Fabaceae –họ Đậu

Một phần của tài liệu Tổng quan tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở việt nam giai đoạn 2008 2012 (Trang 44)

CÁT CĂN Tên khoa học: Pueraria thomsonii Benth.

Bộ phận dùng/nghiên cứu: rễ củ.

Hóa học: 2 chất: đồng phân của puerarin: G1 – puerarin, daizein. Hàm lượng puerarin trong củ sắn dây tươi: 217,61 mg/100g [59].

DÂY MẬT Tên khoa học: Derris elliptica (Roxb) Benth.

Tên đồng nghĩa: Millettia pachyloba Drake var. Pachyloba.

Bộ phận dùng/nghiên cứu:toàn cây.

Tác dụng sinh học: Dịch chiết dây mật (uống,liều ½ LD50) không ảnh hưởng lên các chỉ số huyết học [246].

HÒE Tên khoa học: Sophora japonica L.

Bộ phận dùng/nghiên cứu: nụ hoa phơi hay sấy khô.

Tác dụng sinh học: Rutin phân lập từ hoa hòe; quercetin được thủy phân từ rutin ức chế sự tăng trưởng của tế bào cao hơn nhiều lần so với rutin (tính độc hại tế bào cao) trên cả 3 dòng tế bào ung thư Hela, MCF7, NCI-H460 [80].

KIM TIỀN THẢO Tên khoa học: Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr.

Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất.

Hóa học: 3 chất: Chrysoeriol (4’, 5, 7-trihydroxy-3’-methoxyflavon); luteolin ( 3’, 4’, 5, 7 tetrahydroxyflavon); genistein (4’, 5, 7- trihydroxyflavon) được phân lập [393].

Tên khoa học: Aganope balansae (Gagnep.) Phan Ke Loc.

Đồng danh: Derris balanse Gagnep.; Derris exserta Graib.

Bộ phận dùng/nghiên cứu: thân rễ.

Thực vật: Một số đặc điểm sinh học cây mạ mân: Xác định tên khoa học, họ, đặc điểm hình thái: cây gỗ, ngọn non có lông màu nâu, cụm hoa hình chùy, nhị trên tự do, nhị dưới dính nhau thành bó, phần chỉ nhị giáp trung đới có lông [373].

Hóa học: 9 chất: 1 – O – β – D – glucopyranosyl – (2S, 3S, 4R) – 2N – [(2’R) – 2’ – hydroxy – octadecananoyl] – 14 (E/Z) – docosene – 1,3,4 – triol; 1 – O – β – D – glucopyranosyl – (2S, 3S, 4R) – 2N – [(2’R) – 2’ – hydroxyoctadecananoyl] – 14(E/Z) – tetracosene – 1,3,4 – triol; 1 – O – (octadec – 4 – en – 1 – oyl ) – 3 – O – β – D – galactopyranosyl(1→6) – β – D – galactopyranoside] – glycerol; 1 – O – (octadec – 4,6 – diene – 1 – oyl ) – 3 – O – β – D – galactopyra – nosyl – (1→6) – β – D – galactopyranoside] – glycerol; 5,6 – didehydrokawwain, 4 – hydroxy chalcone, β – sitosterol và daucosterol [376]; 4 – hydroxyoxazol 4 – O – β – D – glucopyranosid và 4 – hydroxy oxazol [375].

Tác dụng sinh học: Cao nước cả hai liều 330 mg/kg và 165 mg/kg , cắn n – butanol cả hai liều 66 mg/kg và 33 mg/kg chiết xuất từ rễ cây mạ mân đều có tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây tổn thương gan cấp bằng paracetamol trên chuột nhắt trắng. Cao nước liều 165 mg/kg và cắn n – butanol liều 33 mg/kg thể hiện tác dụng bảo vệ gan tốt, tác dụng tương đương nhau và làm giảm ALT mạnh hơn silymarin 67 mg/kg [374].

MÓC MÈO Tên khoa học: Caesalpinia bonduc (L.) Roxb.

Thực vật: Loài Móc mèo ở Ninh Hòa được xác định có tên khoa học là Caesalpinia bonduc (L.) Roxb., họ đậu(Fabaceae). Các đặc điểm hình thái: thân có khía dọc, nhiều lông tơ mịn, cành nhiều gai, ngọn lá có đuôi và 1 gai nhỏ, hạt khi non trơn láng khi già có vân, mặt ngoài vỏ hạt có vết sẹo; giải phẫu thân: lỗ khí, lông che chở, ống tiết, tinh thể calci oxalat hình cầu gai; lá: biểu bì có lớp cutin dầy; hạt non: nhân hạt có ống tiết ở vùng mô mềm, lớp tế bào ngoài vỏ hạt hình bàn chải [77].

MUỒNG TRÂU Tên khoa học: Casia alata L.

Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá.

Tác dụng sinh học: Cao nước lá muồng trâu có tác dụng bảo vệ gan tốt, thể hiện trên tác dụng làm giảm 73,58% hoạt độ ALT và 31,32% hàm lượng bilirubin ở chuột nhắt bị gây viêm gan cấp bằng CCl4. Cao nước lá muồng trâu có tác dụng ức chế xơ gan, làm giảm 12,64 % hàm lượng collagen ở gan chuột cống trắng bị gây xơ gan bằng CCl4. Cao nước lá muồng trâu có tác dụng lợi mật, làm tăng 39,64% lượng mật sinh ở chuột nhắt trắng [17].

SƯA BẮC BỘ Tên khoa học: Dalbergia tonkinensis Prain.

Bộ phận dùng/nghiên cứu: toàn cây.

Hóa học: 3 chất: Genistein; lanceolarin; 9, 10 – threo – 3 – [7 – (3, 10 –dihydroxy – 9 – hydroxymethyl – 2,5 – dimethoxy) – 9,10 – dihydrophenanthrenyl] propenal được phân lập [402].

THÓC LÉP Tên khoa học: Tadehagi triquetrum (L.) H. Ohashi.

Bộ phận sử dụng: lá, thân.

Hóa học: Flavonoid, tannin, đường khử, acid min, phytosterol, antharanoid được phân lập. Flavonoid từ thóc lép chiết tách bằng sắc ký lớp mỏng với hệ dung môi toluene: ethylacetat: acid formic ( 5: 6,5:1,5) thu được 7 vết. Hàm lượng flavonoid toàn phần trong lá thóc lép: 1,94± 0,02(%); trong thân là 0,35± 0,05(%). Hàm lượng đường khử trong quả thóc lép là: 5,09± 0,30 (%) [408].

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tổng quan tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở việt nam giai đoạn 2008 2012 (Trang 44)