Costaceae –họ Mía dò

Một phần của tài liệu Tổng quan tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở việt nam giai đoạn 2008 2012 (Trang 36)

CÁT LỒI Tên khoa học: Costus Speciosus Sm.

Bộ phận dùng/nghiên cứu: thân rễ.

Tác dụng sinh học: Sapanin chiết từ thân rễ cát lồi có tác dụng kiểu estrogen trên cơ địa chuột nhắt bình thường và chuột bị gây giảm năng sinh dục [175].

2.1.33. Cucurbitaceae – họ Bầu bí

CỔ YẾM LÁ BÓNG Tên khoa học: Crynostremma laxum (Wall.) Cogn.

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất.

Hóa học: 2 chất: Ombuin; quercetin được phân lập [212].

GIẢO CỔ LAM

Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb) Makino.

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất.

Hóa học: 6 chất: Ombuin, quercetin, acid vanillic (4-hydroxy-3-methoxy benzoic) phân lập từ dịch chiết methanol [213]; quercetin – 3- O- rutinoside; ombuin- 3- rutinoside [210]; vinagynostesid A phân lập từ dịch chiết ethanol [215].

KHỔ QUA Tên khoa học: Momordica charantia L.

Bộ phận dùng/nghiên cứu: quả, hạt.

Tác dụng sinh học:

 Cao chiết Khổ qua – Đậu bắp có LD50= 120,2 g/kg thể trọng chuột nhắt trắng, uống, 2 tháng làm giảm 50% số lượng bạch cầu và chỉ số creatinin [306].

 Cao chiết Khổ qua – Đậu bắp (liều uống 60g/kg/ngày) làm giảm khoảng 40%

glucose trên chuột nhắt trắng tăng đường huyết do Alloxan và cho tác dụng gần như tương đương so với Daonil [306].

 Bột charantin 1% và bột charatin 10% có độ an toàn cao. Bột charantin 1% có LD0≤ 67 g bột /kg thể trọng chuột, bột charantin 10% có LD0 ≤ 14g bột /kg thể trọng chuột [130].

 Bột charantin 1% liều 4g bột /kg, bột charantin 10% liều 0,1 g và 0,4 g bột /kg thể trọng chuột làm giảm sự tăng glucose huyết ở chuột [130].

QUA LÂU Tên khoa học: Trichosanthes kirilowii Maxin.

Bộ phận dùng/nghiên cứu: rễ.

Hóa học: 1 chất: Convicin có công thức cấu tạo là 6 – amino – 5 (β – D – glucopyranosyloxy) – 2,4 - C 1H,3H) – prymidinedion [53].

2.1.34. Cyperaceae – họ Cói

HƯƠNG PHỤ

Tên khoa học: Củ gấu Cyperus rotundus L.; Củ gấu biển Cyperus stoloniferus

Rest.

Bộ phận dùng/nghiên cứu: rễ củ.

Hóa học: 6 chất: 1β,4α – dihydroxy eudesman – 11 – en; 1β,4β – dihydroxy eudesman – 11 - en [132]; (+) – lyoniresinol – 3α – O – β – D – glucoside; piceatannol; resveratrol; 5,7 – dihydroxychromone phân lập từ dịch chiết methanol của củ gấu [26].

Tinh dầu: 28 hợp chất đã được xác định, thành phần chính: α-cyperon (32,37%); β – selinen (7,34%); 1,4 – methanoazulen – 7 – on – octahydro – 4 – 8 – tetramethy (6,1%); 2 – cyclohexen – 1 – ol – 2 – methyl – 5 (5,95%), caryophyllen ocid (3,68%) [321].

2.1.35. Dilleniaceae – họ Sổ

CHẶC CHÌU Tên khoa học: Tetracera scandens (L.) Merr.

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất.

Hóa học:7 chất: Quercetin; quercetin – 3 – O – α – L – rhamnopyranosid (quercitrin); kaempferol – 3 – O – α – L – rhamnopyranosid (afzelin) [360]; lupeol; acid betulinic; acid betulinic – 28 – methyl ester; β – sitosterol được phân lập [158].

Tác dụng sinh học:Quercetin có tác dụng chống oxy hóa tốt (dọn gốc tự do DPPH, ức chế peroxy hóa lipid và ức chế enzyme XO) trên mô hình in vitro trên chuột nhắt trắng [359].

CỦ MÀI Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burkill.

Bộ phận dùng/nghiên cứu:rễ củ.

Hóa học:

 Các thành phần dinh dưỡng của củ mài: hàm lượng tinh bột chiếm 61,8%, tinh bột đề kháng chiếm 72,9%, đã hộ trợ rất đáng kể trong sự chịu đựng thủy phân bởi enzym amylase đường tiêu hóa [334]

 Phương pháp hấp đạt được mục tiêu kiểm soát sự tiêu hóa tinh bột và phóng thích glucose tốt nhất do có hàm lượng RDS (tinh bột tiêu hóa nhanh) thấp nhất và RS (tinh bột đề khoáng) cao nhất [88].

Tác dụng sinh học: Tinh bột củ mài có tác dụng điều hòa sự tăng đường huyết trên bệnh nhân ĐTĐ Type 2 sau ăn, chế biến bánh chứa bột củ mài như là một khẩu phần ăn sang đc chấp nhận về giá trị an toàn, chất lượng cũng như khẩu vị [333].

2.1.37. Ebenaceae – họ Thị

VAM Tên khoa học: Diospyros dictyonema Hiern.

Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá.

Hóa học: 4 chất: Kaempferol 3 – 0 – [2,3 – bis – (4 – hydroxy – E – cinnamoyl ) – α – L – rhamnopyranosid; kaempferol 3 – 0 – α – l – rhamnopyranosid; kaempferol 3 – 0 – (2” – 0 – β – d – glucopyranosyl) – α – l – rhamopyranosid; quercetin 3 – 0 – (2” – 0 – β –D – glupyranosyl ) – α – L – rhamnopyranosid được phân lập[295].

2.1.38. Elaeocarpaceae – họ Côm

CÔM Tên khoa học: Elaeocarpus griffithii

Bộ phận dùng/nghiên cứu: vỏ cây.

Hóa học: 2 chất: axit 3, 3’, 4’ – tri – O – metyl – 4 [ O – β – D – (2” – acetyl) – glucopyranosid] – ellagic; axit 3,3’ – di – O – metyl – 4 – O – α – rhamnoside – ellagic được phân lập [342].

Một phần của tài liệu Tổng quan tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở việt nam giai đoạn 2008 2012 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)