nội địa hóa còn thấp, phần lớn linh, phụ kiện vẫn phải nhập khẩu với giá thành còn cao - Lĩnh vực điệntử công nghiệp và điệntử chuyên ngành khác: phần lớn còn nhập ngoại, phần sản xuất được trong nước cũng chỉ ở mức riêng lẻ, đơn chiếc, quy mô nhỏ 3/ HẠ TẦNG CƠ SỞ NHÂN LỰC Theo số liệu điều tra, 39% doanh nghiệp cho biết có bố trí cán bộ chuyên trách về thương mại. .. việc kinh doanh dựa vào web, tất cả đều được bảo vệ bởi các thương hiệu và luật về cạnh tranh không công bằng Kinh doanh thươngmạiđiệntử và liên quan tới Internet cũng có thể dựa vào việc cấp phép cho sản phẩm và bằng sáng chế Đó là bởi vì nhiều công nghệ khác nhau được yêu cầu để tạo ra một sản phẩm mà các công ty thường chọn để thuê ngoài các công việc về pháttriển một số bộ phận hay chia sẻ công... mạiđiện tử, với mức trung bình là 2,7 người trong một doanh nghiệp, gần gấp đôi con số 1,5 người của năm 2006 Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về thươngmạiđiệntử không chuyển biến nhiều trong 3 năm gần đây (hình 8), cho thấy việc tăng số cán bộ trung bình trên một đơn vị là kết quả của sự tăng cường đầu tư trong những doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng thươngmạiđiệntử từ... khoảng 0,4% dân số, ViệtNam là một trong những nước có tỷ lệ người sử 11 dụng Internet thấp nhất ASEAN (tỷ lệ sử dụng trung bình khối ASEAN là 1,5%, thế giới 8%) Trong lĩnh vực điện tử- tin học ViệtNam vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn Lĩnh vực điện tử: Phần lớn còn tập trung ở khâu lắp ráp (máy thu thanh, thu hình, radiocassetes) Hướng đi này chỉ thích hợp cho giai đoạn pháttriểnban đầu Ngoài... điệntử sẽ được đưa vào sử dụng gần gấp đôi so với từnăm 2007 trở về trước Trong đó, máy rút tiền tự động ATM từ khoảng 4.500 chiếc hiện nay sẽ được đẩy lên 6.889 Thiết bị thanh toán dùng thẻ POS (Point of Sale) lắp đặt tại điểm bán hàng từ 14.858 chiếc lên 29.215 chiếc Thẻ thanh toán dự kiến phát hành gần 14 triệu chiếc Tuy nhiên, Theo vụ ThươngMạiĐiệnTử (TMĐT), bộ Thương Mại, thì thanh toán điện . TẦNG CƠ SỞ PHÁP LÝ 3
1.1/ Một số vấn đề pháp lý trong thương mại điện tử 3
1.2. Khuôn khổ pháp lý cho thương mại điện tử ở việt Nam 7
2/ HẠ TẦNG CƠ SỞ CÔNG. nhằm phát triển thương mại điện tử
trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
3
II/ PHẦN NỘI DUNG
1/ HẠ TẦNG CƠ SỞ PHÁP LÝ
1.1/ Một số vấn đề