1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty HANVICO

66 1,9K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 126,8 KB

Nội dung

hoàn thiện kênh phân phối của công ty hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty hoàn thiện hệ thống kênh phân phối giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối các giải pháp hoàn thiện kênh phân phối một số giải pháp hoàn thiện kênh phân phối thực trạng và giải pháp hoàn thiện kênh phân phối giải pháp hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI VÀ QUẢN

TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI.……….………… ……… 12

1.1 Tổng quan kênh phân phối trong sản xuất kinh doanh……… 12

1.1.1 Khái niệm và vai trò của kênh phân phối………12

1.1.2 Chức năng của kênh phân phối……… ………13

1.1.3 Cấu trúc của kênh phân phối……… 14

1.1.4 Các thành viên của kênh phân phối……….16

1.1.5 Tổ chức và hoạt động của kênh phân phối……… 17

1.2 Quản trị kênh phân phối……….………20

1.2.1 Khái niệm và các yêu cầu của quản trị kênh phân phối ……… 20

1.2.2 Nội dung cơ bản của hoạt động quản trị kênh phân phối.………20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH HÀN-VIỆT (HANVICO)……….…22

2.1 Tổng quan về công ty Hanvico……… …22

2.1.1.Giới thiệu chung về công ty Hanvico……… 22

2.1.2 Tìm hiều khái quát về các hoạt động quản trị của công ty……… 29

2.2 Thực trạng về quản trị kênh phân phối sản phẩm của công ty Hanvico…………37

2.2.1 Hệ thống kênh phân phối hiện tại của công ty……….37

2.2.2.Thực trạng tình hình quản trị kênh phân phối của công ty TNHH Hàn-Việt……….39

2.2.3 Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH Hàn-Việt………44

2.2.4 Phân tích các căn cứ quản trị kênh phân phối……… 45

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH HÀN-VIỆT………53

3.1 Phương hướng phát triển của công ty………53 3.1.1 Phương hướng phát triển chung của công ty qua công cụ Marketing-Mix53

Trang 3

3.1.2 Phương hướng phát triển kênh phân phối của công ty………55

3.2 Hoạt động hoàn thiện quản trị kênh phân phối sản phẩm của công ty………… 56

3.2.1 Trong quá trình phát triển mạng lưới, mở rộng thêm tuyến khách hàng cũng như quá trình quản lý các kênh cần chú ý đến thị trường khách hàng ở nông thôn, miền Trung……….56

3.2.2 Hoàn thiện kênh phân phối đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi của khách hàng, hoàn thiện tổ chức mạng lưới bán hàng………57

3.2.3 Kênh phân phối được đầu tư về vật chất, tiền bạc và nhân lực nhằm tạo nên sự thống nhất và liên kết chặt chẽ cao giữa các thành viên trong kênh phân phối58 3.2.4 Cần dần loại bỏ những cách thức tổ chức và quản lý kênh phân phối quá lạc hậu và lỗi thời……….61

3.2.5 Các chính sách quản trị kênh phân phối……… 62

3.2.6 Kết luận và kiến nghị………64

Danh sách tài liệu tham khảo……….………69

Trang 4

A DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Association of Southeast Asia Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)

HACCP Hazard Anylist and Critical Control Points (Hệ thống phân tích và điểm kiểm soát tới hạn)

ISO Internatinal Organisation for Standardization (Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa)

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

WTO World Trade Organisation (Tổ chức thương mại thế giới)

Trang 5

B DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty……… Trang 25Bảng 2.2: Cơ cấu vốn của công ty Hanvico……….Trang 33Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của công ty trong những năm qua………Trang 34Bảng 2.4: Danh sách một số máy móc và thiết bị của công ty……….Trang 37

Trang 6

C DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 1 : Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối……… Trang 14Hình 2.1: Quy trình sản xuất chăn đông……… Trang 26

Hình 2.2: Quy trình sản xuất ga……… Trang 27

Hình 2.3: Quy trình sản xuất vỏ gối……… Trang 27Hình 2.4: Quy trình sản xuất ruột gối…… ……… Trang 27Hình 2.5: Quy trình sản xuất vỏ đệm bông PE……….Trang 28Hình 2.6: Quy trình sản xuất ruột đệm bông PE……… Trang 28Hình 2.7: Quy trình sản xuất đệm lò xo PE……… Trang 29Hình 2.8: Sơ đồ tổ chức quản lý………… ……… Trang 29Hình 2.9: Kênh phân phối trực tiếp với khách hàng hộ gia đình……… Trang 39Hình 2.10: Kênh phân phối gián tiếp với khách hàng hộ gia đình ………… Trang 39Hình 2.11: Kênh phân phối trực tiếp với khách hàng là tổ chức……… Trang 40

Trang 7

D LỜI MỞ ĐẦU

Từ xa xưa vào những ngày lạnh giá con người đã biết sử dụng các nguyên vậtliệu trong tự nhiên để giữ ấm cho cơ thể mình đặc biệt là trong giấc ngủ nhằm mụctiêu sinh tồn Nhu cầu ăn, ngủ là những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống Ông cha ta cócâu “ăn được ngủ được là tiên”, “ăn ngon ngủ sướng”… những câu nói đó đều nhằmnêu bật sự quan trọng của giấc ngủ và mục tiêu chăm sóc giấc ngủ Những sản phẩmcủa công ty TNHH Hanvico: chuyên sản xuất chăn, ga, gối, đệm đều nhằm mục đíchchăm sóc giấc ngủ của con người, chính vì thế những sản phẩm của công ty có thể coinhư những sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân Chođến nay sau khi gia nhập WTO, trên thị trường Việt Nam có khá nhiều công ty sảnxuất chăn ga, gối, đệm với rất nhiều chủng loại khác nhau và phong phú Những sảnphẩm không chỉ phục vụ trong mùa đông giá rét mà còn mở rộng phục vụ trong nhữngngày hè oi bức, bởi cuộc sống của người dân đã đi lên, trong những ngày hè các giađình có điều hoà vẫn sử dụng chăn, ga, đệm qua đó ta thấy được một sức cầu lớn hơn.Việt Nam đang từng bước mở rộng tăng cường quan hệ hợp tác với những nước trongkhu vực và trên thế giới, nhu cầu về chất lượng sản phẩm, mẫu mã của người tiêu dùngcũng phong phú hơn

Hiện tại, sản phẩm của công ty TNHH Hàn-Việt đã được tiêu thụ rộng khắp từbắc vào nam Có thể thấy hệ thống phân phối của công ty vẫn còn nhiều hạn chế, côngtác quản lý còn lạc hậu, mạng lưới hoạt động chưa thực sự hiệu quả cao Sự yếu kém

về phân phối là một trong những nguyên nhân gây nên suy giảm vị thế cạnh tranh củacông ty Chính vì thế Công ty đã nhận thấy rằng để cạnh tranh thành công không chỉcung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ, mà còn phải làm tốt hơn khả năng sẵnsàng của chúng ở đâu, khi nào và người tiêu dùng muốn chúng ra sao Khả năng nàychỉ có thể được thực hiện qua hệ thống phân phối mà thôi Công ty cần tập trung chú ývào hệ thống phân phối, coi đó là một cơ sở cho sự cạnh tranh

Trên cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, vận dụng các lý luận vềkênh phân phối, quản trị kênh phân phối sản phẩm đã được nghiên cứu vào điều kiệnthực tiễn của công ty nhằm đưa ra các giải pháp về hoàn thiện công tác quản trị kênh

Trang 8

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về tổ chức, hoạt động của hệ thống kênh phân phối sản phẩmcủa công ty TNHH Hàn-Việt và công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích đánh giá, so sánh nhằm đề ra những giảipháp thích hợp, đồng bộ nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị kênh phân phối cho phùhợp với điều kiện của Công ty

4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề ra định hướng chiến lược nhằm hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phốisản phẩm phù hợp với thay đổi trong môi trường kinh doanh trên thị trường của Côngty

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI VÀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI

1.1 Tổng quan kênh phân phối trong sản xuất kinh doanh

1.1.1 Khái niệm và vai trò của kênh phân phối

1.1.1.a Khái niệm

Phân phối là toàn bộ các hoạt động được thực hiện bởi nhà sản xuất, có thể có sựhợp tác của các tổ chức trung gian, kể từ lúc mà sản phẩm hoàn thành chờ đợi tiêu thụ,cho đến khi nó thuộc sở hữu của người tiêu dùng cuối cùng và sẵn sàng cho việc đúngnơi, đúng lúc, dưới những hình thức và số lượng phù hợp với nhu cầu của họ

Theo quan điểm quản trị, kênh phân phối liên quan đến khả năng quản lý tronghoạt động trao đổi hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng giữa cácthành viên của kênh, tức là giữa trong kênh phân phối nhằm đạt được những mục tiêuphân phối xác định

Theo quan điểm của các nhà quản lý vĩ mô, kênh phân phối chính là một hệthống kinh tế có chức năng làm phù hợp cung cầu hàng hoá trên phạm vi toàn bộ nềnkinh tế Kênh phân phối vĩ mô là quá trình xã hội định hướng dòng chảy hàng hoá vàdịch vụ của nền kinh tế từ người tiêu dùng nhằm đảm bảo cung cầu phù hợp và đạtđược các mục tiêu của xã hội

Kênh phân phối là việc tổ chức các mối quan hệ giữa những người có chức năngđàm phán, mua và bán, chuyển quyền sở hữu hàng hoá trong quá trình đưa hàng hoá từngười sản xuất đến người tiêu dùng Vì vậy, sự tạo lập và phát triển kênh phân phốiđòi hỏi mất nhiều thời gian, trí tuệ, tiền của và sức lực

1.1.1.b Vai trò của kênh phân phối

Kênh phân phối đóng vai trò rất quan trọng nó làm nhiệm vụ đưa sản phẩm từnơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng sao cho thoả mãn được nhu cầu vàmong muốn của khách hàng về số lượng và chủng loại sản phẩm, thời gian và nơichốn được cung cấp, chất lượng của sản phẩm và mức giá mà khách hàng có thể chấpnhận được

Trang 10

Kênh phân phối đã trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng trong dài hạn khi nótrở thành một phần tài sản của công ty Nó giúp giảm bớt những khó khăn khi đưa sảnphẩm và thị trường nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp và góp phần nâng caogiá trị của doanh nghiệp.

Kênh phân phối tăng cường khả năng liên kết và sự hợp tác giữa các cá nhân và

tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối tiêu thụ trong một mục đíchchung, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng đồng thờithoả mãn những mục tiêu riêng của mỗi bên

1.1.2 Chức năng của kênh phân phối

1.1.2.a Chức năng trao đổi, mua bán

Đây là chức năng phổ biến nhất của kênh phân phối và thực chất của chức năngnày là việc tiến hành các hoạt động mua bán Chức năng mua bao gồm việc tìm kiếm,đánh giá giá trị của các hàng hoá dịch vụ còn chức năng bán liên quan đến việc tiêuthụ sản phẩm

1.1.2.b Chức năng chuẩn hoá và phân loại hàng

Chức năng này liên quan đến việc sắp xếp hàng hoá theo chủng loại và số lượng.Điều này làm cho việc mua bán được dễ dàng hơn vì giảm được nhu cầu kiểm tra vàlựa chọn

1.1.2.c Chức năng vận tải hàng hoá

Hàng hoá được chuyển từ điểm này đến điểm khác, nhờ đó giải quyết được mâuthuẫn về không gian giữa sản xuất và tiêu dùng

1.1.2.d Chức năng lưu kho và dự trữ hàng hoá

Có liên quan đến việc lưu trữ hàng hoá, dịch vụ trong kho, bến bãi, cung cấphàng hoá, dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất Đồngthời, đấy cũng là chức năng nhằm duy trì mức phân phối ổn định cho khách hàng trongđiều kiện thị trường có nhiều biến động

1.1.2.e Chức năng tài chính

Liên quan đến việc cung cấp tiền mặt và tín dụng cần thiết đến việc vận tải, lưukho, xúc tiến bán

Trang 11

1.1.2.f Chức năng chia sẻ rủi ro

Giải quyết sự không chắc chắn trong quá trình phân phối sản phẩm trên thịtrường

1.1.2.g Chức năng thông tin

Là việc cung cấp thôn tin từ tất cả các thành viên kênh và ý kiến từ phía kháchhàng ngoài thị trường

1.1.3 Cấu trúc của kênh phân phối

1.1.3.a Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối

Cấp-0 Cấp-1 Cấp-2 Cấp-3

Nguồn: Quản trị kênh phân phối, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân, 2012

Hình 1.2 : Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối

Người sản xuất được coi là người khởi nguồn của các kênh Marketing họ cungcấp cho thị trường những sản phẩm và dịch vụ nhưng họ thiếu cả kinh nghiệm lẫn quy

Trang 12

bởi vì các kinh nghiệm trong sản xuất đã không tự động chuyển thành kinh nghiệmtrong phân phối Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất thường chia sẻ những công việcphân phối cho những người trung gian.

Người trung gian bao gồm các doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanh thươngmại độc lập trợ giúp người sản xuất, người tiêu dùng cuối cùng thực hiện các côngviệc phân phối cùng thực hiện các công việc phân phối sản phẩm và dịch vụ Họ đượcchia thành hai loại bán buôn và bán lẻ:

Các trung gian bán buôn

Bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân mua hàng hoá để bán lại cho các doanhnghiệp hoặc tổ chức khác (các nhà bán lẻ, các nhà bán buôn khác, các doanh nghiệpsản xuất, các tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước )

Các trung gian bán lẻ

Bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêudùng cá nhân hoặc hộ gia đình Vai trò của người bán lẻ trong kênh Marketing là pháthiện nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm và bán những hàng hoá mà các khách hàng,này mong muốn, ở thời gian địa điểm và theo cách thức nhất định

Người tiêu dùng cuối cùng bao gồm cả người tiêu dùng cá nhân và tiêu dùngcông nghiệp là điểm đếm cuối cùng thì quá trình phân phối mới hoàn thành Ngườitiêu dùng cuối cùng có vai trò quan trọng trong kênh Marketing vì họ có quyền lựachọn những kênh khác nhau để cung cấp

Trang 13

1.1.3.c Kênh rút gọn (Kênh cấp 1)

Với hình thức phân phối này thì công ty bán hàng hoá của mình cho người bán lẻ

và người bán lẻ bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng Hình thức phân phối này được

áp dụng trong trường hợp phân phối các mặt hàng có tính chất phổ biến nhiều như bộtgiặt, nước giải khát, các mặt hàng tiêu dùng…

Ưu điểm là giải phóng cho nhà sản xuất chức năng lưu thông nâng cao trình độchuyện môn hoá và năng lực sản xuất

1.1.3.d Kênh đầy đủ (Kênh cấp 2)

Đây là hình thức phân phối được áp dụng rất phổ biến cho các xí nghiệp sản xuất

ở một nơi nhất định nhưng cung cấp sản phẩm ở nhiều nơi loại kênh phân phối này có

sự dịch chuyển hàng hoá hơn hai loại trên, hiện nay đang được áp dụng rộng rãi ở cácdoanh nghiệp

Ưu điểm của loại kênh phân phối này là tạo điều kiện cho nhà sản xuất và cáctrung gian phân phối nâng cao khả năng chuyên môn hoá Rút ngắn chu kì sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm

Nhược điểm do nhiều trung gian nên quản lý và điều hành khó khăn, phức tạp.Đòi hỏi nhà quản lý phải có trình độ và kinh nghiệm

1.1.3.e Kênh đặc biệt

Trường hợp nhà sản xuất có tính thời vụ thường sử dụng các đại lý hoặc mô giới

để thay thế cho tổ chức tiêu thụ của mình với tư cách trung gian bán buôn hàng hoá Kiểu kênh phân phối dạng đặc biệt này đáp ứng tốt nhu cầu phân công lao động

xã hội cả giữa sản xuất và lưu thông và trông nội bộ lưu thông, cho phép xã hội tối đahoá đa dạng hoạt động thương mại trên mọi vị trí thị trường bán lẻ và địa điểm phân

bố dân cư

Ưu điểm đáp ứng tốt nhu cầu phân công lao động xã hội cả sản xuất, lưu thông

và nội bộ lưu thông

1.1.4 Các thành viên của kênh phân phối

1.1.4.a Người sản xuất

Người sản xuất thường được xem là người bán thứ nhất, họ bán cái mà họ sản

Trang 14

nơi mà nó được tạo ra Đây cũng chính là người có vai trò điều khiển kênh, trongnhiều trường hợp họ chính là người đưa ra các quyết định về tổ chức kênh.

1.1.4.b Người trung gian

*Các trung gian bán buôn

Đây là những người thực hiện hoạt động thương mại thuần túy, mua để bán Đặctrưng cơ bản của loại trung gian này là mua bán với một khối lượng lớn một loại hànghóa nào đó Những người bán buôn có thể là cầu nối giữa người sản xuất với ngườitiêu dùng cuối cùng trong lĩnh vực tiêu dùng công nghiệp, có thể là cầu nối giữa ngườisản xuất với các trung gian khác trong kênh tiêu dùng cá nhân

Những người bán buôn thường có thế lực kinh tế lớn, trong nhiều trường hợp họ

có khả năng khống chế thị trường chi phối cả người sản xuất và người bán lẻ

Người bán lẻ thường bị lệ thuộc chặt chẽ vào những người bán buôn nhưng lại có

xu hướng thiết lập mối quan hệ trực tiếp với người sản xuất để hình thành nên nhữngkênh ngắn ở thị trường tập trung Mặt khác, đây là những người tiếp xúc trực tiếp vớingười tiêu dùng sau cùng cho nên họ có lợi thế hơn trong việc tìm hiểu, nắm bắt nhucầu và thị hiếu người tiêu dùng, nhất là những nhu cầu đơn lẻ, phân tán, có khả năngthích ứng nhanh với sự biến động của thị trường

Trang 15

Nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, các tổ chức bổ trợ càng nhiều cả về số lượng vàchủng loại Các tổ chức bổ trợ chính là: các doanh nghiệp vận tải, các doanh nghiệpkinh doanh kho, các công ty nghiên cứu thị trường…

Các tổ chức bổ trợ không chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của các thànhviên chính thức cũng như kết quả cuối cùng của kênh phân phối Tuy nhiên họ gópphần quan trọng làm cho hệ thống kênh phân phối hoạt động thông suốt và tăng hiệuquả hoạt động của kênh Xu thế phát triển trên thị trường là ngày càng nhiều tổ chức

bổ trợ tham gia vào quá trình phân phối

1.1.5 Tổ chức và hoạt động của kênh phân phối

1.1.5.a Tổ chức của kênh phân phối

*Kênh Marketing truyền thống

Là tập hợp ngẫu nhiên các nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ Trong đó mỗithực thể kinh doanh riêng biệt luôn tìm cách tối đa hóa lợi nhuận của mình cho dù cógiảm lợi nhuận của cả hệ thống Không có thành viên nào của kênh có quyền kiểmsoát hoàn toàn hay đáng kể đối với các thành viên khác

*Hệ thống kênh Marketing dọc

Hệ thống kênh Marketing dọc được sử dụng trong những trường hợp:

 Thị trường có sẵn các trung gian thương mại để thực hiện các hoạt động kinhdoanh riêng biệt và khi thay đổi các thành viên kênh hiện tại thì mất nhiều thời gian vàtốn kém nhiều chi phí

 Sản phẩm phức tạp và quy trình bán hàng thống nhất đòi hỏi các trung gianthương mại phải được đào tạo để đáp ứng nhu cầu Mặt khác, quyết định mua thì phứctạp đạo tạo và khách hàng có sự quan tâm cao, giữa các thành viên kênh cần phải có sựphối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện hoạt động Marketing

 Người mua chung thuỷ với người bán chứ không phải là với công ty sản xuất,môi trường kinh doanh có sự biến động cao, rất khó kiểm soát hoạt động của các trunggian thương mại ở trong kênh, các thành viên kênh được phép tận những nỗ lực củangười khác, giao dịch buôn bán diễn ra thường xuyên ở mức độ lớn

Trang 16

*Hệ thống Marketing ngang

Là trường hợp tổ chức kênh, trong đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phần tửthuộc một cấp trong kênh Sự phối hợp theo chiều ngang được tận dụng, khai thácnăng lực, thế mạnh của từng thành viên, tranh thủ các cơ hội Marketing đang mở ra.Đồng thời cho phép san sẻ bớt những rủi ro trong quả trình kinh doanh Các công ty cóthể hợp tác với nhau một cách tạm thời, vĩnh viễn không lập ra một công ty riêng

*Hệ thống Marketing đa kênh

Một công ty sẽ sử dụng hai hay nhiều kênh để cùng một lúc phân phối cùng mộtthứ hàng hoá vào một thị trường hoặc vào nhiều thị trường khác nhau Hệ thống kênhgọi là đa kênh Khi sử dụng hệ thống Marketing đa kênh, nhà quản trị sẽ đạt được 3 lợiích: phát triển phạm vi bao phủ thị trường, giảm chi phí của kênh, tăng cường việc tiêuthụ theo ý khách hàng đạt đến ý tưởng Marketing

1.1.5.b Sự hoạt động của kênh phân phối

Dòng chuyển quyền sở hữu: mô tả việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm được

chuyển từ thành viên này sang thành viên khác trong kênh Mỗi hành vi mua bán xảy

ra trong kênh là một lần hàng hóa được chuyển quyền sở hữu sản phẩm và các điềukiện mua bán

Dòng đàm phán: giữa các thành viên trong kênh tác động qua lại lẫn nhau để

phân chia các công việc phối cũng như trách nhiệm và quyền lợi của mỗi thành viên

Dòng vận động vật chất của sản phẩm: đây là sự chuyển hàng hóa vật phẩm

thật sự trong không gian và thời gian từ địa điểm sản xuất đến địa điểm tiêu dùng qua

hệ thống kho tàng và phương tiện vận tải Tham gia vào dòng vận động vật chất có cáccông ty vận tải, các công ty kho vận Đây là dòng chảy chiếm tỷ trọng chi phí lớn nhấttrong tổng chi phí phân phối

Dòng thanh toán: mô tả sự vận động của tiền tệ và các chứng từ thanh toán

ngược từ người tiêu dùng qua các trung gian thương mại trở lại người sản xuất hoặcngười nhập khẩu Mỗi hệ thống kênh phân phối có một cơ chế và phương thức thanhtoán nhất định Dòng thanh toán trong hệ thống kênh phối hiện đại có đặc điểm là táchrời khỏi ḍạng chuyển quyền sở hữu và ḍạng hàng hóa vật chất Tình trạng nợ nần vàthanh toán gối đầu là hiện tượng phổ biến trong các kênh phân phối

Trang 17

Dòng thông tin: giữa các thành viên trong kênh phải trao đổi thông tin cho nhau,

có thể là trao đổi giữa hai thành viên kế cận hoặc không kế cận Các thông tin trao đổi

là khối lượng, chất lượng, giá sản phẩm, thời gian và địa điểm giao nhận hàng, thanhtoán….Dòng thông tin từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng đều là dòngthông tin hai chiều Dòng thông tin hoạt động trước, trong và sau khi thực hiện cácdòng vận động khác Các tổ chức bổ trợ như công ty vận tải cũng tham gia vào dòngvận động này

Dòng xúc tiến: mô tả những hoạt động xúc tiến hỗn hợp lẫn nhau giữa các thành

viên trong kênh Thông thường đây là sự hỗ trợ về các kênh xúc tiến của người sảnxuất lớn cho tất cả các thành viên trong kênh như: người sản xuất thực hiện hoạt độngquảng cáo, khuyến mại, tuyên truyền… Trong dòng chảy này có sự tham gia của cácđại lý quảng cáo Họ cung cấp và thực hiện các dịch vụ quảng cáo Người sản xuất vàcác đại lý quảng cáo Họ cung cấp và thực hiện các dịch vụ quảng cáo Người sản xuất

và các đại lý quảng cáo sẽ cùng làm việc để phát triển các chiến lược xúc tiến có hiệuquả trong kênh

Dòng đặt hàng: đây chính là phương thức và cơ chế thu thập, tập hợp và xử lý

đơn đặt hàng giữa các thành viên của kênh phân phối Những nhu cầu của người tiêudùng cuối cùng hoặc người mua phải được chuyển trở lại người sản xuất một cách kịpthời để được đáp ứng Người sản xuất làm các quyết định phân phối hằng ngày dựatheo các đơn đặt hàng nhận được

Dòng chia sẻ rủi ro: trong quá trình phân phối tiêu thụ sản phẩm chứa đựng

nhiều rủi ro bao gồm các rủi ro về thiệt hại vật chất trong vận chuyển và bảo quản dựtrữ sản phẩm, các rủi ro về tiêu thụ sản phẩm do nhu cầu thị trường thay đổi….Dòngchia sẻ rủi ro chính là cơ chế phân chia trách nhiệm gánh vác những thiệt hại do rủi rocủa từng thành viên trong kênh

Dòng tài chính: đây chính là dòng tạo tạo vốn và hỗ trợ trong các kênh phân

phối Trong quá trình lưu thông sản phẩm ở những cấp độ kênh nhất định, vào nhữngthời điểm nhất định, các thành viên có thể có nhu cầu vốn rất lớn để thanh toán Cơchế tạo vốn trong kênh có thể giúp cho họ có được nguồn vốn thanh toán dễ dàng,nhanh chóng

Trang 18

Dòng thu hồi, tái sử dụng lại bao gói: đây là dòng bắt buộc đối với các hệ thống

kênh phân phối của các loại sản phẩm Các doanh nghiệp sản xuất bắt buộc phải sửdụng lại những bao gói dùng nhiều lần nhằm giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môitrường

1.2 Quản trị kênh phân phối

1.2.1 Khái niệm và các yêu cầu của quản trị kênh phân phối

1.2.1.a Khái niệm quản trị kênh phân phối

Quản trị kênh phân phối là toàn bộ các công việc như hoạch định, triển khai,kiểm tra và điều hành các dòng chảy trong kênh và sự liên kết giữa các thành viêntrong kênh nhằm thực hiện các mục tiêu phân phối của doanh nghiệp

1.2.1.b Các yêu cầu của quản trị kênh phân

Quản trị kênh phân phối là một trong những vấn đề hết sức quan trọng mà doanhnghiệp nào cũng phải quan tâm chú ý cẩn thận Xuất phát từ tình hình thị trường vànhu cầu người tiêu dùng mà vấn đề quản trị kênh phân phối cần phải đảm bảo các yêucầu sau:

Đảm bảo cho quá trình vận chuyển hàng hoá từ sản xuất đến tiêu dùng nhanhchóng nhằm đáp ứng và thoả mãn tốt nhu cầu dịch vụ cho khách hàng ở thị trườngmục tiêu

Góp phần điều tiết quan hệ cung cầu trên thị trường, điều tiết hiệu quả của hoạtđộng kinh doanh, giảm chi phí hoạt động, đồng thời thực hiện mục tiêu kinh doanh củadoanh nghiệp

Đảm bảo khả năng bao quát của thị trường phân phối

1.2.2 Nội dung cơ bản của hoạt động quản trị kênh phân phối

1.2.2.a Chính sách tuyển chọn các thành viên trong kênh

Việc tuyển chọn thành viên kênh phân phối là phần cuối cùng của việc thiết kếkênh Quyết định tuyển chọn là thường xuyên, cần thiết kế ngay cả khi những thay đổitrong cấu trúc kênh không xảy ra Nghĩa là quyết định tuyển chọn có thể không phải làkết quả của những quyết định thiết kế kênh Một nguyên nhân phổ biến nữa đối vớiviệc tuyển chọn không liên quan đến quyết định thiết kế kênh là thay thế các thànhviên đã bỏ khỏi kênh

Trang 19

Quá trình tuyển chọn các thành viên trong kênh phân phối gồm 3 bước cơ bản:

Bước 1: Tìm kiếm các thành viên có khả năng

 Tìm kiếm qua lực lượng bán hàng của công ty tại các khu vực

 Tìm kiếm qua các nguồn thông tin thương mại như: hiệp hội thương mại, tạpchí thương mại, các công ty khác có sản phẩm liên quan, các nguồn trưng bày thươngmại

 Tìm kiếm qua các cuộc điều tra các trung gian hiện tại

 Tìm kiếm qua khách hàng và người sử dụng cuối cùng

 Tìm kiếm thông qua quảng cáo

 Tìm kiếm qua hội chợ thương mại hay các hội nghị

Bước 2: Xác định các tiêu chuẩn lựa chọn

Có rất nhiều để nhà sản xuất lựa chọn, so sánh các ứng cử viên với nhau nhưngquan trọng hơn cả là các tiêu chuẩn sau: điều kiện tín dụng và tài chính, sức mạnh bánhàng, dòng sản phẩm, danh tiếng, khả năng chiếm lĩnh thị trường, hoạt động bán,thành công về quản trị khả năng quản lý, quan điểm thái độ, quy mô

Bước 3: Củng cố các thành viên của kênh

1.2.2.b Chính sách khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối

Các trung gian phân phối cần phải được khích lệ thường xuyên để họ làm tốtcông việc được giao Các điều khoản mà họ chấp thuận khi tham gia kênh phân phốicũng tạo ra một sự động viên nào đó, nhưng cần được bổ sung thêm việc huấn luyện,giám sát và khuyến khích Nhà sản xuất phải luôn nghĩ rằng mình không chỉ bán hàngthông qua các trung gian, mà còn bán hàng cho các trung gian nữa

1.2.2.c Chính sách đánh giá và thưởng phạt các thành viên trong kênh phân phối

Nhà sản xuất phải thường xuyên hoặc định kì đánh giá hoạt động của nhữngtrung gian được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định, làm cơ sở cho việc áp dụngcác chính sách thưởng phạt, bảo đảm cho hoạt động phân phối đi đúng hướng và hiệuquả

Trang 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH HÀN-VIỆT (HANVICO)

2.1 Tổng quan về công ty Hanvico

2.1.1.Giới thiệu chung về công ty Hanvico

2.1.1.a Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hanvico

Công ty TNHH Hanvico được thành lập theo quyết định số 4804 do Uỷ Ban NhânDân Thành Phố Hà Nội cấp ngày 25/1/1999 và cấp giấy phép kinh doanh số 073339

do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 30/11/1999

 Tên công ty: Công ty TNHH Hàn Việt

 Tên giao dịch: HANVIET CO.,LTD

 Tên viết tắt: Hanvico

 Thương hiệu: Blue Sky

 Trụ sở chính: Km14 - Quốc lộ 1A – Thanh trì – Hà nội

 Tel: 043 8617978/043 6862685

 Fax: 04 8618040

 Email: hanvico@hanvico.com.vn

 Website : www.hanvico.com.vn

 Tài khoản: 64820000443 tại Korea Exchange Bank

 Thành phần kinh tế: Ngoài quốc doanh

 Hình thức pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn

 Sản phẩm chủ yếu: Chăn, ga, gối, đệm, rèm, đồ vải phục vụ gia đình, kháchsạn, bệnh viện

Công ty Hanvico chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/1/1999 với trụ sở giao dịch vàđịa điểm sản xuất tại Km09-quốc lộ1A-Thanh trì-Hà nội với cơ sở vật chất ban đầu còn rấtnhiều thiếu thốn Cơ sở diện tích chỉ khoảng 200m2, số lượng công nhân khoảng 50 người vàchỉ có một số lượng máy móc rất hạn chế Tháng 10/2003, công ty đã chuyển về cơ sở sảnxuất mới tại Km14-quốc lộ 1A-Thanh trì –Hà Nội và nhập khẩu lắp đặt thêm dây chuyền sảnxuất mới Nhưng nhờ sự cố gắng và nỗ lực không ngừng sáng tạo của tập thể lãnh đạo, sựlàm việc hết mình của đội ngũ công nhân mà giờ đây công ty Hanvico đã có những thành tích

Trang 21

đáng kể Tạo được uy tín lớn và thương hiệu đối với khách hàng với khẩu hiệu quen thuộc

“Hanvico-Ấm áp như lòng mẹ”

2.1.1.b Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Hanvico

* Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Hàn-Việt

 Chức năng: Sản xuất sản phẩm chăn, ga, gối, đệm và các sản phẩm khác từ vải

phục vụ gia đình, khách sạn, bệnh viện,…theo đúng ngành nghề đã đăng ký với nhànước và cơ quan chức năng

- Chủ động tìm hiểu thị trường mà công ty đang kinh doanh

- Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm với nhà nước

- Thực hiện trách nhiệm đãi ngộ với công nhân và nhân viên theo đúng luật laođộng, đồng thời không ngừng cải thiện đời sống nhân viên

- Thực hiện các qui định bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn lao động

* Đặc điểm về quy mô và hoạt động sản xuất kinh doanh

Sự thành lập ban đầu của công ty tuy rất hạn chế nhưng do hiệu quả sản xuất cũngnhư kinh doanh và nhu cầu thị trường ngày càng tăng cùng sự nâng cao năng lực cạnhtranh so với các công ty khác mà công ty Hanvico ngày càng lớn mạnh

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Đơn vị tính: triệu VNĐ

Trang 22

Tổng doanh thu 42000 45000 51000 60000 57000

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ của công ty HanvicoQua bảng số liệu ta có thể thấy rằng các chỉ tiêu của công ty nhìn chung ngày mộttăng dần qua các năm, đặc biệt là chỉ tiêu vốn đầu tư của công ty tăng khá mạnh chứng

tỏ sự sử dụng các công cụ kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả nâng sức cạnhtranh của công ty trên thị trường Đồng thời kết hợp với việc sử dụng máy móc côngnghệ dây chuyền nhập khẩu của Hàn Quốc đã tạo ra cho công ty Hanvico một lợi thế

so sánh và rất cạnh tranh so với các công ty đối thủ Vốn đầu tư của công ty đã khôngngừng tăng lên qua các năm Đặc biệt năm 2013, vốn đầu tư là 75 (tỷ đồng) nhiều hơn

so với năm 2012 5 (tỷ đồng) tương đương với 1.07 lần, đây là một sự tăng trưởng rấtmạnh về vốn của công ty, đẩy năng lực cạnh tranh của công ty lên một vị thế mới.Trong năm này, công ty đã nhập thêm hệ thống dây chuyền máy móc của Hàn quốc,nhờ hệ thống dây chuyền này mà sản lượng của công ty tăng vọt cùng với nó là chấtlượng sản phẩm được khẳng định Qui mô hoạt động kinh doanh của công ty ngàycàng lớn chứng tỏ thị phần cua công ty cũng ngày càng tăng

2.1.1.c Đặc điểm quy trình công nghệ và sản xuất sản phẩm của công ty

* Quy trình sản xuất chăn

 Quy trình sản xuất chăn đông

Nguyên liệu:

- Bông PE: bao gồm các loại:

D15: Tạo độ cứng và độ đàn hồiD2: Mềm mại

D7: Có Silicon (PE bột)D7: Không silicon

- Vải

Trang 23

Cắt May Hoàn thiện

Đánh

Nguồn: Phân xưởng may, phân xưởng trần thêu của công ty Hanvico

Hình 2.1 Quy trình sản xuất chăn đông

Bông PE các loại được lấy theo tỷ lệ thích hợp với từng loại chăn rồi trải dài ra dải truyền của máy trộn Nhờ sự chuyển động của dải truyền này mà bông được đưa đều vào máy trộn Với một máy áp suất lớn, máy trộn đánh tan từng sợi bông, đảo đều rồi cũng nhờ lực đẩy lớn của áp suất mà đẩy bông lên cao trước khi vào máy trộn cơ Nhờ hệ thống trộn cơ này mà bông được tập hợp lại vào khay mỗi khi khay đầy bông, một hệ thống tự động sẽ đẩy bông sang máy cán tại đây, bông được đan lại và chuyển

ra ngoài, độ dày của dải bông được điều chỉnh tại đầu ra của máy cán Cũng n hờ sự chuyển động của các dải truyền cơ, dải bông bông được máy trải kéo lên rồi trải từng lớp lên nhau tạo độ dày của chăn Độ dài, rộng của chăn được điều chỉnh phù hợp trong các tay trải ở giai đoạn này Khi độ dày đã thích hợp, bông được chụp vào túi sau

đó được chuyển qua may xung quanh và may ô vuông để cố định các bông trong túi

Trang 24

Cắt Chần Cắt May Hoàn thiện

Ruột chăn có thể được trần hoa văn tùy theo nhu cầu khách hàng cũng như tùy loại chăn Sau khâu hoàn thiện, ruột chăn được đóng gói theo từng cái

 Quy trình sản xuất chăn hè :

Giống như qui trình sản xuất chăn đông, bông được trộn, cán đều rồi trải Tuynhiên, lớp trải được chuyển trực tiếp vào giữa của hai lớp vỏ chăn đã được cắt trước.Tiếp đó, hỗn hợp này được kẹp cố định rồi chuyển qua máy chần Sau khi chần xong,chăn được đưa qua tổ cắt rồi may xung quanh và may liền khi chuyển qua khâu hoànthiện

 Quy trình sản xuất ga :

Nguồn : Phân xưởng may, phân xưởng trần thêu của công ty Hanvico

Hình 2.2 Qui trình sản xuất ga

Vải được chuyển từ kho qua tổ cắt cùng với một lớp vải lót ở dưới cùng với một lớp bông PE 6oz; 8oz ( là bông một lớp sau giai đoạn cán trong quy trình sản xuất chăn đông) Sau đó, được trần theo các hoa văn khác nhau, độ dày thưa khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu và tính thẩm mỹ của từng loại ga Tiếp theo, ga được chuyển qua cắt lại trước khi chuyển qua giai đoạn may và hoàn thiện

 Quy trình sản xuất gối

Nguồn : Phân xưởng may của công ty Hanvico

Hình 2.3 Quy trình sản xuất vỏ gối

Trang 25

Cắt May Hoàn thiện

Cắt

Nguồn : Phân xưởng may của công ty Hanvico

Hình 2.4 Quy trình sản xuất ruột gối

Sử dụng bông PE hạt: Bông PE hạt được đánh tan rồi đưa ra ngoài Nhân viên nhồi gối trực tiếp đưa bông này vào vỏ ruột gối với một khối lượng được quy định rõ, sau đó, được chuyển qua may ruột gối

 Quy trình sản xuất đệm

 Đệm bông PE :

Nguồn: Phân xưởng đệm bông của công ty Hanvico

Hình 2.5 Quy trình sản xuất vỏ đệm bông PE:

Trang 26

Máy ăn Máy

Nguồn: Phân xưởng đệm bông của công ty Hanvico

Hình 2.6 Quy trình sản xuất ruột đệm bông PE

Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của máy trộn, máy cán, máy trải trong quy trình này hoàn toàn giống các máy tương tự trong sản xuất ruột chăn đông Cjir có điềubông được cán và trải ở hai hệ thống mắc song song Cuối cùng, hai máy trải này cùngtrải vào một dây truyền để tạo độ dày của lớp bông PE Sở dĩ cần 2 hệ thống cán và trải bởi vì, để ép thành đệm, độ dày của lớp bông PE là rất lớn mà một hệ thống thì không thể đáp ứng được tốc độ cán và trải ấy Dây truyền đưa bông PE qua lò ép bằngnhiệt Tại đây, bông được ép thành đệm với độ dày khác nhau (5cm, 7cm, 9cm) Dây truyền tiếp tục với máy làm nguội để đưa đệm đã ép về nhiệt độ bình thường Máy cắt với các mắt điện tử giúp lấy được chính xác các tấm đệm bông PE có kích thước phù hợp Sau giai đoạn này, từng lõi đệm còn được kiểm tra trước khi được đưa ra bọc vỏ

và đóng gói

Trang 27

Máy quấn lò xo tự độngMáy Đan lò xo

May Hoàn thiện

Nguồn: Phân xưởng đệm lò xo của công ty Hanvico

Đệm lò xo túi: Các lò xo được bọc một chiếc túi polyester giúp bảo quản lò xo,

tạo độ khô ráo, kéo dài tuổi thọ cũng như tránh tạo sự va chạm trực tiếp giữa các lò xo,không gây ra tiếng ồn Về cơ bản, các bước theo sản xuất của đệm lò xo túi khôngkhác gì so với PE

2.1.1.d Cơ cấu tổ chức của công ty Hanvico

Trang 28

Giám đốc khối văn phòng

TỔNG GIÁM ĐỐC

Giám đốc khối sản xuất Giám đốc khối kinh doanh

Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ Phòng kế hoạch đầu tư Phân xưởng đệm lò xo Phân xưởng may Phân xưởng chần, thêu Kho nguyên Phân xưởng đệm bông liệu Phòng thiết kế Phòng Maketing

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty Hanvico

Hình 2.8 Sơ đồ tổ chức quản lý

*Tổng giám đốc công ty: Là người có quyền hạn cao nhất trong tổ chức bộ máy

của công ty, phụ trách mọi mặt và chịu trách nhiệm trước công ty về hoạt động sản

xuất kinh doanh, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức và tài chính của công ty

*Các giám đốc chuyên trách: Do tổng giám đốc công ty trực tiếp phân công,

phân nhiệm công tác, quản lý, có nhiệm vụ giúp việc cho tổng giám đốc công ty và

chịu trách nhệm trước tổng giám đốc về phần việc được phân công phụ trách

Giám đốc điều hành khối văn phòng: là người có chức vụ tương đương với 2 vị

trí trên và chịu trách nhiệm về đời sống của toàn công ty

Trang 29

Giám đốc sản xuất: Là người giúp việc cho tổng giám đốc, chịu trách nhiệm về

mảng kỹ thuật, về chất lượng sản phẩm, tổ chức sản xuất, kiểm tra, giám sát hoạt độngsản xuất của công ty

Giám đốc kinh doanh: Là người có chức vụ tương đương với giám đốc sản xuất,

chịu trách nhiệm trong lĩnh vực tìm hiểu thị trường, chủ động xây dựng kế hoạch và tổchức thực hiện các hợp đồng kinh tế được giao

*Các phòng quản lý và phân xưởng sản xuất: Các phòng quản lý tổng hợp làm

chức năng tham mưu cho giám đốc chuyên trách bộ phận trong công tác quản lý đượctổng giám đốc giao, cụ thể:

Phòng tổ chức hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ lập kế hoạch lao động cho

công ty, theo dõi quản lý, cân đối, tuyển dụng, giải quyết các thủ tục hành chính củacông ty, tổ chức các buổi họp

Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ ghi chép, xử lý, phân tích các số liệu về hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty, tính ra số tiền lương phải trả cán bộ công nhânviên, tính ra số thuế phải nộp nhà nước…

Phòng kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ lập kế hoạch cho sản xuất của doanh nghiệp

và của từng phân xưởng dựa vào những hợp đồng đã ký với khách hàng và khả năngđáp ứng nhu cầu của các phân xưởng, cân đối nguyên vật liệu, đôn đốc, kiểm tra quátrình sản xuất, xây dựng định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh, đề nghị cácchương trình kế hoạch đối với giám đốc

Phòng thiết kế: có nhiệm vụ tạo ra các mẫu mới, tiếp nhận các mẫu làm thử, làm

định mức phụ liệu

Phòng Maketing: có nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu thị trường, lập các kế hoạch

Marketing và tổ chức thực hiện chúng

Các phân xưởng: có nhiệm vụ điều hành sản xuất của phân xưởng đó, tiếp nhận

và thực hiện kế hoạch sản xuất để đáp ứng kịp tiến độ theo đơn đặt hàng

Tuy có sự phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng nhưng giữa các bộ phận luônluôn có sự liên kết chặt chẽ, có bàn bạc, trao đổi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

Trang 30

Nhìn chung, bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu cũ đượcnhiều công ty áp dụng và triển khai tương đối hiệu quả

2.1.1.e Kết quả chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hanvico

Trong thời gian từ lúc thành lập đến nay, công ty Hanvico đã có những thànhcông đáng ghi nhận và điều đó cũng chứng tỏ sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể ban lãnhđạo cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên, công nhân Công ty Hanvico đã nhậnđược rất nhiều bằng khen của các ban ngành, tổ chức như:

 Cúp vàng topten thương hiệu Việt

 Quả cầu vàng

 Ngôi sao Việt Nam

 Tinh hoa Việt Nam

Và đặc biệt là mới đây nhất nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập công tyHanvico đã nhận được bằng khen cấp nhà nước Hơn thế nữa, sản phẩm của công tyHanvico đã thực sự có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng, để mỗi khi nhắc đếnngười tiêu dùng không quên khẩu hiệu của công ty “Hanvico-ấm áp như lòng mẹ”

2.1.1.f Giới thiệu chung về dòng sản phẩm của công ty

Dòng sản phẩm của công ty khá đa dạng Gồm 3 dòng sản phẩm chính :

*Bộ chăn ga gối: Đa dạng, 100% cotton, màu sắc, mẫu mã ưa nhìn

*Đệm bông: Đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường, được khách hàng

ưa chuông, phù hợp điều kiện khí hậu và con người Việt nam Sử dụng các nguyênliệu thân thiện với môi trường, sản phẩm có độ an toàn cao và không độc hại lần đầutiên công ty áp dụng công nghệ fresh silver vào sản phẩm đệm bông của công ty đemlại cuộc sống thoải mái hơn và sức khoẻ an toàn hơn cho gia đình bạn công nghệ sản

Trang 31

xuất tiên tiến 3 lớp tạo sản phẩm có độ bên vững và thông thoáng hơn lớp vỏ đệm sửdụng vải gấm cps dệt jacquard cao cấp kết hợp với hình trần quilting tạo độ mềm hơnkhi sử dụng

*Đệm lò xo: Là một trong những sản phẩm thông dụng trên toàn thế giới,

Hanvico đã áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản phẩm, tạo nên một cảm giác thoải máicho người sử dụng

 Đệm lò xo túi: Là sự kết hợp giữa hệ thống lò xo túi với vỏ bọc nhiều lớp sử

dụng nguyên liệu cao cấp nhập khẩu, đệm luôn tạo ra sự thoáng mát cho người sửdụng, bề mặt mềm vững chắc, đặc biệt được cấu tạo hệ thống lò xo túi, có tính đàn hồicao, cấu tạo hình ống, đóng kín vào túi polyester theo từng dãy dài, nhờ có túi PE bảo

vệ nên tuổi thọ của đệm được tăng cao, đệm có độ êm tuyệt vời, không xẹp lún

 Đệm lò xo cao cấp: Là sản phẩm chuyên dùng cho khách sạn năm sao.

2.1.2 Khái quát nguồn lực của công ty

2.1.2.a Nguồn lực tài chính

Bất cứ công ty nào khi mới thành lập đều cần một nguồn tài chính nhất định.Nguồn lực tài chính này sẽ giúp công ty trong những ngày đầu thành lập và cả sau nàykhi công ty đã phát triển mạnh Công ty có nguồn lực tài chính thì nâng cao năng lựccạnh tranh được nâng cao

Có khả năng kinh doanh, nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh

Được sự tin cậy từ phía các nhà đầu tư, khách hàng bởi có một tiềm lực tàichính mạnh sẽ giúp công ty đứng vững qua các cuộc khủng hoảng cũng như có khảnăng cạnh tranh với các công ty khác, các nhà đầu tư vào sẽ cảm thấy yên tâm vớiđồng vốn của mình không bị thua lỗ

Trang 32

Nguồn lực tài chính mạnh giúp công ty có điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường.Muốn mở rộng thị trường công ty có thể khuyếch trương bằng hình thức quảng cáotrên tivi, báo đài, tiến hành hoạt động mở rộng trên nhiều khu vực thị trường… Chính

vì thế doanh nghiệp cần đánh giá chính xác về vốn, cơ cấu vốn, khả năng huy độngvốn cũng như tiềm lực tài chính của công ty để có những chiến lược kinh doanh ngắnhạn và dài hạn hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng vốn của công ty Cấu trúc vốn của mộtcông ty phụ thuộc chủ yếu vào sự quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp Doanhnghiệp có nguồn lực tài chính từ vốn tự có và một phần là vốn vay Nếu việc sử dụngvốn vay có hiệu quả thì công ty được hưởng lợi trước hết Tuy nhiên nếu việc sử dụngvốn vay không hiệu quả thì hậu quả khôn lường Công ty ngại mạo hiểm, từ đó ít sửdụng vốn vay mà thiên về sử dụng vốn chủ sở hữu Với cách thức như vậy, sau một sốnăm nhất định hệ số nợ của doanh nghiệp sẽ rất thấp, tuy có thể làm cho tình hình tàichính của doanh nghiệp khá ổn định nhưng doanh nghiệp sẽ đạt được tỷ suất lợi nhuậntrên vốn chủ sở hữu cũng thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp cùng ngành có sử dụngđòn bẩy tài chính ở mức cao hơn Để nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữuhay thu nhập một cổ phần, công ty phải luôn lưu tâm đến vấn đề cấu trúc lại nguồnvốn cho hợp lý

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn của công ty Hanvico

Tỷtrọng Giá trị

TỷtrọngVốn

Trang 33

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ của công ty HanvicoCông ty Hanvico được thành lập với số vốn ban đầu không lớn.Vốn cố định củacông ty là toàn bộ tài sản cố định biểu hiện bằng tiền của công ty Có thể thấy rằng vốn

cố định của công ty qua các năm luôn chiếm tỷ trọng lớn, công ty đầu tư khá nhiều chocông nghệ cũng như máy móc thiết bị sản xuất Năm 2009, vốn cố định của công ty đãchiếm tới 75% tổng nguồn vốn của công ty Vốn lưu động của công ty thường là tàisản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông Tài sản lưu độngtrong sản xuất là những vật tư dự trữ nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu… và sản phẩmcòn đang dang dở trong sản xuất, tài sản lưu động trong lưu thông như sản phẩm hànghoá chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờkết chuyển, chi phí trả trước… Nhìn chung, công ty có vốn lưu động không nhỏ nhưngchiếm tỷ lệ chấp nhận được

2.1.2.b Nguồn nhân lực

Khi nói đến nguồn nhân lực, người ta nói đến trình độ, cơ cấu và sự đáp ứng củangười lao động với công ty Là những người trực tiếp sản xuất, quyết định đến chấtlượng cũng như số lượng sản phẩm của công ty Có thể nói, công ty nào có đội ngũcông nhân lành nghề, chăm làm là đã thành công một nửa Chất lượng cũng như sốlượng nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ và kỹ năng của người lao động Chất lượngnguồn nhân lực ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của công ty vì trình độ lao động, ýthức chấp hành kỷ luật của người lao động là yếu tố cơ bản quyết định đến giá thành,chất lượng sản phẩm Đó cũng chính là hai yếu tố quyết định sự thành công hay thấtbại của doanh nghiệp trên thị trường, ảnh hưởng chính đến năng lực cạnh tranh củacông ty

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của công ty trong những năm qua

Đơn vị tính : ngườiNăm

2011

Ngày đăng: 31/07/2015, 20:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w