Cơ sở lý thuyết của mô hình mưa – dòng chảy RAM [12]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Duflow đánh giá hiệu quả tiêu nước của trạm bơm Cấn Hạ, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (Trang 26)

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TIÊU

2.1.3Cơ sở lý thuyết của mô hình mưa – dòng chảy RAM [12]

Cơ sở lý thuyết của mô hình mưa – dòng chảy RAM là thiết lập cân bằng nước dựa trên chu trình thủy văn của lưu vực.

2.1.3.1Chu trình thủy văn.

Chu trình thủy văn là một quá trình liên tục, trong đó nước tuần hoàn từ các đại dương thông qua bầu khí quyển và các dòng sông và trở lại đại dương. Nước biển bốc hơi vào khí quyển và tạo thành mưa, lượng mưa này một phần rơi xuống

mặt đất và một phần rời xuống các đại dương. Lượng mưa rơi trên mặt đất được lưu trữ tạm thời trên thảm thực vật, trên những vùng trũng, trong đất và trong các ao hồ. Lượng mưa còn lại tạo thành dòng chảy ( dòng chảy mặt hoặc dòng chảy ngầm) đổ ra sông, suối và cuối cùng chảy ra biển.

Hình 2.2. Chu trình thủy văn

2.1.3.2Cân bằng nước:

Nguyên lý cân bằng nước của lưu vực như sau:

Dòng chảy đến = Dòng chảy đi + Lượng nước trữ trên lưu vực.

Khi tính toán cân bằng nước trong một thời gian dài thì lương nước trữ lại trên lưu vực có thể được bỏ qua. Tuy nhiên, khi tính toán cân bằng nước trong một thời gian ngắn thì lượng nước trữ lại trên lưu vực đóng vai trò quan trọng trong mối liên hệ giữa lượng mưa và dòng chảy ra khỏi lưu vực.

Trong tính toán cân bằng nước thì lượng nước đến là lượng mưa và dòng chảy vào lưu vực. Lượng nước đi bao gồm bốc hơi và lượng nước ra khỏi lưu vực. Tổng lượng nước trữ lại trên lưu vực được xác định dựa trên diện tích lưu vực.

Phương trình cân bằng nước:

Trong đó: P: Lượng mưa (mm) Qi: Dòng chảy đến (mm) K: Dòng thấm (mm) Qu: Dòng chảy đi (mm) E: Lượng bốc hơi (mm) W: Thấm thẳng đứng (mm)

S: Sự thay đổi lượng nước trữ lại trên lưu vực (mm)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Duflow đánh giá hiệu quả tiêu nước của trạm bơm Cấn Hạ, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (Trang 26)