KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN eHEALTH

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHẢO SÁT TIỀM NĂNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN Y TẾ ĐIỆN TỬ (Trang 36)

6.1 Phát triển CNTT trong hệ thống thông tin Y tế

Để công nghệ thông tin và tuyền thông thực sự trở thành công cụ quan trọng phát triển ngành y tế nói chung và hệ thống thông tin thống kê y tế nói riêng, cùng với việc quan tâm phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu, kết nối, chia sẻ và phổ biến thông tin thống kê của Hệ thống thông tin y tế; cần ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả các khâu thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo, lưu giữ, chia sẻ và công bố thông tin của Hệ thống thông tin y tế, thống kê của các Bộ ngành liên quan và địa phương. Trong đó chú trọng xây dựng các cơ sở dữ liệu vĩ mô, vi mô, siêu dữ liệu, kho dữ liệu; phát triển các công cụ khai thác dữ liệu, phân tích và dự báo thống kê; tăng cường sử dụng trang thông tin điện tử và phát hành các sản phẩm thống kê y tế điện tử để công bố và chia sẻ thông tin, phổ biến kiến thức và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thống kê y tế thống qua mạng. Trong các năm tới cần đẩy mạnh các hoạt động sau:

- Hoàn thiên cơ sở pháp lý tạo tiền đề cho việc ứng dụng CNTT trong công tác thông tin thống kê như xây dựng cơ chế kết nối, chia sẻ, khai thác và cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành y tế và giữa ngành Y tế với các ban ngành liên quan. Xây dựng và ban hành các chuẩn về ứng dụng CNTT và chính sách bảo mật dữ liệu cho phù hợp với thực tế.

- Chính phủ cần có sự phân công cho Bộ công an trong việc xây dựng mã ID cho cá nhân thuận tiện cho việc ứng dụng CNTT và quản lý hồ sơ BN. Xây dựng mã số cho các cơ sở y tế và đơn vị hành chính tạo điều kiện cho việc kết nối các cơ sở dữ liệu từ các nguồn khác nhau.

- Do tính chất phức tạp, lớn, đa chiều và siêu dữ liệu của thông tin thống kê nên cần thiết xây dựng một hệ thống mạnh máy tính chuyên dùng ở cấp Bộ. Một hệ thống máy chủ về cơ sở dữ liệu thống kê y tế sẽ được xây dựng tại Trung tâm tích hợp dữ liệu đạt dưới sự quản lý của phòng Thống kê, vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ y tế. Bộ máy chủ này độc lập với các hệ thống máy chủ khác của văn phòng Bộ.

- Thiết kế và triển khai đường truyền tốc độ cao cho hệ thống thông tin thống kê y tế. Hệ thống này không chỉ kết nối với trung tâm tích hợp dữ liệu quốc gia mà còn tích hợp và xử lý trực tuyến với các mạng máy tính của hệ thống thống kê của các bộ ngành khác, các đơn vị trực thuộc ngành và các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện và một phần ở tuyến xã. Trang bị thiết bị CNTT cho phòng Thống kê, vụ KHTC bao gồm máy tính, phương tiện ngoại vi, đường truyền tốc độ cao. Tạo cơ sở cho việc sử dụng mạng internet trong hệ thống online.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tại tuyến trung ương, tuyến tỉnh tuyến huyện đảm bảo thông tin của các tuyến luôn có sẵn, thuận tiện cho việc khai thác và sử dụng.

- Xây dựng cơ chế quản lý, cung cấp và trao đổi thông tin trên mạng. - Xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu và tài liệu hướng dẫn truy cập,

khai thác dữ liệu.

- Xây dựng từ điển siêu số liệu để xác định những đặc điểm của từng yếu tố số liệu và sử dụng các yếu tố đó trong tính toán chỉ số.

- Hoàn thiện trang website Thống kê, trên cơ sở trang web, xây dựng các form điện tử đề các cơ sở y tế nhập liệu trực tiếp và chuyển tải nhanh thông tin cho tuyến trên đáp ứng yêu cầu có so liệu kịp thời phục vụ công tác quản lý và lập kế hoạch cho Ngành Y tế cungx như từng cấp.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phấn đấu đến măm 2015, hệ thống thu thập, xử lý chuyển tại thông tin sẽ triển khai trên tất các các đơn vị y tế từ huyện trở lên.

giảm bớt gánh nặng về sổ sách và biểu mẫu báo cáo hiện nay; trang bị máy tính và lắp đạt internet cho các trạm y tế để trao đổi và truyền file dữ liệu. Đến năm 2020 tất cả các trạm y tế sẽ ứng dụng CNTT trong xử lý số liệu.

- Kiện toàn tổ chức và nhân lực CNTT cho các cơ sở y tế, các tuyến; nâng cao kiến thức CNTT phục vụ cho công tác chuyên môn.

6.2. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện

- Hoàn thiện chính sách về ứng dụng CNTT trong khối bệnh viện, cụ thể xây dựng và ban hành chuẩn về hệ thống thông tin y tế bệnh viện. Trước mắt chuẩn hóa biểu mẫu, hồ sơ bệnh án và các chuẩn liên quan đến phần mềm ứng dụng quản lý bệnh viện.

- Tăng cường và mở rộng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn và khám chữa bệnh từ xa nhằm đảm bảo mọi người dân tiếp cập được các dịch vụ y tế, đặc biệt là những người dân ở vùng sâu vàng xa.

- Tiến hành đánh giá phần mềm hiện có tại các bệnh viện, lựa chọn phần mềm tối ưu để triển khai cho các bệnh viện, hạn chế kinh phí đầu tư và tăng cường hiệu quả về ứng dụng CNTT

- Mở rộng ứng dụng DICOM và PACS phục vụ tốt cho việc chẩn đoán và điều trị của bệnh viện

- Nghiên cứu và xây dựng bệnh án điện tử thuận tiện cho việc khai thác thông tin và phục vụ nghiên cứu khoa học.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng về CNTT bệnh viện, trang bị máy chủ và máy bàn và đường truyền đáp ứng yêu cầu của phần mềm quản lý bệnh viện.

- Củng cố bộ phận (tổ) CNTT, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cán bộ CNTT để triển khai ứng dụng y tế điện tử.

6.3. Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực Dự phòng

* Xây dựng Phần mềm hệ thống thông tin quản lý y tế Dự phòng. Trên cơ sở của phần mềm này thiết lập các công cụ trợ giúp cho chức năng tự động hóa kết suất dữ liệu, báo cáo và thực hiện một số chức năng tác nghiệp.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo điều hành công tác Dự phòng: Hoàn thiện và nâng cấp những phần mềm hiện có và triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc.

- Trang bị bổ sung hệ thống thiết bị Hội nghị truyền hình cho các viện thuộc hệ Y tế Dự phòng, các trung tâm y tế Dự phòng cả nước đồng thời nâng cấp hệ thống thiết bị hội nghị truyền hình đã trang bị trước đây. Nâng cấp đường truyền tốc độ cao nhằm cải thiện chất lượng của hội nghị giao ban trực tuyến.

- Phát triển nguồn nhân lực CNTT cho Hệ thống Y tế Dự phòng:

* Tại Cục Y tế Dự phòng có ít nhân từ 1-2 cán bộ chuyên trách về CNTT với trình độ đại học, các viện và trung tâm y tế Dự phòng tỉnh phải có ít nhất 1 cán bộ chuyên trách về CNTT.

* Đào tạo bồi dưỡng kiến thức nâng cao về quản trị mạng cho đối tượng là cán bộ quản trị mạng.

* Đào tạo phổ cập kiến thức CNTT cho cán bộ, công chức các viện, trung tâm y tế Dự phòng tỉnh, huyện phục vụ cho công tác triển khai kết nối hạ tầng CNTT và sử dụng phần mềm.

- Trang thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT trong lĩnh vực Dự phòng:

* Trang bị máy chủ có cấu hình mạnh , dung lượng lớn, có thển nâng cấp ổ cứng để có thể đảm bảo làm việc liên tục và sao lưu an toàn dữ liệu khi gặp sự cố.

* May trạm có cấu hình có thể làm việc với các loại dữ liệu dạng đồ họa, hình ảnh, âm thanh.

* Các thiết bị mạng và các thiết bị CNTT khác phải có chất lượng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo hoạt động của mạng được tốt.

Tăng cường an toàn mạnh và bảo mất thông tin:

* Các giải pháp bảo mật bắt buộc phải được thiết kê, xây dựng và thực hiện khi sử dụng phần mềm, Bao gồm: Phát hiện và ngăn chặn các

hành vi vi phạm về bảo mật như gian lận, lấp cắp số liệu, phá hoại và truy cấp trái phép cpơ sở dữ liệu; phục hồi cơ sở dữ liệu sau khi bị mất v.v…

6.4. Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học

- Xây dựng cơ sở dữ liệu y tế quốc gia: về đào tạo là cơ sở dữ liệu thành phần.

- Trang bị đủ máy chiếu và máy tính cho hệ thống các giảng đường trong các trường y dược.

- Đảm bảo 100% các trường Cao đẳng, trung cấp có website và thư điện tử: Đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện, an toàn, an ninh và bảo mật thông tin theo Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/7/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng thời đưa đầy đủ các thông tin cần thiết về đào tạo, tuyển sinh, nghiên cứu khoa học phục vụ kịp thời cho sinh viên/học sinh tiếp cận thông tin sớm nhất, truy cập nhanh nhất

- Đẩy mạnh ứng dụng Phần mềm quản lý sinh viên/học sinh, thông báo điểm cho sinh viên trên môi trường internet.

- Tăng cường trang bị hệ thống e-Learning phục vụ đào tạo trực tuyến trên môi trường điện tử các khoá học ngắn hạn về y tế như đào tạo liên tục, đào tạo cho sinh viên/học sinh những môn không nhất thiết phải học tập trung nhằm linh hoạt trong việc bố trí thời gian học tập, nâng cao hiểu quả sử dụng Internet và giúp sáng tạo. Trong học tập và nghiên cứu điện tử. Đồng thời đưa ra văn bản thừa nhận kết quả học tập qua hệ thống e-Learning.

- Tăng cường ứng dụng thư viện điện tử vào quản lý thư viện số ở các trường: Số hoá tài liệu, cửa từ, gắn số, gắn vạch,…

Cần thiết xây dựng một môi trường học liệu điện tử liên thư viện nhằm chia sẻ và khai thác nguồn lực thông tin số trong thời gian tới: ebook, Electure, eMagazine, eAnatomy... Như vậy cần có một cơ quan đứng ra làm nhiệm vụ xây dựng hệ thống kết nối liên thư viện.

- Tăng cường sử dụng CNTT-TT vào học tập từ xa, hội nghị và hội thảo với các trường y nổi tiếng trên thế giới.

Cuối cùng cần học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển có ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong lĩnh vực đào tạo vào lĩnh vực đào tạo y tế.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHẢO SÁT TIỀM NĂNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN Y TẾ ĐIỆN TỬ (Trang 36)