1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS của huyện Thanh Trì

87 2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 418,5 KB

Nội dung

1. Lí do chọn đề tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường XHCN. Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng” (Lời Bác Hồ khi về thăm trường ĐHSP Hà Nội ngày 21.10.1964). Nhiệm vụ của nhà trường là phải làm sao tìm những biện pháp có hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Hội nghị lần thứ II, Ban chấp hành TW khoá VIII đã khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững để thực hiện mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Phát triển nguồn lực con người là phát triển đức và tài, hai mặt của nhân cách mà nhà trường giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành nhân cách. Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật Giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân… ( Điều 23-Luật Giáo dục). Qua hơn 25 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế - văn hóa xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Hội nhập kinh tế quốc tế ngoài mặt tích cực nó còn làm nảy sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, sự du nhập những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, lối sống tự do, vô chính phủ làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên, học sinh có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, thiếu ý thức cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những hành động xấu, có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, thiếu ý chí lập thân, lập nghiệp. Trong nhà trường phổ thông nói chung và các trường THCS nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ môn Giáo dục công dân, không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh. Mặt khác, do chương trình và sách giáo khoa còn nhiều bất cập; một số trường nặng về dạy chữ hơn là dạy người; Những tiêu cực trong dạy thêm và học thêm làm cho tình cảm thầy và trò bị tổn thương, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc dần mai một. Bên cạnh đó, những tệ nạn xã hội và ma tuý, tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực học đường đã và đang thâm nhập vào các nhà trường và có xu thế gia tăng. Những điều này đã gây ra nhiều khó khăn phức tạp trong công tác quản lý giáo dục đạo đức của các nhà trường. Mặt khác, do cơ chế thị trường, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ, phim ảnh, Internet....làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu, tình dục trong lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh.....mà nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về những vấn đề này. Học sinh THCS là lứa tuổi có sự thay đổi về cơ cấu, về sinh lý, tâm lý, đặc biệt sự phát triển về “con người sinh lý” lại nhanh hơn “con người xã hội”, nên nếu không được giáo dục đúng cách sẽ dẫn đến có những hành vi tự phát thiếu văn hoá, phi đạo đức, do ý thức không kiềm chế được bản năng. Vì vậy, chỉ nói trong năm 2010, 2011, có rất nhiều tình trạng thanh thiếu niên phạm tội, những hành vi mất hết nhân tính, những “sát thủ máu lạnh”: giết người, cướp của, 14 tuổi một cô gái đã làm nhóm trưởng một băng nhóm chuyên lừa gạt để cướp của, hiếp dâm, học sinh nữ 12 tuổi đã phải làm mẹ... Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện. Thanh Trì là một huyện ngoại thành liền kề với trung tâm của thành phố Hà Nội mở rộng, đang trên đà đô thị hoá nhanh. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, huyện Thanh Trì dễ dàng và nhanh chóng tiếp thu ảnh hưởng những mặt tích cực cũng như tiêu cực trong quá trình hội nhập, đặc biệt là lối sống thành thị với những nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần cao. Những thực trạng nêu trên đã, đang xảy ở huyện Thanh Trì và có chiều hướng ngày càng gia tăng, vì vậy các nhà quản lý giáo dục cần nhận thức sâu sắc về vấn đề này đặc biệt là việc nghiên cứu quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Đương nhiên việc tổng kết kinh nghiệm để rút ra những kết luận khoa học về việc nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì chưa được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu khoa học; Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS của huyện Thanh Trì” với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trước hết ở các trường THCS của huyện Thanh Trì và sau đó có thể mở rộng trên các địa bàn khác.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHẠM NGUYÊN NHUNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ - HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 05 Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Quốc Anh HÀ NỘI - 2012 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Vũ Quốc Anh – Người thầy đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ này. Em xin chân thành cảm ơn các GS, PGS, TS, PTS, các thầy cô giáo Học viện Quản lý giáo dục đã cho em kiến thức, ý thức, tâm thức trong suốt quá trình em học Cao học Quản lý giáo dục tại Học viện. Xin được gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 1 năm 2012 Tác giả 2 A. Mở đầu I. Lý do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu IV.Giả thuyết nghiên cứu V. Nhiệm vụ nghiên cứu VI. Giới hạn phạm vi nghiên cứu VII. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu VIII. Cấu trúc luận văn B. Nội dung Chương I . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề đạo đức và quan niệm về GDĐĐ 1.2. Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức ` 1.3. Khái niệm GDĐĐ và chuẩn mực ĐĐtheo các thời kì của xã hội. 1.3.1 Khái niệm đạo đức: 1.3.2. Một số đặc điểm cơ bản của phạm trù đạo đức: 1.3.3. Các chức năng của đạo đức 1.4. Giáo dục đạo đức, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường trung học cơ sở. 1.5. Đặc điểm học sinh trung học cơ sở 1.8. Vai trò của gia đình và xã hội đối với việc giáo dục đạo đức học sinh THCS 1.9. Mối quan hệ giáo dục đạo đức với các hoạt động giáo dục khác. Chương II .THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN Trang 2 2 5 5 6 6 6 6 8 11 11 17 19 19 19 24 27 29 45 46 3 THANH TRÌ 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục của huyện Thanh Trì 2.2. Thực trạng về vấn đề quản lý giáo dục đạo đức học sinh THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì. 2.3. Một số hành vi vi phạm đạo đức của học sinh trong nhà trường: 2.4. Các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở 2.5. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì 2.6. Thực trạng sự phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì. 2.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì. Chương III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì 3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp QL giáo dục đạo đức học sinh THCS 3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận. 2. Kiến nghị 46 48 54 55 59 63 66 67 69 71 75 77 80 4 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ATGT : An toàn giao thông CBQL : Cán bộ quản lý CB, GV : Cán bộ, giáo viên GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo GDĐĐ : Giáo dục đạo đức GDNGLL : Giáo dục ngoài giờ lên lớp GDCD : Giáo dục công dân GDPL : Giáo dục pháp luật GV : Giáo viên HS : Học sinh PHHS : Phụ huynh học sinh THCS : Trung học cơ sở TNCS HCM : Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TNTP HCM : Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh UBND : Uỷ ban nhân dân XHHGD : Xã hội hoá giáo dục 5 Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường XHCN. Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng” (Lời Bác Hồ khi về thăm trường ĐHSP Hà Nội ngày 21.10.1964). Nhiệm vụ của nhà trường là phải làm sao tìm những biện pháp có hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Hội nghị lần thứ II, Ban chấp hành TW khoá VIII đã khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững để thực hiện mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Phát triển nguồn lực con người là phát triển đức và tài, hai mặt của nhân cách mà nhà trường giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành nhân cách. Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật Giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân… ( Điều 23-Luật Giáo dục). Qua hơn 25 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế - văn hóa xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Hội nhập kinh tế quốc tế ngoài mặt tích cực nó còn làm nảy 6 sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, sự du nhập những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, lối sống tự do, vô chính phủ làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên, học sinh có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, thiếu ý thức cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những hành động xấu, có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, thiếu ý chí lập thân, lập nghiệp. Trong nhà trường phổ thông nói chung và các trường THCS nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ môn Giáo dục công dân, không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh. Mặt khác, do chương trình và sách giáo khoa còn nhiều bất cập; một số trường nặng về dạy chữ hơn là dạy người; Những tiêu cực trong dạy thêm và học thêm làm cho tình cảm thầy và trò bị tổn thương, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc dần mai một. Bên cạnh đó, những tệ nạn xã hội và ma tuý, tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực học đường đã và đang thâm nhập vào các nhà trường và có xu thế gia tăng. Những điều này đã gây ra nhiều khó khăn phức tạp trong công tác quản lý giáo dục đạo đức của các nhà trường. Mặt khác, do cơ chế thị trường, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ, phim ảnh, Internet làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu, tình dục trong lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh mà nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về những vấn đề này. 7 Học sinh THCS là lứa tuổi có sự thay đổi về cơ cấu, về sinh lý, tâm lý, đặc biệt sự phát triển về “con người sinh lý” lại nhanh hơn “con người xã hội”, nên nếu không được giáo dục đúng cách sẽ dẫn đến có những hành vi tự phát thiếu văn hoá, phi đạo đức, do ý thức không kiềm chế được bản năng. Vì vậy, chỉ nói trong năm 2010, 2011, có rất nhiều tình trạng thanh thiếu niên phạm tội, những hành vi mất hết nhân tính, những “sát thủ máu lạnh”: giết người, cướp của, 14 tuổi một cô gái đã làm nhóm trưởng một băng nhóm chuyên lừa gạt để cướp của, hiếp dâm, học sinh nữ 12 tuổi đã phải làm mẹ Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện. Thanh Trì là một huyện ngoại thành liền kề với trung tâm của thành phố Hà Nội mở rộng, đang trên đà đô thị hoá nhanh. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, huyện Thanh Trì dễ dàng và nhanh chóng tiếp thu ảnh hưởng những mặt tích cực cũng như tiêu cực trong quá trình hội nhập, đặc biệt là lối sống thành thị với những nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần cao. Những thực trạng nêu trên đã, đang xảy ở huyện Thanh Trì và có chiều hướng ngày càng gia tăng, vì vậy các nhà quản lý giáo dục cần nhận thức sâu sắc về vấn đề này đặc biệt là việc nghiên cứu quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Đương nhiên việc tổng kết kinh nghiệm để rút ra những kết luận khoa học về việc nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì chưa được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu khoa học; Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS của huyện Thanh Trì” với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trước 8 hết ở các trường THCS của huyện Thanh Trì và sau đó có thể mở rộng trên các địa bàn khác. 9 2. Mục đích nghiên cứu: Qua việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì, đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở các trường THCS huyện Thanh Trì- Hà Nội. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể: Công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS huyện Thanh Trì ( Duyên Hà,Vạn Phúc, Yên Mỹ, Đông Mỹ, Ngũ Hiệp, Văn Điển, Tam Hiệp, Liên Ninh, Tả Thanh Oai ). 3.2. Đối tượng: Quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh THCS huyện Thanh Trì. 4. Giả thuyết nghiên cứu: Việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh huyện Thanh Trì còn một số các hạn chế. Nếu có những biện pháp quản lý hợp lý có chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện tốt, kiểm tra đánh giá chính xác thì sẽ khắc phục được các tồn tại và nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1. Xác định cơ sở khoa học của quản lý giáo dục đạo đức học sinh THCS. 5.2. Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS huyện Thanh Trì. - Thực trạng việc xây dựng và tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức. - Việc kiểm tra đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. - Một số vấn đề hiệu quả qu¶n lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Phân tích nguyên nhân của hiện trạng. 10 [...]... Chương 1 Cơ sở lí luận về quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học cơ sở Chương 2 Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học cơ sở huyện Thanh Trì Chương 3 Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học cơ sở huyện Thanh Trì 13 Chương1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề đạo đức và quan niệm về GDĐĐ... số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Thanh Trì trong bối cảnh hiện nay 6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu: - Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì và 9/16 trường THCS trong huyện - Người được nghiên cứu: Cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh và học sinh thuộc sự quản lý của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì. .. luật,…) của chủ thể quản lý một cơ sở giáo dục đến đội ngũ giảng viên, giáo viên, nhân viên, người học và các lực lượng tham gia giáo dục khác trong và ngoài cơ sở giáo dục đó, nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục 1.2.3 Quản lý giáo dục đạo đức: 4 nhiệm vụ cơ bản: Xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức: Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức trong năm học của. .. quan 1.2.2 Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục toàn diện cho các thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho sự phát triển ngày càng cao của xã hội 20 Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt hiệu quả nhất Quản lý nhà trường... việc giáo dục đạo đức 11 - Xin ý kiến của 95 giáo viên chủ nhiệm ở 5 trường Nội dung các câu hỏi nhằm tìm hiểu về sự quản lý giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng, về công tác quản lý giáo dục đạo đức ở lớp chủ nhiệm - Xin ý kiến CBQL của 5 trường (12 Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và 20 tổ trưởng chuyên môn) Nội dung tìm hiểu về công tác quản lý giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng - Trưng cầu ý kiến của 341 học. .. quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội Nói cách khác: *Quản lý giáo dục ở cấp độ vĩ mô (Quản lý hệ thống giáo dục) Quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp qui luật,…) của chủ thể quản lý giáo dục đến tất cả các mắt xích của. .. Trì và 9/16 trường THCS trong huyện 7 Hệ thống các phương pháp nghiên cứu: 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu lý thuyết về giáo dục, giáo dục đạo đức, quản lý giáo dục, quản lý giáo dục đạo đức Nghiên cứu tài liệu về hoạt động của cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, nghị quyết Chi bộ Phân tích tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá thông tin 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực... vị kỉ làm cho tình trạng tham nhũng, lừa đảo, vô lương, thờ ơ trước cái thiện, dửng dưng trước cái ác và dung túng cho cái ác ngày một phát triển Các giá trị về đạo đức và chuẩn mực đạo đức bị đảo lộn Thật giả khôn lường, phải trái lẫn lộn 19 Những thực tế đó cho thấy việc giáo dục đạo đức cho học sinh là khó đến chừng nào ! 1.2 Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức 1.2.1... nhất của hai mặt giáo dục và tự giáo dục Giáo dục đạo đức được thực hiện từ gia đình, nhà trường đến toàn thể xã hội Tự giáo dục là của bản thân mỗi người bằng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân Hiệu quả của giáo dục đạo đức phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội gắn với tiến bộ đạo đức và nhân đạo hoá các quan hệ xã hội; cách tổ chức giáo dục, phương pháp, hình thức giáo. .. Như vậy, giáo dục đạo đức là quá trình chuyển văn hoá đạo đức xã hội thành văn hoá đạo đức cá nhân Đây cũng chính là quá trình tìm ra sự thống nhất, biện chứng giữa cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến, cái đặc thù và cái đơn nhất 1.4.2 Mục đích của giáo dục đạo đức: Mục đích của giáo dục đạo đức là nhằm làm hình thành và phát triển ý thức đạo đức và năng lực thực hiện hành vi đạo đức của con người . chọn đề tài Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS của huyện Thanh Trì với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trước 8 hết. tác giáo dục đạo đức học sinh THCS huyện Thanh Trì. 4. Giả thuyết nghiên cứu: Việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh huyện Thanh Trì còn một số các hạn chế. Nếu có những biện pháp quản lý. Trì. Chương 3. Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học cơ sở huyện Thanh Trì. 13 Chương1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Vài nét

Ngày đăng: 31/07/2015, 15:07

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w