Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 98 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
98
Dung lượng
3,72 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN THỊ MINH QUYÊN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẦN MỀM DUFLOW ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TIÊU NƯỚC CỦA TRẠM BƠM CẤN HẠ HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước Mã số: 60 - 62 – 30 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN TÙNG PHONG 2. GS.TS. DƯƠNG THANH LƯỢNG Hà Nội – 2010 LỜI NÓI ĐẦU Qua 3 năm học, được sự tận tình giảng dạy của các giảng viên của Trường Đại học Thủy lợi, học viên đã hoàn thành khóa học và được nhận đề tài luận văn thạc sĩ kỹ thuật. Đến nay luận văn đã cơ bản hoàn thành đúng hạn. Trước hết, xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tùng Phong và GS. TS. Dương Thanh Lượng, người hướng dẫn khoa học trực tiếp, đã không quản thời gian, tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ học viên trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn. Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Kỹ thuật tài nguyên nước, các thầy cô giáo ở các bộ môn đã giảng dạy và cung cấp những kiến thức quý báu giúp cho sự trưởng thành về cả về chuyên môn và nhận thức của học viên. Xin cảm ơn lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần một cách tốt nhất. Cảm ơn các đồng nghiệp về sự tương trợ trong quá trình học tập và công tác, cũng như những ý kiến đóng góp thiết thực cho luận văn. Xin cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, bạn bè đã thông cảm chia sẻ với học viên nỗi vất vả, động viên, khích lệ lúc khó khăn suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với sự nỗ lực của bản thân, cùng với sự giúp đỡ quý báu của mọi người, đến nay luận văn cơ bản đã hoàn thành và chờ sự đánh giá của Hội đồng chuyên môn. Tuy nhiên, do trình độ của bản thân và thời gian có hạn, nên luận văn có thể không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được bổ sung chỉnh sửa kịp thời và tác giả nhận được sự tiến bộ, phục vụ cho công việc chuyên môn sau này. Hà Nội, tháng 12 năm 2010 Học viên Nguyễn Thị Minh Quyên Trường Đại học Thủy Lợi i Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật Học viên: Nguyễn Thị Minh Quyên Lớp CH16Q MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TIÊU BẰNG ĐỘNG LỰC VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1 Hiện trạng thủy lợi ở Việt Nam 4 1.1.1 Tình hình phát triển thủy lợi ở Việt Nam [2,3] 4 1.1.2 Tình hình hoạt động của các hệ thống tiêu động lực ở nước ta 6 1.1.3 Hiệu quả hoạt động hệ thống tiêu ở Việt Nam 7 1.2 Tình hình ứng dụng mô hình số mô phỏng dòng chảy hở 10 1.2.1 Tình hình ứng dụng trên thế giới 11 1.2.2 Tình hình ứng dùng ở Việt Nam 11 1.3 Đề xuất phương pháp nghiên cứu 12 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: 13 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM DUFLOW 14 2.1 Giới thiệu mô hình Duflow 14 2.1.1 Lịch sử và mục đích của mô hình [13] 14 2.1.2 Cơ sở Vật lý và Toán học 15 2.1.3 Cơ sở lý thuyết của mô hình mưa – dòng chảy RAM [12] 19 2.2 Dữ liệu đầu vào cho các mô hình Duflow [11] 21 2.2.1 Nút tính toán (Node) 22 2.2.2 Đoạn tính toán (Section) 23 2.2.3 Mặt cắt ngang (Cross Section) 24 2.2.4 Cống (Culvert) 26 2.2.5 Đập tràn (Weir) 27 2.2.6 Trạm bơm (Pump) 28 2.2.7 Điểm xả (Discharge Point) 29 2.2.8 Diện tích phục vụ (Area) 29 2.2.9 Kịch bản ( Senarios) 31 2.3 Kết quả đầu ra của Duflow. 33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: 35 CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG PHẦN MỀM DUFLOW MÔ PHỎNG HỆ THỐNG TRẠM BƠM TIÊU CẤN HẠ 36 3.1. Giới thiệu hệ thống tiêu trạm bơm Cấn Hạ 36 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 36 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 40 3.1.3 Hiện trạng thủy lợi hệ thống trạm bơm tiêu Cấn Hạ 41 3.2. Thiết lập mô hình hệ thống trạm bơm tiêu Cấn Hạ bằng phần mềm Duflow 45 3.2.1 Tài liệu sử dụng để thiết lập mô hình 45 3.2.2 Thiết lập mạng lưới kênh mương 45 Trường Đại học Thủy Lợi ii Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật Học viên: Nguyễn Thị Minh Quyên Lớp CH16Q 3.2.3 Xác định biên tính toán 46 3.2.4 Kiểm định mô hình 47 3.3. Mô phỏng kiểm tra năng lực hệ thống trạm bơm tiêu Cấn Hạ. 52 3.3.1 Thông số đầu vào sử dụng chạy mô hình 52 3.3.2 Kết quả chạy mô hình 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: 55 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG TIÊU 57 4.1. Giải pháp về công trình 57 4.1.1 Quy trình nâng cao hoạt động hệ thống 57 4.1.2 Mô phỏng hệ thống trạm bơm Cấn Hạ với phương án đề xuất nâng cấp 57 4.2. Giải pháp về quản lý điều hành 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4: 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC 70 Trường Đại học Thủy Lợi iii Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật Học viên: Nguyễn Thị Minh Quyên Lớp CH16Q DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất lưu vực tiêu trạm bơm Cấn Hạ 41 Bảng 3.2. Hệ thống kênh hiện trạng 43 Bảng 3.3. Các cống tiêu đầu kênh cấp 2 44 Bảng 3.4. Phân vùng diện tích hứng nước theo kênh tiêu cấp 2 47 Bảng 3.5. Trận mưa dùng tính toán kiểm định mô hình 47 Bảng 3.6. Lưu lượng và mực nước lớn nhất tại các nút tính toán - Phương án kiểm định 50 Bảng 3.7. So sánh mực nước tại bể hút trạm bơm Cấn Hạ 51 Bảng 3.8. Mô hình mưa tiêu của lưu vực trạm bơm Cấn Hạ 52 Bảng 3.9. Lưu lượng và mực nước lớn nhất tại các nút tính toán - Phương án mô phỏng hiện trạng 54 Bảng 4.1. Đề xuất nâng cấp hệ thống kênh 60 Bảng 4.2. Lưu lượng và mực nước lớn nhất tại các nút tính toán - Phương án nâng cấp 62 Trường Đại học Thủy Lợi iv Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật Học viên: Nguyễn Thị Minh Quyên Lớp CH16Q DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Sơ đồ 4 điểm ẩn Preismann 17 Hình 2.2. Chu trình thủy văn 20 Hình 2.3. Mạng lưới kênh được thiết lập bằng Duflow 22 Hình 2.4. Các thuộc tính của nút 23 Hình 2.5. Các thuộc tính của đoạn 24 Hình 2.6. Các thuộc tính của mặt cắt ngang 25 Hình 2.7. Thiết lập kích thước mặt cắt ngang 25 Hình 2.8. Các thuộc tính của cống 26 Hình 2.9. Các thuộc tính của đập tràn 27 Hình 2.10. Các thuộc tính của trạm bơm 28 Hình 2.11. Các thuộc tính của điểm xả nước 29 Hình 2.12. Các thuộc tính của diện tích. 30 Hình 2.13. Số liệu mưa sử dụng cho đối tượng diện tích 30 Hình 2.14. Các thuộc tính RAM của đối tượng diện tích. 31 Hình 2.15. Thiết lập tính toán 32 Hình 2.16. Chức năng quản lý kịch bản 33 Hình 2.17. Quá trình dòng chảy trên hệ thống 34 Hình 2.18. Đồ thị quá trình lưu lượng và mực nước tại một mặt cắt 34 Hình 2.19. Kết quả dạng bảng biểu quá trình QH tại một mặt cắt 35 Hình 3.1. Hiện trạng Trạm bơm Cấn Hạ 41 Hình 3.2. Hiện trạng kênh tiêu chính T1 42 Hình 3.3. Hiện trạng kênh tiêu Thạch Thán 43 Hình 3.4. Hiện trạng cống đầu kênh cấp 2 44 Hình 3.5. Mô phỏng mạng lưới kênh mương trạm bơm Cấn Hạ 46 Hình 3.6. Quá trình Q-H trên kênh T1– Phương án kiểm định mô hình 48 Hình 3.7. Quá trình Q-H trên kênh Đầm Bung- Phương án kiểm định mô hình 49 Hình 3.8. Quá Q-H trên kênh tiêu Thế Chu - Phương án kiểm định mô hình 49 Hình 3.9. Quá trình Q-H trên kênh T12L- Phương án kiểm định mô hình 49 Trường Đại học Thủy Lợi v Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật Học viên: Nguyễn Thị Minh Quyên Lớp CH16Q Hình 3.10. So sánh mực nước mô phỏng và thực đo tại bể hút trạm bơm Cấn Hạ 51 Hình 3.11. Quá trình Q-H tại bể hút trạm bơm Cấn Hạ - Phương án hiện trạng 53 Hình 3.12. Quá trình Q-H trên kênh T1 - Phương án hiện trạng 53 Hình 3.13. Quá trình Q-H trên kênh Đầm Bung - Phương án hiện trạng 54 Hình 4.1. Qui trình đề xuất nâng cấp công trình 57 Hình 4.2. Quá trình Q-H tại bể hút trạm bơm Cấn Hạ - Phương án nâng cấp 61 Hình 4.3. Quá trình Q-H trên kênh T1 - Phương án nâng cấp 61 Hình 4.4. Quá trình Q-H trên kênh Đầm Bung - Phương án nâng cấp 62 Trường Đại học Thủy Lợi 1 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật Học viên: Nguyễn Thị Minh Quyên Lớp CH16Q 0. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các hệ thống tiêu hiện nay ở đồng bằng sông Hồng được thiết kế và xây dựng vào những năm 60 của thế kỷ 20 phục vụ nước cho hầu hết diện tích nông nghiệp vùng đồng bằng. Hệ thống này phục vụ tốt vì vậy đã tăng thêm được vụ mùa, đạt trung bình trên hai vụ một năm. Các hệ thống đã được thiết kế và cải tiến theo tiêu chuẩn thiết kế quốc gia. Tuy nhiên một số hệ thống thủy lợi tiêu bằng động lực không đáp ứng được yêu cầu tiêu gây úng ngập bởi vì có trạm bơm đầu mối xây dựng đã lâu, nhà trạm máy bơm và hệ thống kênh dẫn hiện đã bị xuống cấp, hay thông số thiết kế chưa đúng, nhu cầu tiêu thay đổi so với ban đầu, hoạt động của hệ thống chưa hợp lý. Hiệu quả của hệ thống thủy lợi tiêu bằng động lực được thể hiện nhiều mặt: Trạm bơm tiêu úng cho vùng sản xuất nông nghiệp, tăng diện tích và sản lượng nông nghiệp, đời sống nhân dân được ổn định; khắc phục hậu quả úng ngập; phòng chống lũ lụt gây ảnh hưởng các ngành dân sinh kinh tế; cải thiện môi trường Để nâng cao hiệu quả của hệ thống tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện nay thường sử dụng biện pháp xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo trạm bơm tiêu đầu mối. Theo một số nghiên cứu gần đây việc chưa đáp ứng trong tiêu nước hiện nay ngoài nguyên nhân trạm bơm đầu mối hoạt động không hiệu quả còn có nguyên nhân quan trọng khác là việc tiêu nước từ mặt ruộng về kênh tiêu chính tồn tại nhiều bất cập như: kênh tiêu chính và kênh cấp 2 bị bồi lấp đáy kênh cao hơn, bề mặt rộng hơn so với thiết kế, kênh qua một số khu vực dân cư bị ách tắc gây thu hẹp; hệ thống kênh cấp 3 và mặt ruộng không được thiết kế và xây dựng nghiêm túc, thiếu cống tiêu mặt ruộng, không có một tổ chức chuyên trách riêng quản lý hệ thống tiêu hợp lý, trách nhiệm rõ ràng. Do vậy cần xem xét tổng hợp nhiều nguyên nhân để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu nguyên nhân những tồn tại trong hoạt động hệ thống kênh tiêu từ mặt ruộng về trạm bơm đầu mối. Trường Đại học Thủy Lợi 2 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật Học viên: Nguyễn Thị Minh Quyên Lớp CH16Q Ở nước ta, vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các hệ thống thuỷ lợi tiêu bằng động lực đã được nhiều tổ chức và nhiều nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống một cách toàn diện, khoa học mới chỉ bắt đầu được nghiên cứu và áp dụng ở một vài hệ thống mang tính chất thí điểm và tập trung chủ yếu vào hoạt động trạm bơm đầu mối. Việc nghiên cứu hiệu quả các hệ thống thuỷ lợi tiêu bằng động lực một cách khoa học và toàn diện là một yêu cầu cấp thiết đặt ra nhằm đánh giá và xác định những hạn chế chính để cải tiến tăng sản lượng nông nghiệp, đưa ra những đề xuất khoa học áp dụng vào thực tế sản xuất. 2. Mục đích của đề tài Mục đích của luận văn là nghiên cứu sử dụng các phương pháp và công cụ để đánh giá năng lực tiêu thực sự và tìm ra những nguyên nhân chính một cách toàn diện ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống tiêu nước bằng động lực. Nội dung nghiên cứu của luận văn làm cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp cải tạo, đề ra cách thức quản lý vận hành nâng cao hiệu quả hoạt động, bước đầu đưa ra những thể chế cho công tác quản lý của hệ thống. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Đánh giá hiệu quả tiêu nước hệ thống thủy lợi tiêu bằng động lực bằng mô hình thủy lực Duflow. Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luận văn lựa chọn hệ thống trạm bơm tiêu Cấn Hạ, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội là hệ thống tiêu có đầy đủ tài liệu để làm đối tượng nghiên cứu. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu sau sẽ được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn. Phương pháp tiếp cận: - Tiếp cận tổng hợp: Tổng quan về nghiên cứu đánh giá hiệu quả tiêu ở Việt Nam và trên thế giới, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu được tiếp cận một cách tổng hợp. Trường Đại học Thủy Lợi 3 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật Học viên: Nguyễn Thị Minh Quyên Lớp CH16Q - Tiếp cận kế thừa: Các kinh nghiệm và phương pháp tính toán phục vụ công tác nghiên cứu đánh giá hiệu quả tiêu trong các nghiên cứu trước đây cũng được tham khảo trong luận văn. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu: Các số liệu cần thiết cho nghiên cứu đánh giá hiệu quả tiêu như: số liệu dân sinh kinh tế vùng nghiên cứu, số liệu khí tượng thủy văn, số liệu hiện trạng hệ thống… sẽ được thu thập và phân tích để phục vụ công tác nghiên cứu đánh giá. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Các phương pháp tính toán lý thuyết thủy nông, thủy văn, thủy lực, trạm bơm… cũng như các lý thuyết của các môn học khác liên quan cũng được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn. - Phương pháp mô hình toán: Phần mềm Duflow được sử dụng trong luận văn để mô phỏng các kịch bản tiêu của hệ thống để làm cơ sở đánh giá năng lực của hệ thống cũng như kiểm tra các tính hiệu quả của các đề xuất nhằm cải thiện hiệu quả tiêu nước của hệ thống. [...]... đã đề xuất được hướng nghiên cứu cho luận văn là ứng dụng phần mềm Duflow để nghiên cứu hiệu quả của hệ thống tiêu trạm bơm Cấn Hạ, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Minh Quyên Lớp CH16Q Trường Đại học Thủy Lợi 2 14 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM DUFLOW 2.1 Giới thiệu mô hình Duflow 2.1.1 Lịch sử và mục đích của mô hình [13] Sự ra đời của máy tính cá nhân... Witteveen + Bos và EDS theo đề nghị của STOWA Năm 1998, Duflow 3.0 được viết cho hệ điều hành Windows 95 và đã trở thành một thành phần của DUFLOW MODELLING STUDIO (DMS) Trong DMS thành phần RAM được tích hợp với các thành phần Duflow Trong tương lai MODUFLOW sẽ có sẵn như là một thành phần của DMS Một phần mềm miễn phí dành cho đào tạo của phần mềm Duflow bao gồm tất cả các tùy chọn, nhưng bị hạn chế... Với phân tích như trên, luận văn đề xuất sử dụng phần mềm Duflow để mô phỏng hiện trạng của hệ thống tiêu trạm bơm Cấn Hạ, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội để làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu của hệ thống KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: Trong chương 1 tác giả đã nghiên cứu được các vấn đề sau: 1 Hiện trạng thủy lợi Việt Nam cũng như sự phát triển của các hệ thống thủy lợi trong những năm gần... Định), trạm Cốc Thành tưới cho một phần diện tích huyện Mỹ Lộc, huyện Vụ Bản và phía Đông huyện Ý Yên với tổng diện tích tưới là 23.508 ha, tiêu cho huyện Mỹ Lộc và một phần huyện Vụ Bản với tổng diện tích tiêu là 13.748 ha Trạm lắp 7 máy 0Π6 – 145 của Liên Xô (cũ) Trạm bơm Hữu Bị kết hợp tưới tiêu, tưới cho huyện Bình Lục và Thành phố Nam Định với tổng diện tích tưới là 12.420 ha, tiêu cho 2 huyện. .. dòng chảy cho những ứng dụng khác nhau trong thực tế Có thể kể đến phần mềm thủy lực họ MIKE của Viện thủy lực Đan Mạch (DHI); phần mềm HEC-RAS của US Army Corps of Engineers; phần mềm Duflow của Viện nghiên cứu thủy lực và môi trường (IHE) thuộc trường đại học Delft – Hà Lan; phần mềm ID Pro của Trường Đại học Thủy lợi; phần mềm IMSOP của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam… Mỗi một phần mềm có một ưu điểm... đỡ của tổ chức ACIAR – Australia, phần mềm IMSOP được Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam phát triển và ứng dụng để quản lý tưới ở các hệ thống thủy nông Nam Sông Mã, Phú Yên… - Năm 2004, trong dự án “ Thủy lợi đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2 – phần B” sử dụng phần mềm Duflow để nghiên cứu hiệu quả của hai trạm bơm tiêu Phấn Động và Triều Dương phục vụ lộ trình nâng cấp hiệu quả tiêu cho lưu vực hai trạm. .. 2 huyện Lý Nhân, Bình Lục và Thành phố Nam Định với tổng diện tích tiêu là 10.835 ha Trạm lắp 4 máy 0Π6 – 145 của Liên Xô (cũ) Một số trạm bơm tiêu lớn khác được xây dựng như trạm bơm tiêu Vân Đình (Ứng Hòa) 28 máy 8.000 m3/h tiêu ra sông Đáy, trạm bơm tiêu Bạch Tuyết (Mỹ Đức) 6 máy 8.000 m3/h tiêu ra kênh Bạch Tuyết, Địa hình phức tạp và khí hậu khắc nghiệt, các trạm bơm thực sự được quan tâm và... hệ thống tiêu động lực và hiệu quả hoạt động cũng được kể đến 2 Tình hình sử dụng mô hình số trong việc mô phỏng dòng chảy trên thế giới và ở Việt Nam được tác giả nghiên cứu một cách toàn diện Ứng dụng của các mô hình số như: các phần mềm họ MIKE, phần mềm HEC-RAS, phần mềm Duflow cũng được tác giả nghiên cứu kỹ lưỡng 3 Dựa trên các phân tích về tổng quan hệ thống thủy lợi và tình hình ứng dụng các... lãnh thổ hành chính khó khăn trong giám sát Vì những lý do đó hầu hết các hệ thống tiêu không đảm bảo tiêu nước kịp thời, gây úng ngập như trong thiết kế, khả năng tiêu của các hệ thống còn giảm dần theo thời gian phục vụ của hệ thống Qua đánh giá hiệu quả hệ thống tiêu ở Việt Nam ta thấy hoạt động tiêu bị ảnh hưởng rất nhiều yếu tố Cần đưa ra những phương pháp nghiên cứu khoa học để đánh giá một cách... thiếu nước Để giải quyết Học viên: Nguyễn Thị Minh Quyên Lớp CH16Q Trường Đại học Thủy Lợi 7 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật chủ động việc tưới, tiêu nước thì không thể thiếu vai trò các trạm bơm tưới tiêu kết hợp Việc quyết định cho 5 trạm bơm Nam Hà kết hợp 2 nhiệm vụ tưới tiêu là hợp lý Ngoài ra còn một số trạm bơm tưới tiêu kết hợp lớn khác đã được xây dựng Năm 1967 xây dựng xong 2 trạm bơm lớn Cốc Thành, . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN THỊ MINH QUYÊN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẦN MỀM DUFLOW ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TIÊU NƯỚC CỦA TRẠM BƠM CẤN HẠ HUYỆN QUỐC OAI,. ứng dụng các mô hình số để mô phỏng dòng chảy, tác giả đã đề xuất được hướng nghiên cứu cho luận văn là ứng dụng phần mềm Duflow để nghiên cứu hiệu quả của hệ thống tiêu trạm bơm Cấn Hạ, huyện. – phần B” sử dụng phần mềm Duflow để nghiên cứu hiệu quả của hai trạm bơm tiêu Phấn Động và Triều Dương phục vụ lộ trình nâng cấp hiệu quả tiêu cho lưu vực hai trạm bơm trên. - Mô hình Duflow