Thận tàng tinh

Một phần của tài liệu Tổng quan về tác dụng bất lợi trên thận của thuốc cổ truyền (Trang 26)

3. THẬN VÀ CƠ CHẾ BẤT LỢI CỦA THUỐC ĐỐI VỚI THẬN

3.2.1.Thận tàng tinh

Tinh ở đây được hiểu theo nghĩa là vật chất cơ bản của hoạt động sống, bao gồm hai loại: tinh sinh dục để duy trì nòi giống và tinh được tạo nên từ đồ ăn thức uống hay còn gọi là tinh hậu thiên. Tác dụng của thận tinh được gọi là thận khí. Y học cổ truyền đánh giá rất cao vai trò của thận khí, coi đây là nhân tố quyết định sự

sinh trưởng phát dục cho đến sự sinh sản của con người. Thận khí thịnh đầy đủ thì răng bền, tóc tốt, gân xương cứng vững chắc, kinh nguyệt đầy đủ, tinh khí dồi dào.Thận khí suy kiệt thì răng rụng, tóc khô, thân thể hao mòn, kinh nguyệt không còn, tinh khí cạn kiệt [2].

Theo y học hiện đại: tuyến thương thận trên tiết hormon điều hòa sinh dục nam trong đó chủ yếu là androgen, ngoài ra còn có một lượng không đáng kể estrogen - hormon sinh dục nữ quan trọng. Androgen có tác dụng lên sự phát triển các đặc tính nam. Trong quá trình phát triển phôi, sự phân hóa giới tính nam chủ yếu là do tác dụng của androgen. Khi tuổi dậy thì thì androgen cùng testosterone kết hợp để phát triển, hoàn thiện cơ quan sinh dục nam [5], [11].

Như vậy có thể nói chức năng tàng tinh của thận cũng tương tự như chức năng nội tiết của tuyến thượng thận trên theo y học hiện đại cùng tham gia phát triển hoàn thiện cơ thể đặc biệt là cơ quan sinh sản.

3.2.2. Thận chủ cốt, sinh tủy

Thận chủ về xương cốt, liên quan tới sự mạnh khỏe hay bệnh tật của xương cốt. Thận sinh tủy, tủy tạo huyết, tủy dưỡng cốt. Do vậy, thận liên quan tới các bệnh về tủy về huyết. Ngoài ra thận còn liên quan tới các bệnh về não do mối liên quan giữa não và tủy [2].

Y học hiện đại cũng cho rằng thận bài tiết erythropoietin - yếu tố kích thích tạo hồng cầu máu là một trong ba tành phần quan trọng của máu. Ngoài ra thận còn có một số chức năng [5], [11].

+ Tham gia tạo dạng hoạt tính của vitamin D – chất có tác dụng tăng cường hấp thu calci, phospho và kích thích tế bào tạo xương, tăng nhập huy động calci và phospho ở xương. Calci và phosphor là những thành phần quan trọng cấu tạo và bảo vệ xương.

Như vậy chức năng chủ cốt, sinh tủy và tạo huyết của thận theo quan điểm y học cổ truyền có phần tương đồng và được giải thích qua chức năng của thận đó là sản xuất yếu tố tạo máu – erythropoietin và tạo dạng hoạt tính của vitamin D theo y học hiện đại.

3.2.3. Thận chủ thủy

Thận chủ về điều tiết thanh lọc phần nước trong cơ thể. Tức là phụ trách về việc điều hòa duy trì sự thay đổi mới của phần nước của con người. Thứ dịch nào tốt, cần thiết với cơ thể thì giữ lại, thức dịch nào không tốt và dư thừa thì thải ra. Nếu thận hư thì chức năng này bị rối loạn, thủy dịch ứ lại mà phát sinh bệnh thủy thũng.

Do đó, nếu đối chiếu chức năng chủ thủy của thận theo y học cổ truyền với vai trò lọc và bài tiết nước tiểu của thận theo y học hiện đại thì ở đây ta có thể thấy sự giống nhau cơ bản đó là đều nói về vai trò lọc lấy các chất cần thiết và đào thải các yếu tố có hại, không cần thiết của thận [5].

3.2.4. Thận chủ nạp khí

Y học cổ truyền nhận định thận đóng vai trò hô hấp ở giai đoạn đưa không khí vào (nạp khí). Thận chủ nạp khí kém gây khó thở, đoản hơi, suyễn tức. Như vây chức năng nạp khí của thận có liên quan tới chức năng chủ khí của phế.

Theo y học hiện đại, tuyến thượng thận tiết hormone adrenalin và noradrenalin – có tác dụng làm giãn cơ trơn của khí phế quản. Ở nồng độ phù hợp nó giúp cơ trơn hoạt động thư giãn, để không khí vào phế dễ dàng (nên được coi là thận chủ nạp khí).

Vậy, thông qua y học hiện đại đã giải thích chi tiết được mối liên quan giữa tạng thận và tạng phế cũng như vai trò chủ nạp khí của thận trong y học cổ truyền.

Một phần của tài liệu Tổng quan về tác dụng bất lợi trên thận của thuốc cổ truyền (Trang 26)