1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TIÊU
3.2.4 Kiểm định mô hình
3.2.4.1Thông số đầu vào sử dụng chạy mô hình
Trận mưa tính toán: Chọn trận mưa từ ngày 08/07/2005 đến ngày 10/07/2005 để tính toán kiểm định mô hình.
Bảng 3.5. Trận mưa dùng tính toán kiểm định mô hình
Ngày tháng Lượng mưa vùng (mm)
08/07/2005 49,5
09/07/2005 46,5
Thời đoạn tính toán:
-Thời đoạn mô phỏng bắt đầu từ tháng 08/07/2005 đến 10/07/2005. -Bước thời gian tính toán là 30 phút.
Vận hành của trạm bơm:
Theo sổ theo dõi vận hành của trạm bơm Cấn Hạ thì trong thời đoạn từ 08/07/2005 đến 10/07/2005 trạm bơm vận hành 4 máy bơm với lưu lượng bơm là 3,55 m3/s để tiêu úng cho lưu vực.
3.2.4.2Kết quả mô phỏng và kiểm định mô hình
Sau khi chạy mô hình thủy lực cho hệ thống sẽ cho kết quả là quá trình diễn biến mực nước và lưu lượng tại các nút tính toán (Xem thêm trong Phụ lục số 1). Kết hợp với số liệu theo dõi mực nước tại bể hút và vận hành trạm bơm ta so sánh với kết quả chạy mô hình mô phỏng hệ thống.
Kết quả quá trình mực nước và lưu lượng tại một số nút tính toán trên hệ thống kênh được thể hiện ở hình 3.6 đến hình 3.9 và bảng 3.6.
Hình 3.7. Quá trình Q-H trên kênh Đầm Bung- Phương án kiểm định mô hình
Hình 3.8. Quá Q-H trên kênh tiêu Thế Chu - Phương án kiểm định mô hình
Mực nước và lưu lượng lớn nhất tại các nút tính toán trên mạng lưới được ghi trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Lưu lượng và mực nước lớn nhất tại các nút tính toán Phương án kiểm định
STT Kênh Lưu lượng lớn
nhất (m3 /s) MNLN (m) 1 Trạm bơm Cấn Hạ 3,55 5,78 2 Kênh tiêu T1 Đoạn1: Từ K0K0+980 1,62 5,78 Đoạn 2: Từ K0+980÷K1+306 2,62 5,78 Đoạn 3: Từ K1+306÷K1+808 2,99 5,77 Đoạn 4:Từ K1+808÷K2+693 3,60 5,77 3 Kênh tiêu Đầm Bung
Đoạn 1: Từ K0K2+085 0,82 5,79 Đoạn 2: Từ K2+085÷K3+290 1,23 5,78 4 Kênh T11L 0,62 5,78 5 Kênh T13L 0,25 5,78 6 Kênh T12L 1,09 5,78 7 Kênh T11R 0,26 5,77 8 Kênh T12R 0,25 5,78 9 Kênh tiêu T13R 0,28 5,78 10 Kênh TĐB1 (Dương Cốc) 0,42 5,79 11 Kênh TĐB2 (Thạch Thán) 0,57 5,79 12 Kênh TĐB3 (Thế Chu) 0,94 5,79
3.2.4.3So sánh kiểm định mô hình
Do trên hệ thống chỉ có số liệu vận hành của trạm bơm Cấn Hạ nên luận văn chỉ có thể lấy số liệu mực nước tại bể hút trạm bơm để so sánh và đánh giá tính phù hợp của mô hình mô phỏng hệ thống trạm bơm tiêu Cấn Hạ. Hình 3.10 thể hiện sư so sánh giữa mực nước mô phỏng và mực nước quan trắc.
Hình 3.10. So sánh mực nước mô phỏng và thực đo tại bể hút trạm bơm Cấn Hạ Số liệu so sánh mực nước tại bể hút trạm bơm Cấn Hạ giữa mô phỏng bằng Duflow và thực đo được ghi ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. So sánh mực nước tại bể hút trạm bơm Cấn Hạ
Thời điểm Mực nước (m)
Mô phỏng Quan trắc 08/07/2005 07:00:00 4,86 4.78 08/07/2005 13:00:00 5,13 5,05 08/07/2005 19:00:00 5,42 5,50 09/07/2005 07:00:00 5,76 5,72 09/07/2005 13:00:00 5,71 5,67 09/07/2005 19:00:00 5,55 5,59
Từ kết quả mô phỏng bằng Duflow cho thấy rằng xu hướng của quá trình diễn biến mực nước tại bể hút trạm bơm Cấn Hạ tương đối phù hợp với thực tế vận hành được ghi chép trong sổ theo dõi vận hành trạm bơm.
Nhận xét: Từ các kết quả trên cho thấy mô hình Duflow được thiết lập để mô phỏng hệ thống trạm bơm tiêu Cấn Hạ cho kết quả tương đối sát với thực tế vận hành. Do đó có thể sử dụng mô hình này với bộ thông số đã chọn để xác định các thông số thủy lực trên hệ thống ứng với các kịch bản khác nhau để làm cơ sở phát hiện các bất hợp lý về các điều kiện hiện trạng công trình làm ảnh hưởng đến năng lực tiêu của hệ thống tiêu Cấn Hạ, tính toán kịch bản tiêu nước để cải tiến thiết kế, vận hành nâng cao hiệu quả trạm bơm tiêu.