3. THẬN VÀ CƠ CHẾ BẤT LỢI CỦA THUỐC ĐỐI VỚI THẬN
3.3.1. Các nguyên nhân gây bất lợi trên thận
Nguyên nhân trước thận
- Giảm hay mất lưu lượng tuần hoàn phổ biến bởi bất lợi trên đường tiêu hóa gây nôn, tiêu chảy [1]. Cơ chế này có thể được giải thích theo quan niệm y học cổ truyền dựa trên mối liên quan giữa tạng tỳ - thận [2].
- Giảm lưu lượng máu tới thận do co mạch thận, hội chứng gan thận hay do tạo huyết khối, tan huyết hay tắc mạch máu tới thận [1].
Như vậy chúng ta thấy rằng theo y học hiện đại, cơ chế gây tổn thương thận với nguyên nhân trước thận của thuốc có sự tương đồng với cơ chế gây bất lợi trên các tạng: can, tâm, tỳ mà gián tiếp làm ảnh hưởng tới thận. Cơ chế này cũng đã phần nào giải thích được mối quan hệ giữa tạng thận với tang tỳ hay tạng can, tâm theo y học cổ truyền [2].
Tại thận
Độc tố tác động trực tiếp lên tế bào thận do các nguyên nhân từ chính hoạt chất có tác dụng điều trị hay có thể do nhầm lẫn, tạp trong thuốc (đặc biệt là thuốc cổ truyền) [22], [59].
- Tiêu cơ vân do thuốc gây ly giải các chất độc hại ảnh hưởng tới thận. - Gây lắng đọng tinh thể tạo sỏi hay thúc đẩy quá trình tạo sỏi ở thận [1]. - Rối loạn nước, điện giải như hạ kali máu kéo dài…có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng ống thận [105], [118], [126].
Sau thận
Thẩm thấu ngược do sỏi hay tắc niệu quản khiến nước tiểu có thể trào ngược lên thận gây tình trạng nhiễm khuẩn, viêm hay phá hủy tế bào do tăng áp lực thận [1]. Cơ chế này cũng đã nói lên mối liên quan giữa tạng thận và phủ bang quang về chức năng thanh lọc, thủy dịch theo y học cổ truyền [2].