CÁC ĐỘNG VẬT LÀM THUỐC ĐƯỢC NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN

Một phần của tài liệu Tổng quan tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở việt nam giai đoạn 2008 2012 (Trang 89)

2008 – 2012.

BÒ CẠP ĐEN AN GIANG Tên khoa học: Heterometrus laoticus

Bộ phận dùng/nghiên cứu: nọc.

Hóa học: Từ phân đoạn độc với côn trùng đã tách được peptid là toxin alpha – KT x 6.13 là 3701 Da [8].

 Độc tính cấp: LD50 là 190 ± 1,74 mg/kg, nhóm độc loại III, độc vừa phải [266].

 Nọc bò cạp, tiêm dưới da liều 9,5 mg/kg và 19 mg/kg có tác dụng giảm đau lên thần kinh trung ương và tác dụng giảm đau ngoại biên.Tác động kháng viêm tương đương với ketoprofene tiêm dưới da liều 2,5 mg/kg [266].

 Nọc bò cạp tiêm hàng ngày dưới da với liều 0,1 mg/10g thể trọng /ngày trong 30 ngày gây hoại tử da nhưng chưa biểu hiện độc tính trên gan thận và huyết học [266]

 Thử độc tính 10 phân đoạn đã tách ra trên chuột cho thấy có 6 phân đoạn độc trong đó có một phân đoạn chứa các toxin gây vỡ mặt máu và một phân đoạn chỉ chứa các neurotoxin [7]. Nọc thô có hoạt tính kháng khuẩn trên: S.aureus, B.subtilus và E.coli [7]

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO NAM

Tên khoa học: Brihaspa atrostigmella Moore. (Sâu chít – là một loài côn trùng sống trong thân cây chít: Thysanoloena maxima Kuntze – họ Lúa Poaceae.)

Hóa học: Bột khô sâu chit toàn phần có hàm lượng protit 30,83% trong đó có 17/20 loại acid amin với 7/8 acid amin cần thiết. Hàm lượng lipit là 31% có 10 loại acid béo trong đó acid béo không bão hòa chiếm 58,37% chứa nhiều kim loại có lợi cho cơ thể: K (2914,14±164,83µg/g), Mg (1337,93±12,27µg/g), Ca (1191,72 ±22,46µg/g), Zn (194,71 ±1,3 µg/g) và Na (131,03 ±16,17 µg/g) [401].

Tác dụng sinh học:

 Độc tính của sâu chít: LD50 không xác định được[401];

 Bột khô sâu chit toàn phần có hoạt tính gây độc hại tế bào đối với hai dòng tế bào ung thư người; KB (tế bào ung thư biểu mô dạng biểu bì của người), FL (tế bào ung thư màng tử cung người; không có tác dụng kháng sinh đối với các vi sinh vật kiểm định [401].

RẮN HỔ MÈO

Tên khoa học: Naja siamensis; Họ rắn hổ phun nọc độc: Spiting cobra.

Hóa học: Phân lập được 1 protein có trọng lượng phân tử 13.294 dalton là PLA2 [416].

RẮN LỤC HÒN SƠN

Tên khoa học: Cryptelytrops honsonensis Grismer. (là loài rắn mới)

Bộ phận dùng/nghiên cứu: nọc rắn.

Hóa học:

 Từ nọc rắn lục Hòn Sơn đã tách và xác định được khối lượng phân tử của ba peptid là 1213 Da, 1620 Da và 1741 Da [9].

 Trong các điều kiện như nhau, cột sắc ký chạy trên thiết bị FPLC (Ф 0,9-11 cm) thường phân tách được RNase trong nọc rắn hổ mang thành 3 đỉnh enzyme phân biệt, còn cột sắc ký chạy theo phương pháp thủ công (Ф 1,8-17 cm) thường chỉ phân tách được enzym này thành 2 đỉnh phân biệt [340].

Tác dụng sinh học:

 Nọc rắn lục Hòn Sơn có độc tính cấp LD50=2,708± 0,285 mg/kg, tiêm trên chuột nhắt trắng [9].

 Nọc rắn này có độc tính cấp LD50=16,07 ±1,56 µg/g, đường tiêm bên bụng dế Achelus sp [9].

 Nọc rắn lục Hòn Sơn ở liều 0,135 mg/kg không có tác dụng chống co giật gây ra bởi strychin sulfat [9].

RẮN LỤC XANH Tên khoa học: Trimeresurus albolaris họ Viperidae.

Bộ phận dùng/nghiên cứu: nọc rắn.

Hóa học:

 Nọc rắn: protein chứa PLA – 2 [331]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Phương pháp: lần đầu tiên tại Việt Nam, áp dụng thành công các nghiên cứu proteomics gồm sắc ký lỏng và khối phổ kết hợp với bioinformatics phân tích protein để phát hiện và sàng lọc hàng loạt protein trong hỗn hợp trước khi tính toán phương án tách chiết tinh sạch chúng [331].

SÂM ĐẤT Tên khoa học:Phascolosma arcuatum

Hóa học: Thành phần dinh dưỡng của sâm đất : Giầu N, trong đó có 8 loại axit amin thiết yếu: methionine, valine, lysine, leusine, izoleusine, threonin, phenylalanine, histidine [15].

Tác dụng sinh học: Là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng khoáng chất khá cao (1,91%) dạng dễ hấp thụ ,cần cho cơ thể người [15].

SAN HÔ MỀM Tên khoa học: Logophttum compactum (sinh vật biển)

Hóa học: Từ dịch chiết motanol của loài san hô mềm L.compactum phân lập được 5 chất: 3β,11 – dihydroxy – 24 – methylene – 9,11 – secocholes – tan – 5 en – 9 one (1); (245) – ergostane - 3β,5α,6β,25 – tetraol 25 – mono axetat (2); (245) – ergostane -3β,5α,6β,25 – tetraol (3); Batilol (4); Chimyl ancol (5) [244].

Một phần của tài liệu Tổng quan tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở việt nam giai đoạn 2008 2012 (Trang 89)