1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát hoạt động đấu thầu thuốc tại bệnh viện hữu nghị năm 2014

66 1,3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

DANH MỤC BẢNG 1.2 Các hình thức chủ yếu lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc 5 1.4 Mười chương bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất tại Bệnh viện Hữu nghị 10 3.9 Tỷ lệ thuốc mời thầu của mỗi nhó

Trang 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HỒ MINH ĐỨC

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU THUỐC TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

NĂM 2014 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2015

Trang 2

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HỒ MINH ĐỨC

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU THUỐC TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

NĂM 2014 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới Thạc sĩ

Nguyễn Thị Hà, giảng viên bộ môn Quản lý – Kinh tế dược Người thầy đã

hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành Tiến sĩ Hoàng Thị Minh Hiền, trưởng khoa Dược bệnh viện và Dược sĩ Bùi Đức Trung, những

người đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp tại Khoa Dược, Bệnh viện Hữu Nghị

Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, phòng đào tạo, các phòng ban, các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã

tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tời Ban giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng đào tạo – chỉ đạo tuyến, khoa Dược bệnh viện Hữu Nghị đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đề

tài tại bệnh viện

Và cuối cùng là từ sâu thẳm tim mình, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè

thân thiết đã chia sẻ, động viên và dành cho em những tình cảm quý báu, giúp em vượt qua những khó khăn để hoàn thành đề tài tốt nghiệp trong suốt thời gian qua

Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Hồ Minh Đức

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Tổng quan về đấu thầu 3

1.2 Một số văn bản quy phạm pháp luật hiện nay về đấu thầu 6

1.3 Thực trạng chung về đấu thầu thuốc trong cả nước……….………8

1.4 Tổng quan hoạt động đấu thầu thuốc tại Bệnh viện Hữu Nghị 10

1.4.1 Sơ đồ tổ chức…… ……….……… 10

1.4.2 Chức năng nhiệm vụ……… 10

1.4.3 Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Hữu nghị những năm gần đây…… 10

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

2.1 Đối tượng nghiên cứu 13

2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 13

2.3 Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu 13

2.4 Phương pháp nghiên cứu 16

2.4.1 Thiết kế nghiên cứu 16

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 16

2.4.3 Phân tích và xử lí số liệu 17

3.1 Quy trình đấu thầu thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2014 18

3.1.1 Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc 18

3.1.2 Chuẩn bị đấu thầu 20

3.1.3 Quá trình chấm thầu và xét duyệt trúng thầu 26

3.2 Phân tích kết quả trúng thầu năm 2014 28

3.2.2 Khảo sát số lượng nhà thầu 28

3.2.3 Khảo sát danh mục thuốc 31

BÀN LUẬN 41

Chương 4: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 44

4.1 Kết luận 44

Trang 5

4.1.1 Quy trình đấu thầu 44

4.1.2 Danh mục và kết quả trúng thầu trong 3 gói thầu 44

4.2 Kiến nghị, đề xuất 45

4.2.1 Đối với Cục quản lý Dƣợc - Bộ Y tế 45

4.2.2 Đối với Bệnh viện Hữu Nghị 46

PHỤ LỤC 1 50

PHỤ LỤC 2 52

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

1.2 Các hình thức chủ yếu lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc 5

1.4 Mười chương bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất tại Bệnh viện Hữu nghị 10

3.9 Tỷ lệ thuốc mời thầu của mỗi nhóm thuốc trong gói thầu Generic 23

3.14 Kết quả kiểm tra kê khai nhóm 1, nhóm 2 của thuốc tham dự thầu 29

3.18 Tỷ lệ thuốc trúng thầu theo các nhóm thuốc trong gói theo tên

Generic

33

Trang 8

3.19 Trị giá thuốc sản xuất tại Việt Nam sử dụng trong bệnh viện Hữu

Nghị năm 2014

33

3.20 Số lượng và tỷ lệ thuốc trúng thầu trong nước và thuốc nhập khẩu

trên mỗi gói thầu

34

3.21 Tỷ lệ xuất xứ thuốc trúng thầu giữa các nhómtrong gói thuốc

Generic

35

3.23 Tỷ lệ thuốc mới trúng thầu, thuốc cũ không trúng thầu năm 2014 38

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

3.3 Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị năm

2014

19

3.5 Quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu 27 3.6 Tỷ lệ nhà thầu trúng thầu, nhà thầu không trúng thầu 32

Trang 10

an toàn, có hiệu quả.[12]

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã phê duyệt đề án “ Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” nhằm nâng cao chất lượng và tăng tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước được sử dụng trong các cơ sở y tế, nhận thức đúng về chất lượng, hiệu quả thuốc sản xuất tại Việt Nam và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dược trong nước qua đó làm thay đổi thói quen sử dụng thuốc ngoại bằng thuốc sản xuất tại Việt Nam Mới đây Thủ tướng Chính phủ cũng vừa phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm

2030 Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm.[16] Để đạt được các mục tiêu đề ra, ngoài năng lực của các nhà sản xuất trong nước thì cần phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như thực hiện tốt hoạt động mua sắm thuốc thông qua các văn bản quy phạm pháp luật

Phương thức mua sắm thuốc được sử dụng chủ yếu ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là đấu thầu rộng rãi Vì vậy, đấu thầu thuốc luôn là vấn đề được quan tâm, đặc biệt là vấn đề kiểm soát giá thuốc và quản lý chất lượng thuốc Khi đưa vào áp dụng, thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngoài việc kiểm soát giá tốt thì còn bộc lộ một số điểm cần sửa đổi, đặc biệt là vấn đề về chất lượng thuốc Theo tính toán của

Bộ Y tế, kết quả đấu thầu thuốc năm 2013 đã giảm hàng trăm tỷ đồng Chẳng hạn như Sở Y tế Quảng Ngãi giảm khoảng 28 tỷ đồng (24%), Sở Y tế Quảng Ninh giảm được khoảng 40 tỷ đồng (xấp xỉ 20%), Sở Y tế Hà Tĩnh tiết kiệm được khoảng 32

tỷ đồng (25%)[17]

Vừa qua, liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã ban hành thông tư liên tịch số 36/2013/TTLT-BYT-BTC về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư

Trang 11

01/2012/TTLT-BYT-BTC và thông tư liên tịch số 37/2013/TTLT-BYT-BTC về hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu để quản lý chất lượng thuốc bằng cách điều chỉnh phân nhóm thuốc giúp các cơ sở y tế có thể lựa chọn được các thuốc tốt của các nước phát triển hay thuốc của các công ty sản xuất trong nước có công nghệ tiêu chuẩn tốt với giá thuốc hợp lý,…cũng đã bước đầu điều chỉnh lại những hạn chế mà thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC gặp phải

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Y tế, trong năm 2014 Bệnh viện Hữu Nghị đã

áp dụng kết hợp các thông tư 01, thông tư 36 và thông tư 37 vào hoạt động đấu thầu thuốc Việc triển khai quy định mới đã đạt được kết quả gì? Có mang lại lợi ích như mong muốn không? Có những khó khăn gì khi hoạt động? Để góp phần trả lời

những câu hỏi trên đề tài “ Khảo sát hoạt động đấu thầu thuốc tại Bệnh viện

Hữu Nghị năm 2014” được tiến hành nhằm các mục tiêu sau:

1 Mô tả quy trình đấu thầu thuốc tại Bệnh viện Hữu Nghị năm 2014

2 Phân tích kết quả đấu thầu tại Bệnh viện Hữu Nghị năm 2014

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về đấu thầu

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định 63 /2014/NĐ-CP [6]

Khái niệm về đấu thầu

Là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch

vụ tư vấn, dịch vị phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để

ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế

Hoạt động đấu thầu

Bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá trình lựa chọn nhà nhầu

Các phương thức đấu thầu

Hiện nay, có 4 phương thức đấu thầu thường được áp dụng Phạm vi áp dụng của mỗi phương thức được thể hiện trong bảng 1.1

Trong đó, phương thức đấu thầu một giai đoạn, 2 túi hồ sơ là phương thức thường được áp dụng trong đấu thầu mua thuốc

Bảng 1.1 Các phương thức đấu thầu[7]

Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất

về kỹ thuật, hồ sơ về tài chính được nộp trong cùng một túi

hồ sơ Tiến hành mở thầu một lần đối với toàn bộ các hồ sơ trên

Một giai đoạn

hai túi hồ sơ

Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung

Nộp HSĐX về kỹ thuật và HSĐX về tài chính riêng biệt

Trang 13

cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa chọn nhà đầu tư

Mở thầu hai lần: HSĐX về kỹ thuật mở ngay sau khi đóng thầu, nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được mở HSĐX về tài chính

Hai giai đoạn

môt túi hồ sơ

Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có quy mô lớn, phức tạp

Giai đoạn một, nhà thầu nộp

hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu

Giai đoạn hai, nhà thầu nộp

hồ sơ dự thầu bao gồm HSĐX

về kỹ thuật và HSĐX về tài chính, trong đó có giá dự thầu

và đảm bảo dự thầu Hai giai đoạn

hai túi hồ sơ

Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có

kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp có tính đặc thù

Gia đoạn một: Nhà thầu nộp đồng thời HSĐX về kỹ thuật, HSĐX về tài chính riêng biệt HSĐX về kỹ thuật sẽ được

mở ngay sau khi đóng thầu Giai đoạn hai: Nhà thầu nộp HSĐX về kỹ thuật, HSĐX về tài chính theo yêu cầu của HSMT giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh

về kỹ thuật

Trang 14

Các hình thức lựa chọn nhà thầu

Đây là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu, việc lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và minh bạch Có nhiều hình thức lựa chọn nhà thầu Phạm vi của một số hình thức đấu thầu thuốc phổ biến ở nước ta được thể hiện trong bảng 1.2

Bảng 1.2: Các hình thức chủ yếu lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc[7] Hình thức đấu thầu Phạm vi áp dụng

Đấu thầu rộng rãi Được áp dụng tại tất cả các Sở Y tế, bệnh viện trong

mua sắm thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu Không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự Đấu thầu hạn chế Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có

tính đặc thù Chỉ định thầu Với những trường hợp đặc biệt (như cần phòng chống

dịch bệnh cấp bách…), thuốc hiếm được BYT cho phép nhập khẩu không cần Visa (thuốc đặc trị, thiên tai,…)

Mua sắm trực tiếp Áp dụng kết quả đấu thầu được phê duyệt trong vòng

6 tháng để mua thuốc Chào hàng cạnh tranh Đối với các thuốc được phép mua ngoài thầu, đấu thầu

bổ sung do nhu cầu điều trị Đàm phán giá Gói thầu mua thuốc chỉ có từ một đến hai nhà sản

xuất, thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong trời gian còn bản quyền và các trương hợp đặc thù

Các hình thức tổ chức thực hiện

Thông tư 01 quy định ba hình thức tổ chức thực hiện mua thuốc tại các cơ sở y

tế như sau:

Trang 15

Bảng 1.3 Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu mua thuốc[14]

Tập trung SYT tổ chức đấu thầu tập những loại thuốc có nhu cầu

sử dụng thường xuyên, ổn định và có số lượng lớn cho tất cả các cơ sở y tế công lập thuộc địa phương Các cơ

sở y tế công lập căn cứ vào kết quả đấu thầu để ký hợp đồng mua thuốc theo nhu cầu ngay trong năm

Đại diện Một trong các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh tổ chức đấu

thầu hàng năm Các đơn vị khác áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp trên cơ sở KQĐT đó

Riêng lẻ Các CSYT công lập tự tổ chức đấu thầu theo nhu cầu sử

dụng thuốc của đơn vị mình

1.2 Một số văn bản quy phạm pháp luật hiện nay về đấu thầu

1 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/07/2014 quy định[14]

2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 về lựa chọn nhà thầu[7]

3 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ban hành ngày 19/01/2012: Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế công lập.[13]

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung cụ thể trong việc thực hiện đấu thầu mua thuốc của các đơn vị có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác phục vụ nhu cầu phòng bệnh, khám và chữa bệnh để đảm bảo phù hợp với tính chất đặc thù của thuốc theo quy định của Luật Dược và các văn bản hướng dẫn luật Dược

4 Thông tư liên tịch số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ban hành ngày 11/11/2013: Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế.[1]

Trang 16

Theo Thông tư 36 (sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Thông tư 01) thì thuốc chia làm các gói thầu theo tên: generic (thuốc đã hết bản quyền bảo hộ); thuốc biệt dược và thuốc đông y Trong đó, thuốc generic thường có số lượng chiếm

ưu thế nên được phân chia khá rạch ròi, mỗi thuốc theo tên generic được phân chia thành nhóm (5 nhóm) dựa trên tiêu chí kỹ thuật và tiêu chuẩn công nghệ được cấp phép.5 nhóm thuốc Generic đó là:

Trang 17

Thông tư này hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu khi thực hiện hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế trong nước để mua thuốc phục vụ công tác phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác trong các cơ sở y tế

6 Thông tư số 31/2014/TT-BYT ban hành ngày 26/9/2014: Thông tư quy định bảng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật tại hồ sơ mời thầu mua thuốc [9]

Thông tư này thay thế bảng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật của thông tư 37/2013/TTLT-BYT-BTC và được áp dụng vào quy trình đấu thầu tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2014

1.3 Thực trạng chung về đấu thầu thuốc trong cả nước

 Thành quả:

- Tăng cường quản lý, sử dụng kinh phí hợp lý của các CSYT công lập

- Các thuốc do Ngân sách nhà nước, Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả, Nguồn thu viện phí cung ứng tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập thực hiện thông qua đấu thầu với giá cả hợp lý, ổn định trong vòng 6 tháng hoặc 12 tháng, chất lượng đảm bảo

 Tồn tại và thách thức:

- Đấu thầu riêng lẻ tại từng cơ sở dịch vụ chữa bệnh, không tập trung như ở một số nước dẫn tới khó kiểm soát, vì vậy Bộ Y tế khuyến khích các CSYT đấu thầu tập trung để dần hướng tới đấu thầu tập trung quốc gia[8] Điều đó đòi hỏi phải

có một sự chuẩn hóa cao hơn về các chỉ tiêu trong chọn thầu Đặc biệt khi đấu thầu trên quy mô lớn như vậy, để kiểm soát được lượng thông tin khổng lồ về thuốc và nhà thầu, Bộ Y tế cần phải có một chương trình phần mềm giúp tin học hóa rút ngắn công việc thủ công khi thực hiện đấu thầu cũng như giúp chuẩn hóa việc chọn thuốc trong chấm thầu để đảm bảo hiệu quả cao nhất [15],[8]

- Hạn chế về mặt năng lực quản lý của cán bộ, các văn bản pháp lí trong công tác xây dựng kế hoạch thầu, hồ sơ mời thầu, giá kế hoạch, cũng như tổ chức chấm thầu thể hiện qua kết quả trúng thầu: giá thuốc trúng thầu vẫn có nhiều biến động, thời gian hoàn thiện công tác đấu thầu kéo dài, gây thiếu thuốc

Trang 18

- Hạn chế về mặt chuyên môn: Các hoạt động đấu thầu, hồ sơ mời thầu chuẩn, tiêu chí lựa chọn thuốc trong xét thầu vẫn chưa có các tài liệu hướng dẫn cụ thể, việc thống nhất lựa chọn thuốc vẫn mang tính cảm tính, đôi khi thiếu chính xác

- Hạn chế về phương tiện kỹ thuật: Mọi công việc trong họat động đấu thầu còn thủ công, thời gian chấm thầu tốn nhiều thời gian, nhân lực làm kết quả thầu chậm chễ dẫn tới thiếu thuốc phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh Điều này đòi hỏi tin học hóa (xây dựng phần mềm hỗ trợ) nhằm tránh sự thiếu hụt về mặt nhân lực, thời gian

- Danh mục thuốc đấu thầu theo tên biệt dược và kết quả chấm thầu chịu nhiều tác động xấu của thị trường chi phối

- Đôi khi, giá thuốc của cùng một một mặt hàng thuốc trúng thầu lại chênh lệch rất nhiều giữa các bệnh viện và giữa các khu vực, các miền trong cả nước [2],[5]

- Giá thuốc trúng thầu của một số loại thuốc cao hơn giá thuốc cùng loại trên thị trường cùng thời điểm Giá thuốc trúng thầu cao một phần do nguyên nhân như hiện tượng thông đồng giữa các nhà thầu vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ…

- Chưa có mặt bằng chung về giá dược liệu, vacxin nên khó khăn trong công tác quản lý giá thuốc đấu thầu các mặt hàng đó.[2]

- Các bệnh viện có xu hướng chọn thuốc ngoại nhập với chi phí ngày càng cao

dù thuốc trong nước đã sản xuất được với cùng hoạt chất, chất lượng tốt, giá thành hợp lí

- Một phần do các công ty sản xuất thuốc trong nước chưa quan tâm và đầu tư đúng mức tới hoạt động marketing, xây dựng chiến lược sản phẩm nhằm nâng cao

uy tín, thương hiệu thuốc của mình làm giảm lợi thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu

- Đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật chưa thống nhất, tương đương điều trị gần như chưa thực hiện được dẫn tới vẫn phải lựa chọn những thuốc đã có uy tín trên thế giới dù giá thành rất cao [3],[5],[15],[11]

Trang 19

1.4 Tổng quan hoạt động đấu thầu thuốc tại Bệnh viện Hữu Nghị

Chức năng nhiệm vụ khoa Dƣợc bệnh viện:

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnhviện Khoa Dược có chức năng quản lí và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toànbộ công tác Dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời thuốc cóchất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn hợp lí

Khoa Dƣợc bệnh viện có các nhiệm vụ:

Trang 20

- Lập kế hoạch, cung cấp và bảo đảm số lượng, chất lượng thuốc thông thường vàthuốc chuyên khoa, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao: bông, băng, cồn, gạc cho điềutrị nội trú và ngoại trú, đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý

- Pha chế một số thuốc dùng cho bệnh viện

- Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong toàn bệnh viện Trưởngkhoa dược và dược sĩ được uỷ nhiệm có quyền thay thế thuốc có cùng chủng loại

- Tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hiện tiết kiệm đạt hiệu quả cao trong phụcvụ người bệnh

- Là cơ sở thực hành của các trường đại học y dược, khoa y trong các trường đại họcvà các trường trung học y tế

- Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, thông tin về thuốc

1.4.3 Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Hữu nghị những năm gần đây [4]

Tổng hợp báo cáo tình hình bệnh tật tại bệnh viện Hữu Nghị từ năm 2004 đếnnăm 2010 cho thấy mô hình bệnh tật tại bệnh viện Hữu Nghị bao gồm 16 chươngbệnh (theo mã ICD 10), trong đó mười chương bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất là:

Bảng 1.4: Mười chương bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất tại Bệnh viện Hữu nghị

Trang 21

10 Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do

nguyên nhânbên ngoài

2,96

Mười bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất chiếm 90,62% tổng số bệnh nhân, các bệnh

khác chỉ chiếm 9,38% số bệnh nhân Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Hữu nghị mangđặc trưng của bệnh viện đa khoa với đối tượng phục vụ chủ yếu là người cao tuổi

Với mô hình bệnh tật tập trung vào mười chương bệnh như hệ tuần hoàn, khối

u, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá như trên đều nằm trong nhóm bệnh điều trị lâu dài và có chi phí cao Mô hình bệnh tật sẽ ảnh hưởng quyết định đến danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện

Trang 22

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng trong khoa Dược, Bệnh viện

Hữu Nghị như sau:

- Các hoạt động về việc đấu thầu thuốc của Bệnh viện Hữu Nghị năm 2014

- Danh mục thuốc mời thầu năm 2014

- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu năm 2014

- Danh mục thuốc trúng thầu năm 2014

2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

 Địa điểm:

- Khoa Dược, Bệnh viện Hữu Nghị

- Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược

 Thời gian nghiên cứu: Trong thời gian diễn ra hoạt động đấu thầu thuốc: Từ

tháng 11 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015

2.3 Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu

Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu được tóm tắt như sau:

Trang 23

Hình 2.2: Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu Bảng 2.5: Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu cụ thể Biến số, chỉ tiêu Cách tính/diễn giải

Biến số

chung

Thời gian hoàn thành Bao nhiêu tháng từ khi xây dựng kế

hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu đến khi công bố kết quả trúng thầu Phương thức đấu thầu Theo quy định của thông tư 01/2012 Hình thức lựa chọn nhà thầu Theo quy định của thông tư 01/2012 Xây dựng Nhân lực và trình độ nhân Cơ cấu và trình độ, công việc của

- Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc

- Chuẩn bị đấu thầu

Mô tả quy trình đấu thầu thuốc tại

bệnh viện Hữu Nghị năm 2014

Trang 24

kế hoạch

đấu thầu

Xây dựng danh mục mời thầu

Quy trình tiến hành

Cơ cấu danh mục Nguyên tắc xét trúng thầu Xét từng mặt hàng Phân chia gói thầu Căn cứ phân chia gói thầu

Số lượng gói thầu Phê duyệt kế hoạch đấu thầu Thẩm quyền phê duyệt

Thời gian Mỗi gói

thầu

Tên và nội dung gói thầu

Hồ sơ

mời thầu

Nôi dung Thẩm quyền, thời gian phê duyệt, thẩm định

Giá hồ sơ mời thầu Lựa chọn

nhà thầu Tiêu chuẩn đánh giá

Tiêu chuẩn đánh giá HSĐX về mặt kỹ thuật:

+ Kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của HSĐX

+ Năng lực, kinh nghiệm nhà thầu

Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kĩ thuật Tiêu chuẩn đánh giá về mặt giá

Chấm

thầu

Nhân lực tham gia xét duyệt Số lượng, trình độ, chức vụ những cán

bộ tham gia chấm thầu Quy trình chấm thầu Các bước thực hiện

Số lượng, tỷ lệ nhà thầu tham dự thầu

Tỷ lệ = Số lượng nhà thầu đạt tiêu chuẩn/ Tổng số nhà thầu tham dự

Số lượng, tỷ lệ nhà thầu trúng thầu

So sánh với tổng số nhà thầu tham dự

và tổng số nhà thầu đạt tiêu chuẩn

Trang 25

Kết quả

thầu

Tỷ lệ thuốc trúng thầu Tỷ lệ = Số lượng thuốc trúng

thầu/Tổng số mặt hàng đấu thầu

Tỷ lệ thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ

Số lượng thuốc trúng thầu trong nước (nước ngoài)/tổng số thuốc trúng thầu Trong mỗi gói thầu: Tỷ lệ

thuốc trúng thầu trên thuốc mời thầu

Trong mỗi gói thầu:

Tỷ lệ = Số lượng thuốc trúng thầu/Số lượng thuốc mời thầu

Tỷ lệ nhóm thuốc trong các gói thầu theo thông tư 36/2013

Tỷ lệ = Số lượng thuốc trong mỗi nhóm/Tổng số thuốc trong mỗi gói thuốc

Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

Tỷ lệ về số khoản mục và trị giá của mỗi nhóm

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang: Nghiên cứu và mô tả các thông tin

về từng bước triển khai quy trình đấu thầu thuốc và kết quả trúng thầu năm 2014 của bệnh viện Hữu Nghị

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu

Hồi cứu các tài liệu nghiên cứu được khoa Dược bệnh viện Hữu Nghị cung cấp dưới dạng file mềm và bản cứng Bao gồm:

Toàn bộ tài liệu và biên bản họp, báo cáo, tổng hợp, danh mục liên quan đến quy trình và kết quả đấu thầu thuốc năm 2014:

 Quyết định phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch đấu thầu gói thầu cung ứng thuốc năm 2014

 Danh mục chào thầu năm 2014

 Biên bản họp Hội đồng xây dựng hồ sơ thầu

 Quyết định điều chỉnh HSMT thuốc

 HSMT thuốc năm 2014

Trang 26

 Báo cáo đánh giá HSDT đợt 2

 Biên bản họp xét thầu đợt 2

 Biên bản thẩm định kết quả thầu thuốc đợt 2

 Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu đợt 2

 Danh mục thuốc trúng thầu

2.4.3 Phân tích và xử lísố liệu

 Mô tả các hoạt động đấu thầu thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2014:

- Vẽ sơ đồ tóm tắt các quy trình đấu thầu thuốc, biểu diễn về tỷ lệ về kết quả đấu

thầu thuốc

- Mô tả cụ thể các bước trong quy trình

 Phân tích kết quả hoạt động đấu thầu thuốc:

Xử lí số liệu: Số liệu sau khi được thu thập được đưa vào xử lý, phân tích trên phần mềm Microsoft Excell như sau:

+ Các biến số được chuẩn hóa: Tên hoạt chất, tên biệt dược, nồng độ hàm lượng, nhà sản xuất, đơn vị tính, đường dùng, số đăng kí, số lượng, đơn giá, tên nhà thầu + Sắp xếp số liệu tùy theo mục đích phân tích

+ Sắp xếp biến sốtừ chung đến riêng, từ khái quát đến cụ thể

+ Tính số lượng, trị giá và tỷ lệ của từng biến số

+ Dùng các hàm: Sum, Count, sort,… để tổng hợp số liệu theo chỉ số cần nghiên cứu

Trang 27

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1 Quy trình đấu thầu thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2014

Trong năm 2014, bệnh viện Hữu Nghịtổ chức đấu thầu rộng rãi để đảm bảo thuốc cho nhu cầu khám chữa bệnh tại bệnh viện trong năm 2015

Thời gian: Từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015

Hình thức: BV Hữu Nghị đi theo định hướng đã xác định trong giai đoạn

trước, đó là theo phương thức đấu thầu 1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ, hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi

3.1.1 Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc

Căn cứ vào các quy định trong Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, các Nghị định, thông tư hướng dẫn đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế công lập, bệnh viện đa khoa Hữu Nghị đã thực hiện đấu thầu mua sắm thuốc theo các bước sau:

Bảng 3.6: Các bước và đơn vị thực hiện đấu thầu Các bước

+ Lập hồ sơ mời thầu + Thẩm định và phê duyệt HSMT

Tổ chức đấu

thầu

+ Thông báo mời thầu + Phát hành hồ sơ mời thầu + Mở thầu – Đóng thầu

+ Khoa Dược

Trang 28

Xét thầu và

công bố kết

quả

+ Đánh giá sơ bộ HSDT + Đánh giá chi tiết HSDT + Thẩm định, phê duyệt KQĐT + Báo cáo KQĐT

+ Tổ chuyên gia đấu thầu + Hội đồng thẩm định KQĐT + Giám đốc phê duyệt KQĐT

Hình 3.3:Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2014

Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng

Thẩm định và phê duyệt HSMT Thành lập Hội đồng xét thầu

CHUẨN

BỊ ĐẤU

THẦU

Bộ Y tế phê duyệt

Giám đốc phê duyệt

Giám đốc phê duyệt

Trang 29

3.1.2 Chuẩn bị đấu thầu

3.1.2.1 Lập kế hoạch đấu thầu thuốc

Vào tháng 10/2014, cùng với phòng Kế hoạch tổng hợp và phòng Tài chính kếtoán, Khoa dược của bệnh viện tiến hành dự thảo, xây dựng kế hoạch dự trù mua thuốc cho năm tiếp theo:

Hình 3.4 : Các bước lập kế hoạch đấu thầu

 Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu mua thuốc của bệnh viện dựa trên các yếu tố sau:

- Dự toán chi ngân sách nhà nước năm kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao và các nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị công lập

- Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa đơn vị và cơ quan BHXH

- Tình hình thực tế mua và sử dụng thuốc của năm trước

- Dự kiến nhu cầu thuốc năm kế hoạch

 Việc tổng hợp danh mục thuốc đấu thầu và số lượng thuốc sử dụng dựa trên

mô hình bệnh tật và tình hình sử dụng thuốc của bệnh viện trong năm trước đó Xác định số lượng thuốc trong danh mục chính nhằm chuẩn bị cho quá trình mua thuốc được chủ động và đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ

 Việc xây dựng giá kế hoạch cũng là một trong những khâu quan trọng trong việc lập kế hoạch đấu thầu Giá kế hoạch được xây dựng dựa trên sự tham khảo giá

do cục Quản lý Dược đưa ra trên website của Cục, trong trường hợp giá của thuốc không có trên thị trường, có thể tham khảo báo giá của các công ty đối với những

LẬP KẾ HOẠCH

ĐẤU THẦU

Tổng hợp danh mục đấu thầu

Xây dựng giá kế hoạch

Tổng hợp số lượng sử dụng

1

2

3

Trang 30

thuốc mới trong danh mục hoặc giá của kết quả năm trước đối với thuốc cũ trong danh mục mời thầu

Nhận xét:

Trên thực tế, bệnh viện Hữu Nghị đang gặp khó khăn ngay trong khâu dự trù thuốc đấu thầu bởi điều đó phụ thuốc vào số lượng bệnh nhân hàng năm của các bệnh viện Do vậy, hàng năm bệnh viện Hữu Nghị đều tổ chức đầu thầu bổ sung, điều này làm kéo dài thời gian cho đấu thầu, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc cho người bệnh trong khi chờ kết quả đấu thầu Ngoài ra, việc xây dựng giá kế hoạch cũng gặp không ít khó khăn bởi giá thuốc trên thị trường luôn biến động

 Về việc phân chia các gói thầu

Theo hướng dẫn của thông tư 36 sửa đổi và bổ sung thông tư 01, việc phân chia gói thầu tại bệnh viện Hữu Nghị được thực hiện trong bảng sau đây:

Bảng 3.7: Phân chia gói thầu

gói thầu (VNĐ)

1

Thuốc theo tên Generic

Nhóm 1:

- Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn

EU-GMP hoặc PIC/s-EU-GMP thuộc nước tham gia ICH;

- Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu

chuẩn WHO-GMP do Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý

dược) cấp giấy chứng nhận và được cơ quan quản lý có

thẩm quyền của nước tham gia ICH cấp phép lưu hành

35.643.709.890

Nhóm 2:

- Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn

EU-GMP hoặc PIC/s-EU-GMP nhưng không thuộc nước tham

gia ICH;

8.425.035.000

Trang 31

- Thuốc nhượng quyền từ cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn

EU-GMP hoặc PIC/s-GMP thuộc các nước tham gia

ICH và được sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc Bộ Y

tế Việt Nam (Cục Quản lý dược) cấp giấy chứng

nhận đạt tiêu chuẩn WHO-GMP

Nhóm 3:

- Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn

WHO-GMP được Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý

Nhận xét:

- Gói thầu thuốc số 2Thuốc biệt dược hoặc tương đương điều trịcó giá gói thầu lớn nhất (101.643.928.310), gói thầu số 2 Thuốc theo tên Generic có giá gói thầu lớn thứ hai (74.845.284.140), và nhỏ nhấtlà giá gói thầu số 3 Thuốc đông y và thuốc từ

dược liệu

 Danh mục thuốc đề nghị đấu thầu

 Số lượng và tỷ lệ thuốc mời thầu trên mỗi gói thầu:

Trang 32

Bảng 3.8: Số lượng và tỷ lệ thuốc mời thầu trên mỗi gói thầu

 Tỷ lệ thuốc mời thầu của mỗi nhóm thuốc trong gói thầu Generic:

Bảng 3.9: Tỷ lệ thuốc mời thầu của mỗi nhóm thuốc trong gói thầu Generic

* Nhận xét:

- Trong gói số 1 Thuốc theo tên Generic, bệnh viện Hữu Nghị đã phân ra 4 nhóm

thuốc, nhóm 1 và nhóm 3 chiếm số lượng và tỷ lệ cao hơn nhóm 2 và nhóm 5 Trong đó, nhóm 1 cao nhất với 41,1% tổng số thuốc mời thầu và nhóm 2 chỉ chiếm 6,2%

3.1.2.2 Lập hồ sơ mời thầu

Theo thông tư 05/2010/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khoa Dược lập

hồ sơ mời thầu bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để các nhà thầu chuẩn bị Hồ sơ dự thầu, nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu, làm cơ sở cho việc thương thảo và ký kết hợp đồng Hồ sơ mời thầu bao gồm:

Trang 33

Bảng 3.10 : Nội dung của hồ sơ mời thầu

1 Chỉ dẫn đỗi với

nhà thầu

Tư cách hợp lệ, về chuẩn bị HSDT, nộp HSDT, mở thầu, đánh giá HSDT, điều kiện trúng thầu

2 Bảng dữ liệu Giải thích những chi tiết, nội dung chỉ dẫn cho nhà

thầu

3 Tiêu chuẩn đánh

giá

Bao gồm nội dung về tiêu chuẩn đánh giá về năng lực

và kinh nghiệm, về kĩ thuật, về tài chính

4 Biểu mẫu dự

thầu

Đơn dự thầu, giấy ủy quyền,…

5 Bảo lãnh dự thầu Được yêu cầu dưới dạng bảo lãnh dự thầu của ngân

hàng, đặt cọc, ký quỹ Thời gian của đảm bảo dự thầu cần yêu cầu dài hơn thời gian hiệu lực của HSDT là 30 ngày

6 Mẫu hợp đồng Hợp đồng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cam kết của

nhà thầu

7 Phụ lục Yêu cầu sắp xếp trong HSDT, các bảng biểu giá chào

thầu thuộc HSĐX về kỹ thuật, tài chính,…

* Nhận xét:

- So sánh với thông tư 37/2013/TTLT-BYT-BTC thì các yêu cầu về tư cách hợp lệ nhà thầu và chứng minh tính hợp pháp của thuốc đã không những phù hợp với thông tư 37 mà còn bổ sung yêu câu thêm: Hạch toán tài chính độc lập và yêu cầu

về hạn sử dụng thuốc khắt khe hơn

 Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

Thời gian hiệu lực của HSDT là 180 ngày kể tử thời điểm đóng thầu ( 13 giờ, ngày 3 tháng 11 năm 2014)

Ngày đăng: 27/07/2015, 15:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y Tế - Bộ Tài Chính (2013), "Thông tƣ liên tịch sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tƣ liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế", pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tƣ liên tịch sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tƣ liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế
Tác giả: Bộ Y Tế - Bộ Tài Chính
Năm: 2013
2. Trương Quốc Cường (2008), Kiện toàn công tác quản lý nhà nước về Dược trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. , Báo cáo Hội nghị ngành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiện toàn công tác quản lý nhà nước về Dược trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế
Tác giả: Trương Quốc Cường
Năm: 2008
3. Đỗ Bích Hà (2008), Phân tích, đánh giá họat động đấu thầu thông qua khảo sát quy trình và kết quả đấu thầu tại một số bệnh viện giai đoạn 2005-2007, Luận văn tốt nghiệp Dƣợc sĩ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích, đánh giá họat động đấu thầu thông qua khảo sát quy trình và kết quả đấu thầu tại một số bệnh viện giai đoạn 2005-2007
Tác giả: Đỗ Bích Hà
Năm: 2008
4. Hoàng Thị Minh Hiền (2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu nghị - thực trạng và một số giải pháp, Luân án tiến sĩ dƣợc học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu nghị - thực trạng và một số giải pháp
Tác giả: Hoàng Thị Minh Hiền
Năm: 2012
5. Dương Thùy Mai (2008), Phân tích, đánh giá hoạt động đấu thầu thuốc ở một số bệnh viện giai đoạn 2006,2007 và bước đầu áp dụng tin học hỗ trợ hoạt động đấu thầu tại bệnh Viện Luận văn Thạc sĩ dƣợc học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích, đánh giá hoạt động đấu thầu thuốc ở một số bệnh viện giai đoạn 2006,2007 và bước đầu áp dụng tin học hỗ trợ hoạt động đấu thầu tại bệnh Viện
Tác giả: Dương Thùy Mai
Năm: 2008
6. Ninh Thị Nhƣ Quỳnh (2014), Khảo sát hoạt động đấu thầu thuốc tại thành phố Đà Nẵng năm 2013, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát hoạt động đấu thầu thuốc tại thành phố Đà Nẵng năm 2013
Tác giả: Ninh Thị Nhƣ Quỳnh
Năm: 2014
7. Chính Phủ (2014), Nghị Định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w