BẠCH ĐỒNG NỮ Tên khoa học: Clerodendrum philipinum Schauer.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất.
Thực vật: Đã mô tả và phân tích được cây Bạch đồng nữ, căn cứ vào đặc điểm vi phẫu: tế bào mô mềm thành mỏng bị ép bẹt, mô cứng tạo vòng liên tục. Đặc điểm bột rễ: mảnh bần có các tế bào hình chữ nhật màu vàng nâu, mảnh mô mềm chứa tinh bột, sợi dài tập trung thành bó, các hạt tinh bột tròn có hạt kép, tinh bột tinh thể calci oxalat hình khối [272].
Lá: Flavonoid 1,77 ± 0,10%, coumarin (1,46±0,06%), saponin (1,14 ± 0,09%), đường khử, tannin, sterol, acid amin, polysaccharide, muối calci, không có glycoside trợ tim, alkaloid, antharanoid, acid hữu cơ, carotene, chất béo [5]; phenyl alanin, quercetin, một flavon là 5,7 – dihydroxy – 6 – methoxy – 2 – phenyl – 4H – chromen – 4 – one [4]; binankadsurin A, astragalin, β – sitosterol, daucosterol [275].
Rễ cây: flavonoid, saponin, tannin, coumarin, đường khử, acid amin, sterol, polysaccharide, không có các hợp chất sau: glycoside tim, alkaloid, anthranoid, acid hữu cơ, chất béo, carotene, muối calci [273]; phenylpropanoid glucoside clerodenoside A, martynoside, acteoside, isoacteoside [276].
Tác dụng sinh học:
Độc tính cấp: Dịch chiết nước của rễ Bạch đồng nữ nồng độ 5g/ml (liều từ 100 – 300 dược liệu/kg) không gây chết chuột nhắt trắng, không xác định được LD50 [5].
Cao lỏng rễ Bạch đồng nữ có tác dụng kháng vi sinh vật trên Gram dương mạnh hơn gram âm, không có tác dụng trên vi nấm [272], với liều 20g/kg có tác dụng chống viêm cấp, với liều 30g/kg có tác dụng chống viêm mạn trên chuột nhắt trắng [274], ở cả 2 mức liều 7,5g dược liệu/kg chuột và 15g dược liệu/kg chuột có tác dụng bảo vệ gan, không có tác dụng làm giảm trọng lượng gan và làm giảm nồng độ của MDA dịch đồng thể gan [277].
BÔNG ỔI Tên khoa học: Lantana camara L.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá.
Hóa học: Lantaden B, icterogenin và acid 3 – oxo – 25 – metylhidroxy - 22[(Z) - 2’- butenoylloxy] – olean – 12 – en – 28 – oic; β-sitosterol; β - sitosterol 3 - O - β - D - glucopyranozit [64]. Acid lantanolic; acid latanilic; linaroside phân lập từ cao ethyl acetat [204].
Tác dụng sinh học: Dịch chiết nước của thân lá bông ổi với liều 6g/kg và dịch chiết cồn với liều 24g/kg có tác dụng hạ glucose huyết trên mô hình trên chuột nhắt trắng [117].
CỎ ROI NGỰA Tên khoa học: Verbena officialis L.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: Phần trên mặt đất.
Hóa học: 3 chất: Verbnalosid, hastatosid [92], verbenaside A có cấu trúc 12 – hydroxynerolidol 12 – O – [β – D – xylopyranosyl – (1→2) – β – D – glucopyranoside] [262].
VỌNG CÁCH Tên khoa học: Premna corymbosa Rottl. ex Willd.
Tên đồng nghĩa: Premna integrifolia L.Hoặc P. obtusi folia R. Br.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: vỏ thân, hoa, rễ.
Hóa học:
Vỏ thân: Rutin (quercetin 3 – 0 – rutinosid); Scutellatioside II (10
– 0 – trasn – p – coumaroyl catalpol); Leonurside A ( 4 – hydroxy – 2,6 – dimethoxy phenyl glucoside) [123].
Hoa:10 – 0 – trans – p – methoxycin – namoyl catalpol;
Verbascosid (3,4 – dihydroyxy phenethyl – (3’ – 0 – α – L – rhamnopyranosyl – 4’ – 0 caffeoyl) – β – D – glucopyranosid) [209].
Rễ: 6 – O – (3” – O – acetyl – 2’ – O – trans – p – coumaroyl) – α – L - rhamnopyranosylcatalpol. Đặt tên là premnacorymbosid A [214].
Tác dụng sinh học:
Lá vọng cách liều 12g/kg thể trọng chuột có tác dụng ức chế viêm cấp trên chuột cống gây viêm bằng carrageenin [126]; liều 18g/kg thể trọng chuột có tác dụng chống viêm cấp trong mô hình gây tràn dịch màng bụng ở chuột cống [125].
Lá vọng cách liều 20g/kg thể trọng chuột và 30g/kg thể trọng chuột có tác dụng ức chế viêm gan mạn trên chuột nhắt trắng gây viêm bằng amiant [126].
Cao lỏng lá vọng cách liều 10g/kg và 20 g/kg có tác dụng giảm đau theo cơ chế ngoại vi [124] .
Cao lỏng lá vọng cách liều 10g/kg và 20g/kg có tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây tổn thương gan bằng paracetamol [124].