Theo thống kê hàng năm có khoảng 830.000 ca tử vong do thận và 18.467.000 người mắc bệnh thận, tử vong do thận đứng thứ 12 trong số các nguyên nhân gây tử vong trên thế giới [96]. Tình trạng tổn thương thận cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do nhiều nguyên nhân, ước tính có khoảng 26% là do thuốc trong đó thì nguyên nhân do thuốc cổ truyền khoảng 35% [124] và con số này đang có xu hướng tăng trên toàn thế giới đặc biệt trên các nước đang phát triển [88], [90], [94]...Các bất lợi trên thận do thuốc cổ truyền rất đa dạng có thể rối loạn chức năng thận, sỏi thận gây tình trạng bệnh mãn tính hoặc có thể tổn thương hoại tử ống thận gây tình trạng tổn thương cấp [57] và gây ra nhiều hậu quả nặng nề và có thể gây tử vong [115], [191]... Tuy nhiên tri thức về TCT là vô hạn, việc sử dụng thuốc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, còn quá ít nghiên cứu về tính an toàn cũng như cơ chế các bất lợi do thuốc cổ truyền gây ra nên chưa có một phương pháp hay chỉ dẫn an toàn thống nhất cụ thể. Do đó, việc nắm rõ danh sách các vị thuốc, hoạt chất đã và có tiềm năng gây bất lợi là rất quan trọng trong vệc phòng tránh cũng như đưa ra biện pháp dùng thuốc an toàn là rất quan trọng.
Vì vậy phần tổng quan tác dụng bất lợi trên thận do thuốc cổ truyền này chúng tôi xin được thu thập và hệ thống hóa các thông tin liên quan tới các bất lợi của thuốc cổ truyền đã được nghiên cứu, báo cáo thực tế hay ghi nhận dựa trên các báo cáo, bài báo hay tạp chí, tài liệu chuyên nghành.
1. BẤT LỢI TRÊN THẬN CỦA THÀNH PHẦN DƯỢC LIỆU TRONG THUỐC CỔ TRUYỀN THUỐC CỔ TRUYỀN
Các vị dược liệu trong thuốc cổ truyền có nguồn gốc từ thực vật, động vật hay khoáng vật đều là những thành phần từ tự nhiên song chúng không an toàn và vô hại như mọi người thường nghĩ. Độc tố trong các vị dược liệu hay do việc sử dụng, phối hợp thuốc không hợp lý là những nguyên nhân chủ yếu thường gây bất lợi cho người sử dụng đặc biệt là bất lợi trên thận. Đã có rất nhiều các báo cáo về
bất lợi trên thận của các vị dược liệu trong thành phần thuốc cổ truyền với đa dạng về nguyên nhân cũng như mức độ nguy hiểm.
+ Một báo cáo về tình trạng tổn thương thận cấp gây suy thận ở 2 bệnh nhân nam cao tuổi do dùng chiết xuất của dược liệu từ thực vật Dioscorea Quinqueloba suốt 1 tuần để trị bệnh tiểu đường và coi như thuốc bổ. Nguyên nhân gây bất lợi trong báo cáo này được cho là do sai sót trong bào chế, sử dụng [135]. Một số vị duợc liệu từ động vật thuờng chứa các độc tố trong thành phần nên việc bào chế cần hết sức thận trọng để tránh bất lợi có thể xảy ra. Các độc tố động vật này thường là hỗn hợp phức tạp của các protein, peptide, men và hóa chất... Chúng phát huy tác dụng thông qua điều chế của các kênh ion và các thụ thể hay qua tác động tới các enzyme. Ví dụ: Sự khử cực hay siêu phân cực của các kênh ion - gây ra bởi hầu hết các độc tố biển và một số con rắn và côn trùng có nọc độc. Kết quả của quá trình này tác động tới hệ thần kinh gây ra các triệu chứng thần kinh hay những thay đổi về huyết động học. Các độc tố là enzyme đặc biệt là protease và phospholipase A2 khởi động quá trình viêm có liên quan đến việc tạo ra các cytokine tiền viêm và trung gian vận mạch, dẫn đến thay đổi hệ thống huyết động học tới thận làm tổn thương thận. Enzyme độc tố cũng có tác dụng trực tiếp trên hồng cầu, tế bào cơ, các yếu tố đông máu, tế bào nội mô mạch máu và tế bào biểu mô. Kết quả gây đông máu nội mạch, chảy máu tạng, tán huyết mạch và tiêu cơ vân là phổ biến sau khi tiếp xúc với chất độc của động vật. Các biểu hiện trên thận do chất độc động vật, thường là cấp tính chủ yếu do hiệu ứng enzyme. Tất cả các cấu trúc thận có thể bị ảnh hưởng bởi chất độc động vật, và hoại tử ống thận là phổ biến. Tổn thương thận cấp tính là do giảm lưu lượng máu thận (kết hợp với tán huyết mạch hoặc tiêu cơ vân) là phổ biến, ngoài ra còn do đông máu nội mạch hoặc độc tính trực tiếp lên tế bào ống thận. Cơ chế miễn dịch cũng có vai trò thứ yếu trong sinh lý bệnh của bệnh thận gây ra bởi các độc tố động từ động vật [169].
+ Việc kéo dài thời gian sử dụng thuốc cổ truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây bất lợi trên thận đã được ghi nhận trong nhiều báo cáo. Một nghiên cứu trong 4 năm ở một bệnh viện đã xác định có 91 trường hợp suy thận cấp
do dùng quá kéo dài hay quá liều lô hội [76]. Các bất lợi trên thận do dùng thời gian kéo dài cũng xảy ra tương tự với các thảo dược như cam thảo [90], [134], mộc thông [23] và các thành phần anthranoid trong dược liệu [130], [185]…
+ Một số vị thuốc cổ truyền có độc tính mạnh thường được bôi, xoa bên ngoài và liều lượng tính toán cẩn thận khi uống nhưng do việc thiếu hiểu biết dẫn tới lạm dụng thuốc, dùng thuốc kéo dài hay với liều lượng lớn đã gây ra các bất lợi trầm trọng trên thận như: trường hợp tổn thương thận tập thể ở 30 người đàn ông do uống mật cừu để điều trị bệnh tiểu đường trong đó có 14 bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo [49]. Còn rất nhiều báo cáo về tình trạng tổn thương thận thậm chí tử vong do đường dùng sai các vị thuốc cổ truyền như: mật cá trắm [115], mật gấu [10], hạt cam thảo dây [62]…
+ Một số dược liệu có nguồn gốc khoáng vật đặc biệt là chứa các thành phần kim loại nặng được biết có độc tính mạnh đặc biệt với thận, tuy nhiên vẫn được sử dụng trong các phương thuốc cổ truyền như: chu sa, thần sa, hàn the… [10], [33], [91], [220]... Do vậy, khi sử dụng các vị dược liệu này cần thận trọng về thời gian cũng như liều lượng để tránh các bất lợi có thể xảy ra.
Qua tìm kiếm thông tin về các báo cáo, nghiên cứu hay và tài liệu y văn cổ đã có ít nhất 69 vị dược liệu đuợc báo cáo gây ra các bất lợi trên thận:
49 vị dược liệu có nguồn gốc thực vật và một số vị dược liệu thuộc 2 chi aristolochia và asarum (29 họ thực vật)
08 vị có nguồn gốc động vật
09 vị có nguồn gốc khoáng vật.
Thông tin các vị dược liệu này được liệt kê trong danh mục các vị dược liệu gây bất lợi trên thận dưới đây.
Bảng 5: Danh mục các dược liệu gây bất lợi trên thận STT Tên phổ biến (Tên khoa học) Họ thực vật Công dụng Thành phần gây bất lợi
Bất lợi báo cáo Nguyên nhân và lưu ý khi sử dụng
TLTK
I II III IV V VI VII VIII