QUYỀN VÀ NGHĩA VỤ CỦA NGƯỜI NHậN VÀ TỔ CHứC CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾĐể dịch vụ y tế được cung cấp tốt, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa, Việt Nam đã qui định trong một số các luật về
Trang 1QUẢN LÝ
DỊCH VỤ Y TẾ QUẢN LÝ
DỊCH VỤ Y TẾ
Trang 3QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ
Trang 55 Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 14
6 Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 15
1 Mô hình kiểm định chất lượng (Accreditation) 23
1 Mô hình kiểm định chất lượng dịch vụ y tế 48
2 Ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 52
3 Mô hình quản lý chất lượng toàn diện 53
II Tổng quan về hệ thống tổ chức và quản lý y tế dự phòng 58
1 Tuyến trung ương: Cục Y tế dự phòng 59
Trang 64 Cấp chứng chỉ ở các quốc gia trên thế giới 104
3 Ưu điểm và hạn chế của công tác kiểm tra bệnh viện 112
2 Qui trình thanh tra dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh 115
3 Một số nội dung thanh tra dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh 115
4 Kết quả và hạn chế của công tác thanh tra dịch vụ khám, chữa bệnh 118
Trang 7Bảng 3.1 Phân biệt quá trình kiểm định, cấp phép và cấp chứng chỉ 70
Hình 2.2 Sơ đồ tiến trình thực hiện hệ thống quản lý chất luợng ISO 9000 37Hình 2.3 Tam giác các cấu phần và nguyên tắc của TQM 44Hình 2.4 Quy trình triển khai CQI/TQM trong tổ chức 46
Hình 4.1 Sơ đồ hệ thống quản lý dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh 96Hình 4.2 Qui trình cấp chứng chỉ hành nghề y tư nhân theo qui định
Trang 8Iso International Organization for Standardization (Tổ chức
quốc tế về tiêu chuẩnt hóa)
IsQua The International Society for Quality in Health Care - Hiệp
hội Quốc tế về Chất lượng trong Chăm sóc y tế
TQm Total Quality Management - Quản lý chất lượng toàn diện
Trang 9LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện Nghị định 43/2000/NĐ-CP ngày 30/08/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn triển khai luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ y
tế tổ chức biên soạn bộ tài liệu dạy-học các môn học cơ sở và chuyên môn theo chương trình mới nhằm từng bước xây dựng bộ sách chuẩn trong công tác đào tạo quản lý y tế Cuốn sách “Quản lý dịch vụ y tế” này được biên soạn dựa theo chương trình giáo dục của Trường Đại học y tế công cộng trên cơ sở chương trình khung đã được Bộ y tế xây dựng Năm 2012 cuốn sách này được thẩm định bởi Hội đồng khoa học Trường đại học y tế công cộng-Bộ y tế Cuốn sách được thống nhất sử dụng làm tài liệu cho các cán bộ nghiên cứu, học tập
và các nhà quản lý y tế
Sách được biên soạn gồm 4 bài, mỗi bài có mục tiêu học tập và các nội dung cụ thể Trong đó, nội dung thể hiện được các yêu cầu kiến thức cơ bản, chính xác khoa học, cập nhật được tiến bộ khoa học hiện đại và thực tiễn Việt Nam Sách dùng để đào tạo hệ đại học và sau đại học, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên các chuyên ngành khác và cán bộ y tế quan tâm đến công tác quản lý dịch vụ y tế Cuốn sách này cũng hy vọng góp phần giúp các này quản
lý hiểu sâu hơn về quản lý dịch vụ y tế
Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên trường Đại học y tế công cộng tích cực tham gia biên soạn cuốn sách này Đây là tài liệu biên soạn nội dung này lần đầu nên nội dung biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót và cần được
bổ sung cập nhật Tôi khuyến khích và hoan nghênh các ý kiến đóng góp của các độc giả và đồng nghiệp để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn
Tm nhóm tác giả PGs.Ts.Phan Văn Tường
Trang 11TỔNG QUAN vỀ cUNG cẤP
DỊcH vụ Y TẾ
Sau khi kết thúc bài học, học viên có khả năng:
1 Trình bày được khái niệm về các dịch vụ y tế
2 Giải thích được các nguyên tắc của cung cấp tốt các dịch vụ y tế
3 Trình bày được quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp và người sử dụng dịch vụ y tế
I KHÁI NIỆm DỊCH VỤ Y TẾ
dịch vụ y tế bao gồm tất cả các dịch vụ liên quan đến chẩn đoán và điều trị bệnh hay dịch vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng, bao gồm những dịch vụ liên quan trực tiếp và gián tiếp đến con người dịch vụ y tế là kết quả cụ thể của bất kì hệ thống y tế nào Nói đến cung cấp dịch vụ tức là nói đến những biện pháp mà các nhà cung cấp dịch vụ áp dụng để kết hợp các nguồn lựcđầu vào như tiền, con người, trang thiết bị và thuốc, nhằm cung cấp các dịch vụ/can thiệp y tế Để cải thiện sự tiếp cận, độ bao phủ và chất lượng dịch
vụ, các nhà quản lý y tế cần phải dựa vào những nguồn lực đầu vào, dựa vào cách thức tổ chức và hệ thống quản lý các dịch vụ y tế và dựa vào việc động viên, khuyến khích người cung cấp và người sử dụng dịch vụ
Chúng ta cần phân biệt rõ một số khái niệm khi đề cập tới dịch vụ y tế y tế công cộng là khoa học và kỹ thuật phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ và nâng cao sức khỏe thông qua các nỗ lực có tổ chức và các lựa chọn dựa trên bằng chứng của xã hội, các tổ chức công và tư, cộng đồng và cá nhân y tế công cộng quan tâm tới các mối đe dọa cho sức khỏe tổng thể của một cộng đồng dựa trên phân tích sức khỏe dân cư và thường được chia ra một số lĩnh vực, như dịch tễ học, thống kê, sức khỏe môi trường, y tế xã hội, tuyên truyền thay đổi hành vi
Có hai đặc trưng của y tế công cộng, đó là:
Trang 12• y tế công cộng giải quyết các khía cạnh phòng bệnh hơn là chữa bệnh.
• y tế công cộng giải quyết các vấn đề cấp cộng đồng dân cư, không
là điều trị bệnh hợp lý nhằm ngăn chặn những diễn biến xấu hay biến chứng của bệnh, hồi phục sức khỏe cho người bệnh Ví dụ bệnh truyền nhiễm điều trị triệt để cho người bệnh là loại bỏ nguồn truyền nhiễm quan trọng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng dự phòng cấp 4 liên quan đến giảm hoặc tránh hậu quả của can thiệp y tế không cần thiết hoặc thừa trong hệ thống y tế
dịch vụ khám chữa bệnh liên quan đến biện pháp can thiệp để chữa bệnh Khi người dân bị mắc bệnh họ sẽ có nhu cầu được khám bệnh để phát hiện bệnh
bị mắc, sau đó được điều trị và chăm sóc để khỏi bệnh Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh
Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên
những phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia đình trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy
đủ của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận được, nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất có thể Chăm sóc sức khỏe ban đầu nhấn mạnh đến những vấn đề sức khỏe chủ yếu của cộng đồng, đến tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe
Sau hơn 30 năm thực hiện Tuyên ngôn alma ata về sức khỏe cho mọi người và chăm sóc sức khỏe ban đầu, các quốc gia đã rút kinh nghiệm để đổi mới thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu phù hợp hơn, nhằm đạt các mục tiêu đề ra Cột bên trái của Bảng 1 cho thấy các đặc trưng của hệ thống chăm sóc sức
Trang 13khỏe ban đầu được thực hiện ở Việt Nam và các nước đang phát triển khác trong toàn cầu Cột bên phải cho thấy định hướng đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu trong tương lai Các khái niệm về đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu giúp Việt Nam có tầm nhìn rõ hơn về những đổi mới sẽ phải tiến hành để nâng cao hiệu quả của hệ thống y tế.
Bảng 1.1 So sánh đặc trưng của chăm sóc sức khỏe ban đầu trước đây và
Mở rộng khả năng tiếp cận gói can
thiệp y tế cơ bản và thuốc thiết yếu
cho người nghèo ở nông thôn
Chuyển đổi và điều chỉnh hệ thống y
tế hiện có, nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận toàn dân và an sinh sức khỏe
xã hộiTập trung chăm sóc bà mẹ và trẻ em Chăm lo sức khỏe cho tất cả mọi người trong cộng đồng
Cải thiện điều kiện vệ sinh, nước,
truyền thông giáo dục sức khỏe ở
Sự tham gia của người dân thông
qua huy động các nguồn lực địa
phương và quản lý cơ sở y tế
thông qua ban chăm sóc sức khỏe
địa phương
Sự tham gia của xã hội dân sự được thể chế hóa trong các cơ chế đối thoại và trách nhiệm giải trình
dịch vụ y tế do Nhà nước cấp tài
chính và cung ứng, có sự quản trị
tập trung
Hệ thống nhiều thành phần (công lập, ngoài công lập, từ thiện, v.v.) hoạt động trong môi trường toàn cầu hóa
Trang 14Quản lý trong hoàn cảnh khan hiếm
nguồn lực và tinh giản biến chế
Hướng nguồn lực tăng thêm cho y
tế tới chăm sóc sức khỏe toàn dânViện trợ song phương, hỗ trợ
kỹ thuật
Đoàn kết toàn cầu, cùng đào tạo và rút kinh nghiệm với nhau
Chăm sóc sức khỏe ban đầu đối lập
với chăm sóc bệnh viện
Chăm sóc sức khỏe ban đầu có vai trò điều phối “sự đáp ứng” toàn diện ở các tuyến
Chăm sóc sức khỏe ban đầu rẻ tiền,
chỉ cần đầu tư khiêm tốn
Chăm sóc sức khỏe không rẻ:
cần đầu tư đáng kể, tuy nhiên giá trị mang lại từ tiền đầu tư đó sẽ tốt hơn so với các phương án đầu
tư khácHiện nay, ở nước ta có nhiều đơn vị tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu Phần khám chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu do các đơn vị từ trạm y tế
xã đến bệnh viện trung ương và các cơ sở y tế tư nhân tham gia thực hiện Còn đối với phần y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe ở trung ương có Cục y tế dự phòng, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục Phòng, chống HIV/aIdS, Cục Quản
lý Môi trường y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện dinh dưỡng, các Chương trình mục tiêu y tế quốc gia, và các đơn vị thuộc Bộ ngành khác liên quan v.v Còn ở các địa phương có các Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm phòng chống HIV/aIdS tỉnh, Trung tâm y tế huyện, trạm y tế và y tế thôn bản, các trạm kiểm dịch biên giới, v.v
II CÁC NGUYÊN TắC CỦA VIỆC CUNG CẤP TốT DỊCH VỤ
bị, thuốc và tiền Nguồn lực đầu vào nhiều sẽ cải thiện việc cung cấp và tăng cường sự tiếp cận với các dịch vụ y tế Đảm bảo sự sẵn có của các dịch vụ y tế thoả mãn tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu và đảm bảo sự tiếp cận với các dịch
vụ y tế là những chức năng chính của hệ thống y tế
Để theo dõi, đo lường quá trình tăng cường cung cấp dịch vụ y tế, các nhà
Trang 15quản lý cần phải xác định các nguyên tắc của việc cung cấp dịch vụ y tế
Những nguyên tắc này mô tả bản chất của các dịch vụ y tế tồn tại trong một
hệ thống y tế Các nhà quản lý y tế, các nhà lãnh đạo y tế có nhiệm vụ đánh giá
hệ thống y tế cần phải tham gia vào quá trình xác định các cách để đo lường những nguyên tắc này Đây cũng chính là nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu y tế
Đối với một số nguyên tắc của cung cấp dịch vụ y tế như chất lượng chăm sóc, mặc dù đã có nhiều phương pháp và chỉ số có sẵn để đánh giá, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm những phương pháp và chỉ số đánh giá tốt nhất Việc cung cấp tốt dịch vụ y tế là yếu tố rất quan trọng của bất kì hệ thống
y tế nào Cung cấp dịch vụ y tế là nguồn lực đầu vào cơ bản của tình trạng sức
khoẻ cộng động, cùng với các yếu tố khác, bao gồm các yếu tố tác động tới
sức khoẻ Việc tổ chức cung cấp dịch vụ y tế và số lượng các dịch vụ y tế ở từng quốc gia là khác nhau, nhưng trong bất kỳ hệ thống y tế nào, mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
• Tính toàn diện/đầy đủ: Hệ thống y tế cần cung cấp đầy đủ các dịch vụ
y tế phù hợp với nhu cầu của đối tượng đích Những dịch vụ này bao gồm: phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, và các hoạt động
cải thiện sức khoẻ Tính sẵn có là một khía cạnh của tính toàn diện/
đầy đủ, muốn nói tới sự tồn tại của các dịch vụ thoả mãn tiêu chuẩn
tối thiểu
• sự tiếp cận: Sự tiếp cận là một khái niệm rộng với nhiều khía cạnh khác
nhau Việc đo lường toàn diện sự tiếp cận đòi hỏi cần phải đánh giá một cách hệ thống các đặc điểm thể chất, kinh tế, tâm lý xã hội, năng lực của người dân trong cộng động để có thể sử dụng dịch vụ y tế Người dân đều luôn có thể tiếp cận trực tiếp với các dịch vụ mà không gặp phải các rào cản vô lý về chi phí, ngôn ngữ, văn hoá hay địa lý Các dịch vụ y tế cần phải gần với người dân, có điểm tiếp cận thường xuyên với mạng lưới dịch vụ ở mức chăm sóc sức khoẻ ban đầu (không phải
ở mức bệnh viện đa khoa hay chuyên khoa) Các dịch vụ có thể được
cung cấp tại nhà, cộng đồng, nơi làm việc hay cơ sở y tế phù hợp sự
tiếp cận dịch vụ y tế vẫn là một thách thức chính tại các quốc gia trên
thế giới Các yếu tố về kinh tế, xã hội, chính trị, hành chính, địa lý và văn hoá cùng với nhau ảnh hưởng tới hành vi tìm kiếm và sự tiếp cận với dịch vụ y tế Các chi phí mà người dân không thể trả nổi cho các dịch
vụ y tế là rào cản lớn nhất của người nghèo khi tiếp cận với các dịch vụ
y tế Những chi phí này bao gồm những chi phí được gọi là “Chi phí ẩn” như chi phí cho việc đi lại, chi phí do phải nghỉ làm, chi phí mua các vật
Trang 16tư hay thuốc mà không có sẵn tại các cơ sở y tế hoặc thậm chí là những khoản chi bồi dưỡng cho cán bộ y tế.
Các yếu tố chính quyết định việc tiếp cận với các dịch vụ y tế là điều kiện kinh
tế, xã hội của một gia đình Hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế trong một hộ gia đình
là một quá trình luôn biến đổi phụ thuộc vào kiến thức, nguồn lực, thông tin,
kĩ năng và sự sẵn có của công nghệ và các dịch vụ Các lí do về văn hoá như trình độ học vấn thấp, bất bình đẳng giới, ngăn cản phụ nữ tiếp cận các dịch
vụ y tế cơ bản Bên cạnh sự khác nhau về giới, sự mất công bằng khi tiếp cận dịch vụ y tế càng trở nên rõ ràng hơn ở nhóm tuổi già và điều kiện kinh tế thấp Mối quan hệ giữa nghèo đói và sự tiếp cận với dịch vụ y tế được xem như một phần của cái vòng luẩn quẩn ngày càng lớn hơn Nghèo đói dẫn tới bệnh tật
và bệnh tật lại càng làm nghèo đói thêm Không có lời giải thích chung nào cho các quốc gia trên thế giới về các yếu tố ảnh hưởng tới sự tiếp cận dịch vụ
y tế Sự tiếp cận là đại lượng đo lường tỷ lệ người dân trong một cộng đồng sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp Ví dụ chỉ tiêu đo lường tiếp cận về điều trị aRT:
“Trong số những bệnh nhân có nhu cầu điều trị, ít nhất 80% bệnh nhân HIV/aIdS nhận được thuốc aRT” Chỉ tiêu 100% là không phù hợp vì người bệnh gặp rào cản bởi các yếu tố tiếp cận khác nhau Ví dụ chỉ số đo lường tiếp cận phòng bệnh là: “Tỷ lệ phần trăm phụ nữ mang thai nhiễm HIV nhận được dự phòng aRV đầy đủ để giảm nguy cơ mẹ truyền sang con” Tiếp cận về mặt tài chính đo lường mức độ người dân có thể chi trả cho dịch vụ y tế, cho dù dịch
vụ đó được cung cấp ở cơ sở y tế nhà nước hay tư nhân Chỉ số này thường được đo lường thông qua nghiên cứu điều tra sự sẵn sàng và khả năng chi trả Tiếp cận về địa lý đo lường mức độ sẵn có và khả năng tiếp cận được các dịch vụ y tế Sự tiếp cận này liên quan tới số lượng cơ sở y tế tại một vùng địa
lý và loại dịch vụ được cung cấp tại các cơ sở y tế đó Tiếp cận về mặt địa lý sẽ thay đổi phụ thuộc vào các phương tiện chuyên chở cũng như địa thế của một vùng Tiếp cận về mặt văn hoá xem xét liệu việc sử dụng các dịch vụ y tế có bị ngăn cản bởi những phong tục văn hoá hay không Chẳng hạn: (a) liệu phụ nữ
có thể sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản không nếu tại cơ sở y
tế tất cả các thầy thuốc đều là nam giới? (b) liệu người dân thuộc một dân tộc thiểu số sẽ sử dụng các dịch vụ y tế được cung cấp bởi đa số cán bộ y tế người kinh Tiếp cận với thông tin, nói đến việc người dân trong cộng đồng có quyền tìm kiếm, nhận và truyền đạt các thông tin liên quan đến các vấn đề sức khoẻ nhưng không có quyền tiết lộ các thông tin sức khoẻ cá nhân ví dụ như kết quả xét nghiệm HIV
Độ bao phủ: Việc cung cấp dịch vụ cần phải được tổ chức cho mọi người dân trong một quần thể xác định được tiếp cận, ví dụ: người ốm và người khoẻ, các
Trang 17nhóm thu nhập và xã hội Độ bao phủ thường được đo lường qua chỉ số tỷ lệ người dân đủ tiêu chuẩn nhận được một gói can thiệp hay dịch vụ y tế cụ thể
Ví dụ: trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì độ bao phủ được đo bằng
tỷ lệ phần trăm trẻ em cần được tiêm chủng (tất cả trẻ em ở các độ tuổi khác nhau) được tiêm chủng đầy đủ Ở đây chúng ta nói đến độ bao phủ vì tỷ lệ trẻ
em được tiêm chủng là kết quả của việc cung cấp dịch vụ và nhu cầu chăm sóc
dự phòng Độ bao phủ tiêm chủng được đo lường qua điều tra tình hình tiêm chủng
• sự chấp nhận được: là mức độ một dịch vụ y tế đáp ứng được các nhu
cầu và chuẩn mực về kinh tế - xã hội và văn hoá - pháp luậtcủa một cộng đồng Khi các nhu cầu và chuẩn mực của cộng đồng này được đáp ứng, thì người dân trong cộng động đó sẽ có xu hướng sử dụng dịch vụ y tế này Ví dụ: Một dịch vụ kế hoạch hoá gia đình được cung cấp chỉ bởi các thầy thuốc nam có thể không được chấp nhận bởi cộng đồng hồi giáo
• Sự chấp nhận về mặt văn hoá cũng là yếu tố quyết định hành vi tìm
kiếm dịch vụ y tế của người dân Tại nhiều quốc gia, các dịch vụ y tế
“hiện đại” và “cổ truyền” vẫn đang cạnh tranh nhau Những người nghèo thường có xu hướng sử dụng các thuốc cổ truyền
• Tính liên tục: việc cung cấp dịch vụ cần được tổ chức để cung cấp cho
từng người dân với sự liên tục qua mạng lưới dịch vụ y tế, các tuyến chăm sóc sức khoẻ
• Chất lượng: dịch vụ y tế cần có chất lượng cao, ví dụ; dịch vụ y tế cần
được cung cấp tốt, an toàn, đúng lúc và chú trọng nhu cầu người bệnh (Xem thêm bài Hệ thống đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế)
• Công bằng: Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ có nghĩa là mọi người
đều có cơ hội như nhau có khả năng có được sức khoẻ đầy đủ và không
ai bị thua thiệt hay thiệt thòi trong việc đạt được khả năng đó Ví dụ: mọi người đều có khả năng tiếp cận về địa lý và tài chính đối với các nguồn lực sẵn có trong chăm sóc sức khoẻ Có hai loại công bằng: công bằng ngang có nghĩa là những ai có hoàn cảnh giống nhau sẽ đóng góp như nhau và sẽ nhận được các lợi ích như nhau; công bằng dọc có nghĩa là những ai có hoàn cảnh khác nhau sẽ được đối xử khác nhau, ví
dụ những người có khả năng tài chính sẽ trả nhiều hơn cho những dịch
vụ y tế mình cần; những người có nhu cầu nhiều hơn thì sẽ nhận nhiều hơn Khi cải cách hệ thống bảo hiểm y tế, các nhà quản lý cần chú ý đến
sự công bằng vì với các dịch vụ y tế áp dụng phương thức cùng chi trả thì một số người mà không có khả năng chi trả sẽ không thể trả được phần phí dịch vụ mà họ phải trả
Trang 18• Hiệu lực: là mức độ công việc mà một can thiệp y tế làm được cho một
cộng đồng xác định hay nói một cách khác là mức độ một can thiệp y
tế đạt được các mục tiêu đề ra Ví dụ: Các bác sĩ trong bệnh viện được cung cấp các tài liệu hướng dẫn để cải thiện tính hiệu lực việc chăm sóc sức khoẻ người bệnh, thể hiện ở việc chẩn đoán đúng bệnh và điều trị khỏi bệnh; phụ nữ có thai tại một xã đi khám thai đầy đủ, đạt tỷ lệ cao thì có thể nói công tác chăm sóc trước sinh đạt hiệu lực cao
• Hiệu quả: là mức độ một can thiệp y tế đạt được các mục tiêu đề ra
khi sử dụng các nguồn lực ở mức tối thiểu Nói cách khác, hiệu quả là việc đo lường chất lượng và/hoặc số lượng kết quả đầu ra (ví dụ như kết quả dịch vụ y tế/chăm sóc sức khoẻ) với đầu vào cố định (ví dụ kinh phí) Một số ví dụ về tính hiệu quả như sau:
+ Bệnh viện đặt ra chỉ tiêu đến cuối năm tỷ lệ người bệnh hài lòng với
chất lượng chăm sóc sức khoẻ là 90% với nguồn lực được phân bổ
Có hai tình huống xảy ra: (1) Đến cuối năm khi thực hiện đánh giá
sự hài lòng thì kết quả cho thấy tỷ lệ này đạt 95% và (2) Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng là 90% nhưng bệnh viện sử dụng nguồn lực ít hơn 30% so với kế hoạch Ở cả hai tình huống với chừng mực nhất định
có thể nói rằng bệnh viện đã sử dụng hiệu quả nguồn lực của mình
+ Trong lĩnh vực phòng bệnh, một trạm y tế xã cung cấp dịch vụ
chăm sóc trước sinh cho các phụ nữ mang thai trong cộng đồng
xã đó Mục tiêu sau một năm mà trạm y tế được giao là tỷ lệ khám thai đầy đủ trong 3 kì của những phụ nữ có thai là 80% với nguồn lực mà trạm y tế được phân bổ trong chương trình làm mẹ an toàn Kết luận là việc cung cấp dịch vụ chăm sóc trước sinh có hiệu quả hay không sẽ căn cứ vào mục tiêu đạt được và nguồn lực được sử dụng như ví dụ trên
• An toàn: là dịch vụ đó không gây chấn thương cho người nhận dịch
vụ y tế Ví dụ: trong việc tiêm văcxin phòng bệnh cho trẻ em, các cán
bộ y tế kì vọng các văcxin có hiệu lực phòng ngừa trẻ mắc bệnh và không mong muốn văcxin gây những tác hại cho trẻ như: bệnh tật hay
tử vong Trong công tác khám chữa bệnh, các thày thuốc muốn người bệnh được chữa khỏi bệnh mà không bị bất kì rủi ro gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh
Trang 19III QUYỀN VÀ NGHĩA VỤ CỦA NGƯỜI NHậN VÀ TỔ CHứC CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ
Để dịch vụ y tế được cung cấp tốt, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa, Việt Nam đã qui định trong một số các luật về các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức cung cấp và người nhận dịch vụ y tế Hiện nay, đã có một số văn bản luật có hiệu lực như luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân; luật khám bệnh, chữa bệnh; luật dược; luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở nguời (HIV/aIdS); luật an toàn thực phẩm; luật phòng chống bệnh truyền nhiễm
Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi chỉ giới thiệu những quyền và nghĩa vụ của người nhận và tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ y tế đại diện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh Những quyền và nghĩa vụ này được nêu rõ trong luật khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 01tháng 01 năm 2011
1 Quyền của người bệnh
1.1 Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế
• Người bệnh được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khoẻ, phương
pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh
• Người bệnh được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu
quả theo các quy định chuyên môn kỹ thuật
1.2 Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư
• Người bệnh được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khoẻ và đời
tư được ghi trong hồ sơ bệnh án Thông tin này chỉ được công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh
1.3 Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khoẻ trong khám bệnh, chữa bệnh
• Người bệnh không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bị ép buộc khám bệnh,
chữa bệnh trừ trường hợp bị mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác theo quy định của pháp luật
Trang 20• Người bệnh được tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc và tín ngưỡng.
• Người bệnh không bị phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội.
1.4 Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh
• Người bệnh được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình
trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị
• Người bệnh có quyền chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y
sinh học về khám bệnh, chữa bệnh
• Người bệnh được lựa chọn người đại diện để thực hiện và bảo vệ
quyền, nghĩa vụ của mình trong khám bệnh, chữa bệnh
1.5 Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh
• Người bệnh được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có
yêu cầu bằng văn bản trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
• Người bệnh được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hoá đơn thanh toán dịch
vụ khám bệnh, chữa bệnh
1.6 Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
• Người bệnh được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật
hoặc phương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối
• Người bệnh được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết
thúc điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản
về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề
1.7 Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không
có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
• Trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực
hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của
Trang 21người bệnh quyết định việc khám chữa bệnh.
• Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của người bệnh
nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh
2 NGHĩA VỤ CỦA NGƯỜI BỆNH
2.1 Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề
• Người bệnh cần tôn trọng và không được có hành vi xâm phạm danh
dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng của người hành nghề và nhân viên y tế khác
2.2 Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh
• Người bệnh cần cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng
sức khoẻ của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và cơ sở khám chữa bệnh
• Người bệnh có nghĩa vụ chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của
người hành nghề , trừ trường hợp quy định về quyền của người bệnh tại mục 3.1.6
• Người bệnh có nghĩa vụ chấp hành và yêu cầu người nhà của mình
chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh
2.3 Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh
• Người bệnh có trách nhiệm chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh, trừ
trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật Trường hợp người bệnh tham gia bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế
3 QUYỀN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ
3.1 Quyền được hành nghề
• Người hành nghề được hành nghề theo đúng phạm vi hoạt động
chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề
Trang 22• Người hành nghề được quyết định và chịu trách nhiệm về chẩn đoán,
phương pháp điều trị bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề
• Người hành nghề được ký hợp đồng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng chỉ được chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cho một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
• Người hành nghề được tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
3.2 Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
• Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá
trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết Trong trường hợp này, người hành nghề vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác
• Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám
bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp
3.3 Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn
• Người hành nghề có quyền được đào tạo, đào tạo lại và cập nhật kiến
thức y khoa liên tục phù hợp với trình độ chuyên môn hành nghề
• Người hành nghề được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về
chuyên môn, kiến thức pháp luật về y tế
3.4 Quyền được bảo vệ khi xảy ra tai biến đối với người bệnh
• Người hành nghề được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách
nhiệm khi thực hiện đúng quy định về chuyên môn kỹ thuật mà vẫn xảy ra tai biến
• Người hành nghề được đề nghị cơ quan, tổ chức, hội nghề nghiệp
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra tai biến đối với người bệnh
3.5 Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề
Trang 23• Người hành nghề được trang bị phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh
lao động để phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tai nạn liên quan đến nghề nghiệp
• Người hành nghề được bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, danh dự, thân thể.
• Trường hợp bị người khác đe doạ đến tính mạng, người hành nghề
được phép tạm lánh khỏi nơi làm việc, sau đó phải báo cáo với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất
4 NGHĩA VỤ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ
4.1 Nghĩa vụ đối với người bệnh
• Người hành nghề có nghĩa vụ kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh,
chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại mục quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
• Người hành nghề có nghĩa vụ tôn trọng các quyền của người bệnh, có
thái độ ân cần, hoà nhã với người bệnh
• Người hành nghề có nghĩa vụ tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định
về quyền được thông tin của người bệnh
• Người hành nghề có nghĩa vụ đối xử bình đẳng với người bệnh, không
để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình
• Người hành nghề chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi
phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khai theo quy định của pháp luật
4.2 Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp:
Người hành nghề có nghĩa vụ:
• Thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.
• Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.
• Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục để nâng cao
trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ y tế
• Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
• Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người
bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án trừ các trường hợp quy định tại quyền của người bệnh
• Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi
lừa dối người bệnh, đồng nghiệp hoặc vi phạm quy định của luật này
Trang 24• Không được kê đơn, chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác
vì vụ lợi
4.3 Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp
• Hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.
• Bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.
4.4 Nghĩa vụ đối với xã hội
• Tham gia bảo vệ và giáo dục sức khoẻ cộng đồng.
• Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp
của người hành nghề khác
• Chấp hành quyết định điều động của cơ quan quản lý trực tiếp theo
quy định
• Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khi có thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh nguy hiểm
4.5 Nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp
• Người hành nghề có nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp theo quy
định của Bộ trưởng Bộ y tế
5 QUYỀN CỦA Cơ sở KHÁm BỆNH, CHỮA BỆNH
• Được thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định
của luật này; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ y tế được khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe để lao động, học tập, làm việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật
về kết quả khám sức khỏe của mình
• Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh,
chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động, nhưng phải giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết Trong trường hợp này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị cho người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác
• Được thu các khoản chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của
pháp luật
Trang 25• Được hưởng chế độ ưu đãi khi thực hiện các hoạt động khám bệnh,
chữa bệnh theo quy định của pháp luật
6 TrÁCH NHIỆm CỦA Cơ sở KHÁm BỆNH, CHỮA BỆNH
• Tổ chức việc cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
• Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của
pháp luật có liên quan
• Công khai thời gian làm việc, niêm yết giá dịch vụ và thu theo đúng giá
đã niêm yết
• Báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động trong trường hợp thay đổi
người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người hành nghề là người nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ y tế
• Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người
hành nghề được quy định tại luật này
• Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám
bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn được phép
• Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm
• Trường hợp dừng hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách
nhiệm chuyển người bệnh, hồ sơ bệnh án đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp và quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh với người bệnh
y dụng cụ đo huyết ápống nghe
Thuốc uống tránh thai phối hợpThuốc tiêm tránh thai
Bao cao su cho nam giới
Trang 26dịch vụ chăm sóc trước sinh
y dụng cụ đo huyết ápống nghe
HêmôglôbinPrôtêin nước tiểuViên sắt
Viên axit pholicThuốc chống uốn vándịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em: Tiêm chủng thường kỳ
Tủ lạnhBơm kim tiêmHộp đựng vật sắc nhọnVắc xin Sởi
Vắc xin uốn ván, Ho gà, viêm gan BVắc xin Bại liệt
Vắc xin laodịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em: dịch vụ phòng bệnh và chăm sóc bệnh cấp tính bao gồm theo dõi tăng trưởng (IMCI)
Trang 27Nhiệt kếBiểu đồ tăng trưởngHemôglôbin
Test xét nghiệm kí sinh trùng trong phânTest xét nghiệm kí sinh trùng sốt rétGói Orêsôn
Kháng sinh amôxixylinThuốc Co-trimôxazônParaxêtamôn
Vitamin aThuốc tẩy giun Menbenđazôl hoặc albenđazônKẽm
Tư vấn và xét nghiệm HIV
CByT chẩn đoán HIV/aIdS được đào tạoBao cao su
dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc HIV/aIdS
Trang 28Hệ thống chẩn đoán lao trong các khách hàng nhiễm HIV
dịch truyền và bộ dịch truyềnThuốc điều trị nhiễm trùng nấm giai đoạn 4Thuốc Co-trimôxazôn
Thuốc điều trị lao dòng thứ nhấtThuốc giảm đau trong chăm sóc giảm tác hạiBao cao su
Quản lý người bệnh và kê đơn thuốc aRV điều trị HIV/aIdS
Đếm tế bào Cd4, hoặc tổng tế bào lymphôMức urê máu
Test chức năng ganTất cả thuốc aRV dòng thứ nhấtdịch vụ phòng chống mẹ truyền sang con (PMTCT)
Thuốc aZTThuốc Nevirapine
Trang 29Tài liệu tham khảo
1 Bộ y tế (2010), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2010
2 Bộ y tế (2001), Chăm sóc sức khỏe nhân dân theo định hướng công bằng
và hiệu quả, Nhà xuất bản y học, Hà Nội
3 Quốc hội (2009), Luật khám bệnh, chữa bệnh.
4 Tuyên ngôn hội nghị alma ata (1978), “Sức khỏe cho mọi người từ nay đến
năm 2000 và chăm sóc sức khỏe ban đầu”.
5 World health organization (2008), Primary Health Care – Now More than
ever.
6 World health organization (2005), Technical Meeting for the Development
and Care in the Health Sector.
Trang 31QUẢN LÝ cHẤT LƯỢNG
DỊcH vụ Y TẾ
Sau khi kết thúc bài học, học viên có khả năng:
1 Phân tích được tầm quan trọng của quản lý chất lượng dịch vụ y tế
2 Trình bày được một số mô hình quản lý chất lượng (accreditation, ISO, TQM)
3 Trình bày được thực trạng ứng dụng các mô hình quản lý chất lượng dịch
vụ y tế (acreditation, ISO và TQM) trên thế giới và tại Việt Nam
I mỘT số KHÁI NIỆm VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Khác với những ngành nghề khác, ngành y tế cung cấp những sản phẩm và dịch vụ đặc thù, liên quan trực tiếp tới sức khỏe và sinh mạng của khách hàng hoặc bệnh nhân, do vậy Quản lý chất lượng (QlCl) các dịch vụ là rất quan trọng Đó cũng là mối quan tâm hàng đầu của các ngành y tế trên toàn thế giới Ở những quốc gia có nguồn lực và sự tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh còn hạn chế thì càng phải quan tâm đến QlCl các dịch vụ y tế
Hơn nữa ngày nay người bệnh có nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và sự
an toàn trong các dịch vụ y tế Điều này đã thúc đẩy sự cải tiến nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế Chất lượng cao có nghĩa là đáp ứng những yêu cầu và mong muốn hợp lý của người bệnh Trong xu thế hiện nay khi các cơ sở khám chữa bệnh ngày càng tăng về mặt số lượng, dẫn tới sự cạnh tranh giữa các cơ
sở y tế vì người bệnh có xu hướng lựa chọn những cơ sở thoả mãn được yêu cầu của họ, điều này đòi hỏi các cơ sở y tế phải chăm lo nâng cao chất lượng tại cơ sở mình
Mặt khác ở hầu hết các cơ sở y tế ở nhiều quốc gia đều có gánh nặng về chi phí
do vậy, QlCl sẽ giúp cơ sở phải tính toán đến chi phí hiệu quả trong các dịch
Trang 32vụ khám chữa bệnh, cải tiến các quy trình làm việc nhằm giảm bớt các chi phí không cần thiết Như vậy, ngoài việc giúp cho các dịch vụ đạt chất lượng cao, QlCl còn giúp tăng cường hiệu quả của các dịch vụ y tế
Có nhiều khái niệm liên quan QlCl, chính vì vậy cần làm rõ những khái niệm này để có một sự thống nhất chung về QlCl trong một cơ sở và giữa các nhân viên
• Quản lý chất lượng: là điều phối các hoạt động để chỉ đạo và kiểm soát
các vấn đề về chất lượng tại mỗi cơ sở/cơquan/tổ chức
• Hệ thống chất lượng: bao gồm hệ thống tổ chức, các qui định, quy trình
kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện QlCl (Theo tổ chức chất lượng quốc tế – ISO)
• Hệ thống quản lý chất lượng: là một hệ thống để chỉ đạo và kiểm soát
những vấn đề về chất lượng ở từng cơ sở
• Kiểm soát chất lượng (Quality Control): là một quy trình quản lý nhằm
đo lường các hoạt động thực tế dựa trên những tiêu chuẩn thực hành chuẩn đã được xác định (Tổ chức y tế thế giới)
• Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance): là quá trình đảm bảo sự tuân
thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, hướng dẫn, chỉ dẫn kỹ thuật, các quy trình
và thực hiện những biện pháp cụ thể để thực hiện được những điều
đó Đảm bảo chất lượng bao gồm lập kế hoạch và xây dựng những tiêu chuẩn, xác định những chỉ số đánh giá, theo dõi sự tuân thủ thực hiện các tiêu chuẩn đã vạch ra (Chất lượng chăm sóc sức khoẻ – Tổ chức y
tế thế giới)
• Cải thiện chất lượng (Quality Improvement): là một quá trình sắp xếp, tổ
chức các nhóm nâng cao chất lượng ở từng lĩnh vực đã được xác định nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ ở lĩnh vực đó
• Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management): là một chiến
lược toàn diện trong mọi cơ sở y tế để phát triển cả về con người và tổ chức cũng như QlCl và hệ thống thông tin Chất lượng toàn diện liên quan đến tất cả chức năng, nhiệm vụ và các dịch vụ trong bệnh viện như: xét nghiệm, cung cấp thuốc, vệ sinh, vận chuyển người bệnh Hoạt động quản lý chất lượng toàn diện yêu cầu tất cả nhân viên bệnh viện đều phải tham gia chứ không phải chỉ có sự tham gia của một số chuyên gia về chất lượng
Khi thực hiện một chương trình nâng cao chất lượng nên áp dụng các bước
đi được mô tả trong sơ đồ PdSa (Plan = lập kế hoạch, do = thực hiện, Study = nghiên cứu/phân tích, action = Hành động)
Trang 33Hệ thống QlCl phải dựa trên những tiêu
chuẩn cơ bản để nâng cao chất lượng, trong
đó lấy người bệnh là trọng tâm, từ đó có những
phương pháp tiếp cận, cách làm việc cũng như
những quyết định hay những lựa chọn phù hợp
ở mỗi cơ sở Điều quan trọng là mọi nhân viên
ở từng cơ sở đều phải biết và hiểu rõ về vấn đề
này Những tiêu chuẩn quan trọng này cần phải
được xác định và điều chỉnh cho phù hợp với
hoàn cảnh của từng cơ sở
II CÁC mô HìNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Các tiêu chuẩn chất lượng cho bệnh viện và các cơ sở y tế khác lần đầu tiên được đề cập tại Mỹ vào năm 1917 Sau Chiến tranh Thế giới II, việc sản xuất hàng hóa và giao thương trên khắp thế giới đã dẫn tới sự thành lập của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) vào năm 1947 Được xây dựng và phát triển thành công tại Nhật Bản, mô hình TQM có bản chất giống như Cải tiến chất lượng liên tục (Continuous Quality Improvement - CQI) đã trở nên hết sức thông dụng trong ngành công nghiệp sản xuất trên toàn thế giới Đối với các cơ sở y tế, việc áp dụng các mô hình QlCl nhằm khẳng định và nâng cao chất lượng cũng đã và đang dần trở thành một chiến lược quan trọng của các tổ chức
1 mô HìNH KIểm đỊNH CHẤT LƯỢNG (ACCreDITATIoN)
1.1 Định nghĩa:
Kiểm định chất lượng (Accreditation): là một quá trình đánh giá chất lượng hoạt động của một cơ quan, tổ chức, được tiến hành độc lập bởi cơ quan đánh giá bên ngoài cấp quốc gia (cơ quan kiểm định chất lượng), dựa trên các yêu cầu/tiêu chuẩn chất lượng cơ quan kiểm định chất lượng đó đặt ra Kiểm định chất lượng bệnh viện (hospital accreditation): là một hoạt động giám sát bên ngoài cơ sở được kiểm định (không do các cán bộ y tế trong bệnh viện hay cơ quan chức năng tiến hành); mục đích là bảo đảm bệnh viện cho người bệnh các dịch vụ y tế chất lượng và an toàn
Việc thực hiện kiểm định chất lượng là hoàn toàn tự nguyện đối với cơ sở y tế
và nếu đạt được những yêu cầu/tiêu chuẩn chất lượng đó, cơ sở sẽ được cấp chứng nhận do cơ kiểm định chất lượng đó cấp Kiểm định chất lượng trong thời gian vừa qua có sự phát triển nhanh chóng với sự ra đời của các bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dịch vụ y tế và các cơ quan đánh giá độc lập
Trang 34Một số khái niệm cũng gần tương tự với kiểm định chất lượng (accreditation)
là cấp chứng nhận (certification) và cấp phép (licensing) Việc cấp chứng
nhận là quá trình mà trong đó một cơ quan có thẩm quyền (có thể là cơ quan
chính phủ hoặc phi chính phủ) đánh giá và thừa nhận một cá nhân hoặc một
tổ chức thỏa mãn được các yêu cầu hoặc tiêu chí sẵn có (do cơ quan cấp chứng
nhận quy định) Trong khi đó, việc cấp phép chỉ được thực hiện bởi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, cho phép một cá nhân hoặc một cơ sở y tế được phép hành nghề/hoạt động Cá nhân/cơ quan được cấp phép chỉ cần thỏa mãn những yêu cầu tối thiểu được đặt ra để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng
Bởi có sự chồng chéo giữa các thuật ngữ này, đặc biệt là đối với thuật ngữ kiểm định chất lượng (accreditation) và cấp chứng nhận (certification) nên Tổ chức
y tế thế giới (WHO) hiện nay bắt đầu sử dụng thuật ngữ “Đánh giá chất lượng bên ngoài” (External Quality assessment) để chỉ tất cả những mô hình đánh giá chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn có sẵn
1.2 Đặc điểm của kiểm định chất lượng
Mô hình kiểm định chất lượng có những đặc điểm sau:
• Tự nguyện: việc thực hiện kiểm định chất lượng mang tính tự nguyện,
cơ sở y tế muốn được kiểm định chất lượng chất lượng cần bỏ chi phí
để thuê các tổ chức kiểm định chất lượng chất lượng đánh giá và công nhận cơ sở y tế đó đạt tiêu chuẩn chất lượng do tổ chức đó đề ra
• Mục đích của việc kiểm định chất lượng chất lượng là nhằm phát triển
hoặc cải thiện hoạt động của cơ sở y tế, thông qua
+ Đánh giá chất lượng và an toàn trong chăm sóc người bệnh; + Đánh giá năng lực của bệnh viện trong bảo đảm và cải tiến không
ngừng chất lượng chăm sóc người bệnh;
+ Đưa ra các khuyến nghị để cải thiện chất lượng dịch vụ y tế
+ Kết hợp giữa các chuyên gia đánh giá của tổ chức kiểm định và
chuyên gia của bệnh viện trong tất cả các giai đoạn của quy trình thẩm định;
+ Cung cấp kiến thức về chất lượng dịch vụ y tế;
+ Nâng cao niềm tin của công chúng, người bệnh và cơ quan quản lý
đối với bệnh viện;
• Cơ quan kiểm định chất lượng chất lượng (thường là các tổ chức phi
chính phủ) chịu trách nhiệm thực hiện quy trình kiểm định chất lượng chất lượng Giá trị của kiểm định chất lượng chất lượng được cấp phụ thuộc vào uy tín, mức độ được thừa nhận của cơ quan cấp chứng nhận
Trang 35• Sử dụng các tiêu chuẩn được định sẵn (các tiêu chuẩn thường được
các tổ chức công bố rộng rãi và cung cấp miễn phí) Quá trình đánh giá phải được thực hiện công khai, minh bạch
• Các tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá phải mang tính thực tế và có thể đạt
được tại cơ sở y tế được đánh giá Các tiêu chuẩn/tiêu chí này cần được xây dựng dựa trên bằng chứng và/hoặc phải phù hợp với các quy định của nhà nước Thường thì các tiêu chuẩn sẽ vượt quá khả năng đạt được của cơ sở tại thời điểm đánh giá, hoặc gần chạm ngưỡng lý tưởng nhất theo như trong các quy định của nhà nước, nhưng cơ sở có thể dần dần đạt được các tiêu chuẩn này trong tương lai
• Việc đánh giá được thực hiện bởi các chuyên gia đánh giá có trình độ và
công tâm, không chịu tác động của các nhóm lợi ích tại cơ sở đó
• Kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng chất lượng phải được công
bố công khai
1.3 Các thành tố của hệ thống kiểm định chất lượng dịch vụ y tế
1.3.1 Khung pháp lý cho hoạt động kiểm định chất lượng dịch vụ y tế
Nhìn chung, trên thế giới hiện nay các nước áp dụng chiến lược quốc gia
về chất lượng dựa trên sự pha trộn giữa bắt buộc và tự nguyện về quản lý chất lượng
Các văn bản quy phạm pháp luật, được ban hành dưới dạng luật, Nghị định hay Thông tư hướng dẫn, có những điều khoản quy định liên quan đến hoạt động kiểm định chất lượng dịch vụ y tế, như: Xây dựng hoặc thừa nhận bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ y tế; Thành lập hoặc cho phép Tổ chức kiểm định chất lượng dịch vụ y tế hoạt động; Hoạt động của cơ quan quản lý chất lượng cấp quốc gia
Bảng 2.1 Một số quốc gia đã đưa vấn đề chất lượng cơ sở y tế vào
trong luậtsTT Quốc gia Lộ trình
1 australia
Năm 1993 đưa luật Bệnh viện và phòng khám xác định
rõ quyền người bệnh, vấn đề đánh giá chất lượng từ bên ngoài, hệ thống chất lượng nội bộ và uỷ ban bảo đảm chất lượng
Trang 36sTT Quốc gia Lộ trình
2 Pháp
Năm 1984 luật yêu cầu uỷ ban y khoa của bệnh viện phải
có báo cáo đánh giá chất lượng hàng năm
Năm 1991 luật yêu cầu bệnh viện phải có hệ thống chất lượng nội bộ
Năm 1996 Pháp lệnh yêu cầu cải tiến chất lượng bắt buộc, kiểm định chất lượng dịch vụ y tế và khảo sát người bệnh ở tất cả các bệnh viện công lập và ngoài công lập
3 Bỉ Năm 1987 yêu cầu phải có uỷ ban chất lượng dịch vụ y tế
4 Italia Năm 1986 yêu cầu phải có uỷ ban chất lượng dịch vụ y tế
5 Hà lan Năm 1981 yêu cầu phải có uỷ ban chất lượng dịch vụ y tế
6 Hoa Kỳ Năm 1986 quy định cơ quan tài trợ liên bang, quy định bắt buộc vấn đề bảo đảm chất lượng và hiệu quả chăm sóc bởi
Medicare và Medicaid
7 Thuỵ Điển
Năm 1997 luật Sức khoẻ và dịch vụ khám, chữa bệnh yêu cầu tất cả nhân viên phải cải tiến chất lượng có hệ thống, tự đánh giá, thực hành dựa trên bằng chứng, quản lý nguy cơ, đánh giá kết quả và cải thiện chất lượng liên tục
8 Philippine Năm 1995, yêu cầu tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh BHyT
phải tham gia chương trình bảo đảm chất lượngMột số quốc gia, Chính phủ ban hành các chính sách riêng về chất lượng KCB, hoặc đưa vào chiến lược y tế hay kế hoạch chất lượng quốc gia
1.3.2 Bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ y tế
Bộ Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ y tế được xây dựng dựa trên sự đồng thuận của Bộ y tế, hiệp hội y khoa, hiệp hội bệnh viện tuỳ theo bối cảnh và cấu trúc hệ thống y tế của từng nước Bộ Tiêu chuẩn được xây dựng thường có nhiều lớp, được kết cấu gồm các nhóm tiêu chuẩn (hoặc chức năng), mỗi nhóm tiêu chuẩn gồm một hoặc nhiều tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn có một hoặc nhiều tiêu chí Hiệp hội Quốc tế về Chất lượng trong Chăm sóc y tế (The International Society for Quality in Health Care – ISQua), được coi là cơ quan kiểm định của các tổ
Trang 37chức thẩm định, đã đưa ra nguyên tắc cơ bản và khung yêu cầu cho việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cơ sở KCB.
Phiên bản 3.0 năm 2007 của ISQua đưa ra 6 nguyên tắc xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng gồm: Cải tiến chất lượng; Tập trung vào người bệnh và người sử dụng dịch vụ; lập kế hoạch và thực hiện của tổ chức; an toàn; Xây dựng tiêu chuẩn; và Đo lường tiêu chuẩn
1.3.3 Tổ chức kiểm định và công nhận chất lượng dịch vụ y tế
Tổ chức kiểm định chất lượng dịch vụ y tế thường là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động mang tính chất quốc tế hoặc trong phạm vi quốc gia Tổ chức kiểm định được thành lập thường do sự phối hợp và thoả thuận giữa Bộ y tế, hiệp hội y khoa, hiệp hội bệnh viện hoặc là một tổ chức độc lập hoạt động trong lĩnh vực kiểm định chất lượng cơ sở y tế
Tính đến nay, đã có 17 tổ chức kiểm định chất lượng được ISQua công nhận dựa trên các tiêu chuẩn về tổ chức đánh giá chất lượng từ bên ngoài do ISQua đưa ra (International accreditation standards for healthcare external evalua-tion organisations)
Bảng 2.2 - Các tổ chức kiểm định chất lượng dịch vụ y tế do ISQua
công nhận tính đến 6/2010sTT Tổ chức thẩm định
3 Hội đồng Tiêu chuẩn Chăm sóc sức khoẻ Úc
(The australian Council on Healthcare Standard – ACHs)
4
Tổ chức Kiểm định Thực hành Đa khoa Úc/Chất lượng Thực hành
(australian General Practice accreditation limited/Quality in Practice –
QIP/AGPAL )
5 Đơn vị Kiểm định Chất lượng Chăm sóc Sức khoẻ, anh
(Healthcare accreditation Quality unit, uK – CHKs-HAQU)
6 Hội đồng Kiểm định dịch vụ y tế Nam Phi
(Council for Health Service accreditation of Southern africa – CoHsAsA)
Trang 38sTT Tổ chức thẩm định
7
Hệ thống Kiểm định y tế của Viện Tiêu chuẩn Kỹ thuật và Chứng nhận Colombia
(Health accreditation System of Instituto Colombiano de Normas
Técni-cas y Certificación, Co – ICoNTeC)
8 Ban Kiểm định dịch vụ y tế ai-len
(The Irish Health Service accreditation Board – IHsAB)
9 uỷ ban Hỗn hợp Quốc tế
(Joint Commission International, uSa – JCI)
10 Hội Chất lượng y tế Malaysia
(Malaysian Society for Quality in Health – msQH)
11 Viện Kiểm định Chăm sóc sức khoẻ Hà lan
(Netherlands Institute for accreditation in Healthcare – NIAZ)
12
Hội đồng Cải tiến Chất lượng và Chương trình Kiểm định Chất lượng Úc (Quality Improvement Council and the Quality Improvement Council
accreditation Program, australia – QIC)
13 uỷ ban Hỗn hợp Kiểm định Chăm sóc sức khoẻ Đài loan
(Taiwan Joint Commission on Healthcare accreditation – TJCHA)
14 Kiểm định y tế và Khuyết tật New Zealand
(Health and disability auditing New Zealand – HDANZ)
15 Chương trình Chứng nhận y tế của Cty Global Mark
(Global-Mark Pty ltd, Healthcare Certification Programme)
16 Cơ quan Tiêu chuẩn và Kiểm định Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi Úc
(aged Care Standards and accreditation agency, australia – ACsAA)
17 Hội đồng Kiểm định Chăm sóc sức khoẻ Giooc-da-ni
(Health Care accreditation Council of Jordan – HCAC)
ISQua cũng kiểm định các bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ y tế do các tổ chức tiêu chuẩn và kiểm định xây dựng Đến nay đã có 21 bộ tiêu chuẩn của các tổ chức đã được ISQua thẩm định Ngoài ra, ISQua còn kiểm định chương trình đào tạo cho các đánh giá viên
Trang 391.4 Quy trình thực hiện kiểm định chất lượng
Quy trình kiểm định chất lượng có khác nhau tùy theo quy định của từng cơ quan thẩm định, nhưng nhìn chung thường được thực hiện qua 4 giai đoạn
• Giai đoạn 1 – Đăng ký kiểm định chất lượng: Cơ sở y tế gửi đơn đăng ký
tới cho tổ chức cấp chứng nhận và dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng của tổ chức đó ban hành (thường được các tổ chức này công bố rộng rãi và cung cấp miễn phí) tự đánh giá chất lượng của cơ sở mình Bản báo cáo tự đánh giá cùng các tài liệu, giấy tờ liên quan sẽ được gửi tới
tổ chức kiểm định để xem xét Trong quá trình này, các cơ sở y tế phải rất nỗ lực để cải thiện chất lượng nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra Các tổ chức cấp chứng nhận thường cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các cơ sở chuẩn bị tốt hơn cho quá trình đánh giá
• Giai đoạn 2 - Kiểm định tại cơ sở: Tổ chức kiểm định rà soát các báo cáo
và giấy tờ do cơ sở đăng ký gửi tới, sau đó tiến hành đánh giá trực tiếp tại cơ sở y tế bởi một nhóm các chuyên gia y tế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau Trong quá trình thẩm định, nhóm chuyên gia sẽ đến thăm tất cả các đơn vị của cơ sở đó và có thể tiến hành phỏng vấn lãnh đạo, nhân viên của cơ sở Sau đợt thẩm định, cơ sở y tế sẽ được cung cấp một báo cáo chi tiết về những phát hiện từ cuộc đánh giá và những khuyến nghị để cải thiện chất lượng hoạt động cua cơ sở mình
• Giai đoạn 3 – Cấp chứng nhận chất lượng: Nếu cơ sở y tế đạt được những
tiêu chuẩn đề ra, họ sẽ được cấp chứng nhận chất lượng Chứng nhận chất lượng được công bố công khai
• Giai đoạn 4 – Theo dõi và tái chứng nhận chất lượng: Các cơ sở sau khi
được cấp chứng nhận vẫn tiếp tục được theo dõi nhằm đảm bảo cơ
sở đó duy trì được chất lượng như đã được chứng nhận Kết quả kiểm định chất lượng thường chỉ có giá trị trong một thời hạn nhất định,
2 hoặc 3 năm tùy theo loại cơ sở y tế (2 năm đối với các phòng xét nghiệm và 3 năm với các cơ sở y tế khác)
Trang 40Cấp chứng nhận chất lượng
Cung cấp khuyến nghị, tư vấn cho CSYT nhằm cải thiện chất lượng
Theo dõi việc duy trì chất lượng của
cơ sở và tái chứng nhận chất lượng sau 3 – 5 năm
phù hợp với sự thay đổi về
yêu cầu chất lượng
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình chứng nhận chất lượng
Chu kỳ kiểm định thường từ 3 đến 5 năm tuỳ thuộc vào từng quốc gia và tổ chức thẩm định Những quốc gia có số bệnh viện nhiều (như Nhật Bản, Pháp) chu kỳ kiểm định thường là 5 năm Một số nước khác có số bệnh viện ít thì chu
kỳ kiểm định 3 hoặc 4 năm (Đài loan, Malaysia, Úc)
1.5 Lợi ích của kiểm định chất lượng
• Trong quá trình chuẩn bị cho chứng nhận chất lượng, cơ sở phải rà
soát và cải tiến các hoạt động của mình, đồng thời, cơ sở cũng được cơ quan kiểm định tư vấn và góp ý giúp hoàn thiện các hoạt động Nhờ