Tầm soát loãng xương bằng các công cụ tiền tầm soát

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống chi phí hiệu quả của các phác đồ tầm soát loãng xương ở phụ nữ trên 40 tuổi (Trang 57)

Phác đồ tầm soát loãng xương bằng các công cụ tiền tầm soát được đề cập đến trong 3 nghiên cứu[17, 29, 32].

Với nghiên cứu của Nayak S cùng cộng sự được tiến hành trên đối tượng là phụ nữ Mĩ ở giai đoạn mãn kinh từ 55 tuổi trở lên (55, 60, 65, 70, 75, 80) dưới quan điểm của người chi trả, chi phí hiệu quả của các phác đồ tầm soát loãng xương: SCORE -2.5 (Tầm soát trước bằng SCORE, sau đó tầm soát bằng DXA nếu kết quả SCORE ≥ 7, điều trị bằng Bisphosphonate nếu T-score DXA ≤ -2.5) và SCORE NOF (Tầm soát trước bằng SCORE, sau đó tầm soát bằng DXA nếu kết quả

SCORE ≥ 7, điều trị bằng Bisphosphonate nếu T-score DXA ≤ -2 hoặc DXA T- score ≤ -1.5 với các yếu tố nguy cơ loãng xương truyền thống hay độ tuổi 80 trở lên) với thời gian tái tầm soát là 5 năm, 10 năm được so sánh với chi phí hiệu quả của phác đồ không tầm soát, chỉ điều trị khi có gãy xương xảy ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các phác đồ NOF đều không đạt chi phí hiệu quả. Phác đồ SCORE -2.5, tầm soát một lần ở độ tuổi 55 đạt chi phí hiệu quả nhất với ICER = 3560 USD/QALY.

Theo nghiên cứu của Richy F cùng cộng sự khác trên đối tượng phụ nữ Bỉ ở giai đoạn mãn kinh từ 45 tuổi trở lên, OSIRIS có hiệu quả tốt nhất với chi phí là 74 euro (lý thuyết) và 85 euro (thực tế) cho mỗi trường hợp phát hiện, tiếp theo là ORAI (75 euro và 96 euro), OST (84 euro và 94 euro), SCORE (96 euro và 103 euro). Phân tích chi phí hiệu quả cho thấy các phác đồ tầm soát hàng loạt trên phụ nữ 50 tuổi và 65 tuổi bằng ORAI là tốt nhất với ICER = 68.2 euro/trường hợp, tiếp theo là OSIRIS và SCORE với ICER lần lượt là 73.2 euro/trường hợp và 213 euro/trường hợp.

Pritaporn K cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá chi phí hiệu quả của phác đồ tầm soát loãng xương bằng OST  DXA (tầm soát bằng OST, lựa chọn các đối tượng để tầm soát bằng DXA) kết hợp điều trị bằng thuốc trên đối tượng là phụ nữ Thái Lan ở giai đoạn sau mãn kinh từ 45 đến 80 tuổi, từ quan điểm xã hội. Theo kết quả nghiên cứu, chi phí hiệu quả của các phác đồ tầm soát loãng xương bằng OSTDXA kết hợp điều trị bằng Alendronate, Risedronate, Raloxifene, Calcitonin đường mũi so với không tầm soát thấp nhất là 351.459 balt/QALY ở độ tuổi 60 và cao nhất là 753.229 balt/QALY ở độ tuổi 45. OSTDXA là một lựa chọn tốt cho tầm soát phổ quát ở độ tuổi 45 – 55.

Bảng 13. Chi phí hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng xương bằng công cụ tiền tầm soát kết hợp điều trị bằng thuốc

Tầm soát loãng xương bằng công cụ tiền tầm soát kết hợp điều trị

Nghiên cứu Quốc gia ICER

Nayak S và cộng sự (2011) [32]

SCORE -2.5, tầm soát một lần (55 tuổi)/Không tầm soát, điều trị khi có gãy xương = 3560 USD/QALY. SCORE NOF/Không tầm soát, điều trị khi có gãy

xương  Không đạt chi phí hiệu quả

Richy F và cộng sự

(2004) [17] Bỉ

50 tuổi và 65 tuổi, so với không tầm soát

ORAI = 68.2 euro/trường hợp, OSIRIS = 73.2 euro/trường hợp, SCORE = 213 euro/trường hợp. Pritaporn K và cộng

sự

(2012)[29] Thái Lan

OST  DXA + Alendronate, Risedronate,

Raloxifene, Calcitonin đường mũi/Không tầm soát thấp nhất = 351.459 balt/QALY (60 tuổi) và cao nhất = 753.229 balt/QALY (45 tuổi).

SCORE -2.5: Tầm soát trước bằng SCORE, sau đó tầm soát bằng DXA nếu kết quả SCORE ≥ 7, điều trị bằng Bisphosphonate nếu T-score DXA ≤ -2.5

SCORE NOF : Tầm soát trước bằng SCORE, sau đó tầm soát bằng DXA nếu kết quả SCORE ≥ 7, điều trị bằng Bisphosphonate nếu T-score DXA ≤ -2 hoặc DXA T-score ≤ -1.5 với các yếu tố nguy cơ loãng xương truyền thống hay độ tuổi 80 trở lên

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống chi phí hiệu quả của các phác đồ tầm soát loãng xương ở phụ nữ trên 40 tuổi (Trang 57)