Kết quả chạy mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Duflow đánh giá hiệu quả tiêu nước của trạm bơm Cấn Hạ, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (Trang 60)

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TIÊU

3.3.2 Kết quả chạy mô hình

Sau khi chạy mô hình thủy lực mô phỏng ứng với mô hình mưa tiêu thiết kế cho hệ thống sẽ cho kết quả là quá trình diễn biến mực nước và lưu lượng tại các nút tính toán (Xem thêm trong Phụ lục số 2).

Diễn biến mực nước và lưu lượng tại một số nút tính toán của hệ thống được thể hiện ở hình 3.11 đến hình 3.14 và ở bảng 3.9

Hình 3.11. Quá trình Q-H tại bể hút trạm bơm Cấn Hạ - Phương án hiện trạng

Hình 3.13. Quá trình Q-H trên kênh Đầm Bung - Phương án hiện trạng

Số liệu mực nước và lưu lượng lớn nhất tại các điểm tính toán trên hệ thống trong phương án mô phỏng kiểm tra hiện trạng được ghi ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Lưu lượng và mực nước lớn nhất tại các nút tính toán – Phương án mô phỏng hiện trạng

STT Kênh Lưu lượng

(m3/s) MNLN (m) CĐ Bờ 1 Trạm bơm Cấn Hạ 5,33 6,80 6.15 2 Kênh tiêu T1 Đoạn1: Từ K0K0+980 4,02 6,80 6.15 Đoạn 2: Từ K0+980÷K1+306 4,97 6,80 6.15 Đoạn 3: Từ K1+306÷K1+808 5,57 6,80 6.15 Đoạn 4:Từ K1+808÷K2+693 5,88 6,80 6.15 3 Kênh tiêu Đầm Bung

Đoạn 1: Từ K0K2+085 1.95 6,80 6,06

Đoạn 2: Từ K2+085÷K3+290 3,22 6,80 6,06

STT Kênh Lưu lượng (m3/s) MNLN (m) CĐ Bờ 5 Kênh T13L 0,48 6,82 5.85 6 Kênh T12L 2,03 6,80 5,90 7 Kênh T11R 0,58 6,81 5,68 8 Kênh T12R 0,49 6,81 5,73 9 Kênh tiêu T13R 0,54 6,81 5.85 10 Kênh TĐB1 (Dương Cốc) 0,88 6,80 5,88 11 Kênh TĐB2 (Thạch Thán) 1,27 6,81 6,02 12 Kênh TĐB3 (Thế Chu) 1,84 6,82 5,96

Nhận xét: Kết quả mô phỏng hệ thống tiêu trạm bơm Cấn Hạ ứng với mô hình mưa tiêu của lưu vực cho thấy:

- Với năng lực của trạm bơm Cấn Hạ hiện tại ứng với mô hình mưa tiêu thiết kế thì hệ thống cần 8 ngày mới có thể tiêu hết nước. Điều này dẫn đến tình trạng ngập úng kéo dài gây bất lợi cho hoạt động sản xuất, ngoài ra còn gây ảnh hưởng làm tăng mực nước trên các kênh tiêu.

- Mực nước lớn nhất trên các kênh tiêu đều cao hơn cao trình bờ kênh hiện trạng dẫn đến hiện tượng tràn bờ kênh gây úng ngập đồng ruộng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Trong chương 3, tác giả đã hoàn thành được các nội dung sau:

1. Giới thiệu hiện trạng của hệ thống tiêu trạm bơm Cấn Hạ từ đầu mối (Trạm bơm Cấn Hạ) đến hệ thống kênh mương cũng như đưa ra các đánh giá trực quan ban đầu về hiện trạng của hệ thống.

2. Tác giả đã sử dụng phần mềm Duflow cùng với các tài liệu thu thập được để thiết lập mô hình mô phỏng hệ thống tiêu trạm bơm Cấn Hạ. Tác giả cũng đã sử dụng số liệu thực đo (mực nước tại bể hút trạm bơm Cấn Hạ) để kiểm định độ tin cậy của việc mô phỏng. Kết quả việc mô phỏng hoạt động của hệ thống tiêu bằng phần mềm Duflow là phù hợp với thực tế vận hành.

3. Trên cơ sở mô hình mô phỏng hệ thống tiêu trạm bơm Cấn Hạ, tác giả đã tiến hành dùng mô hình để kiểm tra năng lực của hệ thống ứng với mô hình mưa tiêu thiết kế của lưu vực và kết quả cho thấy năng lực của hệ thống không đáp ứng được yêu cầu tiêu. Kết quả này sẽ là cơ sở cho việc đê xuât nâng cấp hệ thống nhằm đáp ứng được yêu cầu tiêu.

4. CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG TIÊU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Duflow đánh giá hiệu quả tiêu nước của trạm bơm Cấn Hạ, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)