NGHIÊN CỨ U1

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống chi phí hiệu quả của các phác đồ tầm soát loãng xương ở phụ nữ trên 40 tuổi (Trang 34)

Tổng quan hệ thống các đánh giá kinh tế đầy đủ về các phác đồ điều trị loãng xương bằng thuốc nghiên cứu trên đối tượng chính là phụ nữ sau mãn kinh bị loãng xương ở Brazil và các quốc gia phát triển như: Canada, Tây Ban Nha, United Kingdom, Brazin, Đức, Thụy Điển, Mỹ, Đan Mạch, Pháp, Ý, Na Uy, Bỉ, Thụy Sĩ.

Các nghiên cứu được tiến hành tìm kiếm trên 2 cơ sở dữ liệu là Pubmed và LILACS với tiêu chuẩn lựa chọn bao gồm: Đánh giá kinh tế đầy đủ (chi phí hiệu quả, chi phí tiện ích hoặc lợi ích chi phí), nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng phụ nữ sau mãn kinh bị loãng xương, nghiên cứu đánh giá các thuốc để điều trị loãng xương và các tiêu chuẩn loại trừ bao gồm: Điều trị loãng xương sau khi bị ung thư vú, đối tượng là phụ nữ mắc bệnh về xương, đánh giá kinh tế một phần, so sánh các chiến lược sàng lọc lâm sàng.

Tổng quan hệ thống bao gồm 30 nghiên cứu riêng lẻ được công bố trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2012. Tất cả các kết quả đều được trình bày dưới dạng ICER (ngoại trừ 1 nghiên cứu của Borgstrom, chỉ trình bày dưới dạng costs/QALY). Tỉ lệ chiết khấu cho chi phí là 1.5% đến 6.0%, cho hiệu quả từ 0.0% đến 6.0%. Tỉ lệ chiết khấu hay được sử dụng nhất cho cả chi phí và hiệu quả là 3.0%. Các quan điểm trong nghiên cứu bao gồm: Xã hội, cung cấp dịch vụ y tế, hệ thống y tế quốc gia, bộ y tế, bảo hiểm xã hội, người chi trả. Phần lớn các nghiên cứu đều đánh giá về việc sử dụng thuốc nhóm bisphosphonates và báo cáo rằng các thuốc thuộc nhóm bisphosphonate đạt hiệu quả điều trị lâm sàng và có ICER đạt ngưỡng chi trả của mỗi nước, ngoại trừ 3 nghiên cứu:

 Escolar (1999, Tây Ban Nha): Alendronate không đạt chi phí hiệu quả khi so sánh với placebo trong ngăn chặn gãy xương hông

 Silva (2003, Brazil): Việc sử dụng thuốc nhóm Bisphosphonate cần được xem xét với sự hạn chế của nguồn tài nguyên y tế công cộng

 Kanis (2004, United kingdom): Chi phí vượt quá ngưỡng chi phí hiệu quả của quốc gia.

Ngoài ra, liệu pháp Hormone, Vitamin D, Strontium ranelate, Raloxifene, Teripatide, Denosumab cũng được phân tích và kết quả biến đổi dựa trên bối cảnh từng quốc gia, giả thiết của mỗi nghiên cứu[6].

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống chi phí hiệu quả của các phác đồ tầm soát loãng xương ở phụ nữ trên 40 tuổi (Trang 34)