1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở việt nam giai đoạn 2008 2012

200 950 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 200
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng mưa nhiệt đới, có thảm thực vật phong phú, trong đó có nguồn cây thuốc dồi dào và một truyền thống sử dụng cây thuốc, vị thuốc từ nguồn gốc tự nhiên từ lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các cây thuốc, vị thuốc được phát hiện ngày càng nhiều hơn, các phương pháp chế biến cũng phong phú hơn. Trong đó sự ra đời của lĩnh vực hóa học các hợp chất thiên nhiên đã góp phần to lớn trong việc tìm kiếm và phát hiện các hợp chất có giá trị từ thế giới sinh vật vô cùng phong phú và kỳ diệu. Kế thừa và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại nhằm xây dựng một nền y dược học dân tộc hiện đại là một chủ trương đúng đắn, đã được Bộ Y tế xác định trong định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đến năm 2000 và 2020. Nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc đã được thực hiện. Nhờ các nghiên cứu này nhiều cây thuốc đã được đưa vào ứng dụng thành công trong công tác phòng và chữa bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để có cái nhìn tổng quát về tình hình nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tổng quan tình hình nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở Việt Nam giai đoạn 20082012” với mục tiêu: Tổng quan về tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở Việt Nam thông qua xác định danh mục các cây thuốc, vị thuốc và nội dung (thực vật, hóa học, tác dụng sinh học) đã được nghiên cứu và đăng tải trên một số tạp chí chuyên ngành giai đoạn 2008 – 2012.

Trang 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ ÁNH

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN Ở

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2012

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ ÁNH

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN Ở

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2012

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề tài này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ của Nhà trường, các thầy cô, cán

bộ trong trường, gia đình và bạn bè

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Đào Thị Thanh Hiền - Giảng viên bộ môn Dược học cổ truyền; PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuyển – Phó trưởng bộ môn Dược

học cổ truyền đã nhiệt tình, tận tụy chỉ bảo, giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phùng Hòa Bình – Trưởng bộ môn

Dược học cổ truyền cùng các thầy cô và cán bộ trong bộ môn đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu Trường Đại Học Dược Hà Nội, các thầy cô đã dạy dỗ tôi trong thời gian học tập ở trường, các anh chị trong Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội, Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã rất nhiệt tình giúp tôi thu thập thông tin khi thực hiện đề tài này

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, cùng bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này

Hà Nội, tháng 5/2013

Sinh viên Bùi Thị Ánh

Trang 4

MỤC LỤC

NỘI DUNG Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ………1

PHẦN I: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU……… 2

1.1 NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 2

1.1.1 Các Tạp chí chuyên ngành……… …….2

1.1.2 Một số trang web……… ……….…… 2

1.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU……… …… ……….2

1.3 XỬ LÝ DỮ LIỆU……… ……….……….…3

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……… 4

2.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 (TỔNG HỢP THEO HỌ)……… 4

2.1.1 Acanthaceae – họ Ô rô……… ………4

2.1.2 Agaricaceae – họ Nấm tán……… …………5

2.1.3 Aloeaceae – họ Lô hội……… ……….5

2.1.4 Amaranthaceae – họ Rau dền……… ….………6

2.1.5 Amaryllidaceae – họ Thủy tiên……… ……6

2.1.6 Ancistrocladaceae – họ Trung quân……… ……6

2.1.7 Annacardiaceae – họ Đào lộn hột……… …7

2.1.8 Annonaceae – họ Na……… …….7

2.1.9 Anthericaceae – họ Lục thảo……… …….9

2.1.10 Apiaceae – họ Hoa tán……… ….……9

2.1.11 Apocynaceae – họ Trúc đào……… ………10

2.1.12 Aquifoliaceae – họ Trâm bầu……….11

2.1.13 Araceae – họ Ráy……… …………11

2.1.14 Araliaceae – họ Ngũ gia bì……….13

2.1.15 Asclepiadaceae – họ Thiên lý………15

2.1.16 Asteraceae – họ Cúc……… ………16

2.1.17 Balsaminaceae – họ Bóng nước……… ………21

Trang 5

2.1.18 Berberidaceae – họ Hoàng liên gai………22

2.1.19 Bignoniaceae – họ Chùm ớt……… ………22

2.1.20 Bombacaceae – họ Gạo……… ………22

2.1.21 Boraginaceae – họ Vòi voi………22

2.1.22 Burseraceae – họ Trám……… …………23

2.1.23 Caesalpiniaceae – họ Vang……… …………24

2.1.24 Campanulaceae – họ Hoa chuông……… ………… 24

2.1.25 Capparaceae – họ Màng màng……… …….………… 24

2.1.26 Caprifoliaceae – họ Kim ngân……….……… 25

2.1.27 Caricaceae – họ Đu đủ……….……… 25

2.1.28 Celastraceae – họ Dây gối……… 26

2.1.29 Chenopodiaceae – họ Rau muối……… ……… 26

2.1.30 Choloranthaceae – họ Hoa sói……….……… 27

2.1.31 Commelinaceae – họ Thài lài……….27

2.1.32 Costaceae – họ Mía dò……… ……… 28

2.1.33 Cucurbitaceae – họ Bầu bí……… ……… 29

2.1.34 Cyperaceae – họ Cói……… 30

2.1.35 Dilleniaceae – họ Sổ……… ……… 30

2.1.36 Dioscoreaceae – họ Củ nâu……… ……… 30

2.1.37 Ebenaceae – họ Thị……… ……… 31

2.1.38 Elaeocarpaceae – họ Côm……… 31

2.1.39 Euphorbiaceae – họ Thầu dầu……….……… 31

2.1.40 Fabaceae – họ Đậu……… ……… 36

2.1.41 Ganodermataceae – họ Nấm gỗ……….38

2.1.42 Guttiferae – họ Bứa……… ……… 39

2.1.43 Hypoxidaceae – họ Sâm cau……… ……… 41

2.1.44 Icacinaceae – họ Mộc thông……… ……… 42

2.1.45 Iridaceae – họ Lay dơn……… 42

2.1.46 Lamiaceae – họ Hoa môi……… ……… 43

2.1.47 Lauraceae – họ Long não……… ……… 44

2.1.48 Liliaceae – họ Tỏi……… 45

2.1.49 Loranthaceae – họ Chùm gửi……….46

2.1.50 Lythraceae – họ Bằng lăng……… ……… 46

2.1.51 Malvaceae – họ Bông……… ……… 47

2.1.52 Meliaceae – họ Xoan……… ……… 48

2.1.53 Menispermaceae – họ Tiết dê……… ……….48

2.1.54 Mimosaceae – họ Trinh nữ……… ……… 49

2.1.55 Molluginaceae – họ Cỏ lết……….50

Trang 6

2.1.56 Moraceae – họ Dâu tằm……….50

2.1.57 Musaceae – họ Chuối……….53

2.1.58 Myristicaceae – họ Nhục đậu khấu……… ……… 53

2.1.59 Myrsinaceae – họ Đơn nem……… … 54

2.1.60 Myrtaceae – họ Sim……….…… 54

2.1.61 Nelumbonaceae - họ Sen……… 56

2.1.62 Oleaceae – họ Nhài………56

2.1.63 Orobanchaceae – họ Nhục thung dung……… 56

2.1.64 Papilionaceae – họ Hồ tiêu……… ……… 56

2.1.65 Passifloraceae – họ Lạc tiên……… 58

2.1.66 Phormiaceae – họ Hương lâu……….58

2.1.67 Pinaceae – họ Thông……… ……… 58

2.1.68 Piperaceae – họ Tiêu……….…… …… 58

2.1.69 Poaceae – họ Lúa……… 59

2.1.70 Polypodiaceae – họ Dương xỉ………59

2.1.71 Ranunculaceae – họ Hoàng liên……… 60

2.1.72 Rosaceae – họ Hoa hồng……… 61

2.1.73 Rubiaceae – họ Cà phê……… 62

2.1.74 Rutaceae – họ Cam ……… 64

2.1.75 Sapindaceae – họ Bồ hòn……… ……… 67

2.1.76 Sapotaceae – họ Hồng xiêm……… 68

2.1.77 Saururaceae – họ Lá giấp……… ……… 68

2.1.78 Schisandraceae – họ Ngũ vị……… 69

2.1.79 Scrophulariaceae – họ Hoa mõm chó……… 70

2.1.80 Simaroybaceae – họ Thanh thất……… 71

2.1.81 Solanaceae – họ Cà……… 71

2.1.82 Stemonaceae – họ Bách bộ……… …….………… 73

2.1.83 Taxaceae – họ Thanh tùng……… ………… 73

2.1.84 Thymelaceae – họ Trầm……… 73

2.1.85 Urticaceae – họ Gai………74

2.1.86 Verbenaceae – họ Cỏ roi ngựa……….…… 74

2.1.87 Zingiberaceae – họ Gừng……….……… 76

2.2 CÁC ĐỘNG VẬT LÀM THUỐC ĐƯỢC NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN 2008 – 2012.…… ……… ……81

2.3 BẢNG TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……… …… 84

Bảng 1: Cây thuốc và vị thuốc có nguồn gốc thực vật được nghiên cứu (xếp theo thứ tự tên loài tiếng Việt) 85

Trang 7

Bảng 2: Vị thuốc có nguồn gốc động vật được nghiên cứu (xếp theo thứ tự

tên loài tiếng Việt) 108

Bảng 3: Số họ, loài cây thuốc và vị thuốc được nghiên cứu (xếp theo thứ tự tên họ) 101

BÀN LUẬN……… 105

1.Kết quả các công trình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc Việt Nam giai đoạn 2008- 2012 112

2 Nội dung nghiên cứu 113

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……… ……….119

1.KẾT LUẬN.……… ….………119

2.ĐỀ XUẤT……… ……….119

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ALAT: Alanine transaminase

ASAT: Aspartate transaminase

Asp niger: Aspergillusniger

B subtilis: Bacteroidessubtilis

C albicans: Candida albicans

DE Ritis: ASAT/ALAT

COX: Cyclooxygenase

E coli: Escherichia coli

GI50: nồng độ thuốc chống ung thư ức chế 50% tế bào ung thư HDL-C: High-density lipoprotein

IC50: nồng độ ức chế 50% đối tượng thử

LD50: liều gây chết 50% số cá thể dùng trong nghiên cứu

LDL-C: Low-density lipoprotein

LNCaP: tế bào ung thư tuyến tiền liệt

LU: tế bào ung thư phổi

MAO: Monoamine oxidase

MDA: malondialdehyde

MTT: 3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium bromid GPT: Alanine transaminase

MIC: Minimum inhibitory concentration

MBC: Minimum bactericidal concentration

P aeruginosa: Pseudomonas aeruginosa

P orbiculare: Pityrosporumorbiculare

S aureus: Staphylococcus aureus

S cerevisiae: Saccharomyces cerevisiae

S mutans: Streptococcus mutans

S typhi: Salmonella typhi

TC: Total cholesterol

UI: International Unit

γGT: Gamma-glutamyltranspeptidase

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng mưa nhiệt đới, có thảm thực vật phong phú, trong đó có nguồn cây thuốc dồi dào và một truyền thống sử dụng cây thuốc, vị thuốc từ nguồn gốc tự nhiên từ lâu đời Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các cây thuốc, vị thuốc được phát hiện ngày càng nhiều hơn, các phương pháp chế biến cũng phong phú hơn Trong đó sự ra đời của lĩnh vực hóa học các hợp chất thiên nhiên đã góp phần to lớn trong việc tìm kiếm và phát hiện các hợp chất có giá trị từ thế giới sinh vật vô cùng phong phú và kỳ diệu

Kế thừa và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại nhằm xây dựng một nền y dược học dân tộc hiện đại là một chủ trương đúng đắn, đã được Bộ Y tế xác định trong định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đến năm 2000 và 2020 Nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc đã được thực hiện Nhờ các nghiên cứu này nhiều cây thuốc đã được đưa vào ứng dụng thành công trong công tác phòng và chữa bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Để có cái nhìn tổng quát về tình hình nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở

Việt Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tổng quan tình hình nghiên cứu

về cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở Việt Nam giai đoạn 2008-2012” với mục

tiêu: Tổng quan về tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở Việt Nam thông qua xác định danh mục các cây thuốc, vị thuốc và nội dung (thực vật, hóa học, tác dụng sinh học) đã được nghiên cứu và đăng tải trên một số tạp chí chuyên ngành giai đoạn 2008 – 2012

Trang 10

PHẦN I PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 1.1 NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Tạp chí Y – Dược học cổ truyền quân sự

 Tạp chí phân tích hóa, lý và sinh học

 Tạp chí Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam

 Tạp chí Y dược học thành phố Hồ Chí Minh

1.1.2 Một số trang web

 Website: http://yhoccotruyenqd.vn

 Website: http://tcyh.yds.edu.vn

1.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU

 Đọc trực tiếp các tài liệu tại thư viện, ghi lại nội dung cần quan tâm như: tên tạp chí, tên tác giả của bài báo, tên nhan đề bài báo, số volume, số tập, năm xuất bản, cơ quan xuất bản, mã số thư viện

 Đọc trực tuyến online qua internet: cũng ghi lại các nội dung như trên, và ghi lại địa chỉ trang web để khi cần tra lại

 Tra cứu online: tra theo địa chỉ trang web thư viện, tra theo tên tạp chí

 Ngôn ngữ tra cứu: chủ yếu là tiếng Việt, cây thuốc, vị thuốc dùng tiếng latin

 Nội dung cần tìm: cây thuốc, vị thuốc

Trang 11

 Thu thập thông tin trong mỗi công trình: các khía cạnh được nghiên cứu: tên khoa học, tên Việt Nam, đặc điểm thực vật, tác dụng hóa học, tác dụng sinh học, độc tính, phương pháp nghiên cứu, kết luận chính

1.3 XỬ LÝ DỮ LIỆU

 Sắp xếp các dữ liệu thu thập theo bố cục chặt chẽ, hợp lý, logic, theo vần

 Xử lý các dữ liệu theo phương pháp thống kê thông thường như lập bảng, tính phần trăm

 Đối chiếu với các tài liệu đã công bố: danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm:

 Danh mục vị thuốc y học cổ truyền (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/QĐ – BYT ngày 29/04/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)(phụ lục 1)

 Danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền (Ban hành kèm theo Thông tư

số 12/2010/QĐ – BYT ngày 29/04/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)(phụ lục 2)

Trang 12

PHẦN II KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 2.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 (TỔNG HỢP THEO HỌ)

2.1.1 Acanthaceae – họ Ô rô

CẨM TÍM

Tên khoa học: Peristrophe bivalvis (L.) Merr

Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá

Hóa học: 3 chất: perisbivalvine A; perisbivalvine B (N – deacetyl perisbivalvine

A); peristrophine được phân lập [364]

Tác dụng sinh học: Độc tính cấp: liều 12,5 g/kg thể trọng chuột: không độc trên

chuột nhắt trắng thực nghiệm; độc tính tăng theo mức liều từ 18,75 – 37,5 g/kg thể trọng chuột [364]

XUYÊN TÂM LIÊN

Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm F.) Nees

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất

Thực vật học: Mô tả đặc điểm hình thái thực vật: có đặc điểm đặc trưng là: cỏ

đứng, thân vuông, phiến lá mũi mác, lá đài dạng tam giác hẹp có lông thưa trắng

Mô tả đặc điểm vi học qua kính hiển vi: vi phẫu thân: tế bào biểu bì mang bào thạch

xù xì, mô mềm có tinh thể calci oxalat hình khối; vi phẫu gân lá: mang lông che chở

đa bào và lông tiết đa bào chân ngắn, cutin mỏng; vi phẫu thịt lá: mô mềm chứa các khuyết to Đặc điểm bột dược liệu: Bột thân lá màu lục xám, không mùi, vị rất đắng, mảnh biểu bì mang lỗ khí, bào thạch không cuống có bề mặt sần sùi hoặc u lồi; mảnh mô mềm; các mảnh mạch xoắn, mạch mạng, mạch vạch [43]

Hóa học: Từ lá phân lập được 3 chất mới là: Andrographolid (1); 1,4 – deoxy –

11,12 – didehydro andrographolid (2); neoandrographolid (3) [43, 74, 83] Hàm lượng của andrographolid là 3,2%;14 – deoxy – 11,12 didehydrographolid là 0,46%; neoandrographolid là 0,43% [82]

Tác dụng sinh học:

Trang 13

 Andrographolid ở liều thử từ 675mg/ml - 3375 mg/ml có tác dụng kháng vi khuẩn lao kháng thuốc H37RV, các chủng nhạy cảm với 4 thuốc lao loại 1 (HRSE) và các chủng vi khuẩn lao đa kháng [79]

 Hợp chất diterpen lacton có hoạt tính kháng khuẩn trên những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên bao gồm Gr(+): Streptococcus D; Staphylococcus aureus và Gr (-): Proteus mirabilis; Haemophylus influenzae, nhạy cảm với 1 số chủng gây bệnh khác như: Bacillus cereus; sarcina lutea; pseudomonas aeruginosa [81]

 Andrographolid, neoandrographolid và dehydroandrographolid kháng HSV : với hệ số SI đối với HSV-1 và HSV-2 nằm trong khoảng từ 12,8 đến 63[32]

 Andrographolid ở liều uống là 50 mg/kg và 200mg /kg thể trọng chuột có thể gây sẩy thai ở thế hệ chuột cái F1, gây chậm hoặc ức chế sự đậu thai ở thế hệ chuột cha mẹ [76]

2.1.2 Agaricaceae – họ Nấm tán

NẤM Ô TÁN TRẮNG PHIẾN XANH

Tên khoa học: Chlorophyllum molybdites

Tác dụng sinh học: Dịch chiết nấm ô tán trắng phiến xanh ở liều bằng ½ liều tối

thiểu gây chết thỏ qua đường tiêu hóa làm thay đổi một số chỉ tiêu hóa sinh và huyết học: hoạt độ ALT và hàm lượng glucose trong máu tăng ở mức độ nhẹ, số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng lên và tỷ

lệ bạch cầu lympho, bạch cầu mono giảm [247]

2.1.3 Aloeaceae – họ Lô hội

LÔ HỘI

Tên khoa học: Aloe vera L

Tên đồng nghĩa: Aloe barbadensis Miller

Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá

Hóa học: Từ dịch chiết ethyl acetat và butanol của nhựa vàng lá lô hội, phân lập 3

chất: Aloeemodin (1,8 – dihydroxy – 3 – hydroxymethyl – 9,10 – anthracenedion); apigenin (5,7 – dihydroxy – 2 – (4 – hydroxyphenyl) – 4H – 1 – benzopyran – 4 –

Trang 14

on) và aloin A((10S) – 10 – C – β – D – glucopyranosyl – 1,8 – dihydroxy – 3 – hydroxymethyl – 9(10H) – anthracenon) [254]

2.1.4 Amaranthaceae – họ Rau dền

NGƯU TẤT

Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume

Bộ phận dùng/nghiên cứu: rễ

Tác dụng sinh học: Ngưu tất không xông diêm sinh với liều 20 g/kg/ngày chưa thể

hiện rõ tác dụng chống viêm khớp mãn tính, ngưu tất xông diêm sinh với liều 20 g/kg thể hiện tác dụng chống viêm từ ngày 16 – 21 trên mô hình gây viêm đa khớp bằng S pyogenes trên chuột cống trắng [73]

2.1.5 Amaryllidaceae – họ Thủy tiên

TRINH NỮ HOÀNG CUNG

Tên khoa học: Crinum latifolium L

Bộ phận dùng/nghiên cứu: hoa

Hóa học: Các nhóm chất triterpenoid, flavonoid, alcaloid, tannin, saponin, chất khử,

acid hữu cơ và hợp chất polyuronid được phân lập [332]

Tác dụng sinh học: Viên Crila sản xuất từ dịch chiết alcaloid toàn phần của lá cây

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng: Hồi phục tăng sinh tế bào dòng lympho cả số lượng dòng T, NK và tăng chức năng chế tiết IL2,TNF-α; có khả năng hồi phục bạch cầu hạt trung tính và bạch cầu ưa acid của dòng tủy về trị số sinh học trên chuột bị chiếu tia gamma thực nghiệm [377]

2.1.6 Ancistrocladaceae – họ Trung quân

TRUNG QUÂN

Tên khoa học: 3 loài Trung quân ở Việt Nam: Trung quân: Ancistrocladus sp.;

Trung quân lợp nhà: Ancistrocladus tectorius (Lour.) Merr.; Trung quân nam:

Ancistrocladus cochinchinensis Gagnep

Bộ phận dùng/nghiên cứu: vỏ thân

Hóa học: Phân lập được 5 chất từ vỏ thân: 1, 2, 3, 2’ – tetramethyl – 8 – hydroxyl –

6, 4’, 5’ – trimethoxy – 1’ – naphtyl – 7 – tetrahydroiso quinolin; ancistroclin; 6 – 0

Trang 15

– dimethyl – 8 – 0 – methy – 7 – epi – ancistrobrevin – D [290]; 2 – methyl – 3,8 – dihydroxy – 1,4 – naphthoquinon, tên là: ancistroquinon G; 2 – methyl – 3,5 – dihydroxy – 6 – methoxy – 1,4 – naphthoquinon, tên là: ancistroquinon B [289]

Tác dụng sinh học: Ancistroquinon G, Ancistroquinon B và Anq3 đều có tác dụng

trên C.albicans và chủng nấm gây bệnh trên da như nấm M.gypseum [288]

2.1.7 Annacardiaceae – họ Đào lộn hột

XOÀI

Tên khoa học: Mangifera indica L

Bộ phận dùng/nghiên cứu: thân, lá

Tác dụng sinh học: Dịch chiết ethanol từ thân và lá có hoạt tính ức chế sự sinh acid

cũng như giết vi khuẩn S.mutans GS – 5, S.songuis và S.sp 74 phân lập từ người Việt Nam Trong đó phân đoạn có hệ số Rf = 0,57 có hoạt tính ức chế phát triển của Straptococcus cao [182]

2.1.8 Annonaceae – họ Na

CÁCH THƯ

Tên khoa học: Fissistigma poilanei

Bộ phận dùng/nghiên cứu: toàn cây

Hóa học: 3 chất được phân lập là: (2R, 3R) – 3’, 4’, 5, 7 – tetrahydroxy dihydro

flavonol – 3 – O – α – L rhamnopyranosit hay còn gọi là astilbin; (+) – catechin 3 –

O – α – L – rhamnopyranosit; quercetin – 3, 7 – dimethoxy – 3’ – O – a – L –

rhamnopyranosyl – (1→2) – β – D – glucopyranosit [362]

DÂY CHÂN CHIM NÚI

Tên khoa học: Desmos cochinchinensis var fulvescens Ban

Bộ phận dùng/nghiên cứu: quả

Hóa học: 4 hợp chất flavon là: mosloflavon (1); oroxylin A (2); 5, 6 – dihydroxy –

7 – methoxy – dihydroflavon (3); negletein (4) được phân lập [151]

GIỀN LÁNG

Tên khoa học: Xylopia poilanei

Bộ phận dùng/nghiên cứu: toàn cây

Trang 16

Hóa học: 1 flavonoid: Xylopoillin A được phân lập từ dịch chiết methanol [237]

LÃNH CÔNG BA VÌ

Tên khoa học: Fissistigma balansae (DC.) Merr

Bộ phận dùng/nghiên cứu: toàn cây

Hóa học: 6 chất: Catechin, epicatechin, quercetin, pachypodol, quercetin 3 – O – β

– D – arabinopyranosid, 6’’ – O – trans – p – coumaroylastragalin (tilirosid) [324]

Tác dụng sinh học: Quercetin 3 – O – β – D – arabinopyranosid không gây độc tế

bào ung thư người: ung thư biểu mô (KB), ung thư gan (Hep-G2) ung thư phổi (LU)

và ung thư vú (MCF-7) Tilirosid độc tính đối với dòng tế bào Hep- G2 (IC50=10,8 µg/ml) [324]

LÃNH CÔNG GÂN HOE

Tên khoa học: Fissistigma rufinerve (Hook F & Thoms) Merr

Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá

Hóa học: 3 chất: Astilbin [(2R,3R) – 3’,4’,5,7 – tetrahydroxy dihydroflavonol 3β –

O – α – L – rhamnopyranosid; engeletin [(2R,3R) – 4’,5,7 – trihydroxydihydro flavonol 3β – O – α – L – rhamnopyranosid; 8 – hydroxy – 9 – metoxy – 1,2 – metylendioxy aporphin được phân lập[323]

QUẦN ĐẦU BẢO CHÁNH

Tên khoa học: Polyalthia evecta (Pierre) Fin &Gagnep

Bộ phận sử dụng: lá

Hóa học: 4 chất Negletein, mangiferin, β – sitosterol, β – sitosterol – 3 – O – β – D

– glupyranosit được phân lập [329]

SONG MÔI TÀU

Tên khoa học: Miliusa sinensis

Bộ phận dùng/nghiên cứu: toàn cây

Hóa học: 4 flavonoid: 5 – hydroxyl – 7 – metoxy – flavonon hay còn gọi

pinostrobin; 5 – hydroxyl – 7, 4’ – dimetoxy – flavanon; 5 – hydroxyl – 7,8 – dimetoxy – flavanon; 5 – hydroxyl – 6,7 – dimetoxy – flavanon được phân lập [361]

Trang 17

2.1.9 Anthericaceae – họ Lục thảo

LỤC THẢO HOA THƯA

Tên khoa học: Chlorophytum laxum R Br

 Quercetin – 3 – O – a – L – rhamnopyranosid) có tác dụng chống ôxy hóa mạnh [208]

 5 – hydroxymethyl – 2 – furancarboxaldehyd; cirsiumaldehyd; 5 – (e thoxymethyl) – 2 – furancarboxaldehyd có tác dụng kháng khuẩn, không có hoạt tính kháng nấm Candida albicans và Aspergilus niger [208]

2.1.10 Apiaceae – họ Hoa tán

NGÒ TÂY LÁ XOẮN

Tên khoa học: Apium petroselinum L

Bộ phận dùng/nghiên cứu: toàn cây

Hóa học: Hàm lượng tinh dầu 0,1831% (nguyên liệu tươi) Thành phần hóa học

chính của tinh dầu toàn cây và tinh dầu lá là miristicin (44,62% và 64,09%), tinh dầu rễ là apiol (57,81%) [292]

RAU MÁ

Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urban

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất, tinh dầu

Hóa học:

Trang 18

 Tinh dầu rau má phân lập được 27 chất, 4 thành phần chính là β-farnesen

956,09%), β-cariophilen (4,56%), β-elemen( 4,28%), oxid cariophilen (3,64%) Hàm lượng tinh dầu thấp (0,015-0,037%) [129]

 Phần trên mặt đất: acid Asiatic và acid madecassic được phân lập [155],

hàm lượng 3 hợp chất xác định bằng HPLC: asiaticosid 1,63%, acid asiatic 0,57% và acid madecassic 0,48% [154]

Tác dụng sinh học: Tinh dầu rau má tại các nồng độ nguyên chất và 10-1, 10-2 có tác dụng kháng các chủng vi sinh vật thử nghiệm Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Bacillus subtilic, Proteus vulgiraris, Candida albicans, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis; từ nồng độ 10-3 không có tác dụng [129]

XÀ SÀNG

Tên khoa học: Cnidium monnieri L

Bộ phận dùng/nghiên cứu: quả

Hóa học: 4 coumarin: Osthol; isopimpinellin; xanthotoxol; imperatorin được phân

lập [116]

2.1.11 Apocynaceae – họ Trúc đào

DỪA CẠN

Tên khoa học: Catharanthus roseus L

Bộ phận dùng/nghiên cứu: thân, lá, rễ

Hóa học: vinblastin, catharanthin, vindolin được phân lập từ lá Tổng hợp

vinblastin từ catharanthin và vindolin thông qua chất trung gian chìa khóa anhydrovinblastin [399]

3',4'-MỘC HOA TRẮNG

Tên khoa học: Holarrhena pubescens (Buch Harm) Wall Ex G Don

Bộ phận dùng/nghiên cứu: vỏ thân

Hóa học: Conessin được phân lập dùng làm chất đối chiếu trong kiểm nghiệm

[347]

TRÚC ĐÀO

Tên khoa học: Nerium oleander L

Trang 19

Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá, hoa

Hóa học:

 Lá: Gitoxigenin – 3 – O – L – oleandrosid; acid 3,27 – dihydroxyurs – 12 –

en – 28 – oic [426]; dehydroadynerigenin – 3 – diginosid; pinoresinol; syringaresinol [134, 138]; nerigosid [137]; adynerin, acid betulinic; betulin [135]; oleandrin [424]; neriasid; acid oleanolic phân lập từ dịch chiết methanol của lá trúc đào [425]

 Hoa: ∆16 – dehydroadynerigenin và ∆16 – digitoxigenin được phân lập [136]

2.1.12 Aquifoliaceae – họ Trâm bầu

CHÈ ĐẮNG

Tên khoa học: Ilex kaushue S Y Hu

Tên đồng nghĩa: Ilex kudingcha C J Tseng

Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá, búp

Hóa học: 19 chất: β – sitosterol; đường mannitol; acid caffeoylquinic (CQA); dẫn

xuất 3 – CQA, 5 – CQA; 3,4 – diCQA; 3,5 –diCQA; 4,5 – diCQA; acid ursolic; quercetin; kaempferol; micotiflorin quercetin, isopercitrin; kaempferol 3 – rutinosid; kaempferol 3 – glucosid; quercetin 3 – glucosid Tinh dầu: linalool; rhodinol; geraniol [16]

 Chè đắng không ảnh hưởng đến sự phát triển tuyến sinh dục và hoạt dộng sinh sản của chuột đực và chuột cái [16]

2.1.13 Araceae – họ Ráy

RÁY

Trang 20

Tên khoa học: Alocasia odora (Roxb.) C Koch

Hóa học: Đã xây dựng quy trình chiết xuất stigmasterol toàn phần bằng Soxhlet sau

5h với chloroform, hệ dung môi triển khai là n-hexan/ ethyl acetat, phát hiện bằng thuốc thử Liebermann-Burchard Quy trình định lượng stigmasterol trong dịch chiết thủy phân được thực hiện bằng HPLC, pha động ACN/ đệm phosphate 0,025 M (97.7), λ max=195 nm Hàm lượng stigmasterol trong bột dược liệu ráy khô là 0,0089% [87]

Tên khoa học: Lasia spinosa L

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất

Hóa học: 3 chất: 3-O-[β-D-glucopyranosyl]-stigmasta-5,25(27)-dien; vitexin và

vitexin-2”-O-β-D-glucopyranosid phân lập các chất từ cao ethyl acetat và cao butanol [95]

THẠCH XƯƠNG BỒ

Tên khoa học: Ba loài là: Acorus gramineus Soland.; Acorus tatarinowii Schott và

Acorus pusillus Sieb

Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá, phần trên mặt đất

Hóa học:

 Lá: Tinh dầu của loài A tatarinowii có hai thành phần chính là cis – asaron (β – asaron) và longicyclen và khá nhiều hợp chất với hàm lượng nhỏ (từ 1 – 5%) Tinh dầu lá cây A.pusillus chứa 32 chất khác nhau trong đó chủ yếu là estragol, chiếm (84,54%) về khối lượng tinh dầu Ngoài chất chính

Trang 21

estrayol còn có β – caryophyllen (2,51%), 1,8 – cineol (1,64%), β – elemen (1,4%) và nhiều các chất khác có hàm lượng thấp dưới 1% [316]

 Phần trên mặt đất: 4 – hydroxybenzoic acid; bis(2 – ethylhexyl) ester; 2,4,5 – trimethoxycinnamaldehyde; β – sitosterol; stigmasit – 4 – en – 3 – one phân lập từ dịch chiết methanol [19]

2.1.14 Araliaceae – họ Ngũ gia bì (họ Nhân sâm)

CHÂN CHIM

Tên khoa học: Schefflera farinose Merr

Bộ phận dùng/nghiên cứu: vỏ thân

Hóa học: 5 chất: 4’,7 – di – O – methyl naringenin; rutin; 5 – O – cafeoyl quinic

axit; 3,5 – di – O – caffeoyl quinic axit; 3α, 29 – di hydroxyl – 12 – oleanen – 23,28 – dioic axit được phân lập [226]

Tác dụng sinh học: Các hợp chất phân lập ở trên không kháng các chủng vi sinh

vật kiểm định và không gây độc với 4 dòng tế bào ung thư người là biểu mô (KB), gan (Hep-G2), phổi (Lu) và vú (MCF7) [226]

CHÂN CHIM KHÔNG CUỐNG QUẢ

Tên khoa học: Schefelera sp3

Bộ phận dùng/nghiên cứu: thân cây

Hóa học: 2 chất: Acid oleanolic và hederagenin được phân lập từ cao n – butanol

của cây [160]

Tác dụng sinh học: Cao n – BuOH (chứa saponin thô toàn phần) thể hiện tác dụng

chống oxy hóa in vitro mạnh Acid oleanolic và hederagenin không thể hiện hoạt tính chống oxy hóa in vitro [160]

Trang 22

 Hợp chất quercitrin và kaempferol – 3 – O – rutonosit có tác dụng ức chế α – amylase với giá trị IC50 là 4,61 và 59,4 mg/ml [238]

 Cao chiết cồn 48% và 96 % lá Đinh lăng liều 50-100 mg/kg khi sử dụng một liều duy nhất không có tác dụng chống trầm cảm, sử dụng 7 liều liên tiếp có tác dụng chống trầm cảm trên cơ địa bình thường và cơ địa bị stress [171]

 Cao lá Đinh lăng ở liều 200mg/kg có tác dụng chống oxy hóa và hạ cholesterol ở chuột nhắt cao hơn so với liều 500mg/kg [33]

NGŨ GIA BÌ GAI

Tên khoa học: Acanthopanax trifoliatus var setosus H L Li

Bộ phận dùng/nghiên cứu: Phần trên mặt đất

Hóa học: 2 chất: acutumin; paristeron được phân lập [326]

SÂM NGỌC LINH

Tên khoa học: Panax vietnamensis Ha et Grushv

Bộ phận dùng/nghiên cứu: sinh khối Sâm ngọc linh,rễ củ

Hóa học:

 Môi trường nuôi cấy sinh khối Sâm ngọc linh: bổ sung 6,34 mg/l NAA; 0,11 mg/l kinetin; đường saccarose 34,3 g/l [234] Môi trường nuôi cấy môi trường lỏng là: PH=5,6-5,8; t0: 24-26oC; nồng độ 1-naphtalene acetic acid: 1,5 mg/l và nồng độ kinetin: o,2 mg/l; thời gian 8-12 ngày Nuôi cấy sinh khối tế bào sâm ngọc linh trên hệ thống bioreactor 5 lít, với tốc độ tăng trưởng sinh khối sau 10 ngày nuôi cấy là 3,20±0,22 lần [233] Chất kích thích sinh tổng hợp ginsenoid trong nuôi cấy tế bào sâm ngọc linh: acid jasmonic [94]

 Phân biệt các mẫu sâm ở mức phân tử, xác định nguồn gốc của chúng: dùng phương pháp giải trình tự, PCR-RFLP trên vùng ITS, 18S, Random Amplified Microsatellite (RAMS) [354]

 Hàm lượng saponin toàn phần là 2,01%; trong đó Rg 1= 0,31%; Rb1=0,36%; Rd=0,15%[234] Sau khi chế biến thành phần saponin bị thay đổi, nhưng tác dụng tăng lực không suy giảm[415]

Trang 23

Tác dụng sinh học: Viên nang mềm Sâm Ngọc Linh sinh khối ở liều 40 mg/ kg thể

trọng có tác dụng tốt trên quá trình nhận thức và ghi nhớ trên chuột nhắt trắng thực nghiệm[93]

SÂM VŨ DIỆP

Tên khoa học: Panax bipinnatifida Seem

Hóa học: Đã tạo được callus từ sâm Vũ diệp, bước đầu tiên trong quy trình sinh

khối tế bào thực vật tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc, môi trường phù hợp nhất là môi trường B5 có bổ sung 2,0 mg/l NAA và 0,2 mg/l kinetin, chu kỳ nuôi cấy 45 ngày[97]

TAM THẤT

Tên khoa học: Panax Pseudogingseng

Bộ phận dùng/nghiên cứu: củ

Tác dụng sinh học: Dịch chiết saponin triterpen Tam thất ở nồng độ 200 mg/ml –

500 mg/ml có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư biểu mô thanh quản người, rõ rệt nhất ở nồng độ 500 mg/ml đạt IC50 ở các thời điểm theo dõi: 6 giờ; 24 giờ; 48 giờ; 72 giờ [394]

TAM THẤT HOANG

Tên khoa học: Panax stipuleanatus Tsai et Feng

Tác dụng sinh học: Saponin toàn phần liều 100µg/ml có tác dụng chống oxy hóa tự

như trolox 25µg/ml Cao chiết cồn từ thân rễ, rễ củ liều uống 44-176 mg/kg có tác dụng chống stress qua việc phục hồi thời gian ngủ bị rút ngắn[172]

Tác dụng sinh học: Taraxasterolcó hoạt tính ức chế enzyme axetylcholinesterase

yếu với giá trị IC50= 188,63 µg/ml [380]

Trang 24

DÂY THÌA CANH

Tên khoa học: Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br.ex Schult

Bộ phận dùng/nghiên cứu: thân lá

Hóa học: 3 chất: 3β – O – cinnamoyl – β - amyrin; phytosterol; stigmasterol; 3β –

O – stigmasterol – glucopyranosid được phân lập từ cắn chiết n-hexan và ethyl acetat [251]

Tác dụng sinh học: Dịch chiết lá dây thìa canh (liều 0,5ml/25g, tương ứng với 10g

lá khô/kg thể trọng) có tác dụng hạ đường huyết trên cả chuột bình thường (37,58%) và trên chuột tăng đường huyết bởi STZ (27,81%) [279]

2.1.16 Asteraceae – họ Cúc

ACTISO

Tên khoa học: Cynara scolymus L

Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá

Hóa học: 4 chất: acid clorogenic, cynarin, luteolin – 7 – lutinosid và luteeolin – 7 –

O – glycoside được phân lập từ cao lá Actiso [245]

CÂY CỨT LỢN

Tên khoa học: Ageratum conyzoides L

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất

Tác dụng sinh học:

 Dịch chiết etanol Cỏ Ngũ sắc và Đại bi làm giảm mức độ nhiễm khuẩn, tình trạng viêm mũi xoang, với liều 40g/kg có tác dụng làm giảm u hạt

LD50 đường uống của dịch chiết ethanol là 1,056 mg/kg thể trọng [227]

 Thành phẩm SP3 được chiết từ cây Hoa ngũ sắc dạng bột và chế ra thuốc nhỏ mũi Agerhinin LD50= 8,44 g/kg thể trọng chuột nhắt trắng [285]

CỎ LÀO

Tên khoa học: Chromolana odorata (L.) King et Robinson

Tên đồng nghĩa: Eupatorium odotatum

Bộ phận dùng/nghiên cứu: toàn thân

Hóa học: 1 chất: acid (9S – 13R) – 12 – oxo phytodienoic được phân lập [62]

Trang 25

CỎ MỰC

Tên khoa học: Eclipta protrata (L.) L

Tên khác: cỏ nhọ nồi Eclipta alba (L.) Hassk

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất (Herba Ecliptae)

Hóa học: 5 chất: 5 – hydroxyl – 7,8 – dimethoxy flavones; apigenin; kaemferol;

luteolin; quercetin được phân lập [392]

CÚC ÁO HOA VÀNG

Tên khoa học: Spilanthes acmella (L.) Murr

Tác dụng sinh học: Các phân đoạn E5, E7, M2 được tách từ dịch chiết thô của mô sẹo cây cúc áo hoa vàng có hoạt tính ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến (IC50 = 12,81 mg/ml – 16,07 mg/ml) nhưng ít độc với tế bào thường vero (IC50 > 20mg/ml) Phân đoạn E5, E7 có hoạt tính với dòng tế bào ung thư phổi LU – 1(IC50 = 15,66 mg/ml và IC50 = 16,67 mg/ml); phân đoạn E7 có hoạt tính với dòng

tế bào ung thư vú MCF7 ( IC50 = 19,07 mg/ml) [259]

CÚC HOA VÀNG

Tên khoa học: Chrysanthemum indicum Linne

Bộ phận dùng/nghiên cứu: hoa khô

Hóa học: 3 chất: 3’,5,7 – trihydroxyflavon hay apigenin; 3’,4’,5,7 –

tetrahydroxyflavon hay luteolin (2); 3’,5 – dihydroxy – 7 – O – β – D – glucosid được phân lập [144]

Tác dụng sinh học:

 Dịch chiết chứa luteolin có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm rõ rệt Dịch chiết chứa luteolin cũng đã được khảo sát về tác dụng ức chế sự tạo thành một số sản phẩm oxy hóa, 1 số gốc tự do như anion superoxyd, DPPH [144]

 Flavonoid chiết từ hoa cúc vàng có tác dụng ức chế tạo p24 trong dịch nổi nuôi cấy tế bào nhiễm HIV-1 IIIB [143]

 Cốm tan CHRYSAN (một loại thực phẩm chức năng) có tác dụng duy trì và cải thiện tình trạng lâm sàng: cân nặng, cải thiện chất lượng, cải thiện miễn dịch, không gây tác dụng không mong muốn [283]

Trang 26

ĐẠI BI

Tên khoa học: Blumea balsamifera (L.) D C

Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá, tinh dầu

Tác dụng sinh học: Dịch chiết Đại bi (40g/kg) có tác dụng kháng khuẩn, kháng

viêm trên chuột nhắt trắng gây u hạt và viêm xoang mũi do S pneumoniae [390]

ĐƠN KIM

Tên khoa học: Bidens pilosa L

Bộ phận dùng/nghiên cứu: toàn cây

Hóa học:

 Phần trên mặt đất: Flavonoid, tannin, alkaloid, phytosterol acid hữu cơ, đường khử, tinh dầu, carotenoid, acid amin và chất béo Flavonoid trong phân đoạn ethyl acetat (cho 8 vết), n – butanol (5 vết), chloroform (2 vết)[434]; phân lập được 34 nguyên tố kim loại, hàm lượng cao nhất là K, sau đến là Mg, P, Ca và Fe [431]; kaempferol 3-(2,3-di-E-p-coumaroyl-α-L-rhamnopyranosid); isorhamnetin 3-[O-α-L-rhamnopyranosid-(1-2)-β-D-glucopyranosid]; luteolin đã được phân lập từ dịch chiết ethanol 80% [433]; 6,7-dihydrolinalool; daucosterol; stigmasterol phân lập từ dịch chiết methanol [435]

 Lá và hoa: Hàm lượng tinh dầu lá là 0,18%, hoa là 0,14% (tt/kl) Tinh dầu lá

có chứa 36 hợp chất và tinh dầu hoa có chứa 38 hợp chất, thành phần chính

là 1-phenyl-hepta-1,3,5-triyn; caryophyllen oxyd; α-pinen [428]

 Rễ: Scopolin; benzyl – O – β – D – glucopyranosid [435]

Tác dụng sinh học:

 Độc tính cấp: ở liều cao nhất (uống, 160 g dược liệu/kg khối lượng chuột nhắt trắng), không có biểu hiện độc tính cấp, không có chuột nào bị chết Như vậy, chưa tìm được LD50 [430]

 Flavonoid toàn phần liều 60mg/kg và 120 mg/kg có tác dụng làm giảm hoạt

độ các enzyme AST và ALT, làm tăng chỉ số gan và cải thiện hình ảnh đại thể và vi thể tế bào gan trên mô hình gây độc bằng CCl4 ở chuột [436]

Trang 27

 Flavonoid toàn liều 60mg/kg và 120 mg/kg có tác dụng chống oxy hóa trên

mô hình gây độc bằng CCl4, thể hiện làm giảm nồng độ GSH trong gan chuột [429]

 Các dịch chiết ethanol, dịch chiết methanol nồng độ 20 mg/ml có tác dụng kháng khuẩn trên các chủng vi khuẩn Gr (+) , Gr (-)[432]

 2 phân đoạn của dịch chiết methanol là phân đoạn trong ethyl acetat và chloroform có tác dụng kháng nấm rõ rệt [429]

 Tinh dầu lá và hoa có tác dụng kháng khuẩn trên tất cả các chủng vi khuẩn Gram âm và Gram dương và có tác dụng kháng nấm [428]

 Dịch chiết nước phần trên mặt đất ở liều 10g/kg và 20 g dược liệu /kg có tác dụng chống viêm cấp; liều 7,5 g/kg và 15g/kg có tác dụng chống viêm mạn [432]

DƯƠNG CAM CÚC

Tên khoa học: Matricaria chamomilla L

Bộ phận dùng/nghiên cứu: hoa

Thực vật: Mô tả cảm quan của dược liệu: có nhiều sọc màu xanh đậm dọc thân,

núm nhụy xẻ đôi mang lông dính hình cái chổi Làm tiêu bản vi phẫu và nhuộm theo phương pháp nhuộm kép, mô tả các đặc điểm hiển vi bao gồm đặc điểm vi phẫu thân, lá, bột hoa: thân hình dẹt nổi gò ở góc thân, vi phẫu lá có 3 bó libe gỗ, quả rời hạt khô hình nón ngược,có khía dọc màu vàng nhạt pha dải màu đen [422]

Hóa học:

 Apigenin-7-glucosid được phân lập, làm chất đối chiếu [423]

 Tinh dầu hoa dương cam cúc chứa chủ yếu là các hợp chất oxygen, với cấu phần chính là oxyd bisabolol A, oxyd bisabolol B và bisabolol [268]

HY THIÊM

Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất

Tác dụng sinh học:

Trang 28

 Cao toàn phần hy thiêm (uống, liều 600mg/kg/ngày,5ngày) có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric huyết thanh chuột nhắt trắng thực nghiệm trên mô hình gây tăng cấp bằng kalioxanat [92]

 Phân đoạn n-butanol hy thiêm:

 uống, liều 120mg/kg: có tác dụng chống viêm, giảm đau [89]; ức chế hoạt độ xanthin oxidase gan chuột cống trắng là 33% [91], ở gan chuột nhắt trắng là 34,9%; IC50= 69,89% (61,19-82,54)µg/ml [90]; uống liên tục trong 5 ngày làm giảm nồng độ acid uric huyết thanh mạn trên chuột cống trắng [91]; làm giảm nồng độ acid uric huyết thanh cấp trên chuột nhắt trắng [91, 90]

 uống, liều 360mg/kg/ngày, 28 ngày không ảnh hưởng tới tình trạng toàn thân, sự phát triển khối lượng cơ thể, chức năng tạo máu, chức năng gan, thận của chuột cống thực nghiệm [90]

 uống, liều 2400mg/kg, tương đương với 400g dược liệu khô không có độc tính cấp trên chuột nhắt trắng [90]

KIM THẤT TAI

Tên khoa học: Gynura auriculata Cass

Bộ phận dùng/nghiên cứu: toàn cây

Thực vật: Khảo sát được đặc điểm vi học bằng kính hiển vi: vi phẫu lá có bó libe

gỗ chồng kép, bó to ở giữa gân lá, bó nhỏ xếp thành hình vòng cung; vi phẫu thân biểu bì có lông che trở; vi phẫu hoa có lá đài biến thành lông tơ mịn màu trắng; đế hoa lỗ chỗ dạng tổ ong [152]

Hóa học: 1 chất: Parahydroxy methyl cinnamat được phân lập [152]

MẦN TƯỚI

Tên khoa học: Eupatorium fortune Turcz

Tên đồng nghĩa: Eupatorium staechadosmum Hance

Bộ phận dùng/nghiên cứu: toàn cây

Hóa học: 2 chất: acid o-coumaric; patriscabratin phân lập từ cao chiết methanol,

dịch chiết n – hexan [437]

Trang 29

Tác dụng sinh học: Hợp chất acid o-coumaric ức chế hoạt tính tyrosinase (enzym

tham gia quá trình tổng hợp melanin, liên quan các bệnh về sắc tố da) với giá trị

IC50=2,8 mM [437]

NHỌ NỒI

Tên khoa học: Eclipta prastrata L

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất

Hóa học: Cỏ nhọ nồi khô: chứa alcaloid đường khử; terpenoid; acid hữu cơ;

carmarin [438]

Tác dụng sinh học:

 Cao lỏng (cồn và nước) cỏ nhọ nồi liều 4g/kg có tác dụng bảo vệ gan thông qua làm hạn chế tăng trọng lượng gan tương đối và hoạt độ ALT, AST; hạn chế được một phần tổn thương trên giải phẫu vi thể gan [438]

 Cao lỏng (cồn và nước) cỏ nhọ nồi không có tác dụng chống oxy hóa

do không có tác dụng làm giảm nồng độ MDA dịch đồng thể gan [438]

SƠN CÚC BA THÙY

Tên khoa học: Wedelia trilobata (L.) Hitch

Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá

Hóa học:2 chất: 3β – acetoxy – β – amyrin; axit 3α – cinamoyloxy – kaur – 16 – en

– 19 – oic được phân lập [372]

THANH CAO BẮC BỘ

Tên khoa học: Artemisis dubia Wall Ex bess var longercemosa Pamp forma

tonkinensis Pamp

Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá

Hóa học: Thành phần chính là 2 hợp chất triterpenoid gồm: calotropoleanyl este và

α – amyrin Thành phần khác: các axit béo, các glycerol monoester và β – sitosterol được phân lập [267]

2.1.17 Balsaminaceae – họ Bóng nước

BÔNG MÓNG TAY

Tên khoa học: Impatiens balsamina Linn

Trang 30

Bộ phận dùng/nghiên cứu: toàn cây

Tác dụng sinh học: Hợp chất 2 – methoxy – 1,4 – naphthoquinon có tác dụng

kháng nấm mạnh, trên các chủng nấm đặc biệt là Candida albicans và Candida albicans kháng ketoconazol và clotrimazol [256]

2.1.18 Berberidaceae – họ Hoàng liên gai

CÂY MẬT GẤU

Tên khoa học: Mahonia nepalensis D.C

Bộ phận dùng/nghiên cứu: toàn cây

Hóa học: 1 chất: Jatrorizin phân lập từ cặn chiết butanol [304]

2.1.19 Bignoniaceae – họ Chùm ớt

NÚC NÁC

Tên khoa học: Oroxylum indicum (L.) Vent

Bộ phận dùng/nghiên cứu: Hạt, vỏ thân

Hóa học: Chrysin; baicalein; chrysin – O – glucuronat metyl este; lupeol; 2 – metyl

– 6 – phenyl – 4H – pyran – 4 – on phân lập từ cao chloroform của hạt cây núc nác [389] Định lượng Baicalein trong Núc nác bằng phương pháp HPLC [78]

2.1.20 Bombacaceae – họ Gạo

GẠO

Tên khoa học: Bombax malabaricum DC

Bộ phận dùng/nghiên cứu: Vỏ thân

Hóa học: 3 chất: Epicatechin [191]; catechin; momor-cerebrosid I [190]

Tác dụng sinh học: Cao lỏng CLG2 điều chế từ cây gạo (1 ml chứa 4g dược liệu)

liều 1,5 ml/kg và 3,0ml/kg thể trọng chuột có tác dụng bảo vệ gan và chống oxy hóa: giảm hoạt độ AST, ALT trong huyết thanh và nồng độ MDA trong dịch đồng thể gan, giảm tổn thương gan rõ rệt [192]

2.1.21 Boraginaceae – họ Vòi voi

CÙM CỤM RĂNG

Tên khoa học: Ehretia dentate Courch

Tên đồng nghĩa: Carmona retuca (Vahl) Mats

Trang 31

Bộ phận dùng/nghiên cứu: toàn cây

Hóa học: 2 chất: Bauerenol; urs – 12 – en - 3β – ol (α – amyrin) được phân lập

[315]

CƯỜM RỤNG HOA DÀI

Tên khoa học: Ehretia longiflora Champ

Bộ phận dùng/nghiên cứu: Vỏ cành cây

Hóa học: 2 chất: Menisdaurin, axit rosmarinic phân lập từ dịch chiết methanol [150]

XẠ ĐEN

Tên khoa học: Ehretia asperula Zoll,& Mor

Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá, phần trên mặt đất

Hóa học:

 Lá: Terpenoid; kaeferol 3-rutinoside; rosmarinic acid; lithospermic acid; lithospennic acid B và 3 oligomer mới của rosmarinic acid [196]; M7 là hỗn hợp stigmasterol và β- sitosterol [248]

 Phần trên mặt đất: clionasterol; D:A – friedo – oleanan – 3,21 – dion; lup –

20 (29) – en - 3β – ol; Iup – 12 – en - 3β – ol [363]

Tác dụng sinh học: Chất M7 có tác dụng hạ lipid máu, nhưng không ảnh hưởng tới

các chỉ số huyết học của chuột cống trắng [248]

2.1.22 Burseraceae – họ Trám

TRÁM HỒNG

Tên khoa học: Canarium bengalense Roxb

Bộ phận dùng/nghiên cứu: vỏ thân, lá

Hóa học:

 Vỏ thân: Ent – isolariciresinol – 9’ – β – D – xylopyranosid và ellagic acid 3,3’,4 – trimethoxy 4’ – O – α – L – rhamnopyranosid phân lập từ cao ethylacetat [221]

 Lá: 3 – O – α – L – rhamnopyranosyl keampferol (afzelin); 3 – O – β – D – glucopyranosyl keampferol (astragalin) phân lập từ cặn nước [222]

Trang 32

Tác dụng sinh học: Cao lỏng từ vỏ không có tác dụng chống oxy hóa, do không có

tác dụng làm giảm nồng độ của MDA dịch đồng thể gan Cao lỏng từ lá có tác dụng chống oxy hóa do có tác dụng làm giảm nồng độ của MDA dịch đồng thể gan [224]

2.1.23 Caesalpiniaceae – họ Vang

THẢO QUYẾT MINH

Tên khoa học: Cassia tora L

Bộ phận dùng/nghiên cứu: hạt

Hóa học: 7 chất: Chrysophanol; β – sitosterol; physcion; chryso –obtusin; aurantio

– obtusin; obtusin; torachryson 8 – O – β – gentibiosid được phân lập [106]

TÔ MỘC

Tên khoa học: Caesalpinia sappan L

Bộ phận dùng/nghiên cứu: vỏ quả

Hóa học: 5 chất: bonducellin; isobonducellin; acid trans – ferulic; methyl caffeate;

acid 4 – hydroxycinnamic được phân lập [281]

2.1.24 Campanulaceae – họ Hoa chuông

ĐẢNG SÂM VIỆT NAM

Tên khoa học: Codonopsis javanica (Blume) Hook F & Thoms

Bộ phận dùng/nghiên cứu: rễ

Thực vật: Đã mô tả hình thái bên ngoài: có nhiều vết sẹo ở thân, rễ có lõi gỗ ở

giữa, khi tươi có nhựa mủ màu trắng, khi khô phía ngoài có những nếp nhăn dọc

Mô tả sơ bộ hình thái vi phẫu: tế bào libe nhỏ, mạch gỗ xếp hình quạt nan; soi bột dược liệu: có mảnh mô mềm, khối inulin, tinh thể calci oxalat [40]

Hóa học:

 Stigmasta – 7,25 – dien – 3 – ol được phân lập [41]

 Sesquiterpen của Đảng sâm trước và sau chế biến có sự thay đổi: chỉ số bọt 8

và 5,7; hàm ẩm 10,5 và 4,7; hàm lượng chất chiết được 2,83 và 4,45 Chỉ số phá huyết và tạp chất không thay đổi [42]

2.1.25 Capparaceae – họ Màng màng

MÀN MÀN TÍM

Trang 33

Tên khoa học: Cleome chelidonii L.f

Bộ phận dùng/nghiên cứu: thân, lá

Hóa học: Các nhóm hợp chất antraquinon, flavonoid, chất béo, sterol, saponin,

đường khử và protid được phân lập Sắc ký lớp mỏng sterol với hệ dung môi benzene: ethylacetat (4:1) cho 6 vết chất, flavonoid với hệ dung môi CHCl3: EtOAC: HCOOH (5:4:1) cho 7 vết chất Hàm lượng sterol toàn phần trong thân, lá,

lá cây Màn màn tím là 0,17± 0,01%, hàm lượng flavonoid toàn phần trong thân, lá cây màn màn tím là 1,07± 0,02%, tính theo dược liệu khô [296]

Tác dụng sinh học: Cao lá có tác dụng kháng các chủng vi khuẩn kiểm định là

Proteus mirabilis, Salmonella typhi, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus; tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù bàn chân chuột cống trắng bằng carragenin; tác dụng chống oxy hóa: làm giảm trọng lượng MDA/ gan và tăng hàm lượng GSH/ gan chuột nhắt trắng gây độc bằng CCl4 [295]

2.1.26 Caprifoliaceae – họ Kim ngân

KIM NGÂN

Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất

Hóa học: Hai hợp chất iridoid glycoside là loganin và swerosid được phân lập [133] 2.1.27 Caricaceae – họ Đu đủ

ĐU ĐỦ

Tên khoa học: Carica papaya L

Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá, quả

Hóa học:

 Lá: 4 chất: β – sitosterol; daucosterol; cycloart – 23 – ene - 3β, 25 – diol (Sterculin A); cycloart – 25 – ene - 3β, 24 (R/S) – diol phân lập từ phân đoạn dịch chiết n – hexan của lá đu đủ [120]

 Quả: chiết tách và tinh chế được chymopapain có độ tinh sạch khác nhau từ nhựa quả đu đủ, chuẩn bị tiêu chuẩn hóa để tạo ra các chế phẩm chymopapain dùng làm thuốc và làm thực phẩm chức năng [305]

Trang 34

2.1.28 Celastraceae – họ Dây gối

Hóa học: 2 chất: Friedelan - 3β – ol; stigmast – 5 – en - 3β – ol; 21α,30 –

dihydroxyfriedelan – 3 – on phân lập từ cao chiết phân đoạn n – hexan [300]

Tác dụng sinh học:

 Dịch chiết phân đoạn hexan của rễ cây chóc máu Nam Bộ Nồng độ ức chế 50% (IC50) đối với α – glucosidase của là 1,4 ± 0,29 (mg/ml) Cắn dịch chiết trong phân đoạn hexan (với liều 0,006 g/kg) của rễ cây chóc máu Nam Bộ có tác dụng ức chế tăng glucose huyết Cắn dịch chiết methanol toàn phần (với liều 970 g/kg cân nặng) không thể hiện tác dụng này [301]

 Các dịch chiết toàn phần rễ cây chóc máu trong methanol với liều 0,69 g/kg

và 3,5 g/kg chuột có tác dụng hạ glucose huyết Cắn dịch chiết trong phân đoạn cloroform (0,034 g/kg) và butanol (0,021g/kg) không có tác dụng hạ glucose huyết ở thời điểm 4h sau uống thuốc [299]

2.1.29 Chenopodiaceae – họ Rau muối

DẦU GIUN

Tên khoa học: Chenopodium ambrosioides L

Bộ phận dùng/nghiên cứu: cành, lá

Hóa học: Flavonoid, saponin, đường khử, acid amin, polysaccharide, sterol phân

lập từ dược liệu và cao đặc dầu giun [145]

Trang 35

Hàm lượng tinh dầu cây dầu giun là: 0,94± 0,12%, thành phần chính của tinh dầu giun là: 2 – caren (38,3%); O – cymol (25,8%), ascaridol (19%); α – terpinen (13,9%) [145]

 Cao chiết ethyl acetat từ dầu giun có tác dụng chống oxy hóa [258]

 Tinh dầu cây dầu giun có tác dụng độc trên 5 dòng tế bào ung thư invitro: ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư phổi, trong khi cao đặc dầu giun không có tác dụng này [47]

2.1.30 Choloranthaceae – họ Hoa sói

SÓI RỪNG

Tên khoa học: Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất

Hóa học: 3 chất: Choloranosid-A [271]; Tectoridin; tritecpen (1β,3β – dihydroxy

lup – 20(29) – en) được phân lập từ dịch chiết methanol [439]

Tác dụng sinh học:

 Sói rừng liều 5g/kg và liều 10g/kg có tác dụng chống viêm thông qua làm giảm số lượng dịch rỉ viêm, giảm hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm trên

mô hình gây viêm màng bụng [216]

 Sói rừng liều 5g/kg và 10g/kg thể trọng chuột có tác dụng bảo vệ gan trên

mô hình gây tổn thương gan bằng paracetamol [216]

 Cốm sói rừng với liều 0,6 g/kg /ngày không gây ảnh hưởng chức năng gan, thận; với liều 3g/kg/ngày gây tổn thương rõ rệt cấu trúc vi thể gan thỏ[418]

2.1.31 Commelinaceae – họ Thài lài

BỒ LƯỢC VÀNG

Tên khoa học: Callisia fragrans (Lindl.) Woods

Trang 36

Bộ phận dùng/nghiên cứu: thân, lá

Hóa học: Flavonoid; carotenoid; phytosterol; acid hữu cơ; chất béo; đường tự do;

polysaccharide; β – sitosterol; β – sitosterol 3 – O – β – D – glucopyranozit; hỗn hợp của β – sitosterol 3 – O – β – D – glucopyranozit và stigmasterol 3 – O – β – D – glucopyranozit; a-Amino – 1,3,4- octadecanetriol – N (2 - hydroxyhexacosanoyl); một hỗn hợp 3-O-β-D-glucopysanoyl β-sitosterol [68, 69, 75, 166]

Tác dụng sinh học:

 Độc tính cấp: Cao chiết lá, thân lược vàng có LD50=2430g dược liệu tươi/kg thể trọng chuột [198] Cao đông khô dịch ép lá lược vàng có LD50= 18,5 g cao /kg thể trọng chuột Cao ethanol 50% bồ lược vàng có LD50 = 21,3 g cao/

kg thể trọng chuột

 Độc tính bán trường diễn: Cao đông khô dịch ép lá lược vàng liều tương đương >6g lá tươi / kg / ngày và cao ethanol 50% thân bồ lược vàng liều tương đương >1,2g thân bồ tươi /kg/ ngày cho thỏ uống trong 60 ngày liên tục ảnh hưởng không ảnh hưởng nhiều tới các chỉ số huyết học về chức năng gan, thận và chức năng tạo máu [199]

 Cao đông khô dịch ép lá lược vàng với liều uống 0,24g cao khô/ kg thể trọng / ngày; cao ethanol 50% thân bồ lược vàng liều uống >0,023g cao / kg thể trọng / ngày: có tác dụng chống viêm mạn [200]; có tác dụng giảm đau ngoại

vi [200]; tác dụng giảm đau theo cơ chế thần kinh trung ương [200]; tác dụng chống oxy hóa [200]; tác dụng kích thích miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào [198]

 Cao chiết lá và thân tươi lược vàng uống với liều tương đương 50g dược liệu tươi/kg thể trọng chuột không có tác dụng chống viêm cấp [200]

 Cả cao chiết lá và thân lược vàng đều có tác dụng kháng khuẩn in vitro đối với Staphylococcus aureus [75]

2.1.32 Costaceae – họ Mía dò

CÁT LỒI

Tên khoa học: Costus Speciosus Sm

Trang 37

Bộ phận dùng/nghiên cứu: thân rễ

Tác dụng sinh học: Sapanin chiết từ thân rễ cát lồi có tác dụng kiểu estrogen trên

cơ địa chuột nhắt bình thường và chuột bị gây giảm năng sinh dục [175]

2.1.33 Cucurbitaceae – họ Bầu bí

CỔ YẾM LÁ BÓNG

Tên khoa học: Crynostremma laxum (Wall.) Cogn

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất

Hóa học: 2 chất: Ombuin; quercetin được phân lập [212]

GIẢO CỔ LAM

Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb) Makino

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất

Hóa học: 6 chất: Ombuin, quercetin, acid vanillic (4-hydroxy-3-methoxy benzoic)

phân lập từ dịch chiết methanol [213]; quercetin – 3- O- rutinoside; ombuin- 3- rutinoside [210]; vinagynostesid A phân lập từ dịch chiết ethanol [215]

KHỔ QUA

Tên khoa học: Momordica charantia L

Bộ phận dùng/nghiên cứu: quả, hạt

Tác dụng sinh học:

 Cao chiết Khổ qua – Đậu bắp có LD50= 120,2 g/kg thể trọng chuột nhắt trắng, uống, 2 tháng làm giảm 50% số lượng bạch cầu và chỉ số creatinin [306]

 Cao chiết Khổ qua – Đậu bắp (liều uống 60g/kg/ngày) làm giảm khoảng 40% glucose trên chuột nhắt trắng tăng đường huyết do Alloxan và cho tác dụng gần như tương đương so với Daonil [306]

 Bột charantin 1% và bột charatin 10% có độ an toàn cao Bột charantin 1%

có LD0≤ 67 g bột /kg thể trọng chuột, bột charantin 10% có LD0 ≤ 14g bột /kg thể trọng chuột [130]

 Bột charantin 1% liều 4g bột /kg, bột charantin 10% liều 0,1 g và 0,4 g bột /kg thể trọng chuột làm giảm sự tăng glucose huyết ở chuột [130]

Trang 38

Hóa học: 6 chất: 1β,4α – dihydroxy eudesman – 11 – en; 1β,4β – dihydroxy

eudesman – 11 - en [132]; (+) – lyoniresinol – 3α – O – β – D – glucoside; piceatannol; resveratrol; 5,7 – dihydroxychromone phân lập từ dịch chiết methanol của củ gấu [26]

Tinh dầu: 28 hợp chất đã được xác định, thành phần chính: α-cyperon (32,37%); β –selinen (7,34%); 1,4 – methanoazulen – 7 – on – octahydro – 4 – 8 – tetramethy (6,1%); 2 – cyclohexen – 1 – ol – 2 – methyl – 5 (5,95%), caryophyllen ocid (3,68%) [321]

2.1.35 Dilleniaceae – họ Sổ

CHẶC CHÌU

Tên khoa học: Tetracera scandens (L.) Merr

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất

Hóa học:7 chất: Quercetin; quercetin – 3 – O – α – L – rhamnopyranosid

(quercitrin); kaempferol – 3 – O – α – L – rhamnopyranosid (afzelin) [360]; lupeol; acid betulinic; acid betulinic – 28 – methyl ester; β – sitosterol được phân lập [158]

Tác dụng sinh học:Quercetin có tác dụng chống oxy hóa tốt (dọn gốc tự do DPPH,

ức chế peroxy hóa lipid và ức chế enzyme XO) trên mô hình in vitro trên chuột nhắt trắng [359]

2.1.36 Dioscoreaceae – họ Củ nâu

Trang 39

 Phương pháp hấp đạt được mục tiêu kiểm soát sự tiêu hóa tinh bột và phóng thích glucose tốt nhất do có hàm lượng RDS (tinh bột tiêu hóa nhanh) thấp nhất và RS (tinh bột đề khoáng) cao nhất [88]

Tác dụng sinh học: Tinh bột củ mài có tác dụng điều hòa sự tăng đường huyết trên

bệnh nhân ĐTĐ Type 2 sau ăn, chế biến bánh chứa bột củ mài như là một khẩu phần ăn sang đc chấp nhận về giá trị an toàn, chất lượng cũng như khẩu vị [333]

2.1.37 Ebenaceae – họ Thị

VAM

Tên khoa học: Diospyros dictyonema Hiern

Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá

Hóa học: 4 chất: Kaempferol 3 – 0 – [2,3 – bis – (4 – hydroxy – E – cinnamoyl ) –

α – L – rhamnopyranosid; kaempferol 3 – 0 – α – l – rhamnopyranosid; kaempferol

3 – 0 – (2” – 0 – β – d – glucopyranosyl) – α – l – rhamopyranosid; quercetin 3 – 0

– (2” – 0 – β –D – glupyranosyl ) – α – L – rhamnopyranosid được phân lập[295]

2.1.38 Elaeocarpaceae – họ Côm

CÔM

Tên khoa học: Elaeocarpus griffithii

Bộ phận dùng/nghiên cứu: vỏ cây

Hóa học: 2 chất: axit 3, 3’, 4’ – tri – O – metyl – 4 [ O – β – D – (2” – acetyl) –

glucopyranosid] – ellagic; axit 3,3’ – di – O – metyl – 4 – O – α – rhamnoside – ellagic được phân lập [342]

2.1.39 Euphorbiaceae – họ Thầu dầu

Trang 40

BA ĐẬU

Tên khoa học: Croton touranensis Gagnep

Bộ phận dùng/nghiên cứu: thân cây

Hóa học: 5chất là: axit kaurenoic, isofraxidin, coniferaldehyde, 4 – methyl – 24 –

ethylcholest - 8(14) – en - 3β – ol; 3,4 – dihydroxy – 5 - methoxybenzaldehyde được phân lập từ cặn dịch CH2Cl2 [164]

Tác dụng sinh học: Dịch chiết EtOAc của thân cây ức chế 55,9% dòng tế bào ung

thư KB ở nồng độ 1µg/ml [164]

BÒN BỌT

Tên khoa học: Glochidion eriocarpum Champ

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất

Hóa học: 9 chất: Glochidon; Lup – 20(29) – en – 3α,23 diol; Lup – 20(29) – en –

1β,3β – diol; Glochidiol [351]; 5, 7, 3’, 4’ – tetra – O – methyl – ent – epicatechin;

3 – O – β – D – glucopyranoside [349]; bezyl 4 – 0 – β – D – glucopyranosyl – 3,4 – dihydroxy – benzoat, catechin, glochidionolacton E; benzyl - β - D – glucopyranosid [350]

BÙM BỤP

Tên khoa học: Bùm bụp bông to: Mallotus macrostachyus ( Miq.) Muell – Arg.;

Bùm bụp gai: Mallotus barbatus (Wall.) Muell – Arg

Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá

Hóa học:14 chất: Corchoionosid; icarisid; macarangiosid F; pinoresinol – O – β – D

- glucopyranosid; Syringaresinol di – O – β – D - glucopyranosid [255]; 25, 26, 27 – trisnor – 24 – hydroxycycloartan – 3 – one; axit 25,26,27 – trisnor – 3 – ketocycloartan – 24 – oic; erosterol peroxide; epifriendelanol; taraxerol; epitaraxerol [261]; 8 – cinnamoyl – 5,7 – dihydroxy – 2,2,6 – trimetyl – chromen; N1 – methyl – metyl – 2 – pyridon – 5 – cacboxamid và các dẫn chất 25, 26, 27 – trinorcycloartan được phân lập từ dịch chiết ethanol [382]

CỎ SỮA LÁ LỚN

Tên khoa học: Euphorbia hirta L

Ngày đăng: 28/07/2015, 17:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thái An (2009),"Nghiên cứu tác dụng chống u thực nghiệm trên chuột nhắt trắng của dược liệu đơn lá đỏ", Tạp chí Dược liệu, tập 14(số 3), 155-158 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng chống u thực nghiệm trên chuột nhắt trắng của dược liệu đơn lá đỏ
Tác giả: Nguyễn Thái An
Năm: 2009
2. Nguyễn Thái An (2009),"Phân lập và nhận dạng epi – fridelanol acetat, β – sitosterol, và acid gallic từ lá nhội (Bischofia javanica Blume.)", Tạp chí Dược học, (số 396), 41 – 43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân lập và nhận dạng epi – fridelanol acetat, β – sitosterol, và acid gallic từ lá nhội (Bischofia javanica Blume.)
Tác giả: Nguyễn Thái An
Năm: 2009
3. Nguyễn Thái An, Thái Nguyễn Hùng Thu (2008),"Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của lá nhội", Tạp chí Dược liệu, tập 13(số 5), 214 – 217 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của lá nhội
Tác giả: Nguyễn Thái An, Thái Nguyễn Hùng Thu
Năm: 2008
4. Nguyễn Thái An, Hà Vân Oanh, Hà Việt Sơn, Trần Thị Hiếu (2010),"Phân lập và nhận dạng một số hợp chất từ lá bạch đồng nữ Clerodendrum philippinum Schauer var. Symplex Wuet Fang thu hái tại Hà Nội", Tạp chí Dược liệu, tập 15(số 1), 27 – 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân lập và nhận dạng một số hợp chất từ lá bạch đồng nữ Clerodendrum philippinum Schauer var. Symplex Wuet Fang thu hái tại Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thái An, Hà Vân Oanh, Hà Việt Sơn, Trần Thị Hiếu
Năm: 2010
5. Nguyễn Thái An (2008),"Nghiên cứu thành phần hóa học của lá bạch đồng nữ (Clerodendrum chinense var simplex (Moldenke) S.L.Chen, Verbenaceae)", Tạp chí Dược học, (số 388), 37 – 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá bạch đồng nữ (Clerodendrum chinense var simplex (Moldenke) S.L.Chen, Verbenaceae)
Tác giả: Nguyễn Thái An
Năm: 2008
6. Hoàng Lê Tuấn Anh, Nguyễn Thị Kim Thúy, Phạm Hải Yến, Nguyễn Xuân Nhiệm, Đan Thị Thúy Hằng, Dương Thị Dung, Dương Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Cúc, Ninh Khắc Bản, Châu Văn Minh, Phan Văn Kiệm (2012),"Nghiên cứu thành phần hóa học đitecpenoit của cây ngải tiên hoa trắng (Hedychium coronarium)", Tạp chí Hóa học, tập 50(số 4), 519 – 522 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thành phần hóa học đitecpenoit của cây ngải tiên hoa trắng (Hedychium coronarium)
Tác giả: Hoàng Lê Tuấn Anh, Nguyễn Thị Kim Thúy, Phạm Hải Yến, Nguyễn Xuân Nhiệm, Đan Thị Thúy Hằng, Dương Thị Dung, Dương Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Cúc, Ninh Khắc Bản, Châu Văn Minh, Phan Văn Kiệm
Năm: 2012
7. Hoàng Ngọc Anh, Phạm Nguyên Đông Yên, Nguyễn Thị Mai Hương, Võ Phùng Nguyên (2009),"Khảo sát các hoạt chất có hoạt tính sinh học trong nọc bọ cạp Heterometrus laoticus", Tạp chí Hóa học, tập 17(số 2), 133-137 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát các hoạt chất có hoạt tính sinh học trong nọc bọ cạp Heterometrus laoticus
Tác giả: Hoàng Ngọc Anh, Phạm Nguyên Đông Yên, Nguyễn Thị Mai Hương, Võ Phùng Nguyên
Năm: 2009
8. Hoàng Ngọc Anh, Võ Đỗ Minh Hoàng, Nikitin Ilya, Utkin Yuri (2011),"Tách và bước đầu nghiên cứu các toxin ngắn của nọc bò cạp Heterrometrus laoticus", Tạp chí Hóa học, tập 49(số 1), 117 – 121 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tách và bước đầu nghiên cứu các toxin ngắn của nọc bò cạp Heterrometrus laoticus
Tác giả: Hoàng Ngọc Anh, Võ Đỗ Minh Hoàng, Nikitin Ilya, Utkin Yuri
Năm: 2011
9. Hoàng Ngọc Anh, Phạm Nguyên Đông Yên, Lưu Công Viên, Võ Phùng Nguyên, Nikitin Hyu, Utkin Yuri (2011),"Những nghiên cứu bước đầu về dược tính và thành phần của nọc rắn độc Hòn Sơn (Cryptelytrops hosonesis Grismer)", Tạp chí Dược học, (số 424), 37-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nghiên cứu bước đầu về dược tính và thành phần của nọc rắn độc Hòn Sơn (Cryptelytrops hosonesis Grismer)
Tác giả: Hoàng Ngọc Anh, Phạm Nguyên Đông Yên, Lưu Công Viên, Võ Phùng Nguyên, Nikitin Hyu, Utkin Yuri
Năm: 2011
10. Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Quỳnh Chi, Trần Thế Bách, Phạm Thị Vân Anh (2012),"Nghiên cứu tác dụng của cây xấu hổ trên mô hình gây viêm phổi do Sephacryl S – 200", Tạp chí Dược liệu, tập 17(số 4), 233 – 239 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng của cây xấu hổ trên mô hình gây viêm phổi do Sephacryl S – 200
Tác giả: Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Quỳnh Chi, Trần Thế Bách, Phạm Thị Vân Anh
Năm: 2012
11. Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Xuân Tiến, Nguyễn Thị Mạc Phượng, Trần Thị Việt Hoa, Trần Văn Sung, Phan Thanh Sơn Nam (2010),"Nghiên cứu phân lập thành phần và hoạt tính của các cucuminoit trích từ củ nghệ vàng (Curcuma longa L.)", Tạp chí Hóa học, tập 48(số 4), 397 – 400 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phân lập thành phần và hoạt tính của các cucuminoit trích từ củ nghệ vàng (Curcuma longa L.)
Tác giả: Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Xuân Tiến, Nguyễn Thị Mạc Phượng, Trần Thị Việt Hoa, Trần Văn Sung, Phan Thanh Sơn Nam
Năm: 2010
12. Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Minh Hà (2012),"Nghiên cứu tác dụng điều trị của cao lỏng BĐ với viêm âm đạo do nhiễm khuẩn", Tạp chí Y dược học cổ truyền quân sự, (số 1), 3-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng điều trị của cao lỏng BĐ với viêm âm đạo do nhiễm khuẩn
Tác giả: Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Minh Hà
Năm: 2012
13. Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thiện Ngọc (2008),"Nghiên cứu ảnh hưởng của cao quả Nhàu (Morinda citrigfolia) lên một số chỉ số huyết học và sinh hóa máu trên thể bị chiếu xạ thực nghiệm", Tạp chí Dược học, (số 391), 28 – 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của cao quả Nhàu (Morinda citrigfolia) lên một số chỉ số huyết học và sinh hóa máu trên thể bị chiếu xạ thực nghiệm
Tác giả: Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thiện Ngọc
Năm: 2008
14. Trần Thị Vân Anh Anh, Trần Hùng (2010),"Nghiên cứu thành phần hóa học của dây khai (Coptosapelta tomentosa) theo định hướng tác dụng kháng viêm", Tạp chí Y học thành phố HCM, tập 14(số 1), 116 - 120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thành phần hóa học của dây khai (Coptosapelta tomentosa) theo định hướng tác dụng kháng viêm
Tác giả: Trần Thị Vân Anh Anh, Trần Hùng
Năm: 2010
15. Lê Huy Bá, Phạm Thụy Phương Thảo (2010),"Phân tích đặc điểm sinh học của sâm đất (Phascolosoma arcuatum) và bước đầu nuôi thử nghiệm để phục vụ phát triển nuôi trồng ở huyện Cần Giờ,TP.HCM", Tạp chí phân tích hóa, lý và sinh học, tập 15(số 1), 63 – 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích đặc điểm sinh học của sâm đất (Phascolosoma arcuatum) và bước đầu nuôi thử nghiệm để phục vụ phát triển nuôi trồng ở huyện Cần Giờ,TP.HCM
Tác giả: Lê Huy Bá, Phạm Thụy Phương Thảo
Năm: 2010
16. Bùi Thị Bằng, Nguyễn Thượng Dong (2010),"Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của chè đắng", Tạp chí Dược liệu, tập 15(số 3), 141 – 148 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của chè đắng
Tác giả: Bùi Thị Bằng, Nguyễn Thượng Dong
Năm: 2010
17. Bùi Thị Bằng, Nguyễn Kim Phượng, Nguyễn Thị Thu Hương, Đỗ Thị Phương, Nguyễn Thị Phượng, Trần Mỹ Tiên, Nguyễn Trang Thúy, Lượng Kim Bích, Hồ Việt Anh (2010),"Tác dụng bảo vệ gan và ức chế xơ gan của lá cây muồng trâu (Casia alata L.)", Tạp chí Dược liệu, tập 15(số 2), 93 – 98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác dụng bảo vệ gan và ức chế xơ gan của lá cây muồng trâu (Casia alata L.)
Tác giả: Bùi Thị Bằng, Nguyễn Kim Phượng, Nguyễn Thị Thu Hương, Đỗ Thị Phương, Nguyễn Thị Phượng, Trần Mỹ Tiên, Nguyễn Trang Thúy, Lượng Kim Bích, Hồ Việt Anh
Năm: 2010
18. Bùi Thị Bằng Bằng, Ninh Khắc Bản, Nguyễn Thị Phươn Thảo, Bùi Văn Thanh, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Nụ (2009),"Tác dụng bảo vệ gan của một số chế phẩm từ rễ cây na rừng (Kadsura coccinea ( Lem.) A. C.Smith", Tạp chí Dược liệu, tập 14(số 4), 221 – 225 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác dụng bảo vệ gan của một số chế phẩm từ rễ cây na rừng (Kadsura coccinea ( Lem.) A. C. Smith
Tác giả: Bùi Thị Bằng Bằng, Ninh Khắc Bản, Nguyễn Thị Phươn Thảo, Bùi Văn Thanh, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Nụ
Năm: 2009
19. Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Văn Tuyến, Nguyễn Xuân Cường (2009),"4 – hydroxybenzoic acid, bis (2 – ethylhexyl) ester, 2,4,5 – trimethoxycinnamaldehyde và các steroid từ cây thạch xương bồ Acorus gramineus", Tạp chí Hóa học và ứng dụng, (số 1), 35 – 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 4 – hydroxybenzoic acid, bis (2 – ethylhexyl) ester, 2,4,5 – trimethoxycinnamaldehyde và các steroid từ cây thạch xương bồ Acorus gramineus
Tác giả: Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Văn Tuyến, Nguyễn Xuân Cường
Năm: 2009
20. Nguyễn Chí Bảo, Nguyễn Thị Hoàng Anh, Trần Văn Sung (2010),"Nghiên cứu thành phần hóa học cây Chay (Artocarpus lakoocha Roxb.), II.Các hợp chất triterpen, steroid và monoglyxerit", Tạp chí Hóa học, tập 48(số 6), 754 – 756 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thành phần hóa học cây Chay (Artocarpus lakoocha Roxb.), II.Các hợp chất triterpen, steroid và monoglyxerit
Tác giả: Nguyễn Chí Bảo, Nguyễn Thị Hoàng Anh, Trần Văn Sung
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w