SƠN TRA Tên khoa học: Docynia doumen Schneid.
Tác dụng sinh học: Các phân đoạn dịch chiết quả sơn tra đều có tác dụng giảm trọng lượng cơ thể chuột; tác dụng giảm lipid máu; tác dụng giảm đường huyết [303].
SƠN TRÀ Tên khoa học: Eriobotrya poilanei J.E.Vid.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá.
Hóa học:9 chất: Ursolic acid; ursolic aldehyd; pomolic axit [338]; 2α,3β – diaxetat – 12 – oleanen – 28 – oic axit; 1β,2β,3β – triaxetat - 19α – hydroxy – 12 – ursanen – 28 – oic axit; 1β,3β – dioxetat - 19α – hydroxy – 2 – oxo – 12 – ursanen – 28 oic axit [337]; N – hexa tetracontan – 1 – ol; axit arjunic; catiguanin B được phân lập [339].
SƠN TRÀ HẸP Tên khoa học: Eribotrya angustissima Hook.f.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá.
Hóa học: 10 chất: Ursolic axit; ursolic andehyt; ursolic axit 3β – axetat; pomolic axit 3β – axetat; n – hexatetracontan – 1 – ol; 2α,3α – di – O – axetyl,19α – hydroxy – urs – 12 – en – 28 – oic – axit (EAE – Ac2); 2α – O – axetyl, 3α,19α – dihydroxy – urs – 12 – 1n – 28 – oic axit (EAE – Ac3); 2α,3α,19α – trihydroxy – 12 – ursen – 28 – oic axit; epiccatechin được phân lập [317].
2.1.73. Rubiaceae – họ Cà phê
CÂY MẬT GẤU Tên khoa học: Nauclea purpurea Roxb.
Hóa học: 2 chất: Naucleidinal; axit 2β,3β,19α,23 – tetrahydroxyurs – 12 – en – 28 – oic phân lập từ dịch chiết methanol [368].
CHI TỬ
Tên khoa học: Fructus gardenia (quả chín phơi hay sấy khô của cây dành dành
Gardeniae jasminoides Ellis.)
Hóa học:
Sắc ký đồ định tính iridoid của các mẫu Chi tử khảo trên thị trường xuất hiện thêm 1 vết màu xanh ở khoảng Rf = 0,55; phát hiện có rhodamin, một chất hữu cơ có hại đối với sức khỏe cộng đồng [23].
Hàm lượng geniposid 4,5 – 7,5 % tính theo khối lượng khô [23].
Thành phần Iridoid và hàm lượng gardenoid trong Chi tử không bị thay đổi bởi nhiệt độ, phương pháp sao [27].
DÂY KHAI
Tên khoa học: Coptosapelta tomentosa (Blume) Vahl. ex Heyne var. dongnaiensis
(Pit.) Phamh.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: thân.
Hóa học: 4 hợp chất glycosidlà 3 – O – β – D – glucopyranosyl sitosterol; 3 – O - [β – D – glucopyranosyl - (1→3) – α – L - rhamnopyranosyl] - quinovic; 3 – O - [β – D – glucopyranosyl - (1→4) – α – L - rhamnopyranosyl] - quinovicacid, 3 – O - [β – D – glucopyranosyl - (1→3) – α – L – rhamnopyranosyl]quinovic acid 28 – β – D – glucopyranosyl ester, phân lập từ cao EtOAc [14].
Tác dụng sinh học: Cao cồn toàn phần của thân Khai liều 8g dược liệu/kg thể trọng chuột có hoạt tính kháng viêm. Cao ethyl acetat liều 8g dược liệu/kg thể hiện hoạt tính kháng viêm mạnh nhất [14].
KHƯA NAM BẾT Tên khoa học: Uncaria macrophylla Wall.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: toàn cây.
Hóa học: Từ alkaloid toàn phần của Khưa nam bết phân lập được KSO2 là một ucarin, có cấu tạo là: 3S, 7R, 19S, 20S pteropodin [312].
LẤU Tên khoa học: Psychotria reeversii Wall.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá.
Tác dụng sinh học: Tannin được chiết xuất từ các phân đoạn ethyl acetat và n- butanol từ lá cây đã thể hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh theo cơ chế: làm tăng hoạt tính xúc tác cho phản ứng oxi hóa bằng H2O2 của peroxidase trong máu người và ức chế sự peroxide hóa lipid [104].
NHÀU Tên khoa học: Morinda citrifolia L.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: quả nhàu.
Hóa học: Chiết xuất tối ưu cao quả Nhàu: bằng phương pháp hồi lưu. Quy trình chiết xuất được thiết kế bởi phần mềm Design – Expert v6.06 (2002); xây dựng với sự hỗ trợ phần mềm thông minh Form Rules và Inform [44]. Định lượng Scopoletin trong quả nhàu băng phương pháp HPLC [84].
Tác dụng sinh học:
Cao Nhàu liều 500 mg/kg, 1000 mg/kg có tác dụng giảm sự tăng acid
uric máu gây bởi Kali oxanat trên chuột nhắt trắng [386].
Cao phân đoạn diethyl ether và cao phân đoạn cloroform chiết xuất từ
quả Nhàu có khả năng ức chế enzym xanthin oxydase in vitro cao nhất [387].
Cao quả Nhàu liều 5g/kg và 25 g/kg thể trọng thỏ cải thiện mức giảm
số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu, hạn chế tăng nồng độ glucose trong huyết thanh [13].
NHÓ ĐÔNG Tên khoa học: Morinda sp.
Tên đồng nghĩa: Morinda longisima γ. 2. Roun.
Tác dụng sinh học: Cao nhó đông có tác dụng bảo vệ tế bào gan, làm giảm hoạt độ ALT;AST huyết tương, làm giảm MDA tạo ra ở gan, làm tăng GSH trong gan và làm giảm tổn thương gan trên mô hình chuột nhắt trắng gây độc bằng CCl4 [202].
BƯỞI BUNG
Tên khoa học: 3 loài mang tên bưởi bung là: Glycosmis pentaphylla Corr.;
Acronychia pendunculata (L) mig; Glycomis pentaphylla (ret 2) DC.
Bộ phận dùng/nghiên cứu:lá, thân, rễ.
Hóa học:
Lá: Tinh dầu chứa hơn 47 hợp chất, thành phần chính là β – caryophylen (43,11%), β - bisabolen(12,62%) và β - elemen(11,73%)[121]. Tinh dầu loài Acronychia pendunculata(L) mig đã xác định được 16 chất (chiếm 95,71% tổng số các chất phát hiện được trong tinh dầu)với thành phần chính là α- pinen(50,94%) caryophyllen oxid (18,9%), liomen(6,79%), β -pinen(4,55%). Từ tinh dầu loài glycomis pentaphylla(ret 2)DC đã phát hiện được 18 hợp chất(chiếm 97,33% tổng số các chất phát hiện được trong tinh dầu) với thành phần chính là: L – liomen (35,03%), β-pinen (31,34%), β -bisabolen(6,84%), trans-carryophyllen (5,46%) [352].
Thân: luvangetin [121].
Rễ: tetrahydropalmatin; naringin hay naringenin – 7 – O – [L – rhamnopyranosyl – (12) – L – glucopyranoside [121].
ĐA TỬ BIỂN Tên khoa học: Limnocitrus littoralis (Miq.) Sw.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá, vỏ quả.
Hóa học:
Lá: tinh dầu gồm: β – caryophyllene; Cyclohexane; Valencene; β – panasinsene; 1,5,8 – p – methatriene; δ – 3 carene ; (R+) – limonene; 1,3,6 – octatriene; β – myrcene; 2 – β – pinene; β –phellendrene; 1R,2,6,6 – trimethylbicyclo[3.1.1] hept – 2 – ene. Hàm lượng tinh dầu là 1,44% [355]
Vỏ quả: tinh dầu gồm: Caryophyllene; Di – limonene; 1,3,6 – octatriene ; γ – terpinene; hàm lượng tinh dầu 2,44% [355].
DẤU ĐẦU LÁ NHẴN Tên khoa học: Tetradium glabrifolium (Benth.) Hartl.
Bộ phận sử dụng: lá.
Hóa học: Từ dịch chiết methanol được phân lập 5 hợp chất flavonoid glycoside: phellamurin; epimedoside; astragalin; nicotiflorin; trifoli [145].
HỒNG BÌ
Tên khoa học: Pericarpii Clauseni ( là vỏ quả của cây Clausena lansium (Lour.) Skeels.)
Hóa học: Tanin, flavoid, các polyphenol khác, không chứa alkaloid [225].
Tác dụng sinh học:
Các phân đoạn dịch chiết (1000mg/kg) tác dụng giảm trọng lượng, giảm các chỉ số mỡ máu như TC, TG, LDL – c, đặc biệt phân đoạn dịch chiết CH2Cl2 giảm mạnh trên chuột béo phì [225].
Các phân đoạn dịch chiết vỏ hồng bì đều có tác dụng làm giảm glucose huyết ở chuột đái tháo đường tuýp 2, đặc biệt cao đặc phân đoạn CH2Cl2
(1000 mg/kg thể trọng) có tác dụng mạnh [225].
MÁC MẬT Tên khoa học: Clausena sanki J. F.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá.
Tác dụng sinh học:
Cao chiết ethanol lá mác mật (liều 5g, 10g và 15 g/kg thể trọng chuột)
có tác dụng lợi mật trên mô hình lợi mật theo phương pháp Rudi.Cao chiết nước lá mác mật chưa thể hiện rõ tác dụng lợi mật ở các liều đã thử [286].
Cả hai dạng cao chiết nước và ethanol lá mác mật ở các liều đã thử, có
tác dụng ức chế phần nào sự tăng hoạt độ men gan và hàm lượng bilirubin toàn phần, nhưng chưa đạt ý nghĩa thống kê [286].
MUỒNG TRUÔNG Tên khoa học: Zanthoxylum avicennae Lamk.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: toàn cây.
Hóa học: 6 hợp chất Coumarin gồm: scopoletin, scoparon, luvangetin, braylin, avicenin và avicennol được phân lập [236].
QUÝT Tên khoa học: Citrus reticulata Blanco.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: vỏ quả, lá.
Hóa học: Vỏ quả: Tinh dầu có cấu phần chính là d – limonene. Lá: β – pinen, β – elemen [371].
Tác dụng sinh học: Tinh dầu lá và vỏ trái thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật mạnh với Bacillus, Staphylococus anreus ATCC25923 và Candida albicans. Hoạt tính kháng sinh vật của tinh dầu lá mạnh hơn tinh dầu vỏ trái trên cùng chủng khảo sát [371].
XUYÊN TIÊU Tên khoa học: Zanthoxylum rhetsa Roxb. DC.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: toàn cây.
Hóa học: Ba hợp chất alcaloid: Chelerythrine; n – [2 – hydroxy – 2 – (4 – methoxyphenyl) ethyl] benzamid; 2,4,8,10,12 – tetradecapnetaenamide (hydroxy – γ – isosanshool được phân lập [313].
Tác dụng sinh học: Độc tính cấp: LD50= 3 – 4 mg/kg thể trọng chuột nhắt trắng. Cao quả (uống, liều 1,8 g/kg chuột cống) có tác dụng kích thích bài tiết mật của gan [314].
2.1.75. Sapindaceae – họ Bồ hòn
NHÃN Tên khoa học: Dimocarpus longan Lour.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá.
Tác dụng sinh học:
Flavonoid chiết xuất từ lá nhãn (chế phẩm FN) thể hiện hoạt tính chống oxy hóa ( HTCO) tốt thông quá trình peroxy hóa lipid (POL) tế bào gan chuột: tại nồng độ 30 mg/ml có HTCO = 91,56% [270].
FN tại nồng độ 1,2 mg/ml chế phẩm, chỉ có tác dụng với vi khuẩn Gram (+) và nấm Candida albicans, còn với vi khuẩn Gram (-) chưa có tác dụng ức chế [270].
Độc tính cấp: ở mức nồng độ từ 268 đến 804 mg/kg, cho thấy không gây ngộ độc cấp trên chuột nhắt trắng thí nghiệm uống [270].
VẢI Tên khoa học: Litchi chinensis Sonn.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá vải.
Tác dụng sinh học:
Flavonoid chiết xuất từ lá Vải (chế phẩm FV) thể hiện hoạt tính chống oxy hóa (HTCO) tốt.Trong quá trình peroxy hóa lipid tế bào gan chuột, tại nồng độ 50 mg/ml chế phẩm FV có HTCO= 95,8% [270].
Chế phẩm FV nồng độ 1,2 mg/ml chỉ có tác dụng với vi khuẩn Gram (+) và
nấm Candida albicans, còn với vi khuẩn Gram (-) chưa có tác dụng ức chế [270].
Độc tính cấp: ở mức nồng độ từ 282 mg đến 846 mg/kg, không gây ngộ độc
cấp trên chuột thí nghiệm [270].
2.1.76. Sapotaceae – họ Hồng xiêm
CÒNG SỮA VÀNG
Tên khoa học: Eberhardtia aurata (Pierre ex Dubard) Lecomte.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: vỏ cây.
Hóa học:11 chất được phân lập:
3 triterpen khung lupan là neolupenyl acetate (1), betulinic acid (2), lupenol acetate (3); 1 triterpen khung dammarne dammadienone (4) và 1 flavonoid catechin (5) phân lập từ cặn dịch chiết EtOAc [163].
4 triterpen khung oleanan là β – amyrin acetate (1), taraxerol (2), taxaxerone (3), 3ox – ox - octacosanoyloxy – 12 – oleanen – 28 – ol (4) và 2 triterpen khung ursan là gamboukokoensein A (5), axit myrianthic (6) [162].
2.1.77. Saururaceae – họ Lá giấp
DIẾP CÁ Tên khoa học: Hourtuynia cordata Thumb.
Tác dụng sinh học: Cao giàu flavonoid chiết bằng dung môi cồn có tác dụng trên cơ trơn và đông cầm máu tốt hơn cao chiết bằng dung môi nước. Do đó nguyên liệu để sản xuất thuốc điều trị trĩ từ cây diếp cá việt nam là cao chiết lá bằng dung môi cồn [378].
DIẾP CÁ SUỐI Tên khoa học: Gymnotheca chinensis Decne.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: toàn cây.
Hóa học: Ba tritecpen: β – amyrin; axit ursolic; axit 3β – axetoxy ursolic được phân lập từ phần chiết etyl axetat của cây diếp cá suối [311].
Tác dụng sinh học: Các hợp chất axit ursolic và axit 3β – axetoxy ursolic có hoạt tính kháng dòng tế bào KB với các giá trị IC50 là 6,0 và 3,5 µg/ml [311].
2.1.78. Schisandraceae – họ Ngũ vị
NA RỪNG Tên khoa học: Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Smith.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: rễ cây, thân cây.
Hóa học:
Rễ cây: Isovaleroyl binankad surin A; sumatranoside; 20(R),24(E) – 3
– oxo – 9B – lanosta – 7,24 – dien – 26 – oic acid và β – sitasterol [205]. Binankadsurin A; kadsuralignan J [203].
Thân cây: β – sitosterol; 3β – O – β – sitosterol – glucopyranosid; axit mangiferonic ( axit 3 – oxocycloart – 24 E – en – 26 – oic ); axit nigranoic (axit 3, 4 – secocycloarta – 4(28), 24 – dien – 3,26 – dioic; và axit lancifoic (axit 4 – hydroxyl – 3,4 – secocycloart – 24E – en – 3,26 – oic ) [252].
Tác dụng sinh học: Cả 3 dịch chiết n – hexan, ethanol 80% , nước.từ rễ cây na rừng đều có tác dụng giảm hoạt độ enzym ALT bị gây tăng bởi CCl4, trong đó dịch chiết bằng n – hexan có tác dụng mạnh nhất. Dịch chiết nước có tác dụng giảm mạnh nhất hàm lượng bilirubin bị gây tăng bởi CCl4 [18].
NGŨ VỊ TỬ NAM Tên khoa học: Schisandra sphenanthera Wills.
Bộ phận sử dụng: thân cành.
Hóa học: 3 chất gồm: 1 – linoleoylglycerol; axit kadsuric; (+) – gomisin M2; (+) – gomisin M1 phân lập từ dịch chiết methanol [367].
2.1.79. Scrophulariaceae – họ Hoa mõm chó
ADENOSMA HIRSUTA Tên khoa học:Adenosma hirsuta (Miq) Kurz.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: toàn cây.
Hóa học:2 chất là acid ursolic; keampferol – 3 – O – β – D – glucopyranosid được phân lập từ dịch chiết ethanol của dược liệu [343].
NHÂN TRẦN TÍA Tên khoa học: Adenosma bracteosum
Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất.
Hóa học: 2 hợp chất: Scutellarein – 6 – O – glycoside; scutellarein – 7 – O – glycosid [128].
OM HOA NHỎ Tên khoa học: Limnophila micrantha (Benth.) Benth.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá.
Hóa học: Tinh dầu rau om hoa nhỏ: 32 hợp chất trong tinh dầu đã được xác định chiếm đến 97,3% tổng hàm lượng tinh dầu. Thành phần hóa học tinh dầu chính là menthe-1,5,7-trien (38,5%), α-myrcen (24,9%) và β-caryphyllen (6,9%) [322].
RAU ĐẮNG BIỂN Tên khoa học: Bacopa monnieri (L.) Wettst.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: thân, rễ tươi.
Hóa học: 4 chất: Monierasid I; axit p – hydroxybenzoic; bacopaside N1; bacopaside N2 được phân lập [280].
Tác dụng sinh học:
Saponin toàn phần đã thể hiện tác dụng cải thiện khả năng ghi nhớ bị suy giảm bởi scopolamine và tác dụng chống stress [369].
Các bacosid A, B, C là thành phần quyết định tác dụng chống oxy hóa in vitro của saponin toàn phần [174].
Saponin toàn phần ở liều uống 25-100 mg/kg có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương ở đó bacosid A; bacosid B là nhóm hoạt chất quyết định tác dụng [174].
RAU OM Tên khoa học: Limnophila aromatic (Lamk.) Merr.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá.
Hóa học: Tinh dầu cây rau om: 30 hợp chất trong tinh dầu đã được xác định chiếm đến 95,8% của tổng hàm lượng tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là methyl benzoate (27,7%), pulegon (23,4%) và limonen (20,2%) [322].
2.1.80. Simaroybaceae – họ Thanh thất
KHỔ SÂM LÁ MỀM Tên khoa học: Brucea mollis Wall. ex Kurz
Bộ phận dùng/nghiên cứu: thân, rễ, lá.
Hóa học: 1β, 6α – dihydroxy – 4(14) – eudesmene; niloticine; dimetyl crenatin; leonuriside A được phân lập [404].
Tác dụng sinh học: Cắn chiết n-hexan của lá có tác dụng ức chế rất mạnh đối với cả ba dòng tế bào ung thư phổi (LU, IC50=3,5 µg/ml), ung thư gan (HepG2, IC
50=1,03µg/ml) và ung thư vú (MCF7, IC50=5,8µg/ml) [403].
2.1.81. Solanaceae – họ Cà
CÀ ĐỘC DƯỢC Tên khoa học: Datura metel L var alba.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá, hoa,quả hạt.
Hóa học:
Hàm lượng alcaloid toàn phần trong hoa (0,413%), quả, hạt (0,201%), lá (0,071%), cao lỏng Cà độc dược (0,702%).
Định lượng scopolamine bằng HPLC cho kết quả hoa (0,3305%), quả, hạt (0,0905%), lá (0,001%) [29].
Tác dụng sinh học: Lá cà độc dược có tác dụng giãn cơ trơn khí quản chuột lang cô lập [310].
CÂU KỶ TỬ Tên khoa học: Lycium chinense Miller.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: quả.
Tác dụng sinh học:
Dịch chiết trong ethyl acetat của câu kỷ tử liều 0,5g/kg/ngày và 1,5g/kg/ngày không gây ảnh hưởng đến tần số xuất hiện đột biến nhiễm sắc thể tủy xương và nhiễm sắc thể tinh hoàn của chuột nhắt trắng [298].
Dịch chiết trong ethyl acetat liều 0,5g/kg/ngày và 1,5g/kg/ngày không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chuột thế hệ P và quá trình phát triển và sinh sản của chuột con thế hệ F1[298].
Cắn dịch chiết phân đoạn ethyl acetat có tác dụng hạ glucose huyết trên chuột cống gây ĐTĐ dạng type 2 bằng STZ tiêm nhiều lần kết hợp với vitamin PP [297].
NGOI Tên khoa học: Solanum verbascifolium L.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá, quả.
Thực vật: Đã mô tả đặc điểm vi phẫu lá: có tế bào biểu bì mang lông che chở hình sao, lông tiết, tinh thể calci oxalat rải rác ở mô mềm; vi phẫu thân: lipe tạo vòng quanh gỗ, nằm xen kẽ có nhiều sợi. Đặc điểm bột dược liệu vỏ: tinh thể calci oxalat, hạt tinh bột có rốn hạt; bột lá: mảnh biểu bì mang lỗ khí, calci oxalat hình cầu gai; bột hoa: có hạt phấn lông che chở lông tiết [395].
Hóa học: 2 hợp chất: (22R, 25R) – spirosol – 5 en - 3β – ol – 3 – O – ( α – L – rhamnopyranosyl – ( 1 → 2) – [ β – D – glucopyranosyl – ( 1 → 3)] – β – D – galactopyranosid) hay còn gọi là solasonin; (22R,25R) – spirosol – 5 – en - 3β – ol 3 – O – (α – L – rhamnopyranosyl – (1→2) – [α – L – rhamnopyranosyl – (1→4)] β – D – glucopyranosid) hay còn gọi là solamargin [397]. Hàm lượng tinh dầu % tính theo dược liệu khô kiệt : Lá ( thu hoạch tháng 3): 0,15 ± 0,01 %, Quả (tháng 5) :
0,11 ± 0,01 %; Tinh dầu lá và tinh dầu quả ngoi có thành phần chính là caryophylen và germacren D [396].
2.1.82. Stemonaceae – họ Bách bộ
BÁCH BỘ Tên khoa học: Stemonae tuberosae Lour.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: rễ.
Hóa học:
Các phương pháp chế biến cổ truyền không ảnh hưởng đến thành
phần alcaloid và tuberostemonin trong Bách bộ.
Hàm lượng alkaloid toàn phần trong bách bộ phiến (1,52%), bách bộ
chưng rượu(1,26%), bách bộ chích mật (1,27%), bách bộ chích cam thảo (1,17%).
Hàm lượng tuberostemonin LG trong bách bộ phiến (0,47%); bách bộ
chưng rượu (0,46%), bách bộ chích mật(0,45%), bách bộ chích cam thảo (0,40%) [410].
Tác dụng sinh học:Ở liều thử 20g/kg TT trên chuột nhắt trắng: bách bộ phiến có tác dụng giảm ho tốt, có xu hướng long đờm; bách bộ chưng rượu có tác dụng long đờm tốt, có xu hướng giảm ho; bách bộ chích cam thảo có tác dụng giảm ho, long đờm đều tốt; bách bộ chính mật chỉ có xu hướng giảm ho, long đờm [407].
2.1.83. Taxaceae – họ Thanh tùng
THÔNG ĐỎ VIỆT NAM Tên khoa học: Taxus wallichiana Zucc Pilg.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá.
Hóa học:
Lá : phân lập 4 hợp chất taxol, trong đó có: Taxuspin F( T1), 19-hydroxy