0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

BẤT LỢI TRÊN THẬN LIÊN QUAN TỚI CHẤT LƯỢNG THUỐC CỔ

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG BẤT LỢI TRÊN THẬN CỦA THUỐC CỔ TRUYỀN (Trang 68 -68 )

III. DƯỢC LIỆU CÓ NGUỒN GỐC KHOÁNG VẬT

2. BẤT LỢI TRÊN THẬN LIÊN QUAN TỚI CHẤT LƯỢNG THUỐC CỔ

TRUYỀN

Với tình hình sử dụng cũng như các qui định về thuốc cổ truyền như hiện nay thì các báo cáo về bất lợi của thuốc cổ truyền trên thận không chỉ do nguyên nhân đặc tính nội tại thành phần dược liệu trong thuốc cổ truyền mà vấn đề liên quan tới chất lượng không đảm bảo của thuốc cổ truyền đã được ghi nhận trong nhiều báo cáo. Sự ô nhiễm, nhầm lẫn hay cố tình giả mạo, trộn các thành phần khác trong thuốc cổ truyền là những nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng tới chất lượng thuốc cổ truyền khiến thuốc cổ truyền chứa các thành phần độc trực tiếp hay gián tiếp lên thận [49].

 Trong quá trình nuôi trồng hay bào chế, sản xuất thuốc cổ truyền có thể bị ô nhiễm, lẫn tạp các thành phần độc hại dễ gây tổn thương thận như: các vi khuẩn, nấm mốc hay các thành phần kim loại nặng và hóa chất độc hại khác…đã có không ít các báo cáo về tổn thương thận do nguyên nhân này.

- Năm 2003 một bé gái đã được báo cáo là bị viêm thận kẽ do sử dụng thuốc cổ truyền có nguồn gốc thảo dược bị nhiễm cadimi [68].

- Một số báo cáo ghi nhận các trường hợp bị xơ hóa, viêm và suy thận khi dùng thuốc cổ truyền bị nhiễm độc tố nấm hay các thành phần độc trong quá trình bào chế, sản xuất hay bảo quản [192].

- Ngoài ra, còn rất nhiều báo cáo về bất lợi trên thận do chất lượng thuốc cổ truyền không đảm bảo đặc biệt các thuốc cổ truyền từ Trung Quốc, Ấn Độ đã được báo cáo trong nhiều tài liệu 15], [114], [137], [188].

 Thuốc cổ truyền có nguồn gốc từ thiên nhiên chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố nên các đặc điểm hình thái cũng như thành phần của cùng loại thuốc có thể có sự khác nhau giữa các khu vực, quốc gia. Ngoài ra, một số vị thuốc cổ truyền khác nhau lại rất giống nhau về các đặc điểm nhận diện nên gây việc xác định vị thuốc cổ truyền đôi khi gặp nhiều khó khăn. Do vậy, sự nhầm lẫn, xác đính sai các vị thuốc cổ truyền là thường xuyên xảy ra. Sự nhầm lẫn này có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bất lợi trên thận đã đuợc báo cáo.

- Hai phụ nữ đã bị suy thận sau khi uống viên nang giảm béo chứa stephania tetrandra nhưng đã bị nhầm lẫn với radix aristolchiae fangchi có chứa thành phần độc thận là acid aristolochiic. Sự nhầm lẫn này còn gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vào năm 1990-1992 khi hơn 100 người bị tổn thương thận do dùng phương thuốc giảm báo Trung Quốc, trong đó có 70 người phải ghép thận hay lọc màu và 30 người khác được chẩn đoán là ung thư biểu mô [183].

Hiện nay, đa phần nhiều quốc gia còn thiếu các tiêu chuẩn, qui định trong việc sản xuất, sử dụng hay kiểm soát chất lượng thuốc cổ truyền khiến tình trạng giả mạo, trộn các thành phần khác trong thuốc cổ truyền đặc biệt là các hoạt chất tân dược nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Các thành phần được cho thêm vào thuốc cổ truyền này là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng hay làm tổn thương thận đã được báo cáo trong nhiều trường hợp.

- Một số báo cáo ghi nhận các trường hợp bị tổn thương thận nặng gây suy thận do giả mạo hay trộn thêm các thành phần như: với dicromat, cadmium, và phenylbutazone trong thuốc cổ truyền [91].

- Viêm thân kẽ cấp tinh khi sử dụng thảo dược Trung Quốc trị viêm khớp, thoài hóa khớp có chứa hơn 10 hoạt chất tân dược đặc biệt là hoạt chất gây độc thận như: axit mefenemic và diazepam [117].

- Một phụ nữ bị suy thận do dùng thuốc thảo dược Trung Quốc, nguyên nhân xác định ở đây là do phenylbutazon - được trộn lẫn trong thành phần thuốc cổ truyền này [164].

- Hoại tử ống thận và tổn thương thận cấp trên một người đàn ông 24 tuổi sau 2 tuần tiêu thụ một loại thuốc cổ truyền có chứa chrom picolate [177].

- Việc giả mạo hay trộn lẫn các thành phần không được khai báo trong thuốc cổ truyền đặc biệt là các hoạt chất tân dược ngày càng gia tăng và là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bất lợi trên thận do thuốc cổ truyền. Một số hoạt chất tân dược được biết có khả năng gây độc thận như acetaminophen, ephedrine, indomethacin, hydrochlorothiazide, prednisone và phenylbutazone, aminopyrine, chlormezanone, chloroxazone, diazepam, diclofenac, ethoxybenzamide, ibuprofen,

ketoprofen, mefenamic acid, papaverine, phenylbutazone, piroxicam và salicylamide đã được báo cáo chứa trong nhiều loại thuốc cổ truyền đặc biệt các thuốc cổ truyền Trung Quốc [66]. Các nguyên nhân này đa phần do thiếu cơ chế quản lý cũng như qui định hợp lý liên quan tới thuốc cổ truyền, nó không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng thuốc mà còn cả vấn đề sử dụng thuốc không hợp lý. Vì vậy, sự quan tâm và điều chỉnh đúng mức của các cơ quan chức năng để đưa ra quy định đầy đủ để đảm bảo rằng thuốc cổ truyền cũng giống như thuốc tân dược được sản xuất ra với tiêu chuẩn cao nhất và hệ thống giám sát để đảm bảo an toàn nhất cho bệnh nhân khi dùng.

BÀN LUẬN

1. Các tiêu liên quan đến tác dụng bất lợi đối với thận của thuốc cổ truyền a. Các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Trong đó phù, bất

thuờng về số luợng, đặc điểm nuớc tiểu là những triệu chứng lâm sàng quan trọng thuờng thấy và kết quả xét nghiệm creatinin là một trong những tiêu chí chẩn đoán bệnh thận

b. Tiền sử dùng thuốc, thời gian và liều lượng sử dụng thuốc liên quan với thời gian phát bệnh. Một số truờng hợp có thể phát bệnh ngay sau khi dùng thuốc hoặc sau môt thời gian ngắn. Tuy nhiên nhiều thuốc phát bệnh hay có dấu hiệu bất thuờng trên thận sau khi dùng thuốc một thời gian dài từ vài tháng đến vài năm sau. Ngoài ra, đa phần thuốc cổ truyền còn chưa được nghiên cứu rõ ràng về thành phần, cơ chế cũng như tác dụng bất lợi. Những vấn đề này gây khó khăn trong việc xác định các nguyên nhân gây bất lợi của thuốc cổ truyền nói chung và đối với thận nói riêng.

c. Một số trường hợp triệu chứng bệnh thận xuất hiện sau tác dụng bất lợi trên các cơ quan, bệnh khác như: suy gan, rối loạn tiêu hóa, tim mạch...Vì vậy, trong các trường hợp này cần đánh giá và chú ý chẩn đoán sớm để đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

2. Các nguyên nhân gây bất lợi đối với thận của thuốc cổ truyền

a. Đặc tính nội tại của thành phần hoạt chất trong thuốc cổ truyền gây tổn thương thận qua cơ chế trực tiếp do độc tính trên thận hoặc gián tiếp thông qua các cơ chế như: hội chứng gan thận, tiêu cơ vân...

b. Do sai sót của người dùng: kéo dài thời gian dùng thuốc, quá liều, bào chế hay phối hợp thuốc sai...

c. Chất lượng không đảm bảo của thuốc cổ truyền do ô nhiễm, nhầm lẫn hay sự tình của nhà sản xuất

3. Tổn thương thận do thuốc cổ truyền rất đa dạng: tổn thương tế bào, cấu trúc thận gây suy thận cấp, ung thư thận, hoại tử ống thận hay các tình trạng viêm...hoặc có thể trưc tiếp gây rối loạn chức năng thận hay qua các cơ chế gây bệnh khác: tiêu cơ

vân, tổn thuơng gan cấp, bất lợi trên đuờng tiêu hóa gây giảm tuần hoàn…Đa phần các truờng hợp này nếu phát hiện sớm, ngưng sử dụng và có biện pháp can thiệp kịp thời có thể hồi phục lại chức năng thận

4. Một số vị dược liệu được dùng phổ biến ở Việt Nam gây tác dụng bất lợi đối với thận chủ yếu do sai đường dùng, quá liều, kéo dài thời gian sử dụng như: ma hoàng, phan tả diệp, cam thảo, mật cá trắm, mật gấu... Ngoài ra, tác dụng bất lợi đối với thận của thuốc cổ truyền Trung Quốc cũng được ghi nhận trong nhiều báo cáo. Do vậy khi sử dụng thuốc cổ truyền nói chung đặc biệt là các vị dược liệu này cần có sự hướng dẫn, giám sát và chỉ định của các nhân viên có chuyên môn để thuốc được dùng đúng bệnh, đúng liều lượng và thời gian.

5. Một số hoạt chất, nhóm hợp chất trong dược liệu được ghi nhận gây ra các tác dụng bất lợi trên thận. Do vậy, khi sử dụng thuốc cổ truyền có thành phần này cần thận trọng

a. Acid aristolochiic, các alkaloid đặc biệt là những dẫn xuất của atractylosid trong họ Cúc, một số chất dẫn chất flavonoid, các dẫn chất của anthranoid thường thấy trong nhóm thước nhuận tẩy, thành phần là các muối như: oxalat, salicylat.

b. Các thành phần từ động vật như: mật động vật, cantharidin, các độc tố trong động vật chữa bệnh...

c. Các vị dược liệu từ khoáng vật chứa các kim loại nặng.

7. Qua nghiên cứu cho thấy rằng thuốc cổ truyền đã gây ra nhiều tác dụng bất lợi cho người sử dụng thậm chí hậ để lại nhiều hậu quả nặng nề trong đó bất lợi trên thận một điển hình. Các bất lợi đối với thận của thuốc cổ truyền do nhiều nguyên nhân, cơ chế khác nhau  khi sử dụng thuốc cổ truyền cần thận trọng đặc biệt các bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý về thận và cần có sự tư vấn của các nhà có chuyên về thuốc cổ truyền

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. KẾT LUẬN

Từ kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu trên 228 tài liệu tham khảo trong đó có 85 tài liệu ghi nhận bất lợi trên thận do thành phần dược liệu và 22 tài liệu liên quan tới bất lợi trên thận do chất lượng thuốc cổ truyền, chúng tôi rút ra kết luận sau

a. Đặc điểm và tình hình sử dụng thuốc cổ truyền cũng như đặc điểm về giải phẫu, chức năng sinh lý của thận là những nguyên nhân gây ra tác dụng bất lợi của thuốc cổ truyền đối với thận.

b. Thu thập thông tin về tác dụng bất lợi đối với thận của thuốc cổ truyền:

 Có 67 vị dược liệu và một số vị dược liệu thuộc 2 chi aristolochia và Asarum. Trong đó có 40 vị dược liệu có ở Việt Nam thậm chí đã được sử dụng rất phổ biến, có 8 vị thuộc danh mục thuốc thiết yếu lần V và 12 vị thuộc danh mục thuốc y học cổ truyền sử dụng chủ yếu tại cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế.

 Sự nhầm lẫn, cố tình giả mạo, trộn lẫn các thành phần khác và thiếu tiêu chuẩn chất lượng trong bào chế, sản xuất là những nguyên gây bất lợi đối với thận của thuốc cổ truyền liên quan tới chất lượng. c. Hệ thống hóa và tóm lược một số thông tin về tác dụng bất lợi của thuốc cổ

2. ĐỀ XUẤT

Từ hai nguyên nhân chính gây bất lợi trên thận được báo cáo trên, để thuốc cổ truyền được được sử dụng một cách an toàn cũng như bảo vệ thận khỏi những bất lợi do thuốc cổ truyền và hạn chế tối đa các tổn thương trên thận do thuốc cổ truyền gây ra chúng tôi có một số đề xuất như sau:

 Cần tiếp tục nghiên cứu và thu thập các thông tin về các vị thuốc hay các thành phần và nguyên nhân gây bất lợi trên thận của thuốc cổ truyền đặc biệt là các vị thuốc được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Phân loại các vị thuốc đã và có nguy cơ gây bất lợi trên thận dựa vào các nhóm hoạt chất đuợc biết là có thể gây tổn thương hay gây rối loạn chức năng thận để đưa ra cảnh báo khi sử dụng cho cán bộ y tế cũng như bệnh nhân.

 Cần có những qui định, pháp chế chặt chẽ trong việc sản xuất, kiểm soát và tiêu thụ để đảm bảo chất lượng, độ an toàn cao nhất có thể của thuốc cổ truyền trước khi được sử dụng cũng như đưa ra thị trường.

 Những bệnh nhân sử dụng các vị thuốc cổ truyền như bảng trên hay sử dụng thuốc cổ truyền trong thời gian dài cần được theo dõi chức năng thận thường xuyên để sớm nhận biết các tổn thương thận có thể xảy ra và có biện pháp can thiệp kịp thời. Đặc biệt là các đối tượng nhạy cảm dễ bị tổn thương thận như: người cao tuổi, người mắc bệnh thận hay các bệnh mắc kèm như: bệnh tim, tiểu đường, tăng huyết áp… cần đuợc thận trọng cân nhắc khi sử dụng và theo dõi, chăm sóc hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bệnh viện Bạch Mai, (2011), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nxb Y Học, Hà Nội.

2. Bộ môn Dược học cổ truyền Trường Đại học Dược Hà Nội (2002), Dược học cổ truyền, NXB Y học, Hà Nội.

3. Bộ môn Dược liệu Trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Bài giảng dược

liệu tập I, Trường Đại học Dược Hà Nội, NXB Y học, Hà Nội.

4. Bộ môn Dược liệu Trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Bài giảng dược

liệu tập II, Trường Đại học Dược Hà Nội, NXB Y học, Hà Nội.

5. Bộ môn Hóa Sinh Trường Đại học Dược Hà Nội (2005), Hóasinh hoc, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2005), Danh mục thuốc TTY lần thứ V theo quyết định của Bộ Y tế số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01 tháng 7 năm 2005.

7. Bộ Y tế (2010), Danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh Số: 12/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 4 năm 2010.

8. Bộ Y tế (2011), Danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc phạm vi được phân công quản lý của Bộ Y tế số 44/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 12 năm 2011.

9. Bộ Y tế(2012), Danh mục dược liệu có độc tính sử dụng làm thuốc ở Việt Nam số: 33/2012/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2012.

10. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

11. Hà Hoàng Kiệm. (2010), Thận học lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội

12. Nguyễn Hoài Nam. (2012), Tổng quan về Hội chứng gan thận, khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

13. Viện Dược liệu, (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I, Nxb KHKT.

TIẾNG ANH

14. A. Bernard. (2008), “Cadmium & its adverse effects on human health”,

Indian J Med Res, 128, pp. 557-564.

15. Abt AB, Oh JY, Huntington RA, Burkhart KK. (1995), “Chinese herbal medicine induced acute renal failure. Arch” Intern Med, 155, pp. 211–12. 16. Abuelo JG. (1990), (1990), “Renal failure caused by chemicals, foods,

plants, animal venoms, and misuse of drugs”, Arch Intern Med, 150, pp. 505–510.

17. Adesunloye BA. (2003), “Acute renal failure due to the herbal remedy CKLS”, Am J Med, 115, pp.506-7.

18. Agbaje EO, Adekoya ME. (2012), “Toxicological Profile of Aqueous Root Extract of Securidaca. Longepeduculata Fresen (Polygalaceae) After 90-day Treatment in Rats”, International Journal of Toxicological and

Pharmacological Research, 4(1), pp.5-11.

19. Al-Habori M. (2005), “The potential adverse effects of habitual use of Catha edulis (khat)”, Expert Opin Drug Saf, 4, pp. 1145–1154.

20. Al-Khafaji M. (2000), “Monitoring of liver enzymes in patients on Chinese medicine”, J Chin Med, 62, pp. 6–10.

21. Alpa Popat, Neil H. Shear, Izabella Malkiewicza, et al. (2001), “The toxicity of Callilepis laureola, a South African traditional herbal medicine”, Clin Biochem, 34, pp. 229–236.

22. Alwin HL Loh and Arthur H Cohen. (2009), “Drug-induced Kidney Diseas”, Ann Acad Med Singapore, 38, pp. 240-50.

23. Amy Christine Brown. (2002), Potentially life-threatening herbs: Reported cases in MEDLINE of liver toxicity, renal toxicity, cardiotoxicity, cancer, and death, University of Hawaii at Manoa, Honolulu, Hawaii.

24. Anderson IB, MullenWH, Meeker JE, Khojasteh-Bakht SC, Oishi S, Nelson SD, Blanc PD. (1996), “Pennyroyal toxicity: measure-ment of toxic

metabolite levels in two cases and review of the literature”, Ann Intern Med, 124(8), pp. 726–34.

25. Andrew P, Winterstein and Cordial M. Storrs. (2001), “Herbal Supplements: Considerations for the Athletic Traine”, J Athl Train, 36 (4), 425–432.

26. Anholder R, Cornelis R, Dhondt A, Lameire N. (2002), “The role of trace elements in uraemic toxicity”, Nephrol Dial Transplant, 17(2), pp.2 – 8. 27. Anjoo Kamboj, Ajay Kumar Saluja. (2010), Phytopharmacological review

of Xanthium strumarium L, 3(4), AR College of Pharmacy, India.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG BẤT LỢI TRÊN THẬN CỦA THUỐC CỔ TRUYỀN (Trang 68 -68 )

×