Y tế dự phòng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHẢO SÁT TIỀM NĂNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN Y TẾ ĐIỆN TỬ (Trang 27)

Với các nhiệm vụ về phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, kiểm dịch y tế biên giới, phòng chống các bệnh xã hội như HIV/AIDS, phong, lao, các bệnh truyền nhiễm... Hệ thống y tế dự phòng có gần 15 viện nghiên cứu trung ương, trên 260 trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh và trên 712 trung tâm y tế dự phòng huyện.

4.1 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị CNTT

- Tại Cục Y tế dự phòng hiện nay có 40 máy tính để bàn, không có máy chủ, trên 20 máy in được sử dụng để soạn thảo, in ấn và lưu trữ văn bản.

- Sử dụng phần mềm hệ điều hành Window XP 2002, MS Word, MS Excel MS Powerpoint để soạn thảo văn bản, lưu trữ dữ liệu, trình bày,

- Đường kết nối Internet tốc độ cao ADSL do VNN cung cấp dịch vụ phục vụ việc tra cứu, khai thác thông tin trên mạng phục vụ công việc và gửi, nhận thông tin từ các đơn vị trong và ngoài Bộ qua thư điện tử;

- Mạng nội bộ (LAN): máy tính trong một phòng được kết nối bằng mạng LAN để chia sẻ dữ liệu, truy cập Internet và sử dụng chung máy in.

- Thiết bị mạng; tại các phòng đã lắp đặt Moderm Internet, bộ chia Switch nối với từng máy tính;

- Thiết bị ngoại vi: về cơ bản, máy in đã đáp ứng được nhu cầu công việc, một số phòng được trang bị máy Scan;

- Hệ thống hội nghị truyền hình (Video Conference) sử dụng để giao ban trực tuyến hàng tuần với 4 viện Vệ sinh dịch tễ/Pauster trung ương và khu vực

- Phần mềm ứng dụng đã và đang triển khai phục vụ công tác điều hành và quản lý các hoạt động của Cục Y tế dự phòng: Epidata 3.1, Epiinfo 6.0,SPSS 15.0, Stata 9.0, kế toán ứng dụng phần mềm A-ANA 5.0; phần mềm định vị, vẽ bản đồ (GIS 9.2)

- Phần mềm quản lý dữ liệu để quản lý CSDL về hóa chất, chế phẩm đăng ký lưu hành, CSDL về cán bộ kiểm dịch y tế trên toàn quốc được cấp thẻ Kiểm dịch viên y tế

- Phần mềm vẽ bản đồ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên cả nước; phần mềm cảnh báo sớm và đáp ứng nhanh EWAR giám sát bệnh truyền nhiễm.

- Phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm sẽ được vận hành tại cục, 11 viện trực thuộc và 64 Trung tâm YTDP tỉnh.

- Phần mềm báo cáo tai nạn thương tích cho các sở y tế Cục, thành phố để tổng hợp báo cáo các đơn vị liên quan, phần mềm báo cáo công tác y tế lao động tại các trung tâm y tế dự phòng các tỉnh.

- Phần mềm báo cáo y tế lao động giúp tuyến tỉnh quản lý được các hoạt động về vệ sinh lao động và tình hình bệnh nghề nghiệp trên đại bàn tỉnh; cập nhật CSDL đáp ứng công tác quản lý và báo cáo công tác y tế lao động cho tuyến tỉnh và tuyến trung ương.

- Phần mềm giám sát tai nạn thương tích được thiết kế cho các cán bộ thống kê, báo cáo số liệu tai nạn thương tích tại tuyến huyện, tỉnh và trung ương. Phần mềm cho phép thống kê các số liệu liên quan đến số mắc, chết, do tai nạn thương tích, tuổi, giới, nguyên nhân, địa điểm, tình trạng sơ cấp cứu ban đầu.Phần mềm có các khả năng kết xuất ra các bảng biểu và biểu đồ theo yêu

cầu cơ bản. Ngoài ra số liệu của các tỉnh có thể kết xuất bằng file mềm gửi lên tuyến trên. Cán bộ thống kê y tế tuyến trên có thể cập nhật thông tin từ các file mềm gửi lên này để tổng hợp số liệu theo yêu cầu.

-Phần mềm giám sát tai nạn thương tích tại bệnh viện: phần mềm này cho phép nhập và báo cáo chi tiết các thông tin về tình hình tai nạn thương tích, nguyên nhân, mức độ nặng của thương tích, các xử trí sau khi bị thương tích đến khi ra viện và tổng kinh phí cho điều trị từng trường hợp tai nạn thương tích.

- Theo kết quả điều tra tại Cục Y tế dự phòng về nguồn nhân lực cho thấy: Số cán bộ chuyên môn CNTT chiếm 0.83% trong đó trình độ CĐ, ĐH chiếm 0.54% (1,46 người/đơn vị), số cán bộ làm về CNTT chỉ 1.31% (3,54 người/viện)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHẢO SÁT TIỀM NĂNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN Y TẾ ĐIỆN TỬ (Trang 27)