Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 69 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
69
Dung lượng
880,84 KB
Nội dung
BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN KIỀU TRANG TỔNG QUAN HỆ THỐNG CHI PHÍ-HIỆU QUẢ CÁC PHÁC ĐỒ TẦM SOÁT LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ TRÊN 40 TUỔI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI - 2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN KIỀU TRANG TỔNG QUAN HỆ THỐNG CHI PHÍ-HIỆU QUẢ CÁC PHÁC ĐỒ TẦM SOÁT LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ TRÊN 40 TUỔI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: ThS. Phạm Nữ Hạnh Vân Nơi thực hiện : Bộ môn Quản lý & Kinh tế dược HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi sẽ không thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp nếu không có sự giúp đỡ từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Chính vì vậy, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến: Thạc sĩ Phạm Nữ Hạnh Vân, giảng viên bộ môn Quản lý – Kinh tế Dược, trường đại học Dược Hà Nội, người thầy không những tận tình chỉ dạy tôi trong một năm vừa qua, mà còn động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Các thầy giáo, cô giáo bộ môn Quản lý – Kinh tế Dược, trường đại học Dược Hà Nội cùng toàn thể các thầy cô giáo trường đại học Dược Hà Nội, đã giảng dạy, tạo điều kiện học tập cho tôi trong suốt 5 năm học vừa qua. Gia đình, bạn bè và người thân đã động viên tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành khóa luận. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính yêu sâu sắc nhất đến mẹ và em gái, em trai tôi, đã ở bên cạnh tôi những thời điểm khó khăn nhất trong thời gian vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGUYỄN KIỀU TRANG MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LOÃNG XƯƠNG 3 1.1 ĐỊNH NGHĨA LOÃNG XƯƠNG 3 1.2 HẬU QUẢ CỦA LOÃNG XƯƠNG 3 1.3 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA GÃY XƯƠNG DO LOÃNG XƯƠNG 4 1.4 CÁC PHÁC ĐỒ TẦM SOÁT LOÃNG XƯƠNG 5 1.5 CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG 8 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ Y TẾ 10 2.1 KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU KINH TẾ Y TẾ 10 2.2 CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU KINH TẾ Y TẾ 10 2.3. CÁC NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG MỘT NGHIÊN CỨU KINH TẾ Y TẾ 15 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN HỆ THỐNG 20 3.1 KHÁI NIỆM TỔNG QUAN HỆ THỐNG 20 3.2 Ý NGHĨA TỔNG QUAN HỆ THỐNG 20 3.3 ĐẶC ĐIỂM TỔNG QUAN HỆ THỐNG 21 3.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH TỔNG QUAN HỆ THỐNG 21 CHƯƠNG 4 CÁC NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN HỆ THỐNG CÓ LIÊN QUAN 25 4.1 NGHIÊN CỨU 1 26 4.2 NGHIÊN CỨU 2 27 CHƯƠNG 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 5.1 XÁC ĐỊNH CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 30 5.2 TÌM KIẾM NGHIÊN CỨU 30 5.3 LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU 31 5.4 THU THẬP, KHAI THÁC DỮ LIỆU 32 5.5 PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP DỮ LIỆU 32 CHƯƠNG 6 KẾT QUẢ, BÀN LUẬN 33 6.1 KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH TÌM KIẾM VÀ LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU 33 6.2 ĐẶC ĐIỂM CÁC NGHIÊN CỨU 35 6.3 CHI PHÍ HIỆU QUẢ CÁC PHÁC ĐỒ TẦM SOÁT LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ 39 6.3.1 Tầm soát loãng xương bằng đo mật độ xương kết hợp điều trị bằng thuốc 39 6.3.1.1 Tầm soát bằng DXA 39 6.3.1.2 Tầm soát bằng QUS 44 6.3.1.3 Đo mật độ xương không rõ phương pháp 46 6.3.2 Tầm soát loãng xương bằng CRF kết hợp điều trị bằng thuốc 47 6.3.2.1 Tầm soát bằng CRF kết hợp điều trị bằng thuốc 47 6.3.2.2 Tầm soát bằng CRF sau đó tầm soát bằng DXA (CRF DXA) kết hợp điều trị bằng thuốc 48 6.3.3 Tầm soát loãng xương bằng các công cụ tiền tầm soát 49 6.4 BÀN LUẬN 51 6.4.1 Bàn luận về kết quả của đề tài 51 6.4.2 Bàn luận về ý nghĩa của đề tài 53 6.4.3 Bàn luận về ưu, nhược điểm của đề tài 53 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH 57 DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT BMD CRF DXA FRAX HRT ICER ORAI OSIRIS OST QALY QCT QUS RANKL SCORE SERM SHI Bone Mineral Density Clinical risk factor Dual-photon X-ray absorptiometry Fractute Risk Assessment Tool Hormon Replacement Therapy Incremental cost-effectiveness ratio Osteoporosis risk assessment instrument Osteoporosis Index of Risk Osteoporosis self-assessment Tools Quality adjust life-year Quantitative computed tomography Quantitative-ultrasound Receptor activator of nuclear factor- kappa B ligand Simple calculated osteoporosis risk estimation Selective Estrogen Receptor Modulators Social health insurance Mật độ xương Các yếu tố nguy cơ lâm sàng Hấp thụ năng lượng kép X-quang Công cụ đánh giá nguy cơ gãy xương Liệu pháp thay thế hormone Tỉ lệ gia tăng chi phí hiệu quả Công cụ đánh giá nguy cơ loãng xương Chỉ số nguy cơ loãng xương Công cụ tự đánh giá loãng xương Năm sống điều chỉnh theo chất lượng Chụp cắt lớp Siêu âm định lượng Thụ thể hoạt hóa hạt nhân Ước tính nguy cơ loãng xương Tác nhân điều biến thụ thể Estrogen chọn lọc Bảo hiểm y tế công cộng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Các yếu tố nguy cơ của gãy xương do loãng xương ở phụ nữ da trắng Error! Bookmark not defined. Bảng 2. Tính toán chỉ số SCORE Error! Bookmark not defined. Bảng 3. Đặc điểm các nghiên cứu tổng quan hệ thống có liên quan Error! Bookmark not defined. Bảng 4. Phương pháp tìm kiếm trên các cơ sỡ dữ liệu điện tửError! Bookmark not defined. Bảng 5. Đặc điểm các nghiên cứu trong tổng quan hệ thốngError! Bookmark not defined. Bảng 5. Đặc điểm các nghiên cứu trong tổng quan hệ thống (tiếp) Error! Bookmark not defined. Bảng 6. Chi phí hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng xương bằng DXA kết hợp điều trị bằng Bisphosphonate 42 Bảng 7. Chi phí hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng xương bằng DXA kết hợp điều trị bằng các nhóm thuốc khác Error! Bookmark not defined. Bảng 8. Chi phí hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng xương bằng DXA không kết hợp điều trị 44 Bảng 9. Chi phí hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng xương bằng QUS DXA kết hợp điều trị bằng Bisphosphonate Error! Bookmark not defined. Bảng 10. Chi phí hiệu quả phác đồ tầm soát loãng xương bằng đo mật độ xương kết hợp điều trị bằng Alendronate 47 Bảng 11. Chi phí hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng xương bằng CRF Error! Bookmark not defined. Bảng 12. Chi phí hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng xương bằng CRF DXA kết hợp điều trị Error! Bookmark not defined. Bảng 13. Chi phí hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng xương bằng công cụ tiền tầm soát kết hợp điều trị bằng thuốc Error! Bookmark not defined. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. Mô hình cây quyết định các phác đồ tầm soát loãng xương 18 Hình 2. Sơ đồ mô hình Markov các trạng thái sức khỏe khi sử dụng các phác đồ tầm soát và điều trị loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh. 19 Hình 3. Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu tổng quan hệ thống 29 Hình 4. Sơ đồ Prisma các bước tìm kiếm và lựa chọn nghiên cứu 34 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Loãng xương là một bệnh đặc trưng bởi khối lượng xương thấp và sự suy giảm cấu trúc của mô xương, dẫn đến tình trạng xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là xương hông, xương đốt sống và xương cổ tay[20]. Gãy xương là một vấn đề y tế có tầm vĩ mô, bởi vì tần suất của nó trong dân số trên thế giới cũng như ở Việt Nam khá cao. Theo một nghiên cứu dịch tễ học trong người da trắng, cứ 2 phụ nữ sống đến tuổi 85 thì có 1 phụ nữ bị gãy xương và cứ 3 đàn ông sống cùng độ tuổi thì có 1 người sẽ bị gãy xương[26]. Các tần suất này tương đương với tần suất mắc bệnh tim và ung thư[34]. Một nghiên cứu gần đây trên loãng xương ở phụ nữ và đàn ông từ 50 tuổi trở lên cho thấy tỉ lệ mắc loãng xương ở Việt Nam cũng khá cao, tương đương với các nước phát triển (Lần lượt là 30% và 10%)[39]. Phụ nữ có tỉ lệ mắc loãng xương cao hơn nam giới. Hơn nữa, phụ nữ trên 40 tuổi là đối tượng đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, có nguy cơ mắc loãng xương khá cao. Loãng xương làm giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ tử vong, giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến nền kinh tế của cả nước. Vì nguy cơ gãy xương phát triển theo cấp số nhân với tuổi tác, tình trạng già hóa dân số như hiện nay dự kiến sẽ làm tăng gánh nặng kinh tế xã hội của gãy xương do loãng xương trong tương lai[1]. Theo phân tích của giới kinh tế, số tiền mà xã hội bị mất đi vì gãy xương lên đến con số 14 tỉ Mĩ kim ở Mĩ[27] và 6 tỉ đô-la ở Úc[2]. Mức độ thiệt hại kinh tế này còn lớn hơn cả chi phí cho các bệnh như tim mạch, ung thư và bệnh hen. Cùng với các phác đồ điều trị, các phác đồ tầm soát loãng xương có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa loãng xương và ngăn chặn gãy xương do loãng xương. Có rất nhiều phác đồ tầm soát loãng xương như: Đo mật độ xương (DXA, QUS), khảo sát các yếu tố nguy cơ lâm sàng (CRF), công cụ tiền tầm soát (OST, SCORE, ORAI, OSIRIS),…. Tuy nhiên, chi phí-hiệu quả giữa các phác đồ này có sự khác biệt. Đối với mỗi phác đồ tầm soát nhất định, chi phí-hiệu quả cũng có sự khác biệt giữa các đối tượng, lứa tuổi, sắc tộc, vùng miền hay quốc gia; có thể là do sự khác biệt về gene, ngưỡng chi phí hiệu quả,… 2 Để đạt hiệu quả cao trong phòng chống loãng xương và ngăn chặn gãy xương do loãng xương, cùng với các phác đồ điều trị, cần sử dụng các phác đồ tầm soát loãng xương phù hợp với nguồn ngân sách y tế cũng như tình hình kinh tế của nước ta. Tuy nhiên ở Việt Nam, dữ liệu về chi phí hiệu quả của các phác đồ tầm soát, điều trị loãng xương còn rất hạn chế và chưa có ngưỡng chi phí hiệu quả cụ thể[39]. Do vậy, các nhà quản lí trong trong lĩnh vực y tế của nước ta cần có những đánh giá tin cậy về chi phí-hiệu quả của các phác đồ tầm soát loãng xương trong sự so sánh với các phác đồ khác. Với mục đích tập hợp thông tin, cung cấp một cái nhìn tổng quát về chi phí hiệu quả của các phác đồ tầm soát loãng xương ở phụ nữ trên 40 tuổi cho bệnh nhân và các cán bộ y tế, các nhà hoạt động chính sách ở Việt Nam để từ đó có sự cân nhắc và lựa chọn hợp lí, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tổng quan hệ thống chi phí - hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng xương ở phụ nữ trên 40 tuổi.” Với mục tiêu: Tổng hợp, phân tích chi phí-hiệu quả của các phác đồ tầm soát loãng xương cho phụ nữ trên 40 tuổi được công bố trên các tạp chí quốc tế từ năm 2004 đến nay. [...]... QUAN HỆ THỐNG CÓ LIÊN QUAN Khi tiến hành tìm kiếm các nghiên cứu tổng quan hệ thống các đánh giá kinh tế đầy đủ về loãng xương có liên quan trên hệ thống cơ sở dữ liệu Pubmed, chúng tôi tìm thấy 2 nghiên cứu tổng quan hệ thống về chi phí hiệu quả của các phác đồ điều trị loãng xương, phác đồ phòng ngừa loãng xương và gãy xương do loãng xương ở phụ nữ Ngoài 2 nghiên trên, một số nghiên cứu là tổng quan. .. vào) và hiệu quả điều trị (đầu ra) Chi phí: Chi phí trực tiếp liên quan đến điều trị ( chi phí chẩn đoán, chi phí thuốc men, chi phí hồi sức ), chi phí trực tiếp không liên quan đến điều trị (chi phí ăn ở, chi phí đi lại …), chi phí gián tiếp (chi phí liên quan đến năng suất lao động của xã hội mất đi do bệnh nhân không thể đi làm, chi phí cơ hội …) Hiệu quả: Đơn vị hiệu quả còn được gọi là đơn vị... khoáng trong xương và chất lượng xương[ 28].” 1.2 HẬU QUẢ CỦA LOÃNG XƯƠNG Loãng xương là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng do những hậu quả của nó gây ra, nghiêm trọng nhất là gãy xương Tuy nhiều nghiên cứu quan sát chỉ ra rằng hầu như tất cả các loại gãy xương đều có nguy cơ cao ở những người có mật độ xương thấp; gãy xương hông, xương đốt sống, xương cổ tay vẫn được coi là những loại gãy xương điển... các chi n lược y tế khác nhau trên cả hai phương diện là chi phí và hiệu quả Ví dụ, so sánh chi phí hiệu quả các phác đồ điều trị loãng xương bằng thuốc: Risedronat, Calcitonin, Alendronate Đánh giá kinh tế một phần bao gồm: CMA, phân tích chi phí Phân tích chi phí hiệu quả_CEA: So sánh các phác đồ can thiệp dựa trên sự khác nhau về chi phí (đầu vào) và hiệu quả điều trị (đầu ra) Chi phí: Chi. .. nguy cơ của loãng xương và yếu tố nguy cơ của gãy xương do loãng xương Trong giai đoạn đầu của các nghiên cứu dịch tễ học loãng xương, các nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của loãng xương Nhưng những thập niên gần đây, các yếu tố nguy cơ của gãy xương được chú trọng nhiều hơn[3] Gãy xương hông, gãy xương đốt sống, gãy xương cổ tay (đầu dưới xương quay) là các dạng gãy xương phổ biến... cơ gãy xương ở phụ nữ da trắng[4,15] 5 Bảng 1 Các yếu tố nguy cơ của gãy xương do loãng xương ở phụ nữ da trắng Nhóm yếu tố nguy cơ Yếu tố nguy cơ Tuổi cao Tuổi Mật độ xương (Mật độ chất khoáng cổ xương đùi, mật Yếu tố liên quan đến độ chất khoáng đốt sống thắt lưng, mật độ chất khoáng xương xương cổ tay), thiếu hụt chất xương, chỉ số hình học cổ xương đùi, yếu tố vi cấu trúc,… Tiền sử gãy xương Gãy... tổng quan hệ thống về các phác đồ điều trị loãng xương bằng thuốc, nghiên cứu còn lại là tổng quan hệ thống về mô hình các phác đồ ngăn chặn loãng xương và gãy xương do loãng xương Cả hai nghiên cứu đều sử dụng phương pháp phân tích là phân tích chi phí-hiệu quả Đặc điểm các nghiên cứu tổng quan hệ thống có liên quan được tóm tắt trong bảng 26 Bảng 3 Đặc điểm các nghiên cứu tổng quan hệ thống có liên quan. .. “Loãng xương là một bệnh với đặc điểm khối lượng xương suy giảm, vi cấu trúc xương bị hư hỏng, dẫn đến tình trạng xương bị yếu và hệ quả là tăng nguy cơ gãy xương. ”[9] Khái niệm 2: Năm 2001, Hội nghị chuyên đề loãng xương do Viện Y tế Hoa Kì chủ trì tổ chức đã định nghĩa: “Loãng xương là một hội chứng với đặc điểm sức bền của xương bị suy giảm dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương Sức bền của xương phản... nữ, sử dụng thuốc,… Đo mật độ xương Mật độ xương phản ánh lực của xương: khoảng 80% sức bền của xương do mật độ xương quyết định Trong ba thập niên qua, đã có rất nhiều nghiên cứu dịch tễ học từ nhiều quần thể trên thế giới sử dụng nhiều kĩ thuật đo khác nhau cho thấy 6 mật độ xương có thể cho tiên lượng gãy xương ở người cao tuổi Các kĩ thuật đo mật độ xương được chia làm 2 nhóm: Kĩ thuật không... gãy xương do loãng xương Qua các lược khảo có hệ thống các nghiên cứu đã đăng tải trong thời gian 15 năm qua về mối quan hệ giữa các yếu tố nguy cơ và hậu quả của gãy xương do loãng xương ở người có tuổi, một đặc điểm nổi bật là mặc dù mức độ tương quan nhân-quả đối với các loại gãy xương khác nhau là khác nhau nhưng các loại gãy xương trên đều có chung các nhóm yếu tố nguy cơ: Tuổi, các yếu tố liên quan . điều trị ( chi phí chẩn đoán, chi phí thuốc men, chi phí hồi sức ), chi phí trực tiếp không liên quan đến điều trị (chi phí ăn ở, chi phí đi lại …), chi phí gián tiếp (chi phí liên quan đến năng. thống chi phí - hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng xương ở phụ nữ trên 40 tuổi.” Với mục tiêu: Tổng hợp, phân tích chi phí-hiệu quả của các phác đồ tầm soát loãng xương cho phụ nữ trên 40 tuổi. và sự suy giảm cấu trúc của mô xương, dẫn đến tình trạng xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là xương hông, xương đốt sống và xương cổ tay[20]. Gãy xương là một vấn đề y tế có tầm