Xã hội ngày một phát triển, khoa học công nghệ ngày càng cao, yêu cầu con người phải không ngừng lao động, học tập nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân và sự phát triển của xã hội. Trong quá trình lao động, học tập, con người luôn cần sự đầu tư thời gian và công sức để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Việc đáp ứng yêu cầu và nhịp độ khẩn trương của công việc khiến con người dễ cảm thấy quá tải và dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt tới cơ thể cũng như kết quả lao động. Bởi thế, xã hội càng phát triển thì những vấn đề của đời sống tâm lý, tình cảm cũng càng nảy sinh phong phú, đa dạng và bức xúc hơn. Chính vì vậy, con người cần phải được nghỉ ngơi, thư giãn không chỉ về mặt thể chất mà còn phải được giải tỏa cả về mặt tinh thần khỏi những căng thẳng, lo âu, stress của công việc, học tập mang lại. Đối với con người không chỉ sức khỏe thể chất mà cả nhu cầu về sức khỏe tâm trí cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Hiện nay, ở một số nước phát triển, nhiều loại hình tham vấn tâm lý đã xuất hiện nhằm nâng cao sức khỏe tâm trí cho mỗi cá nhân trong xã hội. Ở Việt Nam, nền kinh tế xã hội đang phát triển mạnh và đầy biến động. Đặc biệt là tại một số thành phố lớn như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…Trong đó, thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, tập trung rất nhiều trường phổ thông, đại học lớn, có nhiều điều kiện thuận lợi để học sinh học tập, giao lưu và phát triển. Ngược lại, để đáp ứng được yêu cầu phát triển học sinh cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ cuộc sống thực tiễn. Điều đó tạo ra nhiều áp lực, trọng trách với học sinh. Đồng thời sự áp đặt kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô cũng tạo thêm nhiều áp lực, gây căng thẳng cho học sinh trong cuộc sống, học tập và phát triển. Trong khi đó, sự hiểu biết của HS về bản thân cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn hạn chế. Điều đó dẫn đến một số HS trong trường phổ thông gặp những rối loạn về phát triển tâm lý như: rối loạn phát triển các kỹ năng nhà trường (như đọc, viết, tính toán…), những rối loạn về cảm xúc như lo âu, trầm cảm hay những rối loạn hành vi (như vô kỷ luật, trốn học, bỏ học, trộm cắp, hung bạo,…). Trong nhà trường nhiều học sinh gặp khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo đức, xây dựng lý tưởng sống cho mình cũng như trong việc xác định cách thức ứng xử cho phù hợp với các mối quan hệ xung quanh. Đặc biệt, độ tuổi Vị thành niên là độ tuổi đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh về mặt nhân cách. Các em rất dễ bị ảnh hưởng xấu bởi các tiêu cực của xã hội, dễ gặp phải những vấn đề khó giải quyết trong cuộc sống, trong học tập, quan hệ bạn bè, cha mẹ...Vì vậy, việc trợ giúp tâm lý cho những học sinh tại thành phố lớn như Hà Nội là rất cần thiết. Những HS này rất cần được tham vấn và trợ giúp kịp thời của các chuyên gia tham vấn tâm lý để có sự tự tin và khả năng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, tạo ra sự cân bằng tâm lý, học tập đạt kết quả tốt, mở rộng giao lưu và hoàn thiện nhân cách. Thực trạng trên đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu về TVTL cho học sinh. Tham vấn tâm lý được ứng dụng ở nhiều loại hình khác nhau, trong đó TVTL học đường đang trở thành một nhu cầu cấp bách của xã hội cần được đáp ứng kịp thời. Trên thế giới, tham vấn tâm lý nói chung và tham vấn học đường nói riêng đã phát triển từ lâu và có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Trong khi đó, ở Việt Nam, tham vấn mới phát triển trong vài năm gần đây và còn nhiều vấn đề bất cập. Tại các thành phố lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, và một số thành phố khác trong nước mới bắt đầu triển khai và áp dụng thí điểm tham vấn cho học sinh ở một số ít trường phổ thông. Tuy nhiên, hoạt động tham vấn ở các trường phổ thông này chưa đạt hiệu quả cao, việc đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của các em còn hạn chế. Đa số học sinh Việt Nam chưa được biết, chưa được tiếp cận với các hình thức TVTL. TVTL học đường đóng vai trò rất quan trọng đối với học sinh. Vì vậy giáo viên, phụ huynh cần phải quan tâm, tìm hiểu các loại hình TVTL để hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan tới sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh nhằm giúp đỡ và định hướng cho các em phát triển một cách đúng đắn và lành mạnh. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng nhu cầu TVTL của học sinh ở nội thành thành phố Hà Nội là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn để xác định phương hướng, cách thức tổ chức các hoạt động tham vấn có hiệu quả cho HS. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS ở nội thành thành phố Hà Nội” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
Trang 2Tôi xin cam đoan đề tài: “Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS ở nội thành thành phố Hà Nội” là công trình khoa học do tôi thực hiện Các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa đượccông bố trong công trình nghiên cứu nào khác Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệmnếu có sự khiếu nại, tố cáo về bản quyền tác giả
Tác giả luận văn
Trang 3Chu Thị Tâm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa Cao học Tâm lý học khóa 2011 – 2013, ngoài những
nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự quan tâm, động viên, hỗ trợ của rấtnhiều người
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội, Phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lý – Giáo dục và toàn thể cácthầy, cô giảng viên giảng dạy khóa Cao học tâm lý K21 Trường và Khoa đã tổ chứckhóa học để chúng tôi có điều kiện nâng cao và hoàn thiện tri thức của mình
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn và kính trọng đến cô giáo – TS Tạ Ngọc Thanh, cô
là người hướng dẫn khoa học cho đề tài của tôi Cô đã nhiệt tình và tận tâm hướngdẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Tôi cũng xin cảm ơn đến ban giám hiệu hai trường THCS Giáp Bát và THCSPhương Liệt cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường và các em học sinh đã hợptác để tôi khảo sát, lấy số liệu thành công phục vụ cho đề tài
Tác giả luận văn
CHU THỊ TÂM
Trang 5DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu tham vấn tâm lý trên thế giới 6
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu tham vấn tâm lý ở Việt Nam 9
1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 12
1.2.1 Khái niệm nhu cầu 12
1.2.2 Khái niệm tham vấn tâm lý 19
1.2.3 Khái niệm tham vấn tâm lý học đường 24
1.2.4 Học sinh THCS và một số đặc điểm – khó khăn tâm lý 31
1.2.5 Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 48
Chương 2 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.50 2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 50
2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 50
2.1.2 Khách thể nghiên cứu 51
2.2 Tổ chức nghiên cứu 52
2.3 Phương pháp nghiên cứu 52
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 52
2.3.2 Phương pháp quan sát 53
2.3.3 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 53
2.3.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 54
Trang 72.3.5 Phương pháp phỏng vấn 54
2.3.6 Xử lý số liệu 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 55
Chương 3 THỰC TRẠNG NHU CẦU TVTL HĐ CỦA HS THCS Ở NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI 56
3.1 Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh THCS ở nội thành thành phố Hà Nội 56
3.1.1 Nhận thức của HS THCS ở nội thành thành phố Hà Nội về khái niệm TVTL HĐ 56
3.1.2 Mức độ tiếp cận và sử dụng các hình thức dịch vụ TVTL HĐ của HS THCS ở nội thành thành phố Hà Nội 61
3.1.3 Nhận thức về các hình thức TVTL HĐ của HS THCS ở nội thành thành phố Hà Nội 67
3.1.4 Mức độ khó khăn tâm lý của HS THCS ở nội thành thành phố Hà Nội gặp phải và mức độ mong muốn được TVTL HĐ 73
3.1.5 Nhu cầu của HS THCS ở nội thành thành phố Hà Nội về lĩnh vực TVTL HĐ .85 3.1.6 Nhu cầu của HS THCS ở nội thành thành phố Hà Nội về hình thức TVTL HĐ 90 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu TVTL HĐ của HS THCS ở nội thành TP Hà Nội 91
3.2.1 Các yếu tố khách quan 92
3.2.2 Các yếu tố chủ quan 98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 103
1 Kết luận 103
2 Khuyến nghị 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 109
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Khách thể nghiên cứu (theo khối lớp) 52Bảng 2.2 Khách thể nghiên cứu (theo giới tính) 52Bảng 3.1 Nhận thức của HS THCS ở nội thành thành phố Hà Nội về khái niệm TVTL HĐ 56Bảng 3.2 Nhận thức của HS các khối lớp ở trường THCS nội thành thành phố Hà Nội về khái niệm TVTL HĐ 57Bảng 3.3 Ý kiến HS THCS ở nội thành thành phố Hà Nội về sự cần thiết của việc TVTL HĐ cho HS hiện nay 59Bảng 3.4 Tình hình tiếp cận với TVTL HĐ của HS THCS ở nội thành thành phố
Hà Nội 61Bảng 3.5 Tình hình tiếp cận với TVTL HĐ của HS THCSở nội thành thành phố HàNội theo khối lớp 64Bảng 3.6 Nguồn thông tin giúp HS THCS ở nội thành thành phố Hà Nội biết đến TVTL HĐ 66Bảng 3.7 Thực trạng sử dụng các hình thức dịch vụ TVTL HĐ của HS THCS ở nộithành thành phố Hà Nội 68Bảng 3.8 Đánh giá của HS THCS ở nội thành thành phố Hà Nội về mức độ của vấn
đề đã được giải quyết sau khi sử dụng dịch vụ TVTL HĐ 69Bảng 3.9 Cảm nhận của HS THCS ở nội thành thành phố Hà Nội sau khi sử dụng dịch vụ TVTL HĐ 70Bảng 3.10 Ý định tìm đến TVTL HĐ nếu gặp khó khăn trong tương lai của HS THCS nội thành thành phố Hà Nội 72Bảng 3.11 Mức độ khó khăn tâm lý HS THCS ở nội thành thành phố Hà Nội gặp phải 73Bảng 3.12 Mức độ khó khăn tâm lý của HS các khối lớp THCS ở nội thành thành phố Hà Nội gặp phải 76
Trang 9Bảng 3.13 Mức độ khó khăn tâm lý của HS THCS nội thành thành phố Hà Nội gặpphải (theo giới tính) 78Bảng 3.14 Mức độ mong muốn được TVTL HĐ của HS THCS ở nội thành thành phố Hà Nội 80Bảng 3.15 Mức độ mong muốn được TVTL HĐ của HS THCS ở nội thành thành phố Hà Nội (theo giới tính) 84Bảng 3.16 Nhu cầu về lĩnh vực TVTL HĐ của HS THCS ở nội thành thành phố
Hà Nội 85Bảng 3.17 Nhu cầu về lĩnh vực TVTL HĐ của HS THCS ở nội thành thành phố HàNội theo khối lớp 87Bảng 3.18 Nhu cầu về lĩnh vực TVTL HĐ của HS THCS ở nội thành thành phố HàNội (theo giới tính) 89Bảng 3.19 Nhu cầu về hình thức TVTL HĐ của HS THCS ở nội thành thành phố
Hà Nội 90Bảng 3.20 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhu cầu TVTL HĐ của HS THCS
ở nội thành Hà Nội 92Bảng 3.21 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhu cầu TVTL HĐ của HS THCS
ở nội thành Hà Nội (theo khối lớp) 95Bảng 3.22 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu TVTL HĐ của HS THCS ởnội thành thành phố Hà Nội 98
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tình hình tiếp cận với TVTL HĐ của HS THCS ở nội thành thành phố
Hà Nội 61Biểu đồ 3.2 Tình hình tiếp cận với TVTL HĐ của HS THCS ở nội thành thành phố
Hà Nội theo khối lớp 66Biểu đồ 3.3 Thực trạng sử dụng các hình thức dịch vụ TVTL HĐ của HS THCS ở nội thành thành phố Hà Nội 68
Trang 10Biểu đồ 3.4 Mức độ mong muốn được TVTL HĐ của HS THCS ở nội thành thành phố Hà Nội 81
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày một phát triển, khoa học công nghệ ngày càng cao, yêu cầu conngười phải không ngừng lao động, học tập nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng cho nhucầu vật chất và tinh thần của cá nhân và sự phát triển của xã hội Trong quá trình laođộng, học tập, con người luôn cần sự đầu tư thời gian và công sức để có thể đạtđược hiệu quả cao nhất Việc đáp ứng yêu cầu và nhịp độ khẩn trương của côngviệc khiến con người dễ cảm thấy quá tải và dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệtmỏi, ảnh hưởng không tốt tới cơ thể cũng như kết quả lao động Bởi thế, xã hộicàng phát triển thì những vấn đề của đời sống tâm lý, tình cảm cũng càng nảy sinhphong phú, đa dạng và bức xúc hơn Chính vì vậy, con người cần phải được nghỉngơi, thư giãn không chỉ về mặt thể chất mà còn phải được giải tỏa cả về mặt tinhthần khỏi những căng thẳng, lo âu, stress của công việc, học tập mang lại Đối vớicon người không chỉ sức khỏe thể chất mà cả nhu cầu về sức khỏe tâm trí cũng làmột vấn đề hết sức quan trọng Hiện nay, ở một số nước phát triển, nhiều loại hìnhtham vấn tâm lý đã xuất hiện nhằm nâng cao sức khỏe tâm trí cho mỗi cá nhântrong xã hội
Ở Việt Nam, nền kinh tế - xã hội đang phát triển mạnh và đầy biến động Đặcbiệt là tại một số thành phố lớn như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…Trong
đó, thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, tập trung rấtnhiều trường phổ thông, đại học lớn, có nhiều điều kiện thuận lợi để học sinh họctập, giao lưu và phát triển Ngược lại, để đáp ứng được yêu cầu phát triển học sinhcũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ cuộc sống thực tiễn Điều đó tạo ra nhiều
áp lực, trọng trách với học sinh Đồng thời sự áp đặt kỳ vọng của cha mẹ, thầy côcũng tạo thêm nhiều áp lực, gây căng thẳng cho học sinh trong cuộc sống, học tập
và phát triển Trong khi đó, sự hiểu biết của HS về bản thân cũng như kỹ năng sốngcủa các em vẫn còn hạn chế Điều đó dẫn đến một số HS trong trường phổ thônggặp những rối loạn về phát triển tâm lý như: rối loạn phát triển các kỹ năng nhàtrường (như đọc, viết, tính toán…), những rối loạn về cảm xúc như lo âu, trầm cảm
Trang 12hay những rối loạn hành vi (như vô kỷ luật, trốn học, bỏ học, trộm cắp, hung bạo,
…) Trong nhà trường nhiều học sinh gặp khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạođức, xây dựng lý tưởng sống cho mình cũng như trong việc xác định cách thức ứng
xử cho phù hợp với các mối quan hệ xung quanh Đặc biệt, độ tuổi Vị thành niên là
độ tuổi đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh về mặt nhân cách Các em rất dễ bịảnh hưởng xấu bởi các tiêu cực của xã hội, dễ gặp phải những vấn đề khó giải quyếttrong cuộc sống, trong học tập, quan hệ bạn bè, cha mẹ Vì vậy, việc trợ giúp tâm
lý cho những học sinh tại thành phố lớn như Hà Nội là rất cần thiết Những HS nàyrất cần được tham vấn và trợ giúp kịp thời của các chuyên gia tham vấn tâm lý để
có sự tự tin và khả năng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, tạo ra sự cânbằng tâm lý, học tập đạt kết quả tốt, mở rộng giao lưu và hoàn thiện nhân cách Thực trạng trên đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu về TVTL cho học sinh.Tham vấn tâm lý được ứng dụng ở nhiều loại hình khác nhau, trong đó TVTL họcđường đang trở thành một nhu cầu cấp bách của xã hội cần được đáp ứng kịp thời.Trên thế giới, tham vấn tâm lý nói chung và tham vấn học đường nói riêng đã pháttriển từ lâu và có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người Trong khi đó, ởViệt Nam, tham vấn mới phát triển trong vài năm gần đây và còn nhiều vấn đề bấtcập Tại các thành phố lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, và một
số thành phố khác trong nước mới bắt đầu triển khai và áp dụng thí điểm tham vấncho học sinh ở một số ít trường phổ thông Tuy nhiên, hoạt động tham vấn ở cáctrường phổ thông này chưa đạt hiệu quả cao, việc đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lýcủa các em còn hạn chế Đa số học sinh Việt Nam chưa được biết, chưa được tiếp
cận với các hình thức TVTL
TVTL học đường đóng vai trò rất quan trọng đối với học sinh Vì vậy giáo
viên, phụ huynh cần phải quan tâm, tìm hiểu các loại hình TVTL để hiểu rõ hơnnhững vấn đề liên quan tới sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh nhằmgiúp đỡ và định hướng cho các em phát triển một cách đúng đắn và lành mạnh Vìvậy, việc nghiên cứu thực trạng nhu cầu TVTL của học sinh ở nội thành thành phố
Trang 13Hà Nội là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn để xác định phương hướng,cách thức tổ chức các hoạt động tham vấn có hiệu quả cho HS.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS ở nội thành thành phố Hà Nội” được chọn làm đề tài nghiên cứu
của luận văn
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu NC TVTL của học sinh THCS ở nội thành thành phố Hà Nội và
đề xuất một số khuyến nghị phù hợp nhằm đáp ứng NC TVTL của học sinh THCS,góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Học sinh THCS ở nội thành thành phố Hà Nội: Trường THCS Phương Liệt
và Trường THCS Giáp Bát
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu tham vấn tâm lý về các vấn đề học tập, về các mối quan hệ ở họcđường của học sinh THCS
4 Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng NC TVTL về các vấn đề trong học tập
và các mối quan hệ ở học đường Cụ thể là: Nhu cầu về lĩnh vực TVTL học đường,
về hình thức TVTL học đường
- Về khách thể nghiên cứu: 300 học sinh THCS, bao gồm: 150 HS TrườngTHCS Phương Liệt và 150 HS Trường THCS Giáp Bát
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, hệ thống hóa một số thành tựu lý luận về nhu cầu, TVTL, TVTL
HĐ, NC TVTL HĐ của HS THCS Trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lý luận cho việctriển khai nghiên cứu đề tài
- Khảo sát, đánh giá thực trạng NC TVTL HĐ của HS Trường THCSPhương Liệt và Trường THCS Giáp Bát ở nội thành thành phố Hà Nội
Trang 14- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm đáp ứng NC TVTL HĐ cho HS THCS ởnội thành thành phố Hà Nội.
5 Giả thuyết khoa học
NC TVTL HĐ của HS THCS đã được hình thành và phát triển nhưng còn ítđược đáp ứng Nếu phát hiện được những NC TVTL HĐ đặc trưng của HS THCSthì sẽ đưa ra được những ý kiến đề xuất phù hợp để đáp ứng NC TVTL HĐ cho HS
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu và hệ thống hóa những thành tựu lý luận về TVTL HĐ, nhucầu và NC TVTL HĐ của HS THCS
- Phương pháp này chủ yếu để nghiên cứu lý luận Phương pháp này diễn ratheo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lýthuyết, cũng như những nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở cáccông trình đã được đăng tải trên các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đến
đề tài
6.2 Phương pháp quan sát
- Phương pháp này dùng hỗ trợ cho các phương pháp điều tra nhằm làm sáng
tỏ thêm nội dung nghiên cứu
- Quan sát các biểu hiện và ảnh hưởng của những khó khăn tâm lý, NCTVTL HĐ của học sinh trong cuộc sống, trong học tập, trong quan hệ với bạn bè,cha mẹ, thầy cô và ngoài xã hội
6.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp này dùng một hệ thống câu hỏi theo những tiêu chí xác địnhnhằm thu thập những thông tin khách quan nói lên nhận thức, thái độ và hành vi củangười được điều tra Người được điều tra sẽ trả lời bằng cách viết vào phiếu hỏi đãđược in sẵn trên giấy
6.4 Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp này nhằm tìm hiểu sâu hơn về NC TVTL HĐ của HS THCScũng như nguyên nhân, hậu quả của một số sự kiện hoặc vấn đề mà người phỏngvấn muốn biết
Trang 156.5 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
- Là phương pháp dựa trên những trường hợp đặc trưng nhằm tìm hiểu rõ vềtrường hợp nghiên cứu bằng cách phân tích toàn diện trường hợp đã chọn trongmôi trường tự nhiên của nó Kết quả nghiên cứu điển hình giúp cho người nghiêncứu giải thích được tại sao mọi việc lại xảy ra như vậy trong thực tiễn, qua đó gópphần xác định những vấn đề quan trọng cần quan tâm
6.6 Phương pháp toán thống kê
- Sử dụng các phần mềm thống kê toán học như Exel, SPSS để xử lý và phântích số liệu điều tra
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu tham vấn tâm lý trên thế giới
Tham vấn tâm lý là một chuyên ngành tâm lý tương đối trẻ Năm 1907, JesseDavis (1817 – 1955) đã xây dựng cơ sở đào tạo đầu tiên về công tác hướng dẫnnghề tại Michigan Tuy nhiên, người có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác hướngnghiệp ở Mỹ là Frank Parsons (1854 – 1908) Ông là người đánh dấu cho sự ra đờicủa chuyên ngành hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp ở Mỹ Ông được xem như cha đẻcủa ngành hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp F Parsons đã viết cuốn sách “ Cẩm nanghướng nghiệp” nhằm trợ giúp các cá nhân trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tìm racách bắt đầu và xây dựng một nghề nghiệp thành công và hiệu quả Chính điều này
đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của ngành hướng dẫn tư vấn nghề Mộtnăm sau khi F Parson qua đời (1909), cuốn sách “Chọn nghề” (Choosing Vocation)của ông đã được xuất bản, cuốn sách này trình bày phương pháp kết nối những đặcđiểm tính cách của một cá nhân với một nghề nghiệp, và nó được coi là sự cốnghiến lớn lao của F Parson cho công tác hướng dẫn tư vấn nghề Ngoài ra trongthuyết “Nhân cách và yếu tố” F Parson cho rằng: “thông qua việc làm các trắcnghiệm tâm lý sẽ phát hiện ra những đặc điểm nhân cách khác nhau của mỗi conngười” Sau khi tìm ra các đặc điểm nhân cách của mỗi cá nhân, nhà tham vấn giúp
cá nhân đó tìm hiểu và phân loại các công việc đang có trong thị trường lao động Những trắc nghiệm về khả năng nhận thức, hứng thú, trí thông minh ngàycàng được chuẩn hóa và hoàn thiện, đóng góp một cách tích cực cho mọi loại hìnhthực hành tham vấn Những nhân viên công tác xã hội, những nhà tâm lý trị liệuđược đào tạo về những kỹ năng tham vấn tâm lý để có thể đáp ứng nhu cầu TVTLcủa mọi người
Năm 1913, Hội nghị công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp lần đầu tiênđược tổ chức tại Boston Kết quả của Hội nghị này đánh dấu sự ra đời của Hiệp hội
tư vấn hướng nghiệp quốc gia Mỹ (NVGA), tổ chức tiền nhiệm của Hiệp hội tham
Trang 17vấn Mỹ (ACA) sau này Đến năm 1930, E.G.Williamson đã đưa ra một lý thuyếthoàn chỉnh về tham vấn với tên gọi là “Tiếp cận đặc điểm và nhân tố”, phân biệt rõrệt với lý thuyết Phân tâm học đang thịnh hành của Sigmund Freud Lý thuyết nàyngày càng trở nên nổi tiếng như một lý thuyết chỉ đạo cho hoạt động tham vấn E.G.Williamson, sau hơn 40 năm làm việc tại trường đại học Minnesota, đã phát triểnmột thang đo có tên là thang đánh giá nghề nghiệp nhằm phục vụ cho việc đolường Đến những năm 30 – 40 của thế kỉ XX, do hậu quả của chủ nghĩa phát xítnên nhiều nhà triết học, tâm thần học, tâm lý học nhân văn đã chuyển từ Châu Âusang Mỹ và ngay lập tức những tư tưởng của họ đã ảnh hưởng đến tâm lý trị liệu vàgiáo dục ở quốc gia này
Carl Rogers (1902 – 1987) đã thay đổi công việc thực hành tham vấn theohướng thân chủ – trung tâm (Client – Centered), sử dụng phương pháp tiếp cận giántiếp khi làm việc với các cá nhân: “đặt trọng tâm nơi thân chủ” Phương pháp thamvấn thân chủ trung tâm lúc đầu được gọi là liệu pháp thân chủ trung tâm và sau đóđược gọi là phương pháp tham vấn tập trung vào cá nhân Hướng tiếp cận của CarlRogers không chỉ được coi là có ý nghĩa lớn lao trong công việc trợ giúp thân chủ
mà còn được xem là cách sống của con người Mục đích của phương pháp tham vấntập trung vào cá nhân không phải là chữa trị cho thân chủ hoặc tìm kiếm nhữngnguyên nhân từ quá khứ mà cái chính là khuyến khích thân chủ tự hiện thực hoánhững tiềm năng của bản thân, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển tâm lý lànhmạnh ở thân chủ Thân chủ được xem như là một chủ thể có hiểu biết, họ phải đượchiểu, và chấp nhận để nhà tham vấn có thể cung cấp những loại hình giúp đỡ tốt hơncho họ
Đầu năm 1942, Rogers xuất bản tập sách “Tham vấn và trị liệu tâm lý”(Counseling and Psychotherapy), ghi lại những vấn đề chính trong phương pháp củaông sau 10 năm kinh nghiệm làm công tác trị liệu cho cả trẻ em và người lớn Cuốnsách này có ảnh hưởng lớn lao đến ngành, tham vấn, đánh dấu sự ra đời của thamvấn hiện đại
Những năm 50 của thế kỉ XX là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của ngành tham
Trang 18trạng hiện tại của thân chủ, đó là các trắc nghiệm tâm lý dùng để đánh giá mức độnhận thức, hứng thú, trí thông minh, nhân cách Chính việc ra đời các trắc nghiệmkhách quan đã giúp cho việc đánh giá của các nhà chuyên môn thêm chính xác,đồng thời nâng cao uy tín của hoạt động tham vấn Đây cũng là những năm đánhdấu sự phát triển của rất nhiều học thuyết khác nhau trong lĩnh vực tham vấn gắnliền với tên tuổi của các nhà tâm lí học (TLH) lớn trên thế giới như: “Các giai đoạnphát triển tâm lý và trí tuệ” của Jean Piaget (1896 – 1980); “Lý thuyết các giai đoạnphát triển tâm lý cá nhân” của Erickson (1902 – 1994)… Những lý thuyết này đãcung cấp cho các nhà tham vấn những kiến thức cần thiết về các giai đoạn phát triểntâm lý cá nhân, từ đó làm nền tảng cho quá trình tương tác của các nhà tham vấn vớiđối tượng.
Vào những năm 60 của thế kỉ XX, bên cạnh ba hướng tiếp cận chính là tiếpcận Phân tâm học (Freud), tiếp cận trực tiếp (Williamson) và tiếp cận thân chủ trungtâm (Rogers) thì thời kỳ này còn có sự ra đời của nhiều cách tiếp cận mới như tiếpcận nhận thức của Albert Ellis (1961), tiếp cận hành vi của Bandura (1969)…Đếnnhững năm 70 của thế kỉ XX, tham vấn tiếp tục phát triển trong các lĩnh vực như:tham vấn sức khỏe tâm trí cộng đồng, tham vấn học đường, tham vấn cho ngườikhuyết tật…Việc đào tạo các nhà tham vấn cũng quy mô hơn, chú trọng đến các kỹthuật như thấu cảm, lắng nghe, đặt câu hỏi, phản hồi… nhằm phát triển mối quan hệgiữa nhà tham vấn và thân chủ một cách hiệu quả Lúc này tham vấn đã trở thànhmột nghề có vị trí vững chắc trong XH
Từ những năm 80 của thế kỉ XX cho đến nay, ngành tham vấn tiếp tục được
mở rộng và lớn mạnh trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống XH Ngàynay tham vấn được xem là một trong những dịch vụ XH có vai trò quan trọng trongviệc nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần cho mỗi cá nhân nói riêng và cho cảnhân loại nói chung Ở các nước phương Tây, kể cả một số nước trong khu vực nhưSingapore, Thái Lan,…trong mỗi khu dân cư với số lượng vài chục ngàn dân,thường có một trung tâm tham vấn (Counseling Center) hay văn phòng dịch vụ giađình (Family Services) để triển khai các hoạt động trợ giúp XH Ngoài ra các môhình tham vấn học đường ở một số nước trên thế giới cũng khá phổ biến như: mô
Trang 19hình tham vấn nhà trường được tổ chức tại Mỹ với ba thành phần gồm đội chăm sócsức khỏe tâm thần, nhóm phát triển chương trình và đội quản lý học sinh có vấn đề;
mô hình của Thái Lan được tổ chức dưới hình thức Hội sức khỏe tâm thần họcđường, bao gồm các thành phần tham gia như bệnh viện, nhà trường, gia đình;… Tham vấn tâm lý học đường (School Counseling) hay còn gọi là tham vấnhọc đường là một nhánh của ngành tham vấn tâm lý được xuất hiện vào đầu thế kỷ
20 tại Hoa Kỳ Jesse B Davis có thể được xem là một trong những người đầu tiêntrong lĩnh vực này khi giới thiệu một chương trình “Những hướng dẫn về nghềnghiệp và đạo đức” (Vocational and Moral Guidance) cho học sinh các trường họccông Frank Parsons, được xem như cha đẻ của nghề Hướng dẫn (còn gọi Khảiđạo) Jesse Davis, Frank Parsons và nhiều người khác nữa đã tạo thành một trào lưuthúc đẩy sự phát triển của ngành TVHĐ
Năm 1964, ASCA (Hiệp hội các nhà tham vấn tâm lý học đường Hoa Kỳ)đưa ra vai trò và chức năng của các nhà TVHĐ Năm 1965, đạo luật Giáo dục Tiểuhọc và Trung học (Elementary and Secondary Education Act) ra đời và quỹ để pháttriển những cơ hội giáo dục cho những gia đình nghèo cũng được hình thành Đếnnhững năm 80 và 90, nhu cầu cần làm rõ những đặc tính và vai trò của nhà TVHĐxuất hiện với sự “chín muồi” của những vấn đề pháp lý liên quan
Năm 1997, Tiêu chuẩn quốc gia của Mỹ cho các chương trình tham vấn họcđường ra đời và kể từ đó, ngành TVHĐ được xem là đã có tương đối các cơ sở đểphát triển vững mạnh
Ngày 1/1/2006 Nghị viện Hoa Kỳ lấy ngày 6/10 là tuần lễ quốc về tham vấnhọc đường Hiện nay, hiệp hội các nhà TVHĐ Hoa Kỳ (ASCA) được xem là nguồntham khảo và kiểu mẫu cho các chương trình TVTL HĐ của hầu hết các nước trênthế giới ASCA hiện tại có hơn 23.000 hội viên trên toàn thế giới và là một phân hộicủa ACA với hơn 60.000 hội viên trên toàn thế giới
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu tham vấn tâm lý ở Việt Nam
Tâm lý học được “du nhập” vào Việt Nam đã gần 50 năm với tư cách là mộtnghề – nghề dạy tâm lý (nghề sư phạm) và nghiên cứu tâm lý Mặc dù hiện nayngành Tâm lý học vẫn chưa được cấp mã số cho “nghề trợ giúp tâm lý” nhưng các
Trang 20hoạt động trợ giúp tâm lý nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội vẫn phát triển và khẳngđịnh “chỗ đứng” của mình trong xã hội Ngày nay, tại các đô thị lớn, nhiều cá nhânhoặc gia đình có vấn đề tâm lý đó biết tìm đến các “bác sĩ tâm lý” để nhờ giúp đỡ Hiện nay, tuy chưa có một tài liệu nào công bố rõ ràng về từng bước, từnggiai đoạn phát triển của ngành tham vấn ở Việt Nam Nhưng trước tiên, không thểphủ nhận vai trò của các bác sĩ, nhất là những bác sĩ tâm thần và bác sĩ nhi khoatrong việc phát triển những liệu pháp tâm lý, áp dụng trong việc chữa trị các bệnhnhân rối nhiễu và rối loạn hành vi, nhân cách, cũng như trong việc chữa trị và làmviệc với các bệnh nhân trẻ em Tên tuổi của cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cùng cáccộng sự của ông ở Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em (NT) được ghi nhận cùngvới những cố gắng của họ để phát triển TLH lâm sàng và tư vấn tâm lý trẻ em Cácbác sĩ tâm thần học cũng đóng một vai trò lớn trong việc phát triển những liệu pháptâm lý ở Việt Nam, làm cơ sở cho TVTL như: Liệu pháp TLH hành vi, liệu phápTLH nhận thức, các liệu pháp gia đình, trò chơi… Từ giữa những năm 90, với sựtrợ giúp về kinh phí khoa học của nhà nước và các tổ chức khác trong nước cũngnhư quốc tế, các nhà TLH Việt Nam đã tiếp cận được với những tổ chức TLH cácnước trên thế giới như: Mỹ, Úc, Pháp…, trong số đó có rất nhiều các nhà TLH thựchành thuộc các trường phái khác nhau: Phân tâm học, TLH hành vi… Những cuộcđối thoại về chuyên môn, nghề nghiệp, định hướng phát triển khoa học tâm lý đãgóp phần cho sự hình thành một phân ngành khoa học mới ở Việt Nam, ngành TLHtham vấn.
Hiện nay ở nước ta cũng đã có một số sách về TVTL được xuất bản như: “Tưvấn tâm lý căn bản” của Thạc sĩ Nguyễn Thơ Sinh (Nhà xuất bản Lao Động, 2006),
“Tư vấn tâm lý học đường” do Kiến Văn – Lý Chủ Hưng biên soạn (Nhà xuất bảnphụ nữ, 2007), bên cạnh đó còn có một số bài báo:
- Thạc sĩ Bùi Thị Xuân Mai, trường Cao đẳng Lao động – Xã hội, “Thamvấn – một dịch vụ XH cần được phát triển ở Việt Nam” đăng trên tạp chí TLH, số2/2005 chủ yếu bàn về các cách hiểu khác nhau của khái niệm tham vấn và nhữngyếu tố cơ bản của tham vấn, qua đó cho thấy sự cần thiết của việc phát triển ngànhtham vấn ở Việt Nam
Trang 21- PGS.TS Trần Thị Minh Đức, Khoa Tâm lý học – Đại học Khoa học Xã hội
& Nhân văn, “Thực trạng tham vấn ở Việt Nam: từ lý thuyết đến thực tế”, tạp chíTLH số 2/2003, nhằm đánh giá hoạt động tham vấn và vai trò của các nhà tham vấntrong giai đoạn hiện nay
Những năm gần đây các trung tâm, dịch vụ hỗ trợ, trợ giúp tâm lý phát triểnnhiều tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh (HCM) Các trungtâm này góp phần không nhỏ vào việc phát triển nghề tham vấn thực hành Có thể
kể ra một số trung tâm như: Trung tâm tư vấn Liên Thu (392 Khương Đình, ThanhXuân, Hà Nội), trung tâm TVTL Hoàng Nhân - Hà Nội (tổng đài 19008998 -1900571506),…
Từ khoảng năm 2000, nhiều trường học tại thành phố HCM như trườngKhánh Hội A – quận 4, Nguyễn Gia Thiều – quận Tân Bình, Diên Hồng – quận 10,Trương Công Định, Phú Mỹ – quận Bình Thạnh, Mạc Đĩnh Chi – quận 6 và rấtnhiều trường khác nữa đã chủ động phối hợp với các chuyên viên tâm lý và các tổ chứctrong và ngoài nước để triển khai các chương trình tham vấn học đường cho HS Năm 2003, hội thảo “Nhu cầu tư vấn học đường tại thành phố HCM” đượcViện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm thành phố HCM tổ chức Cũngtrong thời gian này, một số sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sưphạm thành phố HCM đã chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình về vấn đềtham vấn học đường Những “sự kiện” này được xem là những bước khởi đầu chonhiều sự thay đổi tiếp theo của ngành tham vấn học đường tại Việt Nam
Năm 2004, Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý (CACP) thuộc trường Đại họcKhoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội được thành lập và cũng đề cập đến hoạt độngnghiên cứu và hỗ trợ hoạt động tham vấn học đường
Năm 2005, với sự chấp thuận của Ủy ban Dân số – Gia đình – Trẻ em thànhphố HCM và sự hỗ trợ của UNICEF, văn phòng tư vấn trẻ em thành phố HCM đã
tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm bước đầu thực hiện mô hình tham vấn trong trườnghọc” Trong hội thảo nhiều chuyên gia và những nhà lãnh đạo các trường đã quantâm và chia sẻ kinh nghiệm thực tế của mình Ngày 18 tháng 02 năm 2006, Hội thảokhoa học quốc gia “Tư vấn tâm lý – giáo dục lý luận, thực tiễn và định hướng phát
Trang 22triển” đã được tổ chức tại thành phố HCM Trong hội thảo, nhiều nhà tâm lý, giáodục cũng đã đề cập đến vấn đề tham vấn học đường như là một điều “khẩn thiết”nhằm hỗ trợ HS và nhà trường trong hoạt động giáo dục Sở Giáo dục – Đào tạothành phố HCM cũng tổ chức những buổi sinh hoạt đề cập đến hoạt động tư vấnhọc đường trong thời gian này với sự tham gia của các nhà tâm lý, giáo dục, nhàtrường và phụ huynh HS Ngoài ra, chuyên mục tham vấn học đường do báo Phụ nữ
Tp HCM khởi xướng (ThS Nguyễn Thị Oanh phụ trách) cũng nhận được sự hưởngứng rất nhiệt tình của đông đảo HS, phụ huynh và các trường học Tháng 06 năm
2006, cuốn sách “Tư vấn tâm lý học đường” của tác giả Nguyễn Thị Oanh đã đượcnhà xuất bản Trẻ phát hành trên toàn quốc
Đến nay, vấn đề TVTL HĐ tại Việt Nam đã trở thành một đề tài nóng bỏng
và nhận được nhiều sự ủng hộ từ các em HS, phụ huynh, nhà trường, các nhà Tâm
lý - Giáo dục và các tổ chức thuộc chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ.Tuy nhiên, diện mạo của một nghề TVTL chuyên nghiệp vẫn chưa thật sự đượcđịnh hình tại Việt Nam
1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Khái niệm nhu cầu
1.2.1.1 Nhu cầu là gì?
Có nhiều quan điểm khác nhau về nhu cầu:
a Quan điểm về nhu cầu của các nhà tâm lý học phương Tây
* Quan điểm của Tâm lý học nhân văn
Tâm lý học nhân văn ra đời như một khuynh hướng đối lập với tâm lý học
hành vi và phân tâm học Tiêu biểu cho lý thuyết về nhu cầu của trường phái tâm lýhọc nhân văn là “Thuyết thứ bậc nhu cầu” của A.Maslow (1908 – 1970) Ông đãsắp xếp các loại nhu cầu vào một “thang nhu cầu” theo trật tự cao thấp, phụ thuộcvào mức độ thiết yếu của chúng Thang nhu cầu của Maslow chia làm năm bậc:
Bậc thứ nhất: Nhu cầu sinh học là nhu cầu cơ bản nhất, cấp thiết nhất Con
người trước hết phải đáp ứng nhu cầu sinh học rồi mới có thể quan tâm tới các nhucầu tiếp theo;
Bậc thứ hai: Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn được an toàn, yên ổn,
không bị chi phối bởi những bất trắc Đó là nhu cầu an toàn;
Trang 23Bậc thứ ba: Con người không thể tồn tại đơn lẻ nên không thể không tham
gia vào các quan hệ xã hội và thực hiện các hoạt động xã hội Đó là nhu cầu xã
hội;
Bậc thứ tư: Khi tham gia vào các hoạt động xã hội, con người mong muốn
thành công, có uy tín, được xã hội tôn trọng Đó là nhu cầu được tôn trọng;
Bậc thứ năm: Chủ động thực hiện quá trình xã hội hoá; tự ý thức để điềuchỉnh hành vi với mục đích hoàn thiện nhân cách; tự học hỏi, khám phá, tìm hiểu để
nâng cao kiến thức…Đó là nhu cầu tự thể hiện.
Chỉ khi các nhu cầu cấp thấp được đáp ứng đầy đủ mới xuất hiện các nhucầu cấp cao Ngược lại, khi đã ở những nấc cao của nhu cầu con người không cònphải bận tâm về những nhu cầu cấp thấp nữa Các tác giả khi nghiên cứu về nhucầu, đều thống nhất rằng nhu cầu là nguồn gốc mọi hành động của con người Khimột nhu cầu xuất hiện, sẽ hình thành trong con người một động cơ, thôi thúc hànhđộng để thoả mãn nhu cầu đó…
* Quan điểm của phân tâm học
Đại diện tiêu biểu là S.Freud (1856 - 1939), ông cho rằng, đời sống tâm lýcủa con người bao gồm 3 khối (cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi) Trong đó nhu cầu tựnhiên là bản năng tình dục (cái ấy) khi không được thoả mãn bị dồn nén sẽ thănghoa thành động lực chủ đạo thúc đẩy con người hành động trong nhiều lĩnh vực: laođộng, học tập, khoa học, nghệ thuật, kinh tế…Theo ông mọi nhu cầu khác chỉ làbiến thể của nhu cầu tự nhiên, chúng vẫn có cái gốc là nhu cầu tự nhiên, là bản năngtình dục Cũng theo ông mọi nhu cầu của con người cần phải được thoả mãn trongđời sống hiện thực hoặc là trong giấc mơ Đặc biệt, nếu sử dụng năng lựợng tìnhdục (libido) được giải phóng thì nó sẽ thăng hoa giúp con người trở thành thiên tàitạo nên những tác phẩm văn học nghệ thuật bất hủ, những công trình nghiên cứukhoa học vĩ đại….Vì vậy học thuyết của S.Freud chủ trương giải phóng (cái ấy)khỏi sự chèn ép của cái siêu tôi
* Quan điểm của chủ nghĩa hành vi
Trang 24J Watson (1878 - 1958), người khởi xướng ra Tâm lý học hành vi ở Mỹ(1913) cho rằng: “ Khi có một kích thích nào đó tác động vào cơ thể sẽ tạo ra phảnứng tương ứng đáp lại theo công thức:
S R
(Kích thích Phản ứng )
Tuy nhiên, các nhà tâm lý học hành vi đã không xét đến yếu tố tâm lý ẩnđằng sau mỗi hoạt động, thúc đẩy hoạt động xảy ra Hơn thế nữa, họ còn không đềcập, chú ý đến tính tích cực, tính chủ thể trong đời sống của mỗi người Cùng mộtkích thích nhưng tác động vào mỗi người khác nhau là khác nhau Như thế, chủnghĩa hành vi đã bỏ qua yếu tố nhu cầu của mỗi người cụ thể, đánh đồng cơ chếhoạt động của con người với cơ chế hoạt động của một cái máy Chính vì vậy họ đãkhông giải thích được nhiều hiện tượng xảy ra
Khắc phục sai lầm của J Watson, E.Tolman người khởi xướng ra chủ nghĩahành vi mới đã đề cập đến vấn đề mà chủ nghĩa hành vi cổ điển đã bỏ qua, đó là cáitrung gian giữa S và R Các yếu tố trung gian này can thiệp vào quá trình tạo raphản ứng Bởi vì, cái quy định phản ứng không chỉ có kích thích vật lý ở bên ngoài
mà cả những yếu tố tâm lý bên trong – đó là nhu cầu của cơ thể tiếp nhận kích thích
đó Năm 1932, Tolman đã đưa ra khái niệm: Những loại ham muốn thứ nhất thúcđẩy hành động nhằm thoả mãn những nhu cầu bản năng sinh vật để tồn tại của conngười như: thức ăn, quần áo, nhà cửa…còn những ham thích thứ hai là những kíchthích sinh ra từ hoàn cảnh xã hội bên ngoài như: tính tò mò, tính bắt chước, lòng tựtrọng,
Năm 1951 ông đưa ra hệ thống mới của nhu cầu gồm 3 loại:
- Loại 1: Thoả mãn nhu cầu đói khát, tình dục…tránh đau đớn, chết
- Loại 2: Nhu cầu có quan hệ với xã hội bao gồm: tính bày đàn (ở loài người
Trang 25b Quan điểm về nhu cầu của các nhà tâm lý học Xô Viết
Sau cách mạng tháng Mười, nền tâm lý học ở Liên Xô đã có bước phát triểnmạnh mẽ Dưới ánh sáng của triết học Mác – Lênin, các nhà tâm lý học Liên Xô khinghiên cứu về con người, đời sống tâm lý đã khẳng định: nhu cầu là yếu tố bêntrong quan trọng đầu tiên thúc đẩy hoạt động của con người Ngay trong triết học,F.Ănghen tuy không phải là một nhà tâm lý học, nhưng khi nói lên quan điểm củamình về nhu cầu, ông khẳng định: “Người ta quy cho trí óc, cho sự mở mang vàhoạt động của bộ óc tất cả công lao làm cho xã hội phát triển được nhanh chóng vàđáng lẽ người ta phải giải thích rằng hoạt động của mình là do nhu cầu của mìnhquyết định (mà những nhu cầu đó quả thật đã phản ánh vào trong đầu óc con người,làm cho họ có ý thức đối với những nhu cầu đó) thì người ta lại quen giải thích rằnghoạt động của mình là do tư duy của mình quyết định” [1 ; 280]
D.N Uznetze là một trong những người đầu tiên trong tâm lý học Xô Viếtnghiên cứu về nhu cầu Ông khám phá ra mối quan hệ giữa nhu cầu và hành vi.Tương ứng theo mỗi kiểu hành vi là một nhu cầu Ông cho rằng: không có gì đặctrưng cho một cơ thể sống hơn sự có mặt của nó ở nhu cầu Nhu cầu, đó là cộinguồn của tính tích cực, với ý nghĩa này thì khái niệm nhu cầu rất rộng Nhu cầu làmột thuộc tính tâm lý đặc trưng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi,ông quan niệm rằng: nhu cầu là yếu tố quyết định tạo ra tính tích cực, nó xác định
xu hướng, tính chất hành vi Và ông cũng cho rằng: Có thể dựa vào nhu cầu của conngười để phân loại hành vi của con người
X.L.Rubinstein khẳng định rằng con người có nhu cầu sinh vật, nhưng bảnchất của con người là sản phẩm của xã hội vì thế phải xem xét đồng thời các vấn đề
cơ bản của con người với nhân cách Nói đến nhu cầu của con người là nói đến việcđòi hỏi một cái gì đó hay một điều gì đó nằm ngoài con người trong quá trình hoạtđộng để thỏa mãn nó Khả năng đáp ứng những đòi hỏi ấy một mặt phụ thuộc vàothế giới đối tượng, trong những điều kiện cụ thể, mặt khác nó phụ thuộc vào sự nỗlực, năng lực của chính chủ thể Do đó, khi nói đến nhu cầu sẽ xuất hiện hai hệthống là: thế giới đối tượng và trạng thái tâm lý của chủ thể Tức là phải có mối
Trang 26quan hệ thống nhất giữa hai yếu tố khách quan (của đối tượng) và yếu tố chủ quan(của chủ thể) trong hoạt động thỏa mãn nhu cầu Nhu cầu mang tính tích cực, thúcđẩy con người hoạt động tìm kiếm cách thức, phương tiện đối tượng thỏa mãn nó A.N Leonchiep cho rằng: cũng như những đặc điểm tâm lý khác của conngười, nhu cầu cũng có nguồn gốc trong hoạt động thực tiễn Theo ông, nhu cầuthực sự bao giờ cũng có tính đối tượng: nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái
gì đó Trong mối quan hệ giữa đối tượng thỏa mãn nhu cầu và nhu cầu, ông chorằng: đối tượng tồn tại một cách khách quan và không xuất hiện khi chủ thể chỉ cócảm giác thiếu hụt hay đòi hỏi Chỉ khi chủ thể thực sự hoạt động thì đối tượng thỏamãn nhu cầu mới xuất hiện và lộ diện ra Nhờ có sự lộ diện ấy mà nhu cầu mới cótính đối tượng của nó Nhu cầu với tính chất là sức mạnh nội tại thì chỉ có thể đượcthực thi trong hoạt động Lúc đầu nhu cầu chỉ xuất hiện như là một điều kiện, mộttiền đề cho hoạt động, chỉ đến khi chủ thể bắt đầu thực sự hành động với đối tượngthì lập tức xảy ra sự biến hóa của nhu cầu, nó không còn tồn tại một cách tiềm tàng
Sự phát triển của hoạt động càng đi xa bao nhiêu thì nhu cầu càng chuyển hóa bấynhiêu thành kết quả của hoạt động Ông phê phán việc tách nhu cầu ra khỏi hoạtđộng vì như vậy sẽ coi nhu cầu là điểm xuất phát của hoạt động Mối liên hệ giữahoạt động với nhu cầu được ông mô tả bằng sơ đồ: Hoạt động – Nhu cầu – Hoạtđộng Ông còn cho rằng: nhu cầu của con người không chỉ được sản xuất ra mà cònđược cải biến ngay trong quá trình sản xuất, tiêu thụ và đó là mấu chốt để hiểu đượcbản chất các nhu cầu của con người
Khi xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ, ông cho rằng: khi màđối tượng của nhu cầu xuất hiện, cái được chủ thể nhận biết (được cảm nhận, đượchình dung, hoặc được tư duy) có chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động trởthành động cơ Động cơ của hoạt động chính là nhu cầu đã được đối tượng hóa vàđược hình dung trước dưới dạng các biểu tượng cho kết quả hoạt động
c Quan điểm về nhu cầu của các nhà tâm lý học Việt Nam
- Theo từ điển Văn hóa giáo dục Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh: “Nhu cầu
là một trạng thái biểu hiện sự phụ thuộc của nó vào những điều kiện tồn tại và pháttriển cụ thể” [21]
Trang 27- Từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên định nghĩa “Nhu cầu là trạngthái của cá nhân, xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sựtồn tại và phát triển của mình và đó là nguồn gốc tính tích cực của cá nhân” [8 ;190,191,192]
- Giáo trình Tâm lý học đại cương do Nguyễn Quang Uẩn chủ biên (2011)cho rằng : “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà mỗi cá nhân cần được thoả mãn để tồntại và phát triển” [29 ; 204]
- Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, nhu cầu là “điều cần thiết để đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triển của con người Được thoả mãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì căngthăng và ấm ức Có nhu cầu của con người, có nhu cầu chung của tập thể, khi hoànhập, khi mâu thuẫn, có nhu cầu cơ bản thiết yếu, có nhu cầu thứ yếu, giả tạo Nhucầu do trình độ phát triển của xã hội mà biến đổi.” [31 ; 266]
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động Nó chi phối mạnh mẽ đếnđời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng Chính sự cần thiếtđáp ứng những đòi hỏi tất yếu sẽ nảy sinh và thúc đẩy tính tích cực của con người
và thể hiện rõ nét bản chất xã hội của con người Đồng thời cũng đảm bảo cho conngười tồn tại và phát triển
Theo chúng tôi: “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần thỏa
mãn để tồn tại và phát triển” trong cuốn giáo trình “Tâm lý học đại cương” do
Nguyễn Quang Uẩn chủ biên (2011) [29; 204]
1.2.1.2 Đặc điểm nhu cầu
Thứ nhất: Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng Đặc điểm đầu tiên và chủ yếu
của bất kỳ một nhu cầu nào đó cũng phải kể đến là tính đối tượng Đối tượng củanhu cầu là tất cả những yếu tố vật chất và tinh thần trong thế giới hiện thực có thểđược thoả mãn để tồn tại và phát triển cá nhân Nhu cầu không tách rời hoạt động,
mà hoạt động luôn có đối tượng Khi chưa có đối tượng nhu cầu chưa tồn tại theođúng nghĩa của nó, lúc ấy cá nhân chỉ là trạng thái thiếu thốn hoặc mong muốn mộtcách mơ hồ Khi bắt gặp sự vật, đối tượng có khả năng thoả mãn sự thiếu thốn của
cơ thể, khi đó nhu cầu mới thực sự xuất hiện
Trang 28Thứ hai: Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thoả
mãn nó quyết định Mỗi cá nhân đều được đặt trong một điều kiện sống nhất định,rộng hơn là một điều kiện xã hội lịch sử cụ thể Điều kiện sinh hoạt vật chất là cơ sởtạo nên mặt nội dung của nhu cầu Vì thế khi xem xét nội dung của nhu cầu, ta cóthể thấy được những điều kiện sống bên ngoài của cá nhân đó Mặt khác, thông quanhững phương thức thoả mãn nhu cầu, chúng ta có thể đánh giá được điều kiệnsống, điều kiện lịch sử xã hội mà chủ thể của nhu cầu đại diện C.Mác viết “ Đói làđói, song cái đói được thoả mãn bằng thịt chín với cách dùng dao và dĩa thì kháchẳn với cái đói buộc phải nuốt bằng thịt sống với dùng tay, móng và răng ”
Thứ ba: Nhu cầu có tính chu kỳ Khi một nhu cầu nào đó được thoả mãn,
không có nghĩa là nhu cầu đó đã chấm dứt mà nó tiếp tục tái diễn nếu người ta vẫn
ở trong điều kiện và phương thức sinh hoạt cũ Sự tái diễn đó thường có tính chấtchu kỳ Tính chất chu kỳ này là do sự thay đổi của tình trạng cơ thể và môi trườngxung quanh gây nên Mặt khác tính chu kỳ còn được thể hiện ở chỗ khi nhu cầu nàythoả mãn thì sẽ xuất hiện nhu cầu khác cao hơn Như vậy con người luôn được đặttrong tình trạng cần phải tích cực hoạt động để thoả mãn liên tiếp các nhu cầu, nhờthế mà nhân cách con người ngày càng phát triển
Thứ tư: Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội Động vật thoả mãn
những nhu cầu của mình chỉ nhờ vào những đối tượng tự nhiên dưới dạng có sẵntìm được trong môi trường xung quanh Con người thì khác hẳn Trong quá trình laođộng, con người tự mình tạo ra những đối tượng có thể làm thoả mãn nhu cầu củamình Đó chính là sự khác biệt về chất giữa nhu cầu của con người và nhu cầu củacon vật, khác biệt về điều kiện và phương thức thoả mãn Ở con người những yếu tốnày ngày càng được nâng cao hơn, tốt hơn, văn minh hơn Như vậy ta có thể nóirằng khác hẳn nhu cầu của con vật, nhu cầu của con người chính là sản phẩm của sựphát triển lịch sử xã hội loài người Chính sự phong phú hay nghèo nàn của kinh tế
xã hội đã quy định sự phong phú hay nghèo nàn của nhu cầu
1.2.1.3 Phân loại nhu cầu
Trang 29Có nhiều cách phân loại nhu cầu Thông thường người ta chia nhu cầu thành
2 loại: Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần
a Nhu cầu vật chất: Là nhu cầu có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại của cơ
thể có cội nguồn sâu xa từ bên trong cơ thể như: ăn, uống, mặc, ở Đây là nhữngnhu cầu sơ đẳng nhất của con người, nó là nhu cầu đầu tiên của con người thúc đẩyhoạt động lao động sáng tạo của con người
b Nhu cầu tinh thần: Là những nhu cầu có liên quan trực tiếp với những
đòi hỏi về chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, nhận thức, giao tiếp, Có cội nguồn sâu xa
từ trong nền văn minh, là cái làm nên sức mạnh lực lượng bản chất của con người Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần có quan hệ chặt chẽ với nhau, tácđộng qua lại lẫn nhau Nhu cầu vật chất là cơ sở để phát triển nhu cầu tinh thần vàngược lại, nhu cầu tinh thần làm phong phú thêm nhu cầu vật chất
1.2.2 Khái niệm tham vấn tâm lý
1.2.2.1 Tham vấn tâm lý là gì?
Tham vấn (Counseling Psychology) là một thuật ngữ không còn xa lạ ở ViệtNam trong khoảng 10 – 15 năm trở lại đây Ở nhiều nước trên thế giới, tham vấn(Counseling) là một thuật ngữ quen thuộc với người dân, đặc biệt là đối với cán bộlàm việc trực tiếp (còn gọi là cán bộ thực hành – Practitioner), các nhà đào tạo haynghiên cứu về lĩnh vực an sinh xã hội (Social Welfare), công tác xã hội (SocialWork) hoặc sức khỏe tâm thần (Mental Health)…Tuy nhiên, cho đến nay khôngriêng gì ở Việt Nam mà tại các nước phương Tây và Bắc Mỹ vẫn còn tồn tại nhiềuquan điểm khác nhau liên quan tới thuật ngữ này Không ít nhà nghiên cứu về vấn
đề này nhận định rằng hiện chưa có một định nghĩa thống nhất về tham vấn, thậmchí nó còn được sử dụng với nghĩa rất rộng và tạo ra những cách hiểu khác nhau ởnhiều người Dưới đây là một số khái niệm về tham vấn:
- Carl Rogers đã mô tả tham vấn như là quá trình trợ giúp, trong mối quan
hệ an toàn với nhà trị liệu, đối tượng tìm thấy sự thoải mái, chia sẻ và chấp nhậnnhững trải nghiệm đã từng bị chối bỏ để hướng tới sự thay đổi
- Rogers Jenny trong cuốn Caring for people USA, 1990, cho rằng: “Tham
Trang 30đối tượng (người cần được tham vấn) nâng cao khả năng tự tìm giải pháp, đối phóvới vấn đề và thực hiện tốt chức năng của mình trong cuộc sống”
Ở Việt Nam, tham vấn mặc dù mới được xuất hiện trong thời gian gần đây,nhưng với nỗ lực nhằm phát triển loại hình hoạt động này trên cả bình diện lý luận
và thực tiễn, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra một số khái niệm về thamvấn như sau:
- Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai, “Tham vấn là một hoạt động mà nhàchuyên môn, bằng kiến thức hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp của mình, thấu hiểunhững cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của đối tượng (cá nhân, gia đình, nhóm), giúp họkhai thác nguồn lực, tiềm năng cho quá trình giải quyết vấn đề của mình” [22]
- PGS.TS Trần Thị Minh Đức định nghĩa: “Tham vấn là một quá trìnhtương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn và kĩ năng tham vấn, có cácphẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với thân chủ(còn được gọi là khách hàng – người đang có vấn đề khó khăn về tâm lý cần đượcgiúp đỡ) Thông qua các kĩ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình (dựa trên các nguyêntắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), thân chủ hiểu và chấp nhậnthực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chínhmình” [9 ; 18]
- Trong từ điển TLH, tác giả Nguyễn Khắc Viện viết: “Tham vấn là quátrình các chuyên gia tâm lý chẩn đoán, tìm hiểu căn nguyên và thiết lập cách xử lýđối với những trẻ em có vấn đề tâm lý” Ở đây, khái niệm tham vấn được nhìn nhậnthiên về góc độ y học và giới hạn chủ yếu chỉ cho những trẻ em có vấn đề tâm lý
Từ những khái niệm khác nhau về TVTL, chúng tôi chọn khái niệm củaPGS.TS Trần Thị Minh Đức đã trình bày ở trên làm khái niệm công cụ để tiến hànhnghiên cứu luận văn
Như vậy tham vấn với tư cách là một nghề, một dịch vụ trợ giúp tinh thần,đòi hỏi nhà tham vấn phải trải qua một quá trình đào tạo lí thuyết và thực hành cógiám sát, cho lời khuyên, hướng con người đến các chuẩn mực xã hội chung chung
mà ai cũng có thể làm được Bằng cách tập trung vào những trải nhiệm, cảm xúc,suy nghĩ, hành vi của thân chủ với những đáp ứng một cách có chủ định, nhà tham
Trang 31vấn tạo ra sự khám phá, chấp nhận hoặc thách thức ở thân chủ, giúp họ tự đạt tớimột mức độ thích hợp về khả năng hoạt động độc lập trong xã hội
1.2.2.2 Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ tham vấn tâm lý
a) Đối tượng của tham vấn tâm lý
Với tư cách là một khoa học, đối tượng của tham vấn là nghiên cứu các biểuhiện “không bình thường” trong nhận thức, hành vi, và các nguyên nhân gây rachúng ở các cá nhân và nhóm người có khó khăn tâm lý nhằm trợ giúp cho họ cócuộc sống tốt hơn Có thể nói, thân chủ và nan đề của thân chủ chính là đối tượngnghiên cứu và thực hành giúp đỡ của tham vấn, hay nói cách khác đối tượng củaTVTL thường là những người “bình thường” đang gặp phải những khó khăn trongđời sống cá nhân, sự phát triển nhân cách và các mối quan hệ của họ
b) Mục đích chung của tham vấn tâm lý
- Cải tiến, củng cố (về mặt sức khỏe tinh thần) giúp thân chủ sống tốt hơn
- Ngăn ngừa, tránh không để vấn đề xảy ra tồi tệ hơn
- Giúp thân chủ giải quyết vấn đề cụ thể
- Giúp thân chủ thay đổi hành vi, nhân cách (làm giảm hoặc biến mất triệuchứng và phát triển các kỹ năng ứng phó, giải quyết vấn đề nhằm tạo khả năng thíchnghi tốt nhất trong môi trường thân chủ đang sống)
c) Nhiệm vụ của tham vấn tâm lý
Nhiệm vụ chung nhất của tham vấn tâm lý là:
• Xác định vấn đề và nguyên nhân gây ra
• Chẩn đoán, đánh giá, phân loại vấn đề
• Giúp tìm ra cách giải quyết vấn đề
1.2.2.3 Nội dung tham vấn tâm lý
Con người sống trong xã hội hiện đại ngày càng chịu nhiều áp lực Bởi vậymỗi khi có những khúc mắc không được giải quyết người ta thường nghĩ tới việctìm lời khuyên, sự trợ giúp từ những nhà tham vấn chuyên nghiệp Chính vì vậy, nộidung tham vấn tâm lý ngày càng được mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội Chúng ta có thể kể đến một số lĩnh vực tham vấn đang phát triển rộng rãihiện nay như:
Trang 32- Tham vấn Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình: NTV hỗ trợ thân chủ trongviệc giải quyết các vấn đề như: xung đột giữa nam và nữ, quan hệ tình dục trướchôn nhân, các bệnh lây qua đường tình dục, xung đột và bạo lực trong gia đình
- Tham vấn sức khỏe tinh thần: NTV trợ giúp khách hàng nhằm giải quyếtcác vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần như stress, lo âu, trầm cảm,…
- Tham vấn học đường: NTV trợ giúp HS, sinh viên về các vấn đề trong họctập, hướng nghiệp, về các mối quan hệ học đường, sự phát triển của mỗi cánhân, hỗ trợ phụ huynh, giáo viên và các tổ chức đoàn thể liên quan về phươngpháp giáo dục, giúp cho học sinh có điều kiện, cơ hội phát triển tốt nhất
- Tham vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên, tham vấn pháp luật,
1.2.2.4 Hình thức tham vấn tâm lý
Tham vấn tâm lý có thể chia thành hai hình thức: tham vấn trực tiếp và thamvấn gián tiếp
- Hình thức tham vấn trực tiếp: Tức là có sự gặp gỡ trực tiếp giữa nhà tham
vấn và thân chủ Trong tham vấn trực tiếp thường có ba loại cơ bản sau: tham vấn
cá nhân, tham vấn nhóm, tham vấn gia đình Những hình thức tham vấn này thường
thấy ở các phòng trị liệu và TVTL, trong đó tham vấn cá nhân là phổ biến nhất.Tham vấn trực tiếp có các hình thức như:
+ Tham vấn trực tiếp tại trung tâm tư vấn (các trung tâm này hoạt động độclập): Nhà tham vấn và thân chủ đối thoại trực tiếp với nhau Loại hình này giúp nhàtham vấn và thân chủ có thời gian trò chuyện, trao đổi, thiết lập mối quan hệ gầngũi, điều này giúp nhà tham vấn hiểu sâu sắc hơn vấn đề của thân chủ Chính vì vậyđây là loại hình tham vấn mang lại hiệu quả tối ưu nhất
+ Tham vấn trực tiếp tại các phòng tham vấn trực thuộc các cơ quan nhưtrường học, trường giáo dưỡng, trung tâm cai nghiện, bệnh viện, nhà máy… Ở hìnhthức này nhà tham vấn và thân chủ cũng đối thoại trực tiếp với nhau
- Hình thức tham vấn gián tiếp: Nhà tham vấn và thân chủ không đối thoạitrực tiếp với nhau mà thường thông qua kênh liên lạc trung gian như: điện thoại,báo chí, thư từ, internet, đài phát thanh, đài truyền hình… Đặc điểm của hình thứcnày là thông tin một chiều, các kỹ năng tham vấn không được sử dụng một cáchtriệt để, có hiệu quả Tham vấn gián tiếp gồm có các hình thức như:
Trang 33+ Tham vấn qua điện thoại: loại hình tham vấn này khá phát triển trong thờigian gần đây Thân chủ có những khó khăn, khúc mắc trong cuộc sống gọi điệnthoại đến để được hỗ trợ vượt qua những khó khăn này Thân chủ có thể gọi điệnđến trung tâm nhiều lần cho đến khi nào vấn đề được giải quyết hoàn toàn Hìnhthức này không giới hạn về mặt thời gian nên cả nhà tham vấn và khách hàng đều
có thời gian để trao đổi thông tin và xác định chính xác vấn đề cần giải quyết Ởhình thức này nguyên tắc bí mật được đảm bảo tốt
+ Tham vấn qua internet: loại hình tham vấn này rất phát triển trong thờigian gần đây và nó bắt đầu đáp ứng được nhu cầu của những người sử dụnginternet Với hình thức này thân chủ sẽ sử dụng thư điện tử hoặc tham vấn trựctuyến để cung cấp các vấn đề cũng như các thông tin của bản thân cho nhà thamvấn Nhà tham vấn sẽ phản hồi thông tin cho thân chủ qua thư điện tử Hình thứcnày có ưu điểm là mọi vấn đề liên quan đến thân chủ chỉ có nhà tham vấn và thânchủ biết, thông tin phản hồi nhanh chóng, do vậy nguyên tắc giữ bí mật cũng kháđảm bảo Song do không gặp trực tiếp nên vấn đề giám sát thực hiện cách giảiquyết vấn đề của thân chủ là khó tiến hành, do đó hiệu quả tham vấn không đượcđảm bảo
+ Tham vấn qua truyền hình: Đài truyền hình sẽ tổ chức các chương trìnhtham vấn Thân chủ có vấn đề sẽ gọi điện hoặc viết thư gửi về đài truyền hình, sau
đó đài truyền hình sẽ chọn ra một số tình huống để các chuyên gia giải quyết trongchương trình truyền hình Hình thức này giới hạn về mặt thời gian, ngoài ra nguyêntắc giữ bí mật cũng không được đảm bảo
+ Tham vấn qua báo chí, thư từ: Đây là loại hình tham vấn gián tiếp xuấthiện sớm nhất ở nước ta, thường là tham vấn cho các khách hàng gặp rắc rối về cácvấn đề như tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc gia đình Báo chí là phương tiện thôngtin đại chúng nên nguyên tắc giữ bí mật không được thực hiện tuyệt đối Thông tinphải thông qua phương tiện trung gian là thư nên cần rất nhiều thời gian
+ Tham vấn qua đài: Thân chủ sẽ gọi điện đến các chương trình tư vấn củađài phát thanh Qua thông tin khách hàng cung cấp, các nhà tham vấn sẽ đưa ra các
Trang 34lời khuyên, các gợi ý thích hợp và từ đó khán giả sẽ tự quyết định phương thức giảiquyết vấn đề của mình Với hình thức này, nhà tham vấn chỉ tiếp nhận thông tin mộtchiều từ khán giả nghe đài nên không thể xác nhận thông tin cũng như đánh giáchính xác vấn đề trong một khoảng thời gian ngắn Chính vì vậy khó đem lại hiệuquả tham vấn như mong muốn Mặt khác, nguyên tắc giữ bí mật cũng không đượcđảm bảo do đài phát thanh là phương tin thông tin đại chúng.
Trang 351.2.3 Khái niệm tham vấn tâm lý học đường
1.2.3.1 Tham vấn tâm lý học đường là gì?
Như đã trình bày ở phần 1.2.2, TVTL được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khácnhau như: tham vấn tình yêu – hôn nhân – gia đình, tham vấn y tế, tham vấn sứckhỏe vị thành niên, tham vấn học đường, tham vấn pháp luật,…Trong khuôn khổ
nghiên cứu của luận văn chúng tôi lựa chọn nghiên cứu sâu về “Tham vấn tâm lý
học đường”
Tham vấn tâm lý học đường hay còn gọi là tham vấn học đường là một
nhánh của ngành tham vấn tâm lý được xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 tại Hoa Kỳ.Hàng năm, tại các trường học trên khắp đất nước Hoa Kỳ, trẻ em và thanh thiếuniên ghi danh vào các lớp học, tiếp nhận các kỹ năng mới và tìm hiểu thông tin để
mở rộng việc phát triển cá nhân, xã hội và nghề nghiệp Trong tất cả các mục tiêunày, chuyên viên TVHĐ giúp học sinh, sinh viên với nhiệm vụ phát triển, đặc biệt
là ở cấp tiểu học, THCS, và các trường THPT Chuyên viên TVHĐ cũng giúp phụhuynh và giáo viên, những người đang đối diện với vô vàn những nhu cầu của trẻ
em và thanh thiếu niên trong xã hội ngày nay Đặc biệt là sự xuất hiện hàng loạtnhững vấn đề liên quan đến đạo đức, kỷ luật trường học, học sinh tự tử, áp lực thi
cử, những rối loạn về tâm lý, về quan hệ thầy trò… Trong các trường học ViệtNam, những nhà giáo dục, tâm lý và những tổ chức, các cơ quan hữu trách đã “giậtmình” và bắt đầu thấy cần phải có các hoạt động tham vấn tâm lý trong trường học.Đến nay, vấn đề TVHĐ tại Việt Nam đã trở thành một đề tài nóng bỏng và nhậnđược nhiều sự ủng hộ từ các em HS, phụ huynh, nhà trường, các nhà tâm lý – giáodục và các tổ chức thuộc chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về Tham vấn tâm lý học đường
- Hiệp hội các nhà tham vấn học đường Hoa Kỳ - ASCA, 1990 quan niệm:
“Tham vấn học đường là công việc giúp đỡ tất cả các học sinh trong học tập, trongquan hệ xã hội, trong công việc, trong việc nâng cao năng lực cá nhân và giúp họtrở thành người có trách nhiệm và hữu ích Nhà tham vấn học đường trợ giúp hình
Trang 36thành và tổ chức tất cả những chương trình này, cũng như cung cấp các hoạt độngcan thiệp tham vấn thích hợp.” [30 ; 101].
- Theo tác giả Trần Thị Minh Đức: “Tham vấn học đường là tất cả các hoạtđộng can thiệp nhằm mục đích giúp cho học sinh được phát triển tốt nhất về mặthọc tập, nghề nghiệp, cá nhân và xã hội, bao gồm cả các hoạt động tham vấn chogiáo viên và cha mẹ học sinh.” [30 ; 101]
- Theo tác giả Trần Thị Hương: “Tham vấn học đường là một quá trìnhtương tác giữa chuyên viên tham vấn và những học sinh có những khó khăn tâm lýcần được giúp đỡ nhằm khơi dậy tiềm năng của họ để tự giải quyết các vấn đề củamình, ổn định cuộc sống, phát triển nhân cách đúng đắn.” [23]
- Trong tài liệu học tập bộ môn “Tham vấn học đường” do PGS.TS PhanThị Mai Hương biên soạn có định nghĩa tham vấn học đường như sau: “Tham vấnhọc đường là một nghề tham vấn tại trường học Là một chương trình mà nhà thamvấn học đường thực hiện trong trường học Tham vấn học đường không chỉ giúpkhách hàng giải quyết vấn đề, khắc phục hậu quả mà TVHĐ còn bao gồm phòngngừa các sự kiện mà cá nhân bất lực, tập trung vào sự phát triển chung của cá nhân
và đưa ra các biện pháp khắc phục những vấn đề hiện có.” [19 ; 2]
Như vậy TVTL HĐ là hoạt động tham vấn được tiến hành trong trườnghọc với đối tượng là HS, cha mẹ HS hoặc giáo viên, nhằm đánh giá nhu cầu sứckhỏe tâm trí của HS; phòng ngừa, hỗ trợ HS, giáo viên, cha mẹ HS giải quyết cácvấn đề vướng mắc trong đời sống tâm lý của HS; nghiên cứu và phát triển chươngtrình hỗ trợ, can thiệp trong trường học Đây là một lĩnh vực tương đối rộng, tuynhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu TVTL HĐ chođối tượng là HS
Trên cơ sở tiếp thu các quan điểm nêu trên, chúng tôi nêu khái niệm TVTL
HĐ như sau: “TVTL HĐ là hoạt động trợ giúp giữa NTV học đường với học sinh về
các vấn đề trong học tập, trong quan hệ xã hội và các vấn đề chuyên biệt; phát hiện sớm, phòng ngừa và can thiệp thích hợp nhằm mục đích khơi dậy tiềm năng, nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề cho học sinh, giúp học sinh có điều kiện, cơ hội phát triển tốt nhất”
Như vậy, ở khái niệm này chúng tôi hiểu TVTL HĐ ở một số khía cạnh sau:
Trang 37Đối tượng mà TVTL HĐ hướng tới là tất cả các HS, trong đó đặc biệt lànhững HS đang hoặc có nguy cơ gặp khó khăn, vướng mắc trong quan hệ học tập,quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp…
TVTL HĐ hướng vào việc trợ giúp HS nhận thức được tiềm năng, thế mạnhcủa mình để tự giải quyết, ứng phó với các khó khăn, vướng mắc gặp phải; pháthiện sớm những nguy cơ gặp khó khăn, vướng mắc của HS trong học tập, quan hệ
xã hội để phòng ngừa thông qua việc xây dựng những chương trình nhằm cải thiệnmôi trường học tập, quan hệ xã hội, tác động can thiệp nhằm trợ giúp HS giải quyếtnhững khó khăn trong học tập và trong cuộc sống
Các chuyên viên TVHĐ có thể trợ giúp và cung cấp các dịch vụ đa dạng cho
HS, phụ huynh và giáo viên nhằm trợ giúp cho HS có những khó khăn về y học, xãhội, tâm lý trong quá trình phát triển của mình Giúp HS xác định hứng thú và khảnăng của mình, nâng cao tính hiệu quả, tính độc lập, thể hiện và kiểm soát bản thân,
ra quyết định chính xác, giải quyết xung đột, giảm bớt những thiếu hụt của cá nhân,phát triển những khả năng riêng biệt và xây dựng nền tảng của người công dân cótrách nhiệm ở mỗi HS
1.2.3.2 Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ tham vấn tâm lư học đường
a) Đối tượng của tham vấn tâm lý học đường
Trong môi trường học đường thì đối tượng của TVHĐ là những HS, sinhviên đang gặp những trở ngại, khó khăn về mặt tâm lý, là những phụ huynh, giáoviên và các tổ chức xã hội cần hỗ trợ về cách thức chăm sóc, giáo dục, phát hiện vàcan thiệp kịp thời những vấn đề mà HS, sinh viên gặp phải
b) Mục đích của tham vấn tâm lý học đường:
Mục đích của TVHĐ là giúp HS xác định những khó khăn về y học, xã hội,tâm lý trong quá trình phát triển của mình, giảm bớt những thiếu hụt của cá nhân,trợ giúp HS trong học tập, quan hệ xã hội, nâng cao năng lực cá nhân, giúp các emphát triển toàn diện về cả thể chất và tâm trí Tạo điều kiện phát triển cá nhân thôngqua hướng dẫn, tư vấn, nỗ lực hợp tác giữa NTV với nhà trường, gia đình và cộngđồng của những cá nhân được TVTL Cụ thể:
Trang 38• Phát triển giáo dục: Tham vấn viên học đường sử dụng nhiều dịch vụ khácnhau để tập trung vào việc phát triển, giáo dục cho học sinh, tạo sự bình đẳng tronggiáo dục, hỗ trợ sự tiến bộ, học tập suốt đời.
• Phát triển nghề nghiệp: Hỗ trợ lựa chọn nghề phù hợp (1) cung cấp cho
HS những thông tin chính xác về thế giới công việc và cơ hội nghề nghiệp hiện có.(2) đánh giá khả năng, hứng thú của HS và chia sẻ những phát hiện này để HS cóthể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp (3) Khuyến khích HS mở rộng các lựa chọnnghề nghiệp phù hợp trong tương lai
• Phát triển cá nhân – xã hội: Cung cấp cho HS các kỹ năng xã hội và xácđịnh các thuộc tính cá nhân giúp học sinh thích nghi với cuộc sống tốt hơn nữa(quan hệ với người khác, độc lập, tự tin)
c) Nhiệm vụ của tham vấn tâm lý học đường
Trong môi trường học đường, những nhà TVHĐ sử dụng những kiến thứctâm lý học và các kỹ năng tham vấn nhằm giải quyết những vấn đề sau:
- Hỗ trợ HS, sinh viên giải quyết những khó khăn trong việc phát triển nhâncách, năng lực và kỹ năng học tập, định hướng nghề nghiệp, lối sống khỏe mạnh,các mối quan hệ liên nhân cách và những rối loạn cảm xúc, nhân cách
- Hỗ trợ phụ huynh trong việc quan tâm, chăm sóc và giáo dục con cái, pháttriển mối quan hệ với nhà trường một cách tích cực, phát hiện những khó khăn củacon cái và phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục
- Hỗ trợ giáo viên và những thành viên khác ở nhà trường trong việc giaotiếp và tiếp cận với học sinh, kịp thời phát hiện những nhu cầu và những vấn đề cần
sự can thiệp của nhà tham vấn
- Hỗ trợ nhà trường trong việc hoạch định các chiến lược giáo dục toàn diệncho học sinh, cách thức phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục, cách thức tổchức các hoạt động nhằm phát triển và ngăn ngừa các hành vi nguy cơ trong trườnghọc của học sinh
- Phối hợp với các tổ chức liên quan trong việc hỗ trợ và can thiệp trongtrường hợp học sinh có những vấn đề liên quan đến những hoạt động bên ngoài như
Trang 39các vấn đề pháp luật, các vấn đề về bệnh tâm lý… Lưu giữ hồ sơ những học sinh cónhững vấn đề về tâm lý để có thể sử dụng trong những trường hợp cần thiết sau này.
Trang 401.2.3.3 Nội dung tham vấn tâm lý học đường
Nội dung tham vấn học đường xoay quanh các vấn đề về học tập, về cácmối quan hệ học đường Cụ thể:
• Phát triển học tập: Tìm ra các yếu tố thúc đẩy/cản trở HS trong học tậpnhư thiếu hụt kỹ năng học tập, những vấn đề căng thẳng và lo âu trong học tập Pháttriển kỹ năng và xây dựng các chương trình học tập, quan tâm sức khỏe tâm trí họcđường
• Phát triển cá nhân/xã hội: Định hướng phát triển hành vi tích cực ở mỗi
HS, thay đổi và phòng ngừa những hành vi tiêu cực ảnh hưởng tới sự phát triểnnhân cách (gây gổ, bỏ học, đánh bạn, ăn trộm ) Can thiệp các vấn đề về chú ý,những trẻ em gặp vấn đề về chú ý có nguy cơ cao với những vấn đề về hành vi,quan hệ bạn bè không tốt, hoàn thành công việc kém Can thiệp những vấn đề cảmxúc, quan hệ, giao tiếp (lo âu, trầm cảm, căng thẳng trong các mối quan hệ thầy cô,bạn bè, cha mẹ, những vấn đề phát triển cá nhân, tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp -ứng xử, )
• Phát triển nghề nghiệp: Hướng dẫn nghề nghiệp, giúp HS hiểu biết về thếgiới nghề nghiệp, đặc điểm lao động, nhu cầu xã hội về nghề, khám phá năng lựcbản thân, thái độ với nghề, học hỏi các kỹ năng cần thiết Tư vấn và giáo dục hướngnghiệp, điều phối các hoạt động hướng nghiệp
1.2.3.4 Hình thức tham vấn tâm lý học đường
Tham vấn tâm lý học đường cũng được chia thành hai hình thức: tham vấntrực tiếp và tham vấn gián tiếp
- Tham vấn trực tiếp: Là sự trao đổi, gặp gỡ giữa NTV với học sinh Thôngqua quá trình trợ giúp, can thiệp NTV giúp HS nhìn nhận lại vấn đề một cách tíchcực, tự lựa chọn các giải pháp giải quyết vấn đề khó khăn mình gặp phải Có haikiểu tham vấn trực tiếp: TVTL HĐ trực tiếp tại các phòng tham vấn trực thuộctrường học và TVTL HĐ tại các trung tâm tham vấn tâm lý Trong TVTL HĐ trực