Lamiaceae –họ Hoa môi

Một phần của tài liệu Tổng quan tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở việt nam giai đoạn 2008 2012 (Trang 51)

HẠ KHÔ THẢO Tên khoa học: Prunella vulgaris L.

Bộ phận dùng/nghiên cứu: cụm hoa đã phơi hay sấy khô.

Hóa học: 4 chất: 3 – O – B – glucopyranosyl – B – sitosterol (daucosterol); 3 – O – B – D – glucopyranosyl – stigmasterol; acid 3B – hidroxiurs – 12 – en – 28 – oic (acid ursolio); acid 2a,3a – dihidroxiurs – 12 – en – 28 – oic và quercetin [66].

HOÀNG CẦM Tên khoa học: Scutellaria baicalensis Georgi.

Bộ phận dùng/nghiên cứu:rễ.

Hóa học: Hàm lượng flavonoid của vị thuốc không bị thay đổi nhiều, không mất đi thành phần chính wogo bin, baicalain khi qua các phương pháp chế biến như sao vàng, sao đen, trích gừng, trích mật, trích rượu [308].

Tác dụng sinh học:

 Hoàng cầm phiến và hoàng cầm sao vàng có tác dụng giảm ho trên chuột nhắt trắng gây ho bằng acid citric [307].

 Hoàng cầm phiến, hoàng cầm sao vàng và hoàng cầm sao đen có tác dụng giảm thời gian máu đông, máu chảy của chuột nhắt trắng.Trong 3 loại thì tác dụng của hoàng cầm sao đen là tốt nhất [307].

 Hoàng cầm phiến và các mẫu Hoàng cầm chế có hoạt tính kháng khuẩn trên

7 chủng vi khuẩn: Proteus mirabilis, Shigella flexneri, Sarcina lutra, Bacillus careus, Bacillus subtillis, Bacillus pumillus và Staphylococcus aureus [309].

HÚNG CÂY

Tên khoa học: Mentha arrvensis Linn var javanica Hook.

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất.

Hóa học: Tinh dầu (nhiều nhất ở hoa): thành phần chính: carvon, limomen [118].

Tác dụng sinh học: Tinh dầu kháng được 3 vi khuẩn Bacillus subtilis, Escherichia coli, Staphylococcus aureus [118].

Tên khoa học: Leonurus heterophyllus Sweet

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất.

Hóa học: 6 chất: Hispanon, diterpen lacton phân lập từ cao hexan làm chất đối chiếu [381]; leoheterin, hispanoton, galeopin và các leoheteronin A – E (5 – 9) [99].

Tác dụng sinh học: Diterpenoid 7 thể hiện hoạt tính ức chế chọn lọc đối với dòng tế bào RD (IC50=4,11 mg/ml) [99, 100]. Cao chiết cồn và cao chiết nước có tác dụng kiểu estrogen [122].

TÍA TÔ Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Breit.

Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá.

Hóa học: 3 flavonoid: Luteolin; isowogonin; liquiritin được phân lập [427].

Một phần của tài liệu Tổng quan tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở việt nam giai đoạn 2008 2012 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)