1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về tác dụng bất lợi trên thận của thuốc cổ truyền

94 325 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 707,73 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Với quan niệm thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên thường an toàn và dễ dung hòa nên việc sử dụng thuốc cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên phổ biến. Ở nước ta cũng như trên thế giới, tri thức sử dụng thuốc cổ truyền đã có từ rất lâu đời. Bên cạnh các tác dụng có lợi đã được biết, thuốc cổ truyền cũng gây ra nhiều tác dụng bất lợi đối với con người như gây rối loạn chức năng, độc tính trên gan, thận, tim và thần kinh… Hiện nay, việc nghiên cứu độc tính của thuốc cổ truyền ngày càng được các nhà khoa học quan tâm một cách sâu rộng. Trên thế giới đã có rất nhiều các báo cáo liên quan đến tác dụng bất lợi của thuốc cổ truyền đối với sức khỏe của con người, đặc biệt tác dụng có hại đối với thận. Với đặc điểm giải phẫu và chức năng sinh lý đặc biệt, thận trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi hóa chất nói chung và thuốc cổ truyền nói riêng. Ở Việt Nam hiện nay, các báo cáo, nghiên cứu về tác dụng có hại của thuốc cổ truyền còn rất ít, rời rạc. Các tư liệu hệ thống hóa về tác dụng có hại của thuốc cổ truyền đối với cơ thể và đặc biệt là đối với thận còn thiếu và hạn chế. Trước những vấn đề trên, chúng tôi thưc hiện đề tài: “Tổng quan tác dụng bất lợi trên thận của thuốc cổ truyền” nhằm:  Đưa ra cái nhìn tổng quan về tác dụng bất lợi của thuốc cổ truyền đối với thận.  Thu thập các thông tin về tác dụng bất lợi của thuốc cổ truyền đối với thận đồng thời hệ thống hóa tư liệu nhằm tra cứu thông tin một cách dễ dàng.

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VŨ THỊ THANH TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG BẤT LỢI TRÊN THẬN CỦA THUỐC CỔ TRUYỀN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI - 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VŨ THỊ THANH TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG BẤT LỢI TRÊN THẬN CỦA THUỐC CỔ TRUYỀN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: ThS. Chử Thị Thanh Huyền Nơi thực hiện: Bộ môn Dược học cổ truyền HÀ NỘI – 2013 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển và ThS. Chử Thị Thanh Huyền thầy và cô là hai người luôn tận tình hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Xin chân thành cám ơn các cán bộ viên chức trong thư viện cùng các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên trong Bộ môn Dược học cổ truyền đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.s. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, toàn thể thầy cô các bộ môn đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt năm năm học tập tại trường Đại học Dược Hà Nội. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn gia đình và bạn bè, những người đã luôn động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, tháng 5 năm 2013 Sinh viên Vũ Thị Thanh MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 2 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC CỔ TRUYỀN 2 1.1. Khái niệm về thuốc: 2 1.2. Tác dụng bất lợi của thuốc 2 1.2.1. Theo y đạihọc hiện 2 1.2.2. Theo y học cổ truyền 3 1.3. Thuốc cổ truyền 3 1.3.1. Định nghĩa 3 1.3.2. Nguồn gốc ra đời và sử dụng thuốc cổ truyền 4 1.3.3. Cơ sở lý luận 4 1.3.4. Các đặc trưng liên quan tác dụng của thuốc cổ truyền 4 1.3.5. Nội dung của phương thuốc cổ truyền 6 2. TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG BẤT LỢI CỦA THUỐC CỔ TRUYỀN 8 2.1. Tình hình sử dụng, nghiên cứu, báo cáo bất lợi và qui định liên quan tới cổ truyền 8 2.1.1. Tình hình sử dụng thuốc cổ truyền 8 2.1.2. Thông tin các nghiên cứu và báo cáo về bất lợi do thuốc cổ truyền 10 2.1.3. Các biện pháp và qui định trong việc phát triển và đảm bảo an toàn việc dùng thuốc cổ truyền 12 2.2. Tổng kết các nguyên nhân chủ yếu gây tác dụng bất lợi của thuốc cổ truyền 15 2.2.1. Nguyên nhân do đăc điểm thành phần, tính năng dược vật của thuốc cổ truyền 15 2.2.2. Do nhầm lẫn, và việc không đảm bảo chất lượng của thuốc cổ truyền . 16 2.2.3. Nguyên nhân do vấn đề bào chế, sử dụng và phối hợp thuốc không đúng 16 3. THẬN VÀ CƠ CHẾ BẤT LỢI CỦA THUỐC ĐỐI VỚI THẬN 18 3.1. Giải phẫu học 18 3.2. Chức năng 19 3.2.1. Thận tàng tinh 19 3.2.2. Thận chủ cốt, sinh tủy 19 3.2.3. Thận chủ thủy 20 3.2.4. Thận chủ nạp khí 20 3.2.5. Thận chủ mệnh môn 20 3.3. Cơ chế gây bất lợi của thuốc đối với thận 22 3.3.1. Các nguyên nhân gây bất lợi trên thận 22 3.3.2. Một số cơ chế phổ biến gây bất lợi trên thận do thuốc. 23 3.4. Các triệu chứng bệnh thận 26 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN BẤT LỢI TRÊN THẬN 29 DO THUỐC CỔ TRUYỀN 29 1. BẤT LỢI TRÊN THẬN CỦA THÀNH PHẦN DƯỢC LIỆU TRONG THUỐC CỔ TRUYỀN 29 I. DƯỢC LIỆU CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT 32 II. DƯỢC LIỆU CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT 50 III. DƯỢC LIỆU CÓ NGUỒN GỐC KHOÁNG VẬT 52 2. BẤT LỢI TRÊN THẬN LIÊN QUAN TỚI CHẤT LƯỢNG THUỐC CỔ TRUYỀN 61 BÀN LUẬN 64 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 66 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT A.AR: Acid Aristolochiic FDA: Food Drug Administration TCT: Thuốc cổ truyền TTTC: Tổn thương thận cấp TYHHĐ: Thuốc y học hiện đại WHO: World Health Organization DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Tóm tắt các đặc điểm khác nhau cơ bản giữa TCT và thuốc YHHĐ 7 Bảng 2: Cây thuốc thuộc DMTTY và thuốc y học cổ truyền sử dụng chủ yếu 13 Bảng 3: Danh mục vị thuốc đông y có độc tính 14 Bảng 4: Danh mục dược liệu có độc tính được sử dụng làm thuốc 14 Bảng 5: Danh mục các dược liệu gây bất lợi trên thận. 32 Bảng 6: Phân loại họ thực vật và nhóm hoạt chất gây bất lợi trên thận. 56 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Với quan niệm thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên thường an toàn và dễ dung hòa nên việc sử dụng thuốc cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên phổ biến. Ở nước ta cũng như trên thế giới, tri thức sử dụng thuốc cổ truyền đã có từ rất lâu đời. Bên cạnh các tác dụng có lợi đã được biết, thuốc cổ truyền cũng gây ra nhiều tác dụng bất lợi đối với con người như gây rối loạn chức năng, độc tính trên gan, thận, tim và thần kinh… Hiện nay, việc nghiên cứu độc tính của thuốc cổ truyền ngày càng được các nhà khoa học quan tâm một cách sâu rộng. Trên thế giới đã có rất nhiều các báo cáo liên quan đến tác dụng bất lợi của thuốc cổ truyền đối với sức khỏe của con người, đặc biệt tác dụng có hại đối với thận. Với đặc điểm giải phẫu và chức năng sinh lý đặc biệt, thận trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi hóa chất nói chung và thuốc cổ truyền nói riêng. Ở Việt Nam hiện nay, các báo cáo, nghiên cứu về tác dụng có hại của thuốc cổ truyền còn rất ít, rời rạc. Các tư liệu hệ thống hóa về tác dụng có hại của thuốc cổ truyền đối với cơ thể và đặc biệt là đối với thận còn thiếu và hạn chế. Trước những vấn đề trên, chúng tôi thưc hiện đề tài: “Tổng quan tác dụng bất lợi trên thận của thuốc cổ truyền” nhằm:  Đưa ra cái nhìn tổng quan về tác dụng bất lợi của thuốc cổ truyền đối với thận.  Thu thập các thông tin về tác dụng bất lợi của thuốc cổ truyền đối với thận đồng thời hệ thống hóa tư liệu nhằm tra cứu thông tin một cách dễ dàng. 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC CỔ TRUYỀN 1.1. Khái niệm về thuốc: Theo định nghĩa của WHO, thuốc là sản phẩm dược phẩm, được sử dụng trong hoặc trên cơ thể con người để phòng bệnh, chẩn đoán hay chữa bệnh, hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý. Khi vào cơ thể, một thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng nhưng chỉ có một vài tác dụng được dùng với mục đích điều trị và được gọi là tác dụng chính, tác dụng có lợi. Phần lớn các tác dụng khác được gọi là tác dụng không mong muốn, tác dụng phụ hoặc phản ứng bất lợi của thuốc [206]. 1.2. Tác dụng bất lợi của thuốc Thuốc được ví như “con dao hai lưỡi”, ngoài tác dụng có lợi, thuốc cũng gây ra các phản ứng có hại ở nhiều mức độ và có thể gây ra tử vong. 1.2.1. Theo y học hiện đại WHO (2002) đã đưa ra định nghĩa về phản ứng bất lợi của thuốc như sau: “Phản ứng bất lợi của thuốc là một phản ứng độc hại, không được định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hoặc chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý” [206]. Phản ứng bất lợi của thuốc được được chia ra làm 2 loại: - Phản ứng dạng A: + Liên quan tới các đặc tính dược lý của thuốc: là tác dụng dược lý quá mức hoặc là biểu hiện của tác dụng dược lý ở một vị trí khác. + Là các phản ứng có thể tiên lượng được và thường phụ thuộc liều dùng. - Phản ứng dạng B: + Không liên quan đến tác dụng dược lý đã biết của thuốc + Không phụ thuộc rõ ràng vào liều dùng + Không tiên lượng được + Thường có liên quan tới các yếu tố di truyền hoặc miễn dịch, dị ứng, u bướu, các yếu tố gây quái thai. 3 Biến cố bất lợi của thuốc (ADE) là khái niệm được sử dụng trong những trường hợp tai biến phát sinh trong quá trình điều trị mà nguyên nhân chưa được xác định. Nguyên nhân trong trường hợp này có thể không chỉ do thuốc gây ra mà có thể do các yếu tố khác như sự tiến triển nặng thêm của bệnh hoặc do một bệnh khác phát sinh. Bên cạnh các phản ứng bất lợi ADR của thuốc, biến cố bất lợi ADE của thuốc, các vần đề liên quan đến tính an toàn trong dùng thuốc còn bao gồm cả sự lạm dụng thuốc, sử dụng sai, quá liều, ngộ độc, thất bại điều trị và chất lượng thuốc trong cộng đồng [206]. 1.2.2. Theo y học cổ truyền Tác dụng không mong muốn của thuốc có thể xảy ra khi dùng các vị thuốc có tính độc như ô đầu, mã tiền đã được ghi trong y văn cổ, các vị thuốc có tính kích ứng như bán hạ, nam tinh, hoặc kết hợp các vị thuốc gây tăng độc tính với cơ thể [2]. 1.3. Thuốc cổ truyền 1.3.1. Định nghĩa [2] Thuốc cổ truyền là một vị thuốc sống hoặc chín hay một chế phẩm thuốc được phối ngũ lập phương và bào chế theo phương pháp của y học cổ truyền từ một hay nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật có tác dụng chữa bệnh hoặc có lợi cho sức khỏe của con người. Ngoài định nghĩa trên, một số khái niệm khác liên quan tới thuốc cổ truyền: + Cổ phương là phương thuốc được sử dụng đúng như y văn cổ, đã ghi về: số vị thuốc, lượng từng vị, cách chế, cách dùng và chỉ định của thuốc. + Cổ phương gia giảm là phương thuốc có sự gia giảm về số vị thuốc, lượng từng vị, đôi khi cả cách pha chế, cách dùng, liều dùng theo biện chứng của thầy thuốc trong đó cổ phương vẫn là cơ bản. [...]... không có hướng dẫn của cán bộ chuyên nghành cũng như có sự đề phòng cảnh giác, theo dõi các bất lợi có thể xảy ra [35] Việc này đã làm tăng nguy cơ bất lợi của thuốc cổ truyền do sai sót trong việc sử dụng, gia tăng các tương tác bất lợi 2.2 Tổng kết các nguyên nhân chủ yếu gây tác dụng bất lợi của thuốc cổ truyền 2.2.1 Nguyên nhân do đăc điểm thành phần, tính năng dược vật của thuốc cổ truyền  Đặc điểm... hưởng quốc tế của thuốc cổ truyền Trung Quốc – nơi được coi là cái nôi của nền y học cổ truyền 2.1.2 Thông tin các nghiên cứu và báo cáo về bất lợi do thuốc cổ truyền Cùng với mức tiêu thụ cao và thị trường rộng lớn đang không ngừng mở rộng của thuốc cổ truyền như hiện nay thì vấn đề về tính an toàn cũng như đảm bảo chất lượng ngày một cấp thiết khi các báo cáo về bất lợi của thuốc cổ truyền đang gia... bất lợi khi sử dụng thuốc cổ truyền Các nguyên nhân gây bất lợi đó không chỉ do thành phần hoạt chất trong thuốc hay do việc sử dụng không đúng mà nổi bật hơn cả đó là bất lợi liên quan tới chất lượng thuốc cổ truyền Thuốc cổ truyền không đảm bảo về chất lượng do nguyên nhân ô nhiễm, giả mạo, nhầm lẫn thậm chí trộn cả thuốc tân dược theo mục đích của nhà sản xuất…Các báo cáo hay nghiên cứu về bất lợi. .. có - Được kiểm định chất lượng trước kiểm soát nhiều bất cập khiến chất lượng khi lưu hành và sử dụng an toàn thuốc thường khó đảm bảo độ an dụng chất lượng toàn theo qui định 8 2 TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG BẤT LỢI CỦA THUỐC CỔ TRUYỀN 2.1 Tình hình sử dụng, nghiên cứu, báo cáo bất lợi và qui định liên quan tới cổ truyền 2.1.1 Tình hình sử dụng thuốc cổ truyền Ngày nay, thế giới đang bước vào thời đại khoa... kinh của vị thuốc Tứ khí và ngũ vị có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau thành tính năng của thuốc Và cùng với ngũ tạng và ngũ sắc dựa trên học thuyết âm dương, ngũ hành theo qui tắc trị bệnh của y học cổ truyền để định tác dụng của thuốc và bào chế thuốc [2] 1.3.4.2 Sự quy kinh của thuốc cổ truyền [2] Quy kinh là tác dụng đặc biệt của các vị thuốc đối với các bộ phận khác nhau của cơ thể, tuy về. .. báo về bất lợi có thể xảy ra của thuốc cổ truyền mà còn là cơ sở cho cán bộ y tế cũng như người dân sẽ cẩn thận, 16 cân nhắc và theo dõi khi sử dụng các vị thuốc trong danh mục để đem lại an toàn cao nhất khi sử dụng thuốc cổ truyền  Tính năng của thuốc cổ truyền [2] Cơ sở dùng thuốc và điều trị của TCT dựa trên thuyết ngũ hành, âm dương theo các đặc trưng về tính, vị và sự qui kinh của mỗi vị thuốc. .. khi sử dụng Tuy nhiên, hiện nay đa phần còn thiếu các qui định về đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc cổ truyền, việc sử dụng thuốc thiếu quản lý cũng góp phần tăng nguy cơ bất lợi do thuốc cổ truyền 3 THẬN VÀ CƠ CHẾ BẤT LỢI CỦA THUỐC ĐỐI VỚI THẬN Đông y và tây y đều đánh giá thận là một trong những cơ quan có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, thận ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và liên quan tới... đảm bảo an toàn việc dùng thuốc cổ truyền Với sự gia tăng các báo cáo nghiên cứu về tác dụng bất lơi của thuốc cổ truyền WHO cùng nhiều nước đã đưa ra các cính sách, qui định liên quan tới thuốc cổ truyền nhằm hạn chế bất lợi do thuốc cổ truyền gây ra - Năm 1998, viện Y tế Quốc Gia (NIH) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra biện pháp hỗ trợ hoặc hỗ trợ nghiên cứu thuốc cổ truyền đặc biệt là thảo... tổn thương thận với hơn 2/3 trong số đó bị suy thận phải lọc máu, ghép thận và gần 1/3 được chẩn đoán bị ung thư biểu mô thận tiếp sau đó hơn 100 trường hợp được ghi nhận là gặp bất lợi trên thận do cùng một nguyên nhân liên quan thành phần trên [187] Những con số và dữ liệu đưa ra về bất lợi do thuốc cổ truyền trên mặc dù không đầy đủ tất cả các trường hợp liên quan tới việc dùng thuốc cổ truyền nhưng... năng thận tùy thuộc mức độ mà có thể gây ra các tình trạng bệnh cấp, bán cấp hay mãn tính khác nhau - Gây rối loạn chức năng thận làm bất thường chức năng của thận như ảnh hưởng tới khả năng lọc của thận trong hội chứng thận hư… 3.3 Cơ chế gây bất lợi của thuốc đối với thận 3.3.1 Các nguyên nhân gây bất lợi trên thận  Nguyên nhân trước thận - Giảm hay mất lưu lượng tuần hoàn phổ biến bởi bất lợi trên . truyền nhằm:  Đưa ra cái nhìn tổng quan về tác dụng bất lợi của thuốc cổ truyền đối với thận.  Thu thập các thông tin về tác dụng bất lợi của thuốc cổ truyền đối với thận đồng thời hệ thống hóa. 1.3.5. Nội dung của phương thuốc cổ truyền 6 2. TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG BẤT LỢI CỦA THUỐC CỔ TRUYỀN 8 2.1. Tình hình sử dụng, nghiên cứu, báo cáo bất lợi và qui định liên quan tới cổ truyền 8 2.1.1 nhân gây bất lợi trên thận 22 3.3.2. Một số cơ chế phổ biến gây bất lợi trên thận do thuốc. 23 3.4. Các triệu chứng bệnh thận 26 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN BẤT LỢI TRÊN THẬN 29 DO THUỐC CỔ TRUYỀN

Ngày đăng: 28/07/2015, 17:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w