Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tổng quan tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở việt nam giai đoạn 2008 2012 (Trang 121)

Thực vật học: tổng hợp được 15 bài báo với 14 loài được nghiên cứu là: Lu công, Dương cam cúc, Kim thất tai, Đảng sâm, Nhội, Ngoi, Mạ mân, Móc mèo, Mộc thông, Bình vôi, Bạch đồng nữ, Sa nhân tím.

→ Phát hiện loài mới là: Mollugo verticillata L., họ Cỏ lết – Molluginaceae (chưa xác định tên Việt Nam), cây Lu công họ Gừng – Zingiberaceae: bước đầu đã mô tả đặc điểm thực vật học và giá trị sử dụng.

→ Các công trình nghiên cứu đã góp phần bổ sung loài cây mới, vị thuốc mới cho danh mục cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.

→ Phương pháp nghiên cứu về thực vật học:

 Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là mô tả đặc điểm hình thái thực vật, vi phẫu, đặc điểm dược liệu.

 Phương pháp nghiên cứu mới: phương pháp sinh học phân tử sử dụng chỉ thị RAPD – PCR; phân tích trình tự vùng ITS; vi kỹ thuật RFLP. Các nghiên cứu mới này góp phần khuyến nghị người thu hái, tạo nguồn, sử dụng đúng cây, loài, vị thuốc.

→ Nhờ ứng dụng các phương pháp sinh học phân tử chính xác nên đã phân biệt được sự khác biệt di truyền giữa các loài.

→ Góp phần giúp thu hái, tạo nguồn, sử dụng đúng.

→ Tăng cường các nghiên cứu về thực vật theo các phương pháp hiện đại mới thay thế các phương pháp thông thường.

Hóa học: 303 bài báo nghiên cứu về hóa học: Trong đó: 291 bài báo nghiên cứu chiết xuất phân lập và xác định cấu trúc các chất. 21 bài báo nghiên cứu về thành phần tinh dầu.10 bài báo nghiên cứu định lượng. 4 bài báo nghiên cứu về định tính.

 291 bài báo với 212 loài nghiên cứu về chiết xuất phân lập và xác định cấu trúc: Xuyên tâm liên; Trúc đào; Sâm ngọc linh. Các phương pháp nghiên cứu về hóa học: Phương pháp hay được sử dụng: sắc ký cột nhiều lần; phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 chiều, 2 chiều; phương pháp sắc ký GC/MS. Phương pháp mới: năng lượng vi sóng; phương pháp proteomics. Kết quả thu được hơn 1000 hoạt chất. Các loài chiết xuất hoạt chất cho sản xuất: sx acid shikimic từ Đại hồi; chiết xuất lacton từ cây Xuyên tâm. Phân lập các chất chuẩn đối chiếu từ dược liệu: Phyllanthin PL từ cây Diệp hạ châu; Conessin từ vỏ thân cây Mộc hoa trắng.

 21 bài báo với 21 loài nghiên cứu về tinh dầu như: Dầu giun(cành,lá); Dương cam cúc (hoa); Đa tử biển (vỏ,quả,lá); Gừng; Hồ tiêu; Húng cây; Hương lâu; Màng tang (lá,trái); Ngải sậy; Nghệ tím;Ngò tây lá xoắn; Ngoi; Ổi (lá); Rau má; Rau om; Om hoa nhỏ (lá); Re trứng; Re xanh; Riềng ấm; Thạch xương bồ; Tiêu lốt (quả); Tràm; Trầu không. Phương pháp nghiên cứu về tinh dầu: ly trích bằng chưng cất hơi nước bán cổ điển; cất kéo hơi nước chiếu xạ vi sóng; phân tích thành phần hóa học của tinh dầu bằng phương pháp sắc ký mao quản.

 10 bài báo với 9 loài nghiên cứu về định lượng: Ráy; Núc nác; Khổ sâm bắc bộ; Tỏi đen lý sơn; Sen; Lạc tiên; Cây ô đầu; Nhàu; Thông đỏ. Phương pháp nghiên cứu: định lượng bằng HPLC.

 4 bài báo với 4 loài nghiên cứu về định tính: Đơn kim; Màn màn tím; Diệp hạ châu; Thóc lép. Phương pháp nghiên cứu định tính bằng phương pháp vân tay sắc ký lớp mỏng.

 Các nghiên cứu góp phần chuẩn hóa và kiểm định dược liệu: Tiêu chuẩn hóa nguyên liệu: Cà độc dược và bán thành phẩm của thuốc Camat [29]. Tiêu chuẩn hóa và kiểm nghiệm dược liệu Chi tử [23]. Tiêu chuẩn hóa dược liệu Diệp hạ châu đắng. Tiêu chuẩn hóa dược liệu Dương cam cúc [422]. Tiêu chuẩn hóa vị thuốc Thóc lép [408].Phân lập chất chuẩn đối chiếu từ nguyên liệu: Phyllathin PL và alcaloid chiết xuất từ cây Diệp hạ châu đắng [34],[357]; apigenin – 7 – glycosid từ cây Dương cam cúc [422]; hiponon, leoheteronin B phân lập từ cây Ích mẫu; Conessin phân lập từ vỏ thân cây Mộc hoa trắng; Sinensetin và acid ursolic phân lập từ dược liệu Râu mèo.

 Các nghiên cứu đánh giá các phương pháp chế biến cổ truyền ảnh hưởng đến hàm lượng các hoạt chất; tác dụng của vị thuốc trước và sau khi chế biến như: Các phương pháp chế biến cổ truyền không ảnh hưởng đến hàm lượng tuberostemonin trong Bách bộ; không ảnh hưởng hàm lượng tipiridoid trong vị thuốc Chi tử (Semen Gardenia augustae); không ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của tinh bột củ mài; không làm thay đổi thành phần flavonoid của vị thuốc Hoàng cầm, nhưng làm thay đổi tác dụng như thời gian máu chảy, kháng vi sinh vật.vv.

→ Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đều là các phương pháp đã và đang sử dụng trên thế giới và ở Việt Nam cho kết quả chính xác, đáng tin cậy tương đồng với thế giới.

→ Tìm hiểu và đưa vào thực tế những phương pháp khác trên thế giới.

→ Từ các chất phân lập và xác định được, cần đưa vào ứng dụng trong sản xuất công nghiệp dược phẩm, phục vụ sản xuất thuốc trong nước và xuất khẩu. Sinh học:

 Độc tính cấp: 19 bài báo với 19 loài được nghiên cứu độc tính cấp và có 8 loài đã xác định được LD50 như: Bồ lược vàng; Cẩm tím; Phụ tử; Xuyên tiêu; Dầu giun; Khổ qua; Rắn lục Hòn Sơn.

 Độc tính bán trường diễn: 6 bài báo với 6 loài được nghiên cứu: Chè đắng; Bồ lược vàng; Sâm cau; Tỏi đen Lý Sơn; Lá móng; Thung dung. Kết quả bước đầu không thấy ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, chỉ số huyết học.

 Hoạt tính gây độc với các tế bào ung thư: 24 bài báo với 23 loài có tác dụng gây độc với các dòng tế bào gây ung thư: Lãnh công Ba Vì; Lục thảo hoa thưa; Tam thất; Cúc áo hoa vàng; Dầu giun; Ba đậu; Đơn lá đỏ; Khổ sâm Bắc Bộ; Hòe; Còng trắng; Măng cụt; Tỏi đen Lý Sơn; Bình vôi.

 Hoạt tính kháng khuẩn: 20 bài báo với 20 loài có tác dụng các chủng vi khuẩn: như Xuyên tâm liên; Lục thảo hoa thưa; Bạch đồng nữ.

 Hoạt tính kháng nấm: 14 bài báo với 15 loài như: Trung quân; Trầu không...

 Tác dụng bảo vệ gan: 13 bài báo với 13 loài có tác dụng: Đơn kim; Bạch đồng nữ

 Tác dụng chống oxy hóa: 24 bài báo với 24 loài có tác dụng:Lục thảo hoa thưa

 Tác dụng chống viêm: 18 bài báo với 17 loài có tác dụng: Ngưu tất; Vọng cách

 Tác dụng hạ glucose huyết: 14 bài báo với 12 loài có tác dụng: Đinh lăng; Khổ qua...

 Tác dụng hạ acid uric: 6 bài báo với 3 loài có tác dụng: Hy thiêm; Diệp hạ châu; Nhàu...

 Tác dụng chống stress, trầm cảm: 6 bài báo với 5 loài có tác dụng: Đinh lăng; Tam thất hoang; Cây xấu hổ; Rau đắng biển; Sâm ngọc linh.

 Tác dụng hạ lipid máu: 2 bài báo với 2 loài có tác dụng: Đinh lăng; Xạ đen. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tác dụng phục hồi tổn thương gan: 2 bài báo với 3 loài có tác dụng phục hồi tổn thương gan: Nấm linh chi; Nấm vân chi; Cỏ mật.

 Tác dụng lợi mật: 3 bài báo với 3 loài có tác dụng: Muồng trâu; Mác mật; Xuyên tiêu.

 Hoạt tính ức chế xơ gan: 1 bài báo với 1 loài có hoạt tính: Muồng trâu.

 Ngoài ra còn có: tác dụng lên hoạt độ xanthin oxidase, tác dụng ức chế ezym acetyl cholinesterase, tác dụng ức chế tyrosinase, tác dụng kiểu nội tiết tố, nghiên cứu ảnh hưởng lên hóa sinh huyết học, điều tiết khả năng miễn dịch, chống ung thư.vv.

Nghiên cứu khoa học giải thích tác dụng dược lý y học dân gian Việt Nam: Cây Bằng lăng nước có hoạt chất cyclitol hoạt tính chống đái tháo đường; phù hợp với khả năng chữa tiểu đường của cây này trong y học dân gian Việt Nam; lá Cà độc dược có tác dụng giãn cơ trơn khí quản, góp phần chứng minh tác dụng điều trị hen suyễn của cây trong y học cổ truyền; cây Chặc chìu có hoạt chất quercetin có hoạt tính chống oxy hóa, đây là cơ sở khoa học giải thích việc sử dụng dược liệu Chặc chìu chữa bệnh sưng đau, viêm khớp, lở loét trong dân gian; Củ mài chứa tinh bột đề kháng chứa 72,9%, hỗ trợ đáng kể trong sự chịu đựng thủy phân bởi enzym amylase đường tiêu hóa, góp phần giải thích vì sao kinh nghiệm dân gian sử dụng dược liệu này trong điều trị đái tháo đường; Convicin trong rễ cây Qua lâu có thể giải thích cho những thông báo về khả năng gây chết của cao nước rễ qua lâu khi sử dụng gây xảy thai ở phụ nữ

Ứng dụng điều trị: Các bán thành phẩm, thành phẩm được nghiên cứunhư: Cao lỏng Bạch đàn trắng dùng điều trị viêm âm đạo ở phụ nữ, điều trị tại chỗ vết thương mềm. Bánh bột củ mài có tác dụng hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Chè tan Chrysan là thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ cây cúc hoa vàng sản xuất dưới dạng cốm tan hỗ trợ điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, cải thiện chức năng cuộc sống, cải thiện miễn dịch. Chế phẩm Chymopapain từ nhựa đu đủ làm thuốc và thực phẩm chức năng. Thuốc viên rễ cây hoa ngọn đuốc, cốm sói rừng, chế phẩm Tecan từ cây rẻ quạt, chế phẩm FN từ cây nhãn, bột charitin1% từ cây khổ qua.

→ Tác dụng sinh học chủ yếu được nghiên cứu: hoạt tính gây độc tế bào; tác dụng chống oxy hóa; tác dụng bảo vệ gan; tác dụng kháng vi sinh vật; tác dụng hạ đường huyết.

→ Các nghiên cứu tập trung vào tác dụng có lợi của cây thuốc và vị thuốc, ít nghiên cứu về tác dụng bất lợi.

→ Cần nghiên cứu nhiều hơn về tác dụng bất lợi của cây thuốc và vị thuốc.

→ Các kết quả nghiên cứu không những góp phần làm sáng tỏ thành phần hóa học và tác dụng dược lý của các cây thuốc và vị thuốc khảo sát, giúp xác định nâng

cao giá trị sử dụng và còn là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp tục sâu hơn nhằm tìm kiếm, phát hiện những tác dụng, công dụng mới.

→ Kết quả thu được cũng cho thấy tính ứng dụng của việc nghiên cứu hóa học cây thuốc, một lĩnh vực vẫn được xem là nghiên cứu cơ bản.

→ Mặt khác, nó khẳng định vai trò quan trọng và cần thiết của sự hợp tác trong nghiên cứu khoa học nói chung và trong lĩnh vực dược liệu nói riêng. Thứ nhất, công việc nghiên cứu ở Việt Nam còn rời rạc, chưa có định hướng rõ ràng và chưa hệ thống, chủ yếu nghiên cứu về lĩnh vực hóa học, ít nghiên cứu về ứng dụng. Thứ hai, điều kiện đầu tư, trang thiết bị, điều kiện nghiên cứu trong nước còn hạn chế. Như vậy, cần sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, sự hợp tác chân thành và hiệu quả trong nghiên cứu sẽ giúp mang lại những kết quả tốt đẹp.

→ Trong tình hình nước ta hiện nay, công tác nghiên cứu tiêu chuẩn hoá và kiểm định dược liệu là một yêu cầu bức thiết. Tuy vậy, để thực hiện tốt điều này cần có những hiểu biết về dược liệu, do đó bên cạnh nghiên cứu ứng dụng, các nghiên cứu cơ bản như nghiên cứu thành phần hoá học, tác dụng dược lý cây thuốc cũng cần được xem trọng.

→ Tuy nhiên, các nghiên cứu về thực vật học, tác dụng bất lợi của cây thuốc, vị thuốc có ít nghiên cứu. Điều này đặt ra cho các nhà nghiên cứu, cần phải nghiên cứu nhiều hơn về các tác dụng bất lợi của thuốc trên in vivo, in vitro của các loài hay sử dụng, cũng như các loài chưa được nghiên cứu nhiều. Điều này sẽ góp phần đưa các nghiên cứu ra ứng dụng bào chế các bán thành phẩm và thành phẩm một cách an toàn và hiệu quả của cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. KẾT LUẬN

 Trong giai đoạn từ 2008 – 2012, đã tổng hợp được 227 loài cây thuốc thuộc 87 họ thực vật và 7 động vật dùng làm thuốc được nghiên cứu. Trong đó có 45 loài thuộc danh mục thuốc YHCT chủ yếu sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh.

 Ta thấy đề tài này đã xác định được danh mục cây thuốc và vị thuốc được nghiên cứu; trình bày nội dung nghiên cứu về thực vật học, hóa học, tác dụng sinh học.

 Đề tài đã cho chúng ta cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở Việt Nam, cũng như xu hướng nghiên cứu trong giai đoạn 2008 – 2012.

2. ĐỀ XUẤT

 Bổ sung các nghiên cứu thu được vào tài liệu chuyên ngành phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.

 Tiếp tục nghiên cứu các cây thuốc, vị thuốc cổ truyền ở Việt Nam, đặc biệt là các cây thuộc danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế.

 Cần có chiến lược nhằm huy động các nghiên cứu về tác dụng sinh học, tìm ra các tác dụng sinh học mới, ứng dụng làm thuốc mà không chỉ dừng lại ở các nghiên cứu cơ bản, nhằm nâng cao hiệu quả phòng và chữa bệnh của cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.

 Do thời gian có hạn nên lượng thông tin chỉ thu thập được từ năm 2008 – 2012. Chúng tôi đề xuất tiếp tục nghiên cứu để có dữ liệu thông tin đầy đủ hơn và hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thái An (2009),"Nghiên cứu tác dụng chống u thực nghiệm trên chuột nhắt trắng của dược liệu đơn lá đỏ", Tạp chí Dược liệu, tập 14(số 3), 155-158.

2. Nguyễn Thái An (2009),"Phân lập và nhận dạng epi – fridelanol acetat, β – sitosterol, và acid gallic từ lá nhội (Bischofia javanica Blume.)", Tạp chí Dược học, (số 396), 41 – 43.

3. Nguyễn Thái An, Thái Nguyễn Hùng Thu (2008),"Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của lá nhội", Tạp chí Dược liệu, tập 13(số 5), 214 – 217.

4. Nguyễn Thái An, Hà Vân Oanh, Hà Việt Sơn, Trần Thị Hiếu (2010),"Phân lập và nhận dạng một số hợp chất từ lá bạch đồng nữ Clerodendrum philippinum Schauer var. Symplex Wuet Fang thu hái tại Hà Nội", Tạp chí Dược liệu, tập 15(số 1), 27 – 31.

5. Nguyễn Thái An (2008),"Nghiên cứu thành phần hóa học của lá bạch đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nữ (Clerodendrum chinense var simplex (Moldenke) S.L.Chen,

Verbenaceae)", Tạp chí Dược học, (số 388), 37 – 40.

6. Hoàng Lê Tuấn Anh, Nguyễn Thị Kim Thúy, Phạm Hải Yến, Nguyễn Xuân

Nhiệm, Đan Thị Thúy Hằng, Dương Thị Dung, Dương Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Cúc, Ninh Khắc Bản, Châu Văn Minh, Phan Văn Kiệm (2012),"Nghiên cứu thành phần hóa học đitecpenoit của cây ngải tiên hoa trắng (Hedychium coronarium)", Tạp chí Hóa học, tập 50(số 4), 519 – 522.

7. Hoàng Ngọc Anh, Phạm Nguyên Đông Yên, Nguyễn Thị Mai Hương, Võ Phùng Nguyên (2009),"Khảo sát các hoạt chất có hoạt tính sinh học trong nọc bọ cạp Heterometrus laoticus", Tạp chí Hóa học, tập 17(số 2), 133-137.

8. Hoàng Ngọc Anh, Võ Đỗ Minh Hoàng, Nikitin Ilya, Utkin Yuri

(2011),"Tách và bước đầu nghiên cứu các toxin ngắn của nọc bò cạp

9. Hoàng Ngọc Anh, Phạm Nguyên Đông Yên, Lưu Công Viên, Võ Phùng Nguyên, Nikitin Hyu, Utkin Yuri (2011),"Những nghiên cứu bước đầu về dược tính và thành phần của nọc rắn độc Hòn Sơn (Cryptelytrops hosonesis

Grismer)", Tạp chí Dược học, (số 424), 37-40.

10. Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Quỳnh Chi, Trần Thế

Bách, Phạm Thị Vân Anh (2012),"Nghiên cứu tác dụng của cây xấu hổ trên mô hình gây viêm phổi do Sephacryl S – 200", Tạp chí Dược liệu, tập 17(số 4), 233 – 239.

11. Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Xuân Tiến, Nguyễn Thị Mạc Phượng, Trần Thị Việt Hoa, Trần Văn Sung, Phan Thanh Sơn Nam (2010),"Nghiên cứu phân lập thành phần và hoạt tính của các cucuminoit trích từ củ nghệ vàng (Curcuma longa L.)", Tạp chí Hóa học, tập 48(số 4), 397 – 400.

12. Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Minh Hà (2012),"Nghiên cứu tác dụng điều trị của cao lỏng BĐ với viêm âm đạo do nhiễm khuẩn", Tạp chí Y dược học cổ truyền quân sự, (số 1), 3-7.

13. Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thiện Ngọc

(2008),"Nghiên cứu ảnh hưởng của cao quả Nhàu (Morinda citrigfolia) lên một số chỉ số huyết học và sinh hóa máu trên thể bị chiếu xạ thực nghiệm",

Tạp chí Dược học, (số 391), 28 – 31.

14. Trần Thị Vân Anh Anh, Trần Hùng (2010),"Nghiên cứu thành phần hóa học của dây khai (Coptosapelta tomentosa) theo định hướng tác dụng kháng

Một phần của tài liệu Tổng quan tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở việt nam giai đoạn 2008 2012 (Trang 121)