1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về vai trò vị trí và tác dụng của dược liệu trong điều trị hen phế quản

87 429 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 22,99 MB

Nội dung

| Một số dược liệu điều trị hen ở nước ta 17 3.3 | Tom tat ket qua thu duge tir viée danh gid tac dung cla duge | 22 liệu trên các mô hình nghiên cứu dược lý thực nghiệm theo hướng điề

Trang 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐOÀN THU HÀ

TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ, VỊ TRÍ

VÀ TÁC DỤNG CỦA DƯỢC LIỆU

TRONG ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Đề hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các thầy cô và các bạn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xỉn

chân thành cảm ơn 7S Nguyễn Quỳnh Chỉ, người thầy đã hết lòng chỉ bảo,

giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện đề tài

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Hoàng Anh (bộ môn Dược lực), thầy đã quan tâm, giúp đỡ và cho tôi lời khuyên bổ ích để

hoàn thành tốt khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Dược liệu đã

luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi đề tôi hoàn thành khóa luận

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thé thay cô giáo cùng cán bộ

trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình dạy bảo, giúp đỡ và mang lại cho

tôi những kiến thức cùng kinh nghiệm quý báu trong suốt năm năm học vừa qua

Tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu, phòng Đào tạo và các phòng

ban khác trong trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi dé

tôi hoàn thành tốt chương trình đảo tạo tại trường

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự yêu thương và biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè, những người luôn ở bên, cô vũ động viên và là chỗ dựa tỉnh thần cho tôi trong những lúc gặp khó khăn trong học tập cũng như trong

cuộc sông

Hà Nội, ngày 8 thang 5 nam 2010

Sinh viên

Đoàn Thu Hà

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TÁT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

ĐT VN cha not ng nensanniioezlsseoassoae CHUONG 1 BENH HEN THEO QUAN DIEM CUA Y HOC

HIEN DAI VA Y HOC CO TRUYEN

1.1 Bệnh hen theo quan điểm của y học hiện đại

144.1, Kiái niệm về heú phẾdUÊH susieeiiiaỷ-aaiaiaaaaa aao LLB, Cơ chế bệnhainh sec sesesssiesidEidbeodloie0M6884e 1.1.3 Các thuốc có nguồn gốc hóa dược được sử dụng trong điều trị hen phế quản . . ¿s2 2©5+25+22+2sczszssxssez 1.2 Bệnh hen theo quan điểm của y học cô truyền

1.3 Độ lưu hành bệnh hen trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1 Độ lưu hành bệnh hen trên thế giới . 5+:

1.3.2 Độ lưu hành bệnh hen ở Việt Nam .

CHƯƠNG 2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA DƯỢC LIỆU TRONG DIEU TRI HEN PHE QUAN

2.1 Vị trí của được liệu trong điều trị hen phế quản

2.2 Vai trò của được liệu trong điều trị hen phế quản

2.2.1 Các dược liệu được sử dụng trong điều trị hen tại các nên y học cô truyền khác nhau - ¿- -5-55c<5¿

§3 1,1, 'Tftữ HE DHIẾE qoacsnsiedoGuoiobikdGoi606.g8Ax08đ

BD: NH KHẨN duaeieaiiadedoaoocoababieosoiaosaksaiusdEs

Trang

Trang 4

D214 CBC DUG PUTS TED sissviiiisiisie siessssanssasssssieveiicasssnieds

2.2.1.5 Viet NAM , cccccccsecscseesrsseeessececcersecsereseeecseeeeeeenneeeens

2.2.2 Một số bài thuốc y học cô truyền điêu trị hen

CHUONG 3 HIỆU QUA VA ĐỘ AN TOÀN CỦA MỘT SÓ DUQC LIEU TRONG DIEU TRI HEN

3.1 Thir nghiém in vivo, in vitro va cac hoat chat có tác

dụng trong điều trị hen

3.1.1 Đánh giá tác dụng của dược liệu trên các mô hình ¡n vivo va in vitro theo hướng điều trị hen .

3.1.2 Một số nhóm chất được phân lập từ dược liệu có tác

dụng điều trị hern c6 52 S5 3E xxx cvccez

đi c GHĐNUN sooaemesdaadboesrnneodstopiresnseassniitintiessese

3:11, FEUNNAHGHỒI se scaaneniodoaiobuadiaaaoorariovodngasan 3.1.2.3 Alcaloid eseireirrrrrrrrrrrrree

SVLFA, THƯN HỆ: seagganghgghanhanggngghàhbunnletitoukauddiorioiae

3.1.2.5 Các nhóm chất khác -

3.2 Thử nghiệm lâm sàng các được liệu và bài thuốc trong

3.2.1 Đánh giá tác dụng điều trị hen của được liệu thông qua một số thử nghiệm lâm sàng .- -

3.2.2 Đánh giá tác dụng điều trị hen của các bài thuốc thông

qua một số thử nghiệm lâm sàng . -

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

KẾT LUẬN VÀ ĐÈ XUÁT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Adreno cortico tropin hormone

Bénh nhan

Eosinophil cationic protein

Eosinophil major basic protein

Forced expiratory flow

Forced expiratory volume

Forced vital capacity

Global Initiative for Asthma

Maximum breath capacity

Maximal expiratory flow rate

Platelet activating factor

Peak expiratory flow

Peak expiratory flow rate

Prostaglandin D;

Quasi Experimental Design

Randomized Clinical Trial

Vital capacity

World Health Organization

Y học cổ truyền

Y học hiện đại

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

2.2 | Một số dược liệu điều trị hen ở nước ta 17

3.3 | Tom tat ket qua thu duge tir viée danh gid tac dung cla duge | 22 liệu trên các mô hình nghiên cứu dược lý thực nghiệm theo

hướng điều trị HPQ

3.4 | Tóm tắt kết quả thu được từ các thử nghiệm lâm sàng đánh | 40

giá hiệu quả và độ an toàn của được liệu trong điều trị hen

3.5 | Tom tat kết quả thu được từ các thử nghiệm lâm sàng đánh | 50

giá hiệu quả và độ an toàn của các bài thuốc trong điều trị

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang 8

ĐẶT VAN DE

Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2004, trên thé giới

có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen [97] Dự đoán đến năm 2025, con số này sẽ tăng lên 400 triệu người Tỷ lệ tử vong do hen có xu thế tăng rõ rệt với khoảng 200.000 trường hợp mỗi năm, trong đó 85% có thê phòng tránh được

thông qua chân đoán sớm, điều trị kịp thời, tiên lượng đúng diễn biến của

bệnh Thêm vào đó phí tổn do hen, bao gồm chỉ phí trực tiếp (tiền thuốc, xét

nghiệm, viện phí) và chi phí gián tiếp (ngày nghỉ việc, nghỉ học, giảm năng

suất lao động, tàn phế, tử vong sớm) có xu hướng ngày càng tăng [2]

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, bên cạnh các thuốc hóa dược điều trị hen, ngày càng có nhiều bệnh nhân hen sử dụng các liệu pháp bô trợ và thay thế Các liệu pháp này bao gồm: châm cứu, hương trị liệu, phương pháp vỉ

lượng đồng căn, vật lý trị liệu và sử dụng dược liệu Trong đó sử dụng dược liệu được khẳng định là một trong những hình thức phố biến nhất [83] Việc sử dụng dược liệu trong điều trị hen phê quản đã có một lịch sử lâu

dài Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị hen của

dược liệu và bài thuốc sử dụng theo kinh nghiệm dân gian vẫn chưa được

tổng quan một cách hệ thống, gây khó khăn cho việc tra cứu cũng như định

hướng cho các nghiên cứu nhằm tìm ra dược liệu và các hoạt chất chiết tách

từ được liệu có tiềm năng hỗ trợ trong điều trị hen

Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiền hành đề tài: “Tổng quan về vai trò, vị trí và tác dụng của dược liệu trong điều trị hen phế quản” với hai

mục tiêu:

1 Tổng quan về vai trò và vị trí của được liệu trong điều trị hen

2 Tổng quan về hiệu quả và độ an toàn của dược liệu trong điều trị hen.

Trang 9

CHƯƠNG 1 BENH HEN THEO QUAN DIEM

CUA Y HQC HIEN DAI VA Y HỌC CÓ TRUYEN

1.1 Bệnh hen theo quan điểm của y học hiện đại:

1.1.1 Khai niém vé hen phé quan:

Theo Chuong trinh quéc tế phòng chống hen - GINA (2009): Hen là bệnh lý viêm mãn tính đường hô hap co su tham gia cua nhiéu loai té bao, nhiều chất trung gian hóa học, cytokin với đặc trưng của quá trình viêm

mạn tính, sự gia tăng đáp ứng phế quản với các đợt khò khè, ho và khó thở

lặp đi lặp lại Các biểu hiện này thường nặng lên về đêm hoặc sáng sớm Tắc

nghẽn đường hô hấp thường có tính chất lan tỏa, thay đổi theo thời gian và

và sự thay đôi thời tiết

1.1.2 Cơ chế bệnh sinh:

HPQ được coi là loại bệnh có cơ chế phức tạp, với sự tham gia của nhiều yếu tố:

-Nhóm tế bào: đại thực bào, tế bào Iympho T, tế bào lympho B, dưỡng

bào, bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa base, bạch cầu đa nhân trung tính

-Nhóm chất trung gian hóa học tiên phát: histamin, serotonin, PAP -Nhóm chất trung gian hóa học thứ phát: leucotrien, prostaglandin, neuropeptid

-Nhóm cytokin gây viêm: IL¿, IL:, IL)3.

Trang 10

HPQ được bắt đầu bằng pha nhạy cảm do tiếp xúc với dị nguyên (phấn hoa, protein trong bụi nhà ) dẫn đến hoạt hóa lympho Tị¿ T;z sản xuất các

eytokin (ILa, ILạ) để biệt hóa và hoạt hóa các bạch cầu ưa eosin, sản xuất và

giải phóng IgE, biểu lộ các receptor trên bề mặt dưỡng bào và bạch cầu ưa

eosin Lần tiếp xúc sau, dị nguyên gắn vào IgE trên bề mặt dưỡng bào làm vỡ

tế bào này (hiện tượng mắt hạt) để phóng thích chất trung gian gây co thắt (histamin ) và các chất hóa hướng động (LTB„, PAF ) để mở đầu đáp ứng HPQ gồm hai giai đoạn (hình 1.1) [3]:

*Đáp ứng HPQ tức thì (Immediate asthmatic response, IRA): gây co that khí quản sau vài phút tiếp xúc với đị nguyên và kéo đài 1,5-3 giờ Giai đoạn này có thê kiểm soát bằng thuốc chủ vận J; dạng khí dung, được dự phòng bởi các thuốc chủ vận j;, cromolyn hoặc theophyllin Corticosteroid không tác dụng trên IRA

*Đáp ứng HPQ muộn (Late asthmatic response, LAR): Dac trưng là quá

trình viêm, bắt đầu 3-4 giờ sau IRA, đạt tối đa sau 8-12 giờ và kéo dài vài

ngày Các chất hóa hướng động tập trung và hoạt hóa các tế bào gây viêm đặc

biệt là bạch cầu ưa eosin và tế bào đơn nhân, các tế bào này phóng thích thêm

chất trung gian gây viêm như PAF, PGD;, leukotrien gây giãn mạch, phù, co

thắt phế quản, tăng tiết dịch và tổn thương biểu mô (do EMBP tiết từ bạch cầu

wa eosin) Cac tế bào Tụ; đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng viêm Giai

đoạn này được kiểm soát bằng các corticosteroid, và có thê được dự phòng bởi cromolyn

Nếu đường dẫn khí tiếp tục sưng viêm sẽ dẫn đến tái cấu trúc nghĩa là

thay đổi cấu trúc đường dẫn khí như xơ hóa lớp dưới biêu mô, phì đại và tăng

sản cơ trơn phế quản, phì đại tuyến tiết chất nhay va tang tiét chat nhay, vo

rụng biểu mô và sưng niêm mạc Các thay đổi này có thể hồi phục hay

Trang 11

không hỏi phục Sự nghẽn đường dẫn khí trong cơn HPQ nặng có thê dẫn đến

Sự thâm nhiễm của tế bào

Tha giải phóng cytopkin,

monocyt, bạch cầu hạt và

hoạt hóa tế bào gây viêm đặc biệt là bạch cầu ưa

Chat gay co that |Ì Chất hóa hướng | _ Chất trung gian EMBP,

H, PAF, PGD, || động LTBạ, PAF, LTŒ¿, LTD, PAF ECP LTCa LTDa chemokin của tế | neuropeptid

Hồi phục bởi thuốc chủ vận j3; ị Sưng viêm Tăng đáp

Ngăn chặn bởi cromoglycat, nedocromil

Hình 1.1 Sơ đồ bệnh lý hen phế quản

và vị trí tác dụng của thuốc điều trị hen phế quản [3]

Trang 12

1.1.3 Các thuốc có nguần gốc hóa dược được sử dụng trong điều trị hen phế quản:

Dựa vào sinh lý bệnh của hen, thuốc điều trị HPQ gồm thuốc giãn phế

quản và thuốc chống viêm

Các nhóm thuốc chính được sử dụng để điều trị HPQ bao gồm [3], [7]:

- Nhóm corticosteroid : có tác dụng chống viêm, dang hit va dang toan

thân được sử dụng chủ yếu trong điều trị dự phòng và kiêm soát hen lâu dài

- Nhóm thuốc chủ vận j;: có tác dụng giãn khí phế quản Dạng tác dụng

kéo dài được dùng trong điều trị dự phòng, dạng tác dụng nhanh dùng để cắt

cơn hen tức thời Sử dụng kết hợp với corticosteroid để kiểm soát hen triệt đẻ

- Nhóm xanthin: theophyllin đạng giải phóng kéo dải dùng trong điều trị

dự phòng và kiểm soát hen lâu dài, theophyllin dạng giải phóng nhanh và aminophyllin dùng đề cắt cơn hen

- Nhóm kháng cholinergic: dùng để cắt cơn hen, hiện ít được sử dụng

- Nhóm làm bên vững dưỡng bào: ketotifen, cromolyn, nedocromil

- Nhóm kháng leukotrien: zileuton, montelukast được dùng phối hợp với

nhóm làm bên vững màng dưỡng bào đề dự phòng hen

1.2 Bệnh hen theo quan điểm của y học cỗ truyền:

YHCT coi bệnh hen (suyễn, hen suyễn) gắn liên với các chứng sau [S]:

- Han 4m phục phế (hàn nhập phế): biểu hiện ho lâu ngày, đờm loãng,

dính, nhiều bọt, khó thở, tức ngực, người sợ lạnh sau khi bị lạnh (dùng nước lạnh, bị gió lạnh), cơn ho và khó thở thường nặng thêm

Nguyên nhân chính của loại này là do cảm lạnh (cảm mạo phong hàn) hoặc do hàn nhập lý (trong trường hợp này hàn nhập phế) Điều trị thường dùng phương pháp sơ phong tán hàn hóa đờm bình suyễn

- Đờm nhiệt ngưng ở phế: biểu hiện hơi thở thô, khi thở phát ra các tiếng rít từ họng; đờm vàng, có mùi hôi, khó long, khó khạc Trong lồng ngực

Trang 13

bứt rứt, mặt hồng, miệng khô khát, đôi khi có sốt Điều trị thường dùng

phương pháp thanh phế hóa đờm bình suyễn

- Khí của phế-tỳ hư: trong trường hợp này, người bệnh thường ho, khó thở, hơi thở gấp gáp, đờm trắng mỏng Đại tiện thường lỏng, chân tay hay bị

co rút, kém ăn Người hay mệt mỏi, sức đề kháng giảm rõ rệt, người dễ bị

cảm mạo Điều trị thường dùng phương pháp bồ phế ích tỳ

- Tỳ thận dương hư: người bệnh thường biểu hiện thở gấp gấp, khó thở, chân tay lạnh, ra nhiều mò hôi, nhất là sau mỗi cơn ho Tiêu hóa kém, đại

tiện thường lỏng, nát Điều trị thường dùng phương pháp ôn bô tỳ thận

- Phế thận âm hư: người bệnh thường biêu hiện khó thở, đờm ít nhưng

dính nhiều mỏ hôi, miệng khô khát Điều trị thường dùng phương pháp tư thận ích phé

Như vậy hen suyễn có thể do nhiều nguyên nhân dẫn đến Chính vì lý

do đó, khi điều trị bệnh hen suyễn, cần tìm hiểu kỹ các nguyên nhân dẫn đến

bệnh, trên cơ sở đó việc điều trị sẽ có những kết quả tốt hơn

1.3 Độ lưu hành bệnh hen trên thế giới và ở Việt Nam:

1.3.1 Độ lưu hành bệnh hen trên thế giới:

Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2004, trên thé giới

có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen [97] Dự đoán đến năm 2025, con số

này sẽ tăng lên 400 triệu người Theo thống kê của GINA [95], độ lưu hành

hen cao nhất trên thế giới là ở Scotland (18,4% dân số), thấp nhất là tại Macau (0.7% dân sô)

Trang 14

Cũng theo thống kê của GINA [95], mức độ lưu hành hen ở các nước

Đông Nam Á là 3,3% Số lượng người mắc bệnh hen tập trung ở thành phố

lớn nhiều hơn ở nông thôn Đông Nam Á cũng là khu vực có độ lưu hành gia

Trang 15

Bang 1.1 Tý lệ mắc hen ở trẻ em của một số nước [2]

1.3.2 Độ lưu hành bệnh hen ở Việt Nam:

Trong những năm 2000-2002, theo những số liệu khảo sát trên 8000 người ở 6 tỉnh thành phó của Việt Nam (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải

Phòng, Hòa Bình, Nghệ An Lâm Đồng) các bác sĩ bộ môn Dị ứng và khoa Dị ứng —- Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai đã xác định được tỷ lệ mắc bệnh hen là vào khoảng 4,9% dân số [2]

Theo điều tra gần đây nhất của Chương trình Hen phế quản Sở Y tế Hà

Nội (2004), bệnh hen tiếp tục gia tăng trong cộng đồng dân cư với tỷ lệ mắc

bệnh trên 5% Đặc biệt tỷ lệ học sinh nội thành mắc hen phế quản là 12,56%.

Trang 16

CHƯƠNG 2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRỊ CỦA DƯỢC LIỆU

TRONG DIEU TRI HEN PHE QUAN

2.1.Vi tri của dược liệu trong điều trị hen phế quản:

Hiện nay y học hiện đại (YHHĐ) cĩ ưu thế trong việc cắt con hen bang các thuốc chống viêm và thuốc giãn cơ trơn khí phế quản thơng qua đường khí dung Các loại khí dung cĩ thể được xịt hoặc hít trực tiếp qua đường hơ hấp vừa tiện dụng vừa giúp giải tộ nhanh chĩng triệu chứng khĩ thở YHHĐ

là phương pháp điều trị hen chủ yêu nhưng cịn hai tơn tại đĩ là gánh nặng chỉ

phí và tác dụng phụ đi kèm với các thuốc cĩ nguồn gốc hĩa dược Song song

với nĩ, nhiều bệnh nhân đã đồng thời sử dụng y học cổ truyền (YHCT)

YHCT lại nỗi bật về liệu pháp tổng thể nhằm tạo sự cân bằng khí hĩa trong cơ thé, bồi bổ nguyên khí để nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh Cơn hen sẽ

nhẹ đi, thưa dần và tiễn đến khơng tái phát Trên thực tế, việc sử dụng YHCT trong điều trị hen là biện pháp đã được sử dụng phơ biến trong dân gian chủ

yêu theo kinh nghiệm Các liệu pháp được sử dụng bao gồm: châm cứu,

hương trị liệu, phương pháp vi lượng đồng căn, vật lý trị liệu và sử dụng dược liệu Trong đĩ sử dụng dược liệu được khăng định là một trong những hình thức phơ biến nhất [83]

Gánh nặng về kinh tế khi sử dụng các thuốc điều trị hen theo y học hiện đại rất lớn Kết quả của dự tốn chỉ phí nằm viện cho bệnh hen ở Quebec,

Canada cho năm 1994-1995 cĩ chi phí tổng cộng 23.300.000 đơ la Mỹ, tỷ

trọng lớn nhất đã chiếm bởi bệnh nhân khoa nhi (I 1 triệu đơ la Mỹ) [12]

Thực tế các nghiên cứu gần đây cho thấy số lượng bệnh nhân hen sử dụng các liệu pháp bỏ trợ và thay thế cho liệu pháp điều trị thơng thường đang ngày một gia tang [83]

Trang 17

liệu pháp sử dụng dược liệu là một trong những hình thức phổ biến nhất [1S]

Một số nghiên cứu tổng hợp của Slader và cộng sự năm 2006 cho thấy

có đến 20-30% người lớn và 50-60% trẻ em có sử dụng các liệu pháp bô trợ

và thay thế trong điều trị hen và tỷ lệ nay đang ngày một gia tăng Trong số

các bệnh nhân chưa từng sử dụng các liệu pháp bổ trợ và thay thế, có đến

67% bệnh nhân khi được hỏi trả lời họ sẽ sử dụng các liệu pháp này trong tương lai Con số tương tự trên trẻ em bị hen, 71% bố mẹ được hỏi trả lời họ

sẽ sử dụng các liệu pháp này cho con cái họ trong tương lai [83]

Bệnh hen là một bệnh mãn tính cần phải sử dụng thuốc lâu dài và tự giác

trong việc chăm sóc bản thân để kiểm soát triệu chứng bệnh Những lý do

chính khiến cho ngày càng có nhiều bệnh nhân tìm đến các liệu pháp bỏ trợ

và thay thế vì các lý do sự thiếu hiệu quả quá trình điều trị chính thống, sự lo

ngại những tác động bắt lợi của thuốc có nguồn gốc hóa dược [89] Khi đến

với các liệu pháp bỏ trợ và thay thế đặc biệt là sử dụng dược liệu, bệnh nhân

hen cảm thấy chủ động hơn trong quá trình kiểm soát bệnh của bản thân 2.2 Vai trò của dược liệu trong điều trị hen phế quản:

Việc sử dụng dược liệu để điều trị hen phế quản đã có một lịch sử lâu

dài Bốn trong năm nhóm thuốc chính đang được sử dụng điều trị hen hiện nay, có nguồn gốc từ thực vật: các thuốc chủ vận j›, các thuốc khang

cholinergic, nhóm methyl xanthin và cromon [I6] Ephedrine, một alcaloid chiết xuất từ ma hoàng có tác dụng kích thích không chọn lọc thụ thể §;

Trang 18

1]

atropine là một alcaloid trong cây benladon cĩ tác dụng khang cholinergic; theophyllin (thuộc nhĩm alcaloid) là một dẫn chất của methyl xanthin cĩ mặt trong lá chè, cà phê; cromolyn được chiết từ cây Aøwni visnaga là các thuốc hĩa dược cĩ nguồn gốc dược liệu đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị hen

2.2.1 Các dược liệu được sử dụng trong điều trị hen tại các nên y học

cỗ truyền khác nhau:

Mỗi nền YHCT đã cĩ một cách tiếp cận riêng trong việc sử dụng dược

liệu để điều trị HPQ Dược liệu được sử dụng phơ biến trong điều trị hen Song song với sử dụng các thuốc hĩa dược

Bảng 2.1 Một số dược liệu và bài thuốc chính đã được

sử dụng trong điều trị hen tại các nước [16]

O dau Aconitum spp Cam thao bac | Glycyrrhiza glabra L.,

Trang 19

Britton

Nhyc thung | Cistanche deserticola | Banha Trung | Pinelia ternata (Thunb)

Quýt Citrus reticulata Phuc linh Poria cocos Wolf

Blanco

Hoàng liên | Coptis teeta Wall Hạnh nhân Prunus armeniaca L, Sam cau Curculigo orchioides | Phá cô chỉ Psoralea corylifolia L

Gaertn

Sơn thù du | Cornus officinalis Thue dia Rehmannia glutinosa

Sieb et Zuce (Gaertn.) Libosch

Thỏ ty tử Cuscuta sinensis Ngũ vị tử Schisandra chinensis Baill

Xuyén béi | Fritillaria cirrhosa D | Khoan déng Tussilago farfara L

Tac ké Gekko gekko L Gimg Zingiber officinale Rose Bach qua Ginkgo biloba L Tao tau Zizyphus sativa Mill Nhan sam | Panax ginseng Tao ta Zizyphus jujuba Lamk

Trang 20

13

Albizia lebbeck (L.) Picrorhiza kurroa Royle ex

Thành phân bài thuốc Tên bài thuốc

Bán hạ Trung Quốc, cam thảo, tế tân, gừng, qué, ma hoang, | Minor Blue Dragon ngũ vị tử, mẫu đơn bì

Bán hạ Trung Quốc, ngũ vị tử, nhân sâm cam thảo gừng, | Minor Blupleurum

Tử uyên, thé ty tir, hoang cam, mach mơn, cam thảo hạnh | Gejie antiasthma pill

nhân, chu sa hay than sa, tac kè, ma hồng

Thục địa, sơn dược, dâm dương hộc, phá cơ chỉ thỏ ty tử, | Kidney Reinforcing

Ơ đâu, thục địa, sơn thù du, sơn dược, nhục thung dung, You gui pill

dâm đương hoắc, phá cố chỉ, thỏ ty tử, vỏ quýt

Cam thảo băc, tơ tử, táo ta, hau phac bac, hoang cam, phuc | Saiboku-to

linh, sài hồ bắc, bán hạ Trung Quốc, gừng, nhân sâm

Sinomenium acutum (Thunb.) Rehder et E.H Wilson., Moku-boi-to

nhân sâm, quế, thạch cao

Ma hồng, hạnh nhân, hậu phac Nhat Ban (Magnolia Shinpi-to

obovata Thunb.), Citrus unshiu Marcow., cam thao, sai hồ

Trang 21

YHCT Trung Quốc dựa vào việc duy trì sự cân bằng hài hòa giữa hai

mặt âm dương và năm yếu tố (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) Điều trị hen trong YHCT Trung Quốc gắn liền với việc sử dụng ma hoàng từ 3000 năm trước

công nguyên Việc phân lập được hoạt chất ephedrine, một thành phần hóa học có tác dụng giãn phế quản trong ma hoàng những năm 1920 đã minh chứng cho chỉ định này Ma hoàng đóng vai trò quan trọng trong các bài thuốc điều trị hen, như phối hợp với tắc ké trong vién chéng hen Ge Jie hoặc trong bài thuốc c6 tén Minor Blue Dragon

Gần đây việc phát hiện khả năng ức chế yếu tổ hoạt hóa tiéu cau (PAF) của dịch bạch quả đã tạo cơ sở cho việc ứng dụng các dược liệu Trung Quốc

với tác dụng giảm ho trong bệnh hen Hoạt chất trong một vài dược liệu khác

cũng có tác dụng đối kháng PAF như gliotoxin chiết từ nấm gỗ, kadsurenone

chiết từ cây Pi»er /iưokadsura, và dịch chiết của cây khoản đông hoa

(Tussilago farfata)

Một số dược liệu khác thường được sử dụng phối hợp trong các bài

thuốc điều trị hen đa phần là các dược liệu có tác dụng bỗ trợ như bỏ phê, chỉ khái Cũng theo quan điểm của YHCT Trung Quốc, có mối liên hệ chặt chẽ giữa HPQ và mất cân bằng muối nước do thận hư Do đó, bỏ thận cũng là phương pháp bồ trợ trong điều trị hen [93]

Trang 22

15

2.2.1.2 Nhat Ban:

Nền y học cổ truyền Nhật Bản chủ yếu sử dụng các dược liệu Trung

Quốc và đã xây dựng được một số bài thuốc điều trị hen kinh điển như:

Hange-koboku-to, Moku-boi-to, Saiboku-to, Shinpi-to, Sho-saiko-to, Sho- seiryu-to dé diéu tri hen [16]

Saiboku-to, sự kết hợp của 2 bai thuéc Sho-saiko-to va Hange-koboku-to,

là phương thuốc được sử dụng nhiều cả trong YHCT Trung Quốc và YHCT

Nhật Bản Các thành phần của bài thuốc này bao gồm: cam thảo bắc

(Glycyrrhiza glabra), t6 tu (Perillae frutescens), tao ta (Zizyphus jujuba), hau phác bac (Magnolia officinalis), hoang cam (Scutellaria baicalensis), phục linh (Poria cocos), sai h6 bac (Bupleurum falcatum), ban ha Trung Quéc (Pinellia ternate), ging (Zingiber officinale) va nhan sam (Panax ginseng) [90]

Shinpi-to, một bài thuốc có chứa ma hoàng được sử dụng trong điều trị hen ở trẻ em, bao gồm ma hoàng (Ephedra sinica), hanh nhan (Prunus armeniaca), hau phac Nhat Ban (Magnolia obovata), Citrus unshiu, cam thảo (Glycyrrhiza uralensis), sài hồ bắc (Bupleurum ƒfalcatum) và tô từ (Perilla

ƒuteseens) [16]

Moku-boi-to có chứa các được liệu cô truyền Trung Quốc được sử dụng

trong dị ứng và hen, gồm 4 dược liệu: than cay Sinomenium acutum, ré nhan sâm (Panax ginseng), vỏ quê (Cinnamomum spp.) và bột thạch cao [77]

=

2.2.1.3 An Độ:

Nền YHCT Án Độ đã sử dụng nhiều dược liệu trong điều trị hen và các

bệnh lý liên quan đến miễn dịch - dị ứng khác Theo khảo sát năm 2007 tiến

hành tại bang Andhra Pradesh, có hơn 80 dược liệu đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian để điều trị hen (phụ lục 2) trong đó có 6 dược liệu đã được

đánh giá tác dụng về lâm sang (Calotropis gigantea, Curcuma longa,

Trang 23

l6

Hedychium spicatum, Picrorhiza kurooa, Piper longum, Zingiber officinale)

Nhiều dược liệu đã được lưu hành dưới dạng chế phẩm thương mại (siro, viên

nang, viên nén) (phụ lục 3) [72]

Dược liệu được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị hen là 7y/ophora asthmatica Từ cây Adhatoda vasica đã chiết tách được bromhexin và ambroxol, các thuốc được sử dụng trong y học hiện đại với tác dụng điều hòa

bài tiết chất nhầy đường hô hấp YHCT Án Độ cũng đã phát hiện cây Dz/wra

Sramoniumn, một được liệu có tác dụng đặc hiệu giãn cơ trơn khí phé quản,

sau đó được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và châu Mỹ trong điều trị hen và

viêm phế quản [93]

2.2.1.4 Các nước phương Tây:

Thừa hưởng nền YHCT của Hy Lạp và La Mã cỗ đại, chịu ảnh hưởng

giao thoa với YHCT Ai Cập và các thuộc địa mới tại Châu Mỹ, y học dân gian tại châu Âu từ lâu đã sử dụng một số dược liệu như mật ong, nhựa thông, tỎI, qué, hat tiéu dé điều trị các bệnh lý đường hô hấp Việc sử dụng các dược liệu này đã phần nào được chứng minh bởi YHHĐ như các hợp chất

isocyanat chiết từ hành tây có tác dụng bảo vệ chuột lang khỏi các kháng nguyên gây dị ứng hay bởi việc phát hiện một số alcaloid của cây benladon (Atropa belladonna) có tác dụng giãn cơ trơn khí phế quản Từ cây gaiac (Guaiacum officinale LL.) đã chiết xuất được glyceryl guaiacolate (guaifenesin) cé tac dung lam loang dom va long dom Theophyllin, mot alcaloid dẫn chất của xanthin được phát hiện và ứng dụng trong điều trị hen nhờ các quan sát về tác dụng giãn cơ trơn khí phế quản của cafein có trong một số đồ uống nóng như chè, cafe [93]

Trang 24

2.2.1.5 Việt Nam:

Hen là chứng bệnh thường gặp ở nước ta Trước hết vì khí hậu thời tiết ở

nước ta luôn có những biến động phức tạp, về mùa hạ rất nóng âm, mùa đông lạnh buốt, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc, thêm vào đó môi trường không khí

đang ngày càng ô nhiễm ở mức độ báo động Do vậy việc phòng và điều trị hen trở nên rất cấp thiết

Nước ta có một nền y học cổ truyền phong phú đi kèm với tiến trình lịch

sử của dân tộc, ông cha ta đã có những phương thuốc, bài thuốc điều trị hen

rất hiệu quả, chữa được bệnh hen và giảm gánh nặng kinh tế để điều trị bệnh

cho dan ta [1]

Việc sử dụng được liệu trong điều trị HPQ đã được các tác giả trước đó

tông quan lại trong đó tiêu biểu có Phạm Xuân Sinh đã tập hợp những kinh

nghiệm chữa bệnh truyền thống, đồng thời thông qua việc sử dụng và nghiên cứu của tác giả cùng cộng sự đã đưa ra danh sách một số vị thuốc và phương

thuốc chữa hen của Việt Nam như sau:

Bảng 2.2 Một số dược liệu điều trị hen ở nước ta [5]

Bạch quả Ginkgo biloba L Lahen (bong | Calotropis gigantea R

Trang 25

18

Cà độc dược Dattra metel L Phật thủ Citrus medica L

Lai phục tử Raphanus sativus L Phù bình Pistia stratiotes L Chỉ thực Citrus aurantium L Tao ta Zizyphus jujuba Lamk Chỉ xác Citrus aurantium L Tac ké Gekko gekko L

Cúc bách nhật | Gømphrena giobosaL | Tế tân Asarum sieboldii Miq Dia long (giun | Pheretima asiatica Thién tric Concrectio silicea dat) Michaelsen hoang Bambusa

Độc lực (gai Atalantia buxifolia Ty ba diép (cay | Eriobotrya japonica tầm xoong) (Poir.) Oliv nhót tây) Lindl

Hậu phác bắc | Magnolia officinalis Xương bô Acorus gramineus

Rehd et Wils Soland

Cóc man Centipeda minina L

Ngoai danh mục để xuất bởi Phạm Xuân Sinh, Đỗ Tất Lợi trong cuốn

“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” còn bổ sung thêm một số cây khác

có tác dụng chữa hen theo kinh nghiệm đã được sử dụng nhiều trong dân gian

nhu: hang chanh (Coleus aromaticus Benth.), mo (Prunus armeniaca L.), nuc

nac (Oroxylum indicum L.), ca dai hoa tim (Solanum indicum L.), cay si

(Ficus bejamina L.), cay ba thuédc (Lobelia pyramidalis Wall.), mu mat (Isotoma longiflora Prest.), thay tién (Narcissus tazetta Linn.) [4]

Trong số những dược liệu này có lá của cây lá hen, cà độc dược và phần trên mặt đất của cây cóc măn đã được tiến hành nghiên cứu dược lý về tác

dụng trong điều trị hen Theo Phạm Xuân Sinh và cộng sự, các vị thuốc lá

hen, cóc mắn và cà độc dược đều có tác dụng giãn cơ trơn khí quản chuột

Trang 26

19

lang cô lập co thắt bởi acetylcholin, trong đó tác dụng của dịch chiết lá cà độc

dược là mạnh nhất (tỷ lệ giãn 90,9%) [6]

2.2.2 Một số bài thuốc y học cổ truyền điều trị hen:

1.Ma hoàng định suyễn thang:

Ma hoàng l2g Thần khúc 10g

Sài hồ 10g Ích trí nhân 4g

Thảo đậu khẩu 4g Toàn yết 4g

2.Lãnh háo hoàn thang:

Hanh nhan 10g Ban ha ché 6g

Té tan 6g Hac phy tir 12g

Than khúc 12g Gừng tươi 6g

Bach phan 0,2g Khoản dénghoa_ 12g

3.Xa can ma hoang thang gia giam:

Trang 27

20

Trần bì §g Quế chỉ §g

Tiền hồ 10g Dai tao 12g

Trên đây là một số bài thuốc đại diện để điều trị hen đã được sử dụng phổ biến trong dân gian [5] Danh mục các phương thuốc cô truyền khác để điều trị hen được bố sung trong phụ lục 1.

Trang 28

21

CHUONG 3 HIEU QUA VA DO AN TOAN CUA MOT SO

DUGQC LIEU TRONG DIEU TRI HEN

3.1 Thứ nghiệm in vivo, in vitro và các hoạt chất có tác dụng trong điều trị hen:

3.1.1 Danh gid tác dụng của dược liệu trên các mô hình in vivo và in vitro theo hướng điều trị hen:

Nhiều mô hình được lý trên động vật (in vivo) và trong ống nghiệm (in vitro) đã được xây dựng đề đánh giá tác dụng, thăm dò cơ chế tác dụng trong điều trị HPQ của các dược liệu Kết quả của những thực nghiệm này cho phép

chứng minh tác dụng dược lý của các dược liệu và bài thuốc đã được sử dụng

theo kinh nghiệm dân gian cũng như sàng lọc, phát hiện các dược liệu, các

hoạt chất phân lập từ các dược liệu đó có tác dụng trong điều trị HPQ

Kết quả các thử nghiệm đánh giá tác dụng của dược liệu trên các mô

hình in vivo và in vitro theo hướng điều trị hen được tóm tắt ở bảng 3.3

Trang 29

22

Bảng 3.3 Tóm tắt kết quả thu được từ việc đánh giá tác dụng của được liệu trên các mô hình

nghiên cứu dược lý thực nghiệm theo hướng điều trị HPQ

Giun dat In vivo | Dich chiét acid cua ' Ức chế co thắt khí quản chuột lang gâyrabởi | [22] Pheretima vulgaris P vulgaris histamin va acetylcholin

Chen In vitro | Dịch chiết acid của Uc chế co thắt khí quản chuột lang cô lập gây | [22] Megascolecidae P.vulgaris ra bởi histamin và acetylcholin

Elaeagnus pungens In vivo | Dich chiét ether dau | Ức chế co thắt khí quản chuột lang gâyrabởi | [3$] Thunb hỏa & dịch chiết nước | histamin và acetylcholin

Elaeagnaceae của lá cây hồ đồi tử

Ngải cứu Invivo ' Dịch chiết toàn phần | Ức chế co thắt khí quản chuột công trăng gây ra | [60] Artemisia vulgaris L của cành mang lá cây | bởi acetylcholine

Asteraceae ngải cứu

In vitro | Dịch chiết toàn phân | Phối hợp tác dụng hủy phó giao cảm tương tự | [60]

Trang 30

23

ngải cứu gây giãn khí quản chuột lang cô lập

Cây chè In vitro | Hỗn hợp saponin có | -Chông dị ứng: ức chế giải phóng histamin từ [8] Camellia sinensis trong lá chè các dưỡng bào của chuột lang

Theaceae Laurencia undulata In vivo | Dich chiét ethanol -Giảm phản ứng dị ứng đường hô hấp của chuột | [58] Yamada của tảo chứa một nhắt trắng sau mẫn cảm bởi ovalbumin

Rhodomelaceae lượng lớn polyphenol | -Ức chế phản ứng viêm Hoàng kỳ In vivo | AstragalosideIV có | Chỗng viêm, giảm phản ứng quá mẫn [35] Astragalus trong rễ cây hoàng kỳ

membranaceus (Fish.) Bunge

Fabaceae Bach qua In vivo | Ginkgetincé trong | Ức chế co thắt phế quản và giảm một phan bach | [53], Ginkgo biloba L dịch chiết toàn phần | cầu chuột lang [88] Ginkgoaceae lá của cây bạch quả

In vivo | Ginkgetin có trong Giảm triệu chứng của HPQ, ngăn ngừa sự gia [23]

dịch chiết toàn phần ' tăng bạch cầu trung tính và bach cau ua eosin | [53]

lá của cây bạch quả

Trang 31

8 | Nhân sâm In vivo | Ginseng saponincó | Có tác dụng chống viêm do làm tăng nông độ | [50]

Panax ginseng trong rễ của cây nhân | ACTH va cortisol

10 | Bài thuốc Saiboku-to In vivo | Magnolol có trong Làm giảm đáp ứng đường hô hấp, giảm hoạt [51]

cay Magnolia tính bạch cầu ưa eosin và giảm các phản ứng [86] officinalis (hau phac | gây bởi acetylcholin

In vitro | bắc) Uc ché phan img Schult-Dale (hién tượng phản ' [51],

vệ thụ động ở khí quản- co thắt khí quản) [70]

In vitro Ức chế giải phóng histamin và sự vỡ hạt của [51]

11 | Bài thuốc Moku-boi-o | Invivo | Dịch chiết toàn phân | Uc ché co that phé quan do histamine gay ra, | [77]

của hỗn hợp được làm giảm triệu chứng dị ứng trên chuột cống liệu trang tuong ty methy! ephedrine

12 | Bài thuốc Shinpi-fo In vitro | Dịch chiết toàn phân | Chống viêm do ức chế tông hợp !gE trung gian | [47]

Trang 32

13 | Tylophora indica (Burm | In vivo | Tylophorine có trong | Ức chê phản ứng Schult-Dale (hiện tượng phản ! [39],

F.) Merr (T7: asthmatica cây thuốc hen vệ thụ động ở khí quản- co thắt khí quản) và các | [48] Wight et Am.) tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch, ức chế sự

Asclepiadaceae vỡ hạt của dưỡng bào gây ra bởi diazoxide

14 | Hành tây In vivo | Dịch chiết ethanol của | Ức chế tắc nghẽn phế quản sau khi hít phải chất | [30] Allium cepa L cây hành tây gây dị ứng trên chuột lang [33] Alliaceae Các isothiocyanate | Làm giảm tắc nghẽn phê quản sau khi hítphải | [26]

(benzyl, ethyl, allyl) | các chất gây dị ứng trên chuột lang

Dịch chiết ethanol Ức chế nghẽn phê quản gây ra bởi PAF trên [28]

chuột lang

alk(en)ylsulfinothioic | Ức chế nghẽn phế quản gây ra bởi PAF và các | [31] acid, alk(en)ylesters | chất khác trên chuột lang

Diphenyl-sulfinate Giảm đáp ứng phê quản do ức chê PAF và [29]

histamine trên chuột lang

Trang 33

15 | Galphimia glauca Cav | In vivo | Dich chiết methanol | Giảm tắc nghẽn phế quan do ức chế chất gây dị | [27],

galloylquinic acid, gallic acid, methyl gallate va quercetin

16 | Sophora chrysophylla In vivo | Oxymatrin, matrin Rât có hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng | [92] Salisb của HPQ do histamin và acetylcholin gây ra

Fabaceae trên chuột nhắt, cống trắng và chuột lang

17 | Sài hô bắc In vivo | SaikosaponinA Ức chế các chất trung gian giải phóng từ dưỡng | [71] Bupleurum falcatum L bào trên chuột cống trắng

Apiaceae In vitro | SaikosaponinA -Uc ché co that khi quan chudt lang cé lap do [71]

histamin -Ức chế các chất trung gian do giải phóng từ dưỡng bào trên khí quản chuột lang cô lập

18 | Melilotus elegans In vivo | Azukisaponin cé Có tac dung chéng viém trén chu6t céngtrang | [11]

Trang 34

Rutaceae In vitro | vỏ quýt còn xanh hay | Ức chê co thắt khí quản chuột lang cô lập gây | [76]

còn gọi là thanh bì ra bởi acetylcholin

21 | Odau In vivo | Higenamin có trong | Ức chế co thắt khí quản trên chuột lang gây ra | [13] Aconitum spp hắc phụ tử bởi histamin

Ranunculaceae In vitro Uc chê co thắt khí quản chuột lang cô lập gây | [13]

ra bởi acetylcholin

22 | Clerodendrum In vitro | Dich chiét ethanol Uc chế co thắt khí quản chuột lang cô lập gây | [49] petasites (Lour.) Moore ra bởi histamin

Verbenaceae

23 | Asystasia gangetica (L.) | In vitro | Dịch chiết -Uc ché co thắt khí quản chuột lang cô lap gay | [9]

T Anders methanol, hexan, ra bdi histamin, serotonin va acetylcholin

Trang 35

Rhamnaceae đã phơi khô của cây | được thử nghiệm trên tế bào biểu mô khí quản

táo tàu) chó cô lập

25 | Adhatoda vasica Nees | In vitro | Vasicinone, quinazol- | Tác dụng như adrenalin: gây kích thích nhẹhô ¡ [19] Acanthaceae 4-one hấp, làm giãn cơ trơn phế quản, làm giảm phù

nề niêm mạc trên khí quản chuột lang cô lập

26 | Artemisia caerulescens | In vitro | Dịch chiết butanol Ức chê co thắt khí quản chuột lang cô lập gây | [67]

subsp gallica (Willd.)

K Persson

Trang 36

29

Nhận xét:

Trên đây chúng tôi đã tập hợp được 39 thử nghiệm dược lý in vivo và in vitro trên 23 được liệu và 3 bài thuốc với định hướng tác dụng điều trị hen Kết quả cho thấy:

+ 16 dược liệu và 2 bài thuốc (Moku-boi-to, Saiboku-to) được đánh giá tác dụng trên động vật thực nghiệm Đa số các dược liệu đều có tác dụng ức

chế co thắt cơ trơn khí phế quản gây ra bởi các tác nhân gây co thắt (histamin,

acetylcholin) Mot số được liệu khác còn được chứng minh tác dụng có liên

quan đến cơ chế chống viêm và miễn dịch dị ứng

+ 11 được liệu và 2 bài thuốc (Saiboku-to, Shinpi-to) được đánh giá tác

dụng trên mô hình in vitro Các dược liệu và bài thuốc đều có tác dụng ức chế

co thắt khí quản cô lập của chuột lang dưới kích thích gây co thắt bằng

histamin hay acetylcholin

+ 7 được liệu và một bài thuốc (Sa¿boku-o) được đánh giá tác dụng ở cả

trén dong vat va in vitro

Các kết quả nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ tác dụng của các dược liệu trong điều trị hen theo kinh nghiệm đồng thời còn giúp tạo tiền đề

đề tiễn hành đánh giá sâu hơn tác dụng điều trị trên lâm sàng

3.1.2 Một số nhóm chất được phân lập từ được liệu có tác dụng điều trị hen:

Song song với việc đánh giá tác dụng của các dược liệu và bài thuốc

trong điều trị HPQ trên các thử nghiệm ¡in vivo và in vitro, nghiên cứu hóa thực vật theo định hướng tác dụng sinh học cũng đã cho phép chiết tách, phân lập và xác định cấu trúc của 24 hoạt chất có tác dụng trong điều trị HPQ Các hoạt chất này có cấu trúc hóa học rất đa dạng thuộc về nhiều nhóm hóa học

khác nhau như: saponin, polyphenol, alcaloid, tỉnh dầu và các nhóm khác

Trang 37

Saikosaponin-A là một glycoside triterpenoid được phân lập và xác định

từ dịch chiết của rễ cây sài hồ bắc (Bupleurum ƒaleatfum) Trên ïn vitro va in vivo, saikosaponin-A có tác dụng ức chế co thắt cơ trơn khí phế quản gây bởi

histamin, ức chế sự giải phóng các chất trung gian hóa học từ dưỡng bào [71]

Saikosaponin-A

® Astragaloside TH:

Astragaloside IV là một glycoside triterpenoid được xác định có trong

dich chiét cla ré céy hoang ky (Astragalus membranaceus) Trén in vivo,

astragaloside IV có tác dụng chống viêm, làm giảm phản ứng quá mẫn đường

hô hấp gây ra bởi dị nguyên lòng trắng trứng (ovalbumin) [35]

Astragaloside IV

Trang 38

© Azukisaponin:

Azukisaponin là một triterpenoid saponin thuộc nhóm olean được phân

lập và xác định trong dịch chiết methanol toan phan cua cay Melilotus

elegans Trên in vivo, azukisaponin có tác dụng chống viêm có thể được áp

dụng để giải thích cơ chế của dược liệu trong điều trị hen [1 1]

tăng nồng độ ACTH và cortisol [50]

eHỗn hợp ginkgolide:

Hỗn hợp ginkgolide là điterpenoids bao gồm nhiều loại ginkgolide A, B,

C, J, M có trong dịch chiết lá của cây bạch quả (Ginkgo biloba) Trên mô hình

được lý thực nghiệm, hỗn hợp này có tác dụng ức chế co thắt phế quản gây ra

bởi PAF do khả năng đối kháng đặc hiệu với chất trung gian hóa học này [43]

Trang 39

32

e Forskolin, colforsin:

Forskolin là một diterpenoid được chiết xuat tir cay Coleus forskohlii của

Án Độ Colforsin là dẫn xuất tan trong nước của forskolin Trên mô hình

dược lý thực nghiệm, forskolin và colforsin có tác dụng ức chế co thắt phê

quản gây ra bởi acetylcholin [14], [59]

Magnolol chứa nhóm phenol là thành phần quan trọng điều trị hen, được

tìm thấy trong cây hậu phác bac (Magnolia officianalis), một được liệu có mặt

trong bài thuốc Saiboku-to

Trên in vivo, magnolol có tác dụng làm giảm đáp ứng đường hô hấp, giảm hoạt tính thâm nhiễm của bạch cầu ưa eosin và làm giảm các phản ứng

co thắt do acetylcholin gây ra Ngoài ra magnolol còn có tác dụng ức chế co

that co trơn khí phế quản gây ra bởi histamin [Š1], [86]

Trên in vitro, magnolol có tác dụng ức chế phản ứng Schult-Dale (hiện tượng phản vệ thụ động ở khí quản- co thắt khí quản), ức chế giải phóng histamin và sự vỡ hạt của dưỡng bào [Š I], [70], [87]

Trang 40

Hispidulin (4',5,7-trihydroxy-6-methoxyflavone) được phân lập và xác

định từ dịch chiết ethanol của phần trên mặt đất của cây Clerodendrum

petasifes Trên in vitro, hispidulin có tác dụng ức chế co thắt cơ trơn khí phế

quản gây ra bởi histamin [49]

Hispidulin

© Ginkgetin:

Ginkgetin là một biflavones được tìm thấy trong dịch chiết lá cây Bạch

qua (Ginkgo biloba) Trên ïn vivo, ginkgetin có tác dụng gây ức chế co thắt

phế quản, ức chế sự di tản của bạch cầu đến tổ chức viêm [53], [88] và giảm

triệu chứng của HPQ, ngăn ngừa sự gia tăng bạch cầu trung tính và bạch cầu

ưa eosin [23], [53]

Ginkgetin

Ngày đăng: 14/09/2015, 15:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w