Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Duflow đánh giá hiệu quả tiêu nước của trạm bơm Cấn Hạ, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (Trang 43)

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TIÊU

3.1.1Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1Vị trí địa lý

Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Hưng Yên và Hà Nam. Thành phố bao gồm địa giới hành chính của 29 quận. huyện, thị xã song chỉ có 22 quận, huyện, thị xã là còn nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp.

Quốc Oai là huyện nằm ở phía Tây của Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km. Phía Đông giáp huyện Hoài Đức, phía Tây giáp xã Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, phía Nam giáp huyện Chương Mỹ và phía Bắc giáp huyện Thạch Thất. Toàn huyện được chia làm 21 đơn vị hành chính, bao gồm 20 xã và 1 thị trấn, với diện tích tự nhiên là 142,161 km2

, dân số là 171.272 người.

Trên địa bàn huyện có 2 con sông chảy qua là sông Tích và sông Đáy tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy và đem lại nguồn nước dồi dào cho phát triển nông nghiệp. Là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng địa hình bị chia cắt bới hệ thống sông ngòi khá phức tạp chia thành 3 vùng: vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng và vùng bãi ven sông. Với đặc điểm địa hình trên cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi song khó khăn cho công tác thủy lợi. Thực tế cho thấy từ trước đến nay, nông nghiệp luôn là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo, đóng góp nhiều nhất trong GDP của huyện Quốc Oai.

Nhưng do những năm gần đây thời tiết thay đổi phức tạp, mưa trong vùng tập trung nhiều hơn về thời gian và lượng. Trên toàn huyện còn một số vùng vẫn chưa giải quyết được vấn đề tiêu úng nên hiện nay khi mưa từ 200 ÷ 250 mm thì diện tích ngập úng có thể lên tới 50 % diện tích canh tác. Trong đó vùng tiêu thuộc 5 xã Cấn Hữu, Thạch Thán, Ngọc Mỹ, Nghĩa Hương, Đồng Quang và thị trấn Quốc Oai thuộc khu tiêu Đầm Bung II do trạm bơm tiêu Cấn Hạ phụ trách đặt tại xã Cấn

Hữu tiêu ra sông Tích vẫn chưa được cải tạo, nâng cấp đồng bộ phù hợp với phát triển trong vùng cũng như thời tiết hiện nay. Do bị úng ngập nên điều kiện phát triển văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục các địa phương trong vùng dự án cũng bị hạn chế.

Lưu vực tiêu trạm bơm Cấn Hạ có diện tích là 1.200 ha nằm từ 2100’30” đến 2104’30” vĩ độ Bắc và từ 105033’30” đến 105036’30” kinh độ Đông thuộc địa phận 5 xã Thạch Thán, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Ngọc Mỹ, Đồng Quang và thị trấn Quốc Oai của huyện Quốc Oai, thuộc khu tiêu Đầm Bung 2. Khu đầu mối nhà trạm đặt tại xã Cấn Hữu, cạnh đê Tả Tích.

- Phía Bắc giáp khu tiêu của trạm bơm Thông Đạt, đường Láng – Hòa Lạc. - Phía Nam giáp đê Tả Tích.

- Phía Đông giáp khu tiêu của trạm bơm Cộng Hòa, trạm bơm An Sơn. - Phía Tây giáp khu tiêu Đầm Bung 1.

3.1.1.2Đặc điểm địa hình

Khu vực trạm bơm có địa hình khá phức tạp, hệ thống kênh mương chằng chịt, độ dốc nhỏ, xen kẽ là các vùng dân cư, đường xá, đặc biệt là các khu công nghiệp mới xây dựng tạo nên các vùng cao thấp không đều, xen kẽ nhau cản trở nhiều cho quá trình tiêu úng. Vùng cao có cao độ từ +8.0 m đến +9.0 m chủ yếu là các khu san lấp. Vùng thấp có cao độ từ +5.0 đến +6.5 m chủ yếu là các khu canh tác thuộc các xã trong vùng, thấp nhất là xã Cấn Hữu, hướng dốc chung của địa hình từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông và từ hai bên vào các trục kênh tiêu chính kênh tiêu Đầm Bung và kênh tiêu T1 (kênh tiêu chính Cấn Hạ) và các kênh tiêu nhánh đổ trực tiếp vào các kênh tiêu chính trên.

3.1.1.3Đất đai, thổ nhưỡng

Đất đai trong khu vực thuộc loại đất á sét trung bình đến nặng, nguồn gốc feralit trên nền phù sa cổ, hình thành do hoạt động của hệ thống sông Đáy, sông Tích và sông Hồng, Nói chung đất đai trong vùng là đất tốt và có khả năng cho năng suất cao, riêng vùng đất phía đầu kênh tiêu chính đất thường xuyên bị úng nên chua. Độ dày tầng canh tác khoảng 20-25cm.

3.1.1.4Khí hậu, khí tượng, thủy văn

a) Nhiệt độ

Toàn vùng có nền nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C ÷ 240C. Hàng năm có 3 tháng (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau) nhiệt độ trung bình tháng dưới 200C. Tháng 1 là tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 190C. Mùa hè nhiệt độ tương đối dịu hơn. Có 5 tháng (từ tháng 5 đến tháng 9) nhiệt độ trung bình tháng trên 250

C. Tháng 7 là tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình trên dưới 290

C.

b) Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí tương đối trung bình nhiều năm trên toàn vùng dao động trong khoảng từ 83÷85%. Sự biến đổi về độ ẩm giữa các tháng không nhiều. Ba tháng mùa xuân là thời kỳ ẩm ướt nhất, độ ẩm trung bình tháng đạt khoảng 87÷89% hoặc cao hơn. Các tháng cuối mùa thu và đầu mùa đông là thời kỳ khô hanh nhất, độ ẩm trung bình tháng có thể xuống dưới 80%. Độ ẩm ngày cao nhất có thể đạt tới 98% và thấp nhất có thể xuống dưới 64%.

c) Mưa

Đây là vùng có lượng mưa tương đối lớn. Tổng lượng mưa trung bình thay đổi từ 1.554÷1.836 mm với số ngày mưa khoảng 130÷140 ngày mỗi năm.

Các trận mưa lớn xảy ra trên hệ thống tương đối đồng đều. Lượng mưa lớn nhất năm ứng với các thời đoạn thường rơi vào các tháng 7, 8, 9. Vùng phía Bắc rơi nhiều vào các tháng 7, 8 còn phía Nam rơi nhiều vào các tháng 8, 9. Lượng mưa trung bình một ngày lớn nhất toàn hệ thống đạt từ 120÷160 mm, trận mưa 3 ngày lớn nhất đạt từ 180230 mm, trận mưa 5 ngày lớn nhất đạt từ 210÷260 mm và trận mưa 7 ngày lớn nhất đạt từ 230÷280 mm.

d) Bốc hơi

Theo số liệu thống kê lượng bốc hơi bình quân năm ở toàn vùng đạt gần 1.000 mm. Các tháng 5, 6, 7 có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm. Lượng bốc hơi bình quân tháng 7 đạt trên 100 mm. Các tháng mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) có lượng bốc hơi nhỏ nhất là những tháng có nhiều mưa phùn và độ ẩm tương đối cao.

e) Gió, dông, bão

Hướng gió thịnh hành trong mùa hè là gió nam và đông nam, còn mùa đông thường có gió bắc và đông bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2÷3 m/s. Hàng năm có trên 80 ngày dông. Tháng 7 và tháng 9 là có nhiều bão nhất. Các cơn bão đổ bộ vào vùng này thường gây mưa lớn trong 3 ngày, ảnh hưởng lớn cho sản xuất và đời sống của nhân dân, tốc độ gió lớn nhất trong cơn bão có thể đạt 40 m/s.

f) Nắng

Số giờ nắng hàng năm khoảng 1.600÷1.700 giờ. Các tháng mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiều nắng nhất, trên dưới 200 giờ mỗi tháng. Tháng 2, 3 trùng khớp với những tháng u ám là tháng rất ít nắng, chỉ đạt 30-40 giờ mỗi tháng.

g) Sông ngòi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu vực tiêu Cấn Hạ nằm trong khu tiêu Đầm Bung, là vùng đất trũng nằm giữa 2 con sông Đáy và sông Tích. Sông Đáy có chiều dài 241 km, chảy qua mạn trái khu tiêu Đầm Bung được trạm bơm Cộng Hòa phụ trách tiêu đổ ra sông dài khoảng 113 km. Sông Tích nằm ở phía Nam khu vực là sông nhận nước của các khu tiêu trong đó có khu tiêu Cấn Hạ (thuộc khu tiêu Đầm Bung 2). Sông Tích có chiều dài 91 km ( tổng chiều dài toàn lưu vực sông Tích là 110 km ), diện tích lưu vực là 1.330 km2

. Trên lưu vực sông Tích, có các hồ Đồng Mô-Ngải Sơn (rộng 1.260 ha), hồ Suối Hai (671 ha), hồ Xuân Khanh (104 ha) góp nước cho con sông này.

Sông Đáy và sông Tích vừa là sông tiêu nước cho khu vực vừa đồng thời chịu phân lũ của sông Hồng qua đập Đáy. Sông Tích về mùa lũ dòng chảy phụ thuộc vào mưa của lưu vực và khi phân lũ phụ thuộc vào lưu lượng mở thoát lũ qua đập Đáy.

Mặt khác sông Tích có rất nhiều đoạn nông hẹp, dòng chảy uốn khúc, khả năng thoát lũ chậm, mực nước lũ nên nhanh xuống chậm nên việc tiêu thoát nước bằng tự chảy chỉ có thể tranh thủ đầu mùa mưa. Đại bộ phận đất đai trong hệ thống phải tiêu bằng động lực.

Sông Tích là chi lớn nằm ở bờ hữu sông Đáy, bắt nguồn từ dãy núi Tản Viên huyện Ba Vì thành phố Hà Nội, sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam rồi chảy vào sông Đáy tại Ba Thá. Đặc điểm dòng chảy sông Tích phụ thuộc vào lượng mưa nội địa và lượng mưa hồi qui của các hệ thống thủy nông suối Hai, Đồng Mô - Phù Sa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Duflow đánh giá hiệu quả tiêu nước của trạm bơm Cấn Hạ, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (Trang 43)