Đào tạo và nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHẢO SÁT TIỀM NĂNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN Y TẾ ĐIỆN TỬ (Trang 29)

Hệ thống đào tạo và nghiên cứu khoa học hiện có khoảng 30 cơ sở nghiên cứu, 26 trường đại học (kể cả trường sắp thành lập), trên 30 trường cao đẳng và gần 100 cơ sở đào tạo trung học và dạy nghề y tế. Trong đó đào tạo bậc đại học và sau đại học có 26 trường.

5.1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin

Kết quả cho thấy trung bình máy tính/cán bộ còn thấp mới chỉ chưa đầy 0.4 máy tính/cán bộ. Xu hướng đầu tư hạ tầng năm sau cao hơn năm trước, đây cũng là một thực tế cho sự phát triển. Tỷ lệ máy tính kết nối LAN, Internet cũng khá cao nhưng cũng chưa đạt được kế hoạch và chỉ tiêu đề ra của Chính phủ theo Quyết định 48/2009/QĐ-TTg, của Bộ Y tế kế hoạch 2009-2010 và những chiến lược dài hơi của ngành y tế. Tỷ lệ đơn vị có áp dụng biện pháp sao lưu dữ liệu hầu hết là sao lưu dạng cứng, sao lưu ở dạng trực tuyến và mạng rất thấp chỉ mới 20%.

Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo hợp tác Viettel kết nối Internet cho các đơn vị đào tạo với việc miễn phí thiết bị đầu cuối và chi phí sử dụng được giảm mức tối đa.

Năm 2009, Bộ Y tế cũng có chương trình hợp tác với VNPT với việc VNPT cung cấp đường truyền internet ADSL tốc độ cao với giá ưu đãi lên đến 50%. Như vậy, về cơ bản Internet được phủ kín ở các đơn vị đạo tạo hưởng lợi

từ kết quả hợp tác. Đây cũng là thuận lợi lớn đối với sinh viên/học sinh trong việc nghiên cứu học tập.

Hầu hết các đơn vị có mạng LAN, có Internet và có website, một số ít đơn vị chưa có hệ thống email riêng.

Tỷ lệ máy tính/cán bộ còn thấp

Hệ thống sao lưu, dự phòng dữ liệu còn rất khiêm tốn và chủ yếu vẫn dũng sao lưu cứng là chính.

Một số trường bước đầu đã ứng dụng hệ thống e-Learning (moodle) vào hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo.

Tỷ lệ đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế 5.2. Hạ tầng nhân lực công nghệ thông tin

Các đơn vị đã có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin với trình độ đại học chiếm đa số. Số cán bộ có trình độ trên đại học còn thấp. Số biết sử dụng máy tính trong công việc chưa nhiều.

Về Môi trường tổ chức chính sách: Qua nghiên cứu thực tế cho thấy mức độ quan tâm của lãnh đạo đối với việc ứng dụng CNTT-TT đạt tới 95% là quan tâm và có tới 80% đơn vị có phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách chỉ đạo về CNTT, một số ít đơn vị là chưa quan tâm đến CNTT, chưa có kế hoạch cũng như chiến lược về CNTT.

5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin

Trong số 20 đơn vị trong nghiên cứu, điều tra cho thấy chưa đầy 50% số đơn vị có phần mềm quản lý về nhân lực. Kể từ khi có phần mềm quản lý và điều hành qua mạng năm 2005 đến nay chỉ mới có 40% đơn vị đưa vào vận hành khai thác sử dụng, điều đó đồng nghĩa với việc có thể trên 60% đơn vị vẫn sử dụng giấy tờ là chính.

Hệ thống đào tạo từ xa (E-learning) mới áp dụng ở 20% số đơn vị và khai thác ở tính năng đơn giản chưa khai thác hết những tính năng nâng cao. Tra cứu trên Internet nhận thấy hầu hết sử dụng hệ thống mã nguồn mở moodle phổ biến hiện nay

Số đơn vị đưa phần mềm vào quản lý đề tài nghiên cứu khoa học mới có 30% đơn vị sử dụng. Hệ thống thư điện tử chiếm 70% và số sử dụng chiếm 75%, đối với hệ thống đào tạo nhân lực y tế việc trao đổi thông tin qua thư điện tử là rất cần thiết nhưng số còn lại (~30) chưa tận dụng thế mạnh của thư điện tử (email) vào công việc hàng ngày. Hiện nay thì Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có văn bản chỉ đạo về sử dụng thư điện tử và chế độ báo cáo điện tử.

Theo kế hoạch đề ra đến năm 2010, 100% đơn vị đào tạo có website cung cấp các thông tin cơ bản hỗ trợ trong quá trình đào tạo học sinh/sinh viên y nhưng qua điều tra mới dừng lại ở con số 80%, còn 20% số đơn vị đào tạo chưa có website. Trong số các đơn vị có website thì các chức năng cơ bản mới chỉ đáp ứng phần nào yêu cầu đặt ra, tuy vậy việc cập nhật thông tin lên website cũng được quan tâm đáng kể trong số có website.

Qua nghiên cứu cũng cho thấy chưa có một hệ thống liên kết liên thư viện điện tử nào. Trong khu vực và trên thế giới như medline, hinari,.. là một trong những mô hình ứng dụng liên kết liên thư viện khá quy củ, bài bản trong trao đổi và khai thác nguồn lực thông tin. Y tế Việt Nam cũng cần có một hệ thống như vậy.

Trong nghiên cứu chúng tôi cũng đã tra cứu các website về đào tạo lĩnh vực y tế cả công lẫn tư và nhận thấy các website của các trường tên tuổi của ngành như Đại học Y Hà nội, Đại học Y Dược TP.HCM có thể nói là cung cấp khả đầy đủ thông tin thậm chí có cả thư viện điện tử tích hợp trong website, diễn đàn thảo luận cho sinh viên/học sinh và các thày/cô giáo.

Ứng dụng CNTT trong các thư viện

Một số trường đã public thư viện điện tử trên môi trường mạng cho sinh viên, độc giả tra cứu tài liệu như Trường đại học Y Hà nội, Đại học Y tế công cộng, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

Với những trường có thư viện tử trên mạng thì chưa có hệ thống kết nối liên thư viện nhằm chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các trường đào tạo nhân lực y tế, cũng như việc chia sẻ các bài báo tóm tắt và toàn văn ra khu vực. Việc tổ chức thư viện điện tử vẫn còn mang tính truyền thống cao, nghĩa là điện tử hoá vẫn còn khá nhiều khâu thủ công.

Về hệ thống e-learning: Một số trường sử dụng hệ thống e-learning chủ yếu để đăng tải bài giảng, lịch học tập, tài liệu nghiên cứu như Đại học Y tế công cộng. Sắp tới Vụ Khoa học và Đạo tạo sẽ triển khai các khoá học, tập huấn về thử nghiệm lâm sàng trên hệ thống e-learning.

Đối với các sơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho đào tạo: Như cơ sở dữ liệu về YHCT học viện Y dược học cổ truyền đang triển khai, CSDL thực tế ảo đã có một đề tài cấp nhà nước do Viện khoa học và kỹ thuật Việt Nam thực hiện từ năm 2006-2010 chủ yếu nhằm mô phỏng các kỹ thuật, bộ phận trong không gian 3, 4 chiều, như bộ phận cơ thể người. Riêng đối với cơ sở dữ liệu về giải phẫu bệnh hầu hết mua hoặc chia sẻ từ nước ngoài.

Hệ thống CSDL về tuyển sinh hàng năm theo phần mềm quy định xuất dữ liệu báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp. Phần lớn ứng dụng về quản lý đào tạo là theo niên chế, hệ thống đào tạo y tế là một trong ngành đặc thù thể hiện ở Nghị quyết trung ương 46, chưa theo tín chỉ trừ một số trường ngoài công lập như Khoa điều dưỡng Đại học Thăng Long.

Hiện nay, Bộ Y tế đã xây dựng xong phần mềm quản lý đào tạo học sinh trung cấp và dự kiến tập huấn sử dụng và phát miễn phí cho các trường trung cấp y dược kể cả những trường công lập với các phân hệ chính chính như: Quản lý bằng tốt nghiệp, quản lý học bổng - học phí, Quản lý học tập, quản lý hồ sơ học sinh, Quản lý các danh mục, quản lý rèn luyện, quản trị hệ thống. Tỷ lệ đầu tư cho ứng dụng CNTT còn hạn chế

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHẢO SÁT TIỀM NĂNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN Y TẾ ĐIỆN TỬ (Trang 29)