1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TIÊU
4.2. Giải pháp về quản lý điều hành
Việc nâng cấp công trình đã đề xuất trong phần 4.1 thực sự có hiệu quả nếu đồng thời cải thiện được công tác quản lý vận hành hệ thống. Dưới đây là một số đề xuất phi công trình của luận văn nhằm nâng cao hiêu quản của hệ thống:
- Trách nhiệm rõ ràng, cụ thể: Trao trách nhiệm cho một tổ chức với một phần hệ thống tiêu được xác định rõ ràng. Tránh chồng chéo trách nhiệm giữa các tổ chức.
- Trách nhiệm tới cấp thấp nhất có thể: người nông dân là người hưởng lợi duy nhất cần phải chịu trách nhiệm về hệ thống tiêu nội đồng. Nhóm nông dân tại kênh cấp 3 nên tổ chức thành nhiều nhóm, tên không quan trọng, giả sử hợp tác xã dùng nước, hợp tác xã nông nghiệp phục vụ tưới tiêu, nhóm dùng nước… chịu trách nhiệm tại cấp này. Nếu cấp này bao gồm cả sử dụng đất phi nông nghiệp , ví dụ: doanh nghiệp nhỏ, thì chủ doanh nghiệp này cũng phải tham gia.
- Tất cả những người hưởng lợi đều tham gia: Hệ thống tiêu chính không chỉ phục vụ cho diện tích đất nông nghiệp mà còn phục vụ cho diện tích làng mạc, thành phố, khu công nghiệp. Tất cả những người chủ của phần đất phi nông nghiệp này đều được coi như người hưởng lợi của dự án. - Tất cả những người hưởng lợi đều phải nộp phí: Không chỉ riêng với
người nông dân cần nộp thủy lợi phí mà tất cả những người hưởng lợi của dự án đều phải nộp phí mà họ nhận được. Hiện giờ đã có miễn thủy lợi phí cho người nông dân nhưng những doanh nghiệp tiêu thoát nước cũng phải nộp phí.
- Cần có quan trắc: hệ thống quan trắc (thủy chí ) còn thiếu, chỉ có vài thủy chí được lắp đặt và được sử dụng cho quan trắc, chủ yếu vẫn tại các trạm bơm.
- Nhu cầu về tập huấn: tất cả các bên liên quan, người nông dân và cán bộ trong các cơ quan tưới tiêu chưa bao giờ được tập huấn một cách kỹ càng hay được phổ biến các phương pháp quản lý tưới tiêu tổng hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4:
Trong chương 4, tác giả đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu sau:
1. Trên cơ sở kết quả của chương 3 về kiểm tra hiện trạng hệ thống tiêu, tác giả đã đưa ra qui trình sử dụng phần mềm Duflow để tiến hành đưa ra các đề xuất nâng cấp. Kết quả cho thấy sau khi sử dụng qui trình mà tác giả đưa ra kết hợp với phần mềm Duflow để tiến hành mô phỏng năng lực của hệ thống đối với các đề
xuất nâng cấp thì hệ thống tiêu trạm bơm Cấn Hạ đã đáp ứng được các yêu cầu về tiêu nước của hệ thống.
2. Ngoài việc đưa ra các đề xuất giải pháp công trình, tác giả còn đưa ra các đề xuất phi công trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm bơm. Đây chính là kết quả của việc tiếp cận tổng hợp vấn đề mà tác giả sử dụng trong luận văn.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Những kết quả đạt được
Trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước, việc tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật của các nước trên thế giới để phát triển đất nước là xu hướng tất yếu và lĩnh vực thủy lợi cũng không phải là ngoại lệ. Các mô hình số và khả năng ứng dụng của chúng vào trong lĩnh vực thủy lợi là một công cụ quí giá cho công cuộc phát triển thủy lợi ở nước ta.
Thông qua việc nghiên cứu thực hiện đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng phần mềm DUFLOW đánh giá hiệu quả tiêu nước của trạm bơm Cấn Hạ huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội ” luận văn đã thu được các kết quả như sau:
1. Tác giả đã nêu được hiện trạng và tình hình phát triển thủy lợi ở nước ta. Bên cạnh đó tác giả cũng đã phân tích một cách tổng quan về việc ứng dụng mô hình số trên thế giới và ở Việt nam trong việc mô phỏng dòng chảy. Từ đó đề xuất được hướng nghiên cứu của luận văn là ứng dụng phần mềm Duflow để nghiên cứu hiệu quả của hệ thống tiêu trạm bơm Cấn Hạ, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
2. Luận văn đã giới thiệu một cách chi tiết về lịch sử hình thành, khả năng ứng dụng cũng như các tài liệu cần thiết để mô phỏng một hệ thống thủy lợi của phần mềm Duflow. Từ đó làm tiền đề cho việc thu thập số liệu và tiến hành thực hiện mô phỏng hệ thống.
3. Luận văn đã trình bày được hiện trạng của hệ thống tiêu trạm bơm Cấn Hạ và áp dụng phần mềm Duflow để mô phỏng hoạt động của hệ thống. Kết quả mô phỏng hệ thống bằng phần mềm Duflow phù hợp với thực tế vận hành của trạm bơm và cho thấy rằng năng lực của hệ thống không đáp ứng được yêu cầu tiêu hiện nay. Kết quả này là cơ sở cho việc đưa ra những đề xuất nhằm cải thiện năng lực tiêu nươc của hệ thống.
4. Luận văn đã đưa ra được qui trình tiến hành các đề xuất từ đầu mối đến hệ thống kênh. Kết quả mô phỏng các biện pháp công trình được đề xuất để
nâng cao hiệu quả tiêu của hệ thống cho thấy hệ thống đáp ứng được yêu cầu tiêu nước.
5. Ngoài các đề xuất về biện pháp công trình, luận văn cũng đề xuất được các biện pháp phi công trình như tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý vận hành hệ thống.
2. Những tồn tại trong quá trình thực hiện luận văn
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả nhận thấy còn một số tồn tại như sau:
1. Hệ thống quan trắc của hệ thống còn chưa được chú trọng. Chỉ có duy nhất số liệu vận hành máy bơm và số liệu mực nước tại bể hút trạm bơm trong quá trình vận hành. Sự đơn điệu của số liệu quan trắc làm giảm đi tính tin cậy của việc kiểm định mô hình.
2. Do thời gian có hạn nên việc thu thập tài liệu mặt cắt ngang địa hình của các tuyến kênh trong hệ thống là hết sức hạn chế. Điều này dẫn tới một một tuyến kênh chỉ có 01 mặt cắt đại diện, mà điều này không phù hợp với thực tế của hệ thống.
3. Diện tích của cả khu tưới được mô phỏng là tập trung tại phía cuối các kênh cấp 2 nhưng thực tế là dòng chảy vào kênh cấp 2 phải từ các kênh cấp 3 hoặc kênh mặt ruộng. Điều này ảnh hưởng đến tập trung dòng chảy của cả khu tiêu vào đoạn cuối kênh.
4. Trận mưa sử dụng trong việc mô phỏng là mưa ngày, có nghĩa là chương trình sẽ tự động chia lượng mưa ngày cho 24 giờ khi sử dụng bước tính toán RAM là 1h. Điều này cũng không phù hợp với thực tế.
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Luận văn đã mô phỏng được dòng chảy trên hệ thống tiêu của trạm bơm Cấn Hạ. Tuy nhiên kết quả mô phỏng này mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra năng lực hiện trạng của hệ thống tiêu so với yêu cầu thực tế và đưa ra các đề xuất nâng cấp, cải thiện hệ thống để đáp ứng với yêu cầu.
Với kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao của luận văn, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là ứng dụng phần mềm Duflow mô phỏng quá trình dòng chảy trên hệ thống tiêu với các kịch bản khác nhau do sự thay đổi về định hướng phát triển kinh tế xã hội, do sự thay đổi việc sử dụng đất, sự thay đổi thời tiết do biến đổi khí hậu… để có thể cung cấp cho các nhà quản lý một công cụ hỗ trợ trong việc ra quyết định vận hành hệ thống tiêu.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ môn Thủy lực ĐHTL (2005). Các bảng tính thuỷ lực. Nxb Xây dựng, Hà Nội.
2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chiến lược phát triển thuỷ lợi đến năm
2020.
3. Cục thuỷ lợi (2005). Báo cáo tổng kết ngành thuỷ lợi giai đoạn 1996-2004.
4. Lê Chí Nguyện (2005). Một số vấn đề cơ sở nghiên cứu hệ thống tưới tiêu bằng động lực- Tập bài giảng cao học.
5. Tống Đức Khang (2005). Bài giảng cao học – Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi - Trường Đại học Thuỷ lợi.
6. Đào Quang Khải (2005). Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tưới tiêu trạm bơm Khai Thái,huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (LV Thạc sĩ). 7. Hà Văn Khối, nnk (2008). Giáo trình: Thủy Văn Công Trình. Nxb Khoa học tự
nhiên và công nghệ
8. Trường Đại học Thuỷ lợi (2000). Bài giảng lớp chuyên đề sau đại học – Nâng cao năng lực quản lý khai thác các hệ thống thuỷ lợi.
9. Trường Đại học Thủy lợi (2006). Giáo trình Máy bơm và trạm bơm. Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
10. Nguyễn Công Tùng (2006). Bài tập và đồ án môn học Máy bơm và trạm bơm.
Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
Tiếng Anh
11. Stowa/MX.Systems (2004).Duflow Modelling Studio - User's Guide ver 3.7.
12. Stowa / MX.Systems (2004).Duflow Modelling Studio – RAM manual Precipitation Runoff Module ver 3.7.
7. PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả quá trình mực nước và lưu lượng trên hệ thống trạm bơm tiêu Cấn Hạ - Kịch bản Kiểm định mô hình.
Phụ lục 2: Kết quả quá trình mực nước và lưu lượng trên hệ thống trạm bơm tiêu Cấn Hạ - Kịch bản Kiểm tra năng lực hiện trạng của hệ thống.
Phụ lục 1: Kết quả quá trình mực nước và lưu lượng trên hệ thống trạm bơm tiêu Cấn Hạ - Kịch bản Đề xuất nâng cấp hệ thống.
KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH MỰC NƯỚC VÀ LƯU LƯỢNG TRÊN HỆ THỐNG TRẠM BƠM TIÊU CẤN HẠ
Quá trình lưu lượng và mực nước kênh tiêu T1 từ K0÷ K0+980
Quá trình lưu lượng và mực nước kênh tiêu T1 từ K1+808÷K2+693
Quá trình lưu lượng và mực nước kênh tiêu Thế Chu
Quá trình lưu lượng và mực nước kênh tiêu T12L
Quá trình lưu lượng và mực nước kênh tiêu T13R
KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH MỰC NƯỚC VÀ LƯU LƯỢNG TRÊN HỆ THỐNG TRẠM BƠM TIÊU CẤN HẠ
Quá trình lưu lượng và mực nước kênh tiêu T1 từ K0÷ K0+980
Quá trình lưu lượng và mực nước kênh tiêu T1 từ K1+808÷K2+693
Quá trình lưu lượng và mực nước kênh tiêu Thế Chu
Quá trình lưu lượng và mực nước kênh tiêu T12L
Quá trình lưu lượng và mực nước kênh tiêu T13R
KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH MỰC NƯỚC VÀ LƯU LƯỢNG TRÊN HỆ THỐNG TRẠM BƠM TIÊU CẤN HẠ
Quá trình lưu lượng và mực nước kênh tiêu T1 từ K0÷ K0+980
Quá trình lưu lượng và mực nước kênh tiêu T1 từ K1+808÷K2+693
Quá trình lưu lượng và mực nước kênh tiêu Thế Chu
Quá trình lưu lượng và mực nước kênh tiêu T12L
Quá trình lưu lượng và mực nước kênh tiêu T13R