KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI 1 Thuận lợ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHẢO SÁT TIỀM NĂNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN Y TẾ ĐIỆN TỬ (Trang 32)

1. Thuận lợi

Trong những năm qua, công tác ứng dụng CNTT trong hệ thống bệnh viện nói riêng và các đơn vị trong ngành y tế nói chung đã nhận được chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Chính phủ và Bộ Y tế. Các chính sách đã và đang được xây dựng để tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh để để đẩy mạnh lĩnh vực này. Ban chỉ đạo được thành lập theo Quyết định số 2794/QĐ-BYT ngày 04/8/2009 làm đầu mối để tăng cường quản lý, lập chính sách cho công tác ứng dụng CNTT trong ngành y tế. Các đơn vị y tế đã quan tâm đến việc đầu tư nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bên cạnh đó, lĩnh vực này còn nhận được sự quan tâm của

các tổ chức hợp tác phát triền cũng như vì lợi nhuận, coi đây là một hướng ưu tiên đầu tư trong thời gian tới.

2. Khó khăn

Hạ tầng CNTT trong các cơ sở y tế, đặc biệt trong các bệnh viện không đồng bộ, thiếu máy tính cấu hình cao, hệ thống mạng quá cũ, tư vấn thiết kế không tốt và trình độ của cán bộ ở nhiều đơn vị y tế cũng còn hạn chế, dẫn tới việc triển khai các phần mềm quản lý đơn vị hay bệnh viện gặp nhiều khó khăn. Ngân sách đầu tư cho CNTT còn rất nhỏ giọt, hầu hết là từ NSNN và từ nguồn thu xã hội hóa theo Nghị định 43. Bộ Y tế đã có chỉ thị số 02/2009/CT-BYT về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong ngành Y tế cho phép các đơn vị trích 1% ngân sách hàng năm để đầu tư CNTT nhưng số tiền này chỉ đủ đáp ứng một phần nhu cầu phần cứng và một số phân hệ phần mềm cơ bản. Ngân sách dành cho chi trả lương và đào tạo nhân lực CNTT còn rất thấp so với cán bộ CNTT làn cho các đơn vị khác ngoài ngành y tế.

Các bệnh viện hiện nay còn đang ứng dụng CNTT theo kiểu “trăm hoa đua nở”, các phân hệ tài chính, BHXH,dược, nhập viện, chuyển viện, ra viện và báo cáo thống kê vẫn chưa kết nối được với nhau. Các phần mềm cũng không kết nối được với nhau khiến Bộ Y tế không thể quản lý tập trung về các thông tin đầu ra phục vụ cho việc lập chính sách.

Khung pháp lý và chính sách cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống bệnh viện chưa được đầy đủ. Các mẫu bệnh án đã được xây dựng từ hơn 10 năm trước và không đồng bộ đã không còn phù hợp để ứng dụng CNTT để quản lý, bên cạnh đó là sự thiếu vắng mã an sinh xã hội quốc gia, áp dụng các chuẩn quốc tế như hệ thống phân loại bệnh tật quốc tế ICD (IX và X), HL7 và quan trọng nhất là chưa xây dựng được chuẩn thông tin đầu ra (minimum dataset và data dictionary).

Cơ sở vật chất, phần mềm ứng dụng và năng lực ứng dụng chưa xứng đáng với tiềm năng cũng như nhiệm vụ của ngành.

Việc ứng dụng CNTT của các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay mới dừng lại ở việc khai thác công việc văn phòng, thống kê, báo cáo với từng phần riêng lẻ như quản lý nhân sự, viện phí, quản lý kho dược, bệnh nhân ra vào viện.

Hệ thống thông tin y tế tuy đã có nhiều cố gắng trong việc củng cố và tăng cường song xử lý, lưu trữ và chuyển tải thông tin chủ yếu vẫn bằng phương pháp thủ công, phần là do các cơ sở y tế chưa đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phần do kinh phí đầu tư cho hệ thống thấp. Tại phòng thống kê tin học, Bộ Y tế, nơi được phân công tổng hợp và phân tích số liệu về hoạt động của toàn ngành Y tế và thực trạng sức khỏe của nhân dân vẫn chưa được trang bị máy chủ, máy tính cá nhân đã quá cũ, cấu hình thấp chưa tương xứng với yêu cầu ứng dụng CNTT của Hệ thống.

V. KẾT LUẬN

Trong những năm qua, công tác triển khai và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành Y tế nói chung và hệ thống bệnh viện, dự phòng, đào tạo, nghiên cưu khoa học tại Việt Nam nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Cơ sở hạ tầng máy móc, mạng từng bước được nâng cao. Nhận thấy những lợi ích to lớn từ việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và cung cấp thông tin, các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập đã và đang đầu tư cho lĩnh vực này. Dù còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng trong tương lai gần, CNTT là một lĩnh vực đầu tư đầy hứa hẹn. Để kết luận, chúng tôi xin trích câu mở đầu trong báo cáo của HIMSS Global Enterprise Task Force về ứng dụng CNTT Y tế (HIT) năm 2008 tại 15 nước trên toàn thế giới “Healthcare information technology (IT) is a sleeping giant” [8] – tạm dịch Công nghệ thông tin Y tế là người khổng lồ đang ngủ.

Trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học .

1. Về hạ tầng kỹ thuật

Hầu hết các đơn vị có mạng LAN, có Internet và có website, một số ít đơn vị chưa có hệ thống email riêng.

Tỷ lệ máy tính/cán bộ còn thấp. Hệ thống sao lưu, dự phòng dữ liệu còn rất khiêm tốn và chủ yếu vẫn dũng sao lưu cứng là chính. Một số trường bước đầu đã ứng dụng hệ thống e-Learning (moodle) vào hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo. Tỷ lệ đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế

Các đơn vị đã có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin với trình độ đại học chiếm đa số. Nhiều bệnh viện trung ương, tỉnh và các trường đã có tổ CNTT. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy mức độ quan tâm của lãnh đạo đối với việc ứng dụng CNTT-TT đạt tới 95% là quan tâm và có tới 80% đơn vị có phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách chỉ đạo về CNTT. Song số cán bộ có trình độ trên đại học còn thấp. Số biết sử dụng máy tính trong công việc chưa nhiều.

3. Môi trường tổ chức chính sách

Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến phát triển CNTT. Những chính sách trên đã là môi trường pháp lý để các đơn vị đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý và xử lý số liệu. Tuy nhiên Chính sách về ứng dụng CNTT của từng lĩnh vực, từng ngành chưa thật sự hoàn thiện và tạo tiền đề cho việc ứng dụng và phát triển CNTT. Chính sách được ban hành nhưng thiếu điều kiện để triển khai do thiếu nguồn lực đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, ngân sách đầu tư hàng năm rất thấp nên việc dành một khoản kinh phí đầu tư cho CNTT là khó khăn.

4. Ứng dụng CNTT

Việc ứng dụng CNTT đã và đang triển khai trong các lĩnh vực dự phòng, khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học và hệ thống thông tin quản lý, Nhiều phần mềm quản lý và xử lý số liệu đã được xây dựng và đang được tiển khai tại các cơ sở y tế. Những phần mềm này đã đóng vai trò quan trọng trong việc giảm áp lực công việc cho cán bộ y tế đồng thời tăng cường chất lượng thông tin. Tuy nhiên, hầu hết các phần mềm trên chưa hoàn thiện, cần nâng cấp và mở rộng triển khai trên toàn quốc.

Tóm lại: Qua kết quả nghiên cứu về e-health tại các cơ sở y tế và để đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thì vấn đề quan trọng nhất là:

Cần đảm bảo bền vững về môi trường tổ chức và chính sách cho CNTT y tế: Lãnh đạo quyết tâm, chính sách đãi ngộ, quan tâm bồi dưỡng cán bộ công nghệ thông tin và đầu tư tài chính kịp thời, đúng lúc và đúng chỗ.

Các đơn vị cần theo dõi cập nhật các cơ chế chính sách mới về ứng dụng và phát triển CNTT-TT.

Tăng đầu tư cho công nghệ thông tin từ ngân sách nhà nước, từ huy động tài trợ trong và ngoài nước hoặc thuê tài chính cho triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của ngành: Hạ tầng, ứng dụng, nhân lực, môi trường tổ chức và chính sách.

Đưa ra chính sách ưu đãi đối với cán bộ công nghệ thông tin – truyền thông

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin truyền thông phục vụ lĩnh vực y tế.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHẢO SÁT TIỀM NĂNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN Y TẾ ĐIỆN TỬ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w