1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát hoạt động đấu thấu thuốc tại bệnh viện tai mũi họng TW hai năm 2012 2013

76 1,7K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 709,63 KB

Nội dung

Khái niệm đấu thầu Luật đấu thầu số 61 đã định nghĩa: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh b

Trang 1

KHẢO SÁT

THU TAI M

HAI NĂM KHÓA LU

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘ

NGUYỄN THỊ TRÂM

O SÁT HOẠT ĐỘNG ĐẤ THUỐC TẠI BỆNH VIỆ TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG

HAI NĂM2012 - 2013KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC S

Trang 2

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TRÂM

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG

HAI NĂM2012 - 2013 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:

1 ThS Nguyễn Thị Hà

2 ThS Bùi Văn Đạm

Nơi thực hiện:

1 Bộ môn Quản lýkinh tế dược

2 Bệnh viện Tai Mũi Họng TW

HÀ NỘI – 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, trong suốt thời gian thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè

Trước hết, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới ThS Nguyễn

Thị Hà, cô giáo đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt thời gian qua.Sự

dìu dắt của cô đã giúp em có định hướng tốt hơn trong việc nghiên cứu và giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS Bùi Văn Đạm – Trưởng khoa

Dược Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương đã hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận

Em cảm ơn ThS Vũ Năng Thỏa, khoa Dược Bệnh viện Tai Mũi Họng

Trung ương đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu, xử lý số liệu để em hoàn thành tốt đề tài này

Em xin cảm ơn các thầy cô Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược đã quan tâm,

giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài

Và cuối cùng, cho em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn sát cánh, động viên, chăm lo cho em trong cuộc sống và sự nghiệp

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Trâm

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 : TỔNG QUAN 3

1.1 Tổng quan về hoạt động mua sắm thuốc 3

1.1.1 Chu trình mua sắm thuốc 3

1.1.2 Nhu cầu thuốc và xác định nhu cầu thuốc 4

1.1.3 Lựa chọn phương thức mua sắm thuốc, lựa chọn nhà thầu 4

1.1.4 Đặt hàng, kiểm nhập hàng 5

1.2 Đấu thầu mua sắm thuốc 5

1.2.1 Khái niệm đấu thầu 5

1.2.2 Các phương thức đấu thầu 5

1.2.3 Các hình thức lựa chọn nhà thầu 7

1.2.4 Các hình thức tổ chức thực hiện 7

1.2.5 Quy trình đấu thầu thuốc chung 8

1.2.6 Thực trạng hoạt động đấu thầu thuốc tại Việt Nam trong những năm gần đây 9

1.3 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương 12

1.3.1 Giới thiệu Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương 12

1.3.2 Sơ lược về hoạt động đấu thầu thuốc tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương 14

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 15

2.1.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 15

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu 15

2.2 Phương pháp nghiên cứu 15

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 15

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 15

2.2.3 Nội dung và các biến số nghiên cứu 15

Trang 5

2.3 Phân tích số liệu 18

2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu 18

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 20

2.3.3 Phương pháp trình bày số liệu 21

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22

3.1 Quy trình đấu thầu thuốc tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm 2012 và 2013 22

3.1.1 Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc 22

3.1.2 Chuẩn bị đấu thầu 23

3.1.3 Tổ chức đấu thầu 27

3.1.4 Đánh giá Hồ sơ dự thầu và công bố kết quả 29

3.1.5 Thương thảo, ký kết hợp đồng 33

3.2 Phân tích kết quả đấu thầu 33

3.2.1 Khảo sát số lượng nhà thầu 33

3.2.2 Khảo sát danh mục thuốc 37

3.2.3 Khảo sát giá trúng thầu 42

BÀN LUẬN 49

1 Quy trình đấu thầu thuốc của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm 2012 và 2013 49

2 Kết quả đấu thầu 51

KẾT LUẬN 57

1 Quy trình đấu thầu 57

2 Kết quả đấu thầu 57

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 59

1 Đối với Bộ Y tế 59

2 Đối với Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung

(Cơ quan quản lý dược Châu Âu)

17 PIC/S Pharmaceutical Inspection Co-operation Scheme

(Hệ thống hợp tác về thanh tra dược phẩm)

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Các phương thức đấu thầu 6

Bảng 1.2 Các hình thức lựa chọn nhà thầu 7

Bảng 1.3 Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu mua thuốc 8

Bảng 2.1 Các chỉ số nghiên cứu 15

Bảng 2.2 Các phương pháp phân tích số liệu 20

Bảng 3.1 Giá trị các gói thầu của năm 2012 và năm 2013 25

Bảng 3.2 Nội dung của hồ sơ mời thầu 26

Bảng 3.3 Tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm, năng lực nhà thầu 30

Bảng 3.4 Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật 32

Bảng 3.5 Khảo sát số lượng nhà thầu năm 2012 và 2013 34

Bảng 3.6 Tỷ lệ thuốc mời thầu trên mỗi gói thầu 37

Bảng 3.7 Tỷ lệ thuốc có nhà thầu tham dự, tỷ lệ thuốc trúng thầu năm 2012 và 2013 38

Bảng 3.8 Tỷ lệ thuốc trúng thầu trên các gói thầu 39

Bảng 3.9 Tỷ lệ thuốc trúng thầu theo nhóm thầu của gói thuốc theo tên generic năm 2013 40

Bảng 3.10 Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập ngoại trúng thầu năm 2012 và 2013 40

Bảng 3.11 Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm điều trị 41

Bảng 3.12 So sánh giá thấp nhất của thuốc trúng thầu năm 2013 với năm 2012 43

Bảng 3.13 So sánh giá cao nhất của thuốc trúng thầu năm 2013 với năm 2012 43

Bảng 3.14 So sánh giá thuốc trúng thầu cùng biệt dược năm 2012 và 2013 44

Bảng 3.15 Tỷ lệ thuốc trúng thầu có giá thay đổi giữa 2 năm 45

Bảng 3.16 Giá kế hoạch và giá trúng thầu của một số hoạt chất năm 2012 và 2013 47

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Chu trình mua sắm thuốc [20] 3Hình 1.2 Quy trình đấu thầu thuốc chung 9Hình 2.1 Chia nhóm tài liệu nghiên cứu 19Hình 3.1 Quy trình đấu thầu thuốc năm 2012 và 2013 tại BV Tai Mũi Họng TW 23Hình 3.2 Quy trình xây dựng danh mục mời thầu 24Hình 3.3 Quy trình đánh giá HSDT và xét duyệt trúng thầu 30Hình 3.4 Số lượng nhà thầu trúng thầu trên mỗi gói thầu 36Hình 3.5 Tỷ lệ thuốc mời thầu trên mỗi nhóm của gói thuốc theo tên generic năm

2013 38

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.Trong những năm gần đây, việc mua sắm thuốc ở hầu hết các đơn vị khám chữa bệnh trong cả nước đều được thực hiện bằng hình thức đấu thầu Điều này giúp cho bệnh viện có nhiều cơ hội lựa chọn thuốc đảm bảo chất lượng, đúng tiêu chuẩn đặt ra, đảm bảo ổn định về giá và đủ thuốc trong thời gian dài, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng tốt hơn Đồng thời, thông qua đấu thầu, các cơ quan chức năng quản lý, chỉ đạo, thanh toán và kiểm tra công tác mua sắm thuốc và khám chữa bệnh được chặt chẽ hơn

Tuy nhiên, cho đến nay, các thông tư hướng dẫn đấu thầu thuốc trong các cơ

sở khám chữa bệnh được Bộ Y tế liên tục cập nhật.Điều này dẫn đến sự khác nhau trong công tác đấu thầu thuốc giữa các bệnh viện và hoạt động đấu thầu thuốc giữa các năm của mỗi bệnh viện cũng khác nhau.Vừa qua, liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính đã ban hành thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC về việc hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế (gọi tắt là thông tư 01).Sự ra đời của thông tư

01 đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong công tác đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về tai mũi họng, thực hiện đấu thầu mua thuốc đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động cung ứng thuốc Theo sự chỉ đạo của

Bộ Y tế, hoạt động đấu thầu thuốc tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm

2012 được tiến hành theo thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC, còn năm

2013 được tổ chức theo thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC Hai năm thực hiện theo hai hướng dẫn khác nhau, vậy công tác đấu thầu thuốc giữa hai năm

có gì giống và khác nhau? Các kết quả đạt được có mang lại những lợi ích mong muốn không?

Để góp phần trả lời những câu hỏi trên và nâng cao hiệu quả hoạt động mua

sắm thuốc trong bệnh viện, đề tài “Khảo sát hoạt động đấu thầu thuốc tại Bệnh

viện Tai Mũi Họng Trung ương hai năm 2012 - 2013” được thực hiện nhằm mục

tiêu:

Trang 10

1 Mô tả quy trình đấu thầu thuốc tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm

2012 và 2013

2 Phân tích kết quả đấu thầu tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm

2012 và 2013

Trang 11

Chương 1 : TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về hoạt động mua sắm thuốc

1.1.1 Chu trình mua sắm thuốc

Chu trình mua thuốc bao gồm hầu hết các quyết định và hoạt động nhằm xác định số lượng sử dụng của từng thuốc, giá cả phải chi trả và chất lượng của thuốc nhận về Một quá trình mua sắm thuốc hiệu quả phải đảm bảo cung cấp đúng thuốc, đúng số lượng, giá cả hợp lý và với tiêu chuẩn chất lượng được thừa nhận[24] Chu trình mua sắm thuốc bao gồm các bước sau:

Hình 1.1.Chu trình mua sắm thuốc[23]

Để thực hiện chu trình mua sắm thuốc hiệu quả, cần tiến hành theo các nguyên tắc sau:

- Quản lý hiệu quả và minh bạch, tuân thủ đúng các văn bản pháp luật, lập kế hoạch cụ thể, thực hiện giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên

- Nên giới hạn trong danh mục thuốc thiết yếu, nên liệt kê theo tên generic, việc xác định số lượng thuốc cần dựa trên nhu cầu thực tế

Xác định nhu cầu thuốc

Lựa chọn phương thức mua sắm

Lựa chọn nhà cung

ứng

Đặt hàng, theo dõi đơn đặt hàng

Kiểm nhận thuốc

và kiểm tra Thanh toán

Thu thập thông tin

về sử dụng, đánh giá

Chu trình mua thuốc

Cân đối nhu cầu – kinh phí

Ký kết hợp đồng Phân phối thuốc

Trang 12

- Mua sắm công phải dựa trên phương thức đấu thầu cạnh tranh, nguồn kinh phí được đảm bảo, các bên tham gia mua sắm thuốc phải tôn trọng hợp đồng đã

- Phải đảm bảo chất lượng thuốc theo tiêu chuẩn quốc tế [17, 22]

1.1.2 Nhu cầu thuốc và xác định nhu cầu thuốc

1.1.2.1 Khái niệm nhu cầu thuốc

Nhu cầu thuốc là tập hợp tất cả những loại thuốc với dạng bào chế thích hợp, hàm lượng thích hợp, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và hiệu lực để đáp ứng được các yêu cầu phòng chữa bệnh của cá thể, của cộng đồng trong một phạm vi thời gian, không gian, một trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật và khả năng chi trả nhất định[8]

1.1.2.2 Xác định nhu cầu thuốc

Nhu cầu thuốc được quyết định và chi phối bởi nhiều yếu tố: mô hình bệnh tật,

kỹ thuật chuyên môn, điều kiện kinh tế xã hội, hiệu lực thuốc, những tiến bộ trong

y học và kỹ thuật điều trị, sự xuất hiện thuốc mới, giá cả, sản phẩm cạnh tranh Vì vậy, việc xác định nhu cầu thuốc thường gặp nhiều khó khăn và có tính tương đối Trên thực tế thường áp dụng 3 phương pháp [8]:

- Thống kê dựa trên sử dụng thuốc thực tế

- Dựa trên cơ sở quản lý các dịch vụ y tế

- Dựa trên mô hình bệnh tật và phác đồ điều trị

1.1.3 Lựa chọn phương thức mua sắm thuốc, lựa chọn nhà thầu

1.1.3.1 Phương thức mua sắm thuốc

Phương thức mua sắm thuốc là việc áp dụng các phương pháp và hình thức để đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh Ngay từ năm 1997, chỉ thị số 03/BYT-CT ngày 25 tháng 2 năm 1997 của Bộ Y

tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện ghi rõ: “Việc mua bán thuốc phải thực hiện qua thể thức đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu công khai theo quy định của nhà nước”[5] Vì vậy đấu thầu thuốc là phương thức mua sắm thuốc được áp dụng phổ biến ở nước ta

Trang 13

1.1.3.2 Lựa chọn nhà thầu

Sau khi lựa chọn phương thức đấu thầu mua thuốc, bệnh viện tổ chức đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật để lựa chọn nhà thầu Các hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định trong Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005(sau đây gọi tắt là Luật đấu thầu số 61) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12[19] Nội dung Đấu thầu mua thuốc và lựa chọn nhà thầu được cụ thể trong phần sau của đề tài

1.1.4 Đặt hàng, kiểm nhập hàng

Đặt hàng: Dựa trên nhu cầu thực tế của bệnh viện, khoa Dược bệnh viện lập

dự trù mua thuốc định kỳ và tiến hành đặt hàng

Kiểm nhập hàng: Bộ phận kiểm nhập có trách nhiệm theo dõi và quản lý việc

kiểm nhập thuốc Nội dung kiểm tra hàng trước khi nhập kho bao gồm: phải có đầy

đủ giấy tờ hợp lệ; đối chiếu thực tế với giấy tờ sổ sách về tên thuốc, số lượng, hàm lượng, nồng độ, số lô, hạn dùng, quy cách đóng gói, nơi sản xuất, kiểm tra cảm quan về bao bì nhãn mác, chất lượng thuốc, kiểm tra điều kiện bảo quản thuốc trong quá trình vận chuyển…[9]

1.2 Đấu thầu mua sắm thuốc

1.2.1 Khái niệm đấu thầu

Luật đấu thầu số 61 đã định nghĩa: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”[18]

1.2.2 Các phương thức đấu thầu

Theo Luật đấu thầu số 61 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 04 năm 2006 quy định 3 phương thức đấu thầu Phạm vi áp dụng của mỗi phương thức được thể hiện trong bảng 1.1 [18].Trong đó phương thức đấu thầu một túi hồ sơ là phương thức thường được áp dụng trong đấu thầu mua thuốc [2, 3]

Trang 14

Bảng 1.1 Các phương thức đấu thầu

Phương

thức

Phạm vi áp dụng

sơ mời thầu

Việc mở thầu được tiến hành một lần

kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được

mở sau để đánh giá tổng hợp

Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì

đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo

Hai giai

đoạn

Đấu thầu rộng

rãi, đấu thầu hạn

chế cho gói thầu

- Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham gia giai đoạn

Trang 15

một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu; biện pháp bảo đảm dự thầu

Đối với các thuốc được phép mua ngoài thầu, đấu thầu bổ sung

do nhu cầu điều trị

Tự thực hiện Trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm

để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng

Trang 16

Bảng 1.3.Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu mua thuốc

Hình thức Nội dung

Tập trung SYT tổ chức đấu thầu những loại thuốc có nhu cầu sử dụng thường

xuyên, ổn định và có số lượng lớn cho tất cả các cơ sở y tế công lập thuộc địa phương Các cơ sở y tế công lập căn cứ vào kết quả đấu thầu để ký hợp đồng mua thuốc theo nhu cầu ngay trong năm

Đại diện Một trong các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh tổ chức đấu thầu hàng

năm Các đơn vị khác áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp trên cơ

sở kết quả đấu thầu đó

Riêng lẻ Các cơ sở y tế công lập tự tổ chức đấu thầu theo nhu cầu sử dụng

thuốc của đơn vị mình

1.2.5 Quy trình đấu thầu thuốc chung

Hiện nay các cơ sở y tế tổ chức đấu thầu thuốc theo quy trình chung sau[2, 3, 18]:

Người/cơ quan có thẩm quyền

Lập, trình duyệt kế

hoạch đấu thầu, Hồ sơ

mời thầu

Thẩm định, phê duyệt KHĐT, HSMT

Thông báo mời thầu

chuẩn bị và nộp HSDT Tiếp nhận và quản lý

đồng

Chủ đầu tư/bên mời thầu Nhà thầu

Trang 17

Hình 1.2 Quy trình đấu thầu thuốc chung

1.2.6 Thực trạng hoạt động đấu thầu thuốc tại Việt Nam trong những năm gần đây

Ngay từ giai đoạn trước năm 2005, theochỉ thị số 03/BYT-CT ngày 25 tháng 2 năm 1997 của Bộ Y tế, việc mua thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh ở các cơ sở y tế công lập đã phải thực hiện thông qua đấu thầu[5] Tuy nhiên vẫn chưa

có hướng dẫn cụ thể về đấu thầu nên mỗi bệnh viện tổ chức đấu thầu theo các hình thức khác nhau

Đến tháng 7/2005, thông tư liên tịch số 20/2005/TTLT-BYT-BTC (gọi tắt là thông tư 20) được ban hành, đây là thông tư liên tịch đầu tiên hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập[1] Quy định này đã tạo tiền

đề cho hoạt động mua sắm thuốc trong các cơ sở y tế được dễ dàng và đảm bảo mua được thuốc đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý

Năm 2007, liên bộ Bộ Y tế - Bộ Tài chính ban hành thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/08/2007(gọi tắt là thông tư 10) để khắc phục những bất cập của thông tư 20.Thông tư này đã phân quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu cho thủ trưởng các cơ sở y tế công lập.Giá các mặt hàng khi xây dựng kế hoạch đấu thầu được quy định không được cao hơn giá tối đa của mặt hàng đó được công bố tại thời điểm gần nhất Hồ sơ mời thầu thực hiện theoLuật Đấu thầu và Nghị định của Chính phủ, chưa có hồ sơ mời thầu thuốc riêng biệt nên chưa có thống nhất trong triển khai thực hiện Giá thuốc trúng thầu được quy định không cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu và không vượt quá giá tối đa hiện hành của từng mặt hàng thuốc đó được công bố tại thời điểm gần nhất của Bộ Y tế Trong quá trình thực hiện, thông tư này đã giải quyết được cơ bản vấn

đề lựa chọn thuốc, những vướng mắc của thông tư 20, tạo thuận lợi cho các bệnh viện trong việc lựa chọn thuốc theo nhu cầu điều trị

Mặc dù vậy, thông tư 10 vẫn không tránh khỏi những bất cập như: chưa có tiêu chí xét thầu thống nhất, giá thuốc trúng thầu của một sản phẩm mỗi đơn vị một

Trang 18

khác, giá thường cao hơn giá thị trường, chưa có ưu tiên rõ ràng đối với thuốc sản xuất trong nước…[14][15][16]

Trước những bất cập của thông tư 10, ngày 19/01/2012, thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC (gọi tắt là thông tư 01) đã được ban hành Theo Thông tư

01, Thủ trưởng đơn vị quy định việc phân chia gói thầu thuốc theo nhu cầu sử dụng của đơn vị như sau:

* Gói thầu thuốc theo tên generic:

Gói thầu thuốc theo tên generic có thể có một hoặc nhiều thuốc theo tên generic Mỗi thuốc theo tên generic được phân chia thành các nhóm dựa trên các tiêu chí kỹ thuật và tiêu chuẩn công nghệ được cấp phép như sau:

a) Nhóm thuốc sản xuất tại các nước tham gia EMA, hoặc ICH, hoặc PIC/S b) Nhóm thuốc sản xuất tại các cơ sở sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP-WHO theo khuyến cáo của WHO được Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dược) kiểm tra và cấp giấy chứng nhận

c) Nhóm thuốc không thuộc các nhóm nêu tại điểm a và b

d) Trường hợp thuốc sản xuất nhượng quyền sản xuất tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào cơ sở chuyển giao quyền sản xuất thuốc để phân chia mặt hàng thuốc này vào một trong các nhóm thuốc theo quy định tại điểm a, b, c cho phù hợp

đ) Nhóm thuốc có chứng minh tương đương sinh học do Bộ Y tế công bố

* Gói thầu thuốc theo tên biệt dược

Trường hợp trong năm cần sử dụng thuốc biệt dược để phục vụ nhu cầu điều trị đặc thù của đơn vị, trên cơ sở ý kiến thống nhất của Hội đồng Thuốc và Điều trị của đơn vị, đơn vị xây dựng gói thầu thuốc theo tên biệt dược gồm:

a) Thuốc biệt dược gốc hoặc thuốc có tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc do Bộ Y tế công bố

b) Thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm do Bộ Y tế ban hành

* Gói thầu thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Đối với hoạt động xét duyệt trúng thầu, theo thông tư 01 quy định:

Trang 19

- Đối với gói thầu thuốc theo tên generic: mỗi nhóm thuốc theo tên generic chỉ được xét trúng thầu 01 mặt hàng thuốc đạt các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng quy định trong Hồ sơ mời thầu và có giá đánh giá thấp nhất trong nhóm thuốc

đó

- Đối với gói thầu thuốc theo tên biệt dược và gói thầu thuốc đông y, thuốc từ dược liệu: mỗi thuốc chỉ được xét trúng thầu 01 mặt hàng thuốc có giá đánh giá thấp nhất trong số những mặt hàng đạt các yêu cầu về kỹ thuật , chất lượng quy định trong Hồ sơ mời thầu

- Ưu tiên xét chọn trúng thầu mặt hàng thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tương đương và giá không cao hơn thuốc nhập khẩu tại thời điểm đấu thầu

Tại nhiều cơ sở áp dụng thông tư 01, chi phí thuốc đã giảm từ 20% đến 30% Theo báo cáo tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII của Bộ Y tế thì trong năm 2013, kết quả đấu thầu thuốc của Sở Y tế Quảng Ngãi giảm khoảng 28 tỷ đồng (xấp xỉ 24%), Sở Y tế Quảng Ninh giảm được 40 tỷ đồng (xấp xỉ 20%), Sở Y tế Hà Tĩnh giảm được 32 tỷ đồng (xấp xỉ 25%) [20]

Tuy vậy, thực tế thực hiện Thông tư này đã bộc lộ khá nhiều bất cập vì quy định chia nhóm, nhưng việc chia nhóm chưa khoa học, ví dụ như Nhóm thuốc sản xuất tại các nước tham gia EMA, hoặc ICH hoặc PIC/S bao gồm cả các nhà sản xuất của Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia…cũng thuộc nhóm này, dẫn đến các nhà sản xuất này đều có sản phẩm có giá thấp hơn sản phẩm cùng loại sản xuất từ các nước tham gia EMA hoặc ICH hoặc PIC/S nên dễ trúng thầu Quy định mỗi nhóm chỉ được chọn một mặt hàng có giá thấp nhất nên bệnh viện không thể chọn những mặt hàng đã dùng lâu, có uy tín trong điều trị Dải lựa chọn thuốc của bác sĩ bị thu hẹp dẫn đến việc sử dụng thuốc biệt dược gốc tăng đột biến, gây khó khăn cho công tác cung ứng thuốc

Một điểm mới của giai đoạn này là Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 11/2012/TT-BYT ngày 28/06/2012 Hướng dẫn lập Hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế[10] Thông tư này đã giúp các đơn vị thống nhất trong xây dựng hồ

Trang 20

sơ mời thầu, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, có cơ sở để chấm điểm các nhà thầu và thuốc dự thầu khi xét thầu

Nắm bắt được tình hình thực tế của giai đoạn 2012-2013, nhằm khắc phục những hạn chế của Thông tư 01, liên bộ Bộ Y tế - Bộ Tài chính đã ban hành Thông

tư liên tịch số 36/2013/TTLT-BYT-BTC (gọi tắt là thông tư 36) về việc sửa đổi, bổi sung một số điều của thông tư 01 và ban hành thông tư số 37/2012/TT-BYT hướng dẫn lập Hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế thay thế cho Thông tư số 11/2012/TT-BYT[4, 11] Theo thông tư mới, việc phân chia các nhóm thuốc đã chặt chẽ hơn, cụ thể tách riêng nhóm thuốc sản xuất tại các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP thuộc nước tham gia ICH với các thuốc sản xuất tại các

cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP nhưng không thuộc nước tham gia ICH.Thông tư 36 cũng tạo cơ hội cho thuốc sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn WHO-GMP được cấp phép lưu hành tại các nước tham gia ICH cũng được

dự thầu vào nhóm thuốc sản xuất tại các cơ sở đạt tiêu chuẩn EU-GMP GMP thuộc nước tham gia ICH Đồng thời, gói thầu thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cũng được chia thành 2 nhóm theo tiêu chí kỹ thuật và công nghệ được cấp phép.Như vậy, thông tư 36 đã linh hoạt hơn trong việc chia nhóm, khắc phục được những thiếu sót của thông tư 01

hoặcPIC/s-1.3 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

1.3.1 Giới thiệu Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

1.3.1.1 Chức năng- nhiệm vụ

Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương có chức năng khám, cấp cứu, điều trị, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai mũi họng và các bệnh vùng đầu mặt cổ liên quan đến tai mũi họng ở tuyến cao nhất, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ chuyên ngành tai mũi họng, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế[6, 7]

Số giường kế hoạch được giao năm 2012 là 250 giường nội trú và 30 giường điều trị ngoại trú Năm 2013 số giường kế hoạch là 320 giường, số giường ngoại trú

là 50 giường[12]

1.3.1.2 Cơ cấu, tổ chức

Trang 21

- Gồm 14 khoa lâm sàng; 6 khoa cận lâm sàng và 8 phòng chức năng, khoa Dược nằm trong trong khối các khoa cận lâm sàng

- Nhân lực: biên chế 205 người, trong đó: Bác sĩ và Dược sĩ là 58, đại học khác là 23, còn lại là điều dưỡng và hộ lý; ngoài ra còn có 224 hợp đồng trong đó có 09 là bác sĩ và 01 dược sĩ, 10 đại học khác, còn lại là điều dưỡng

và hộ lý [12]

1.3.1.3 Khoa Dược Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Khoa Dược bệnh viện là một khoa chuyên môn, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung ứng đầy

đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

Nhiệm vụ của khoa Dược

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của khoa Dược là lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa)[6, 7]

Cơ cấu tổ chức của khoa Dược bệnh viện

Khoa Dược bệnh viện gồm 15 người trong đó: 6 dược sĩ; 07 dược sĩ trung học

và cao đẳng, 02 dược sơ cấp

Khoa Dược được chia ra các bộ phận:

1 Thống kê, cung ứng, hành chính dược;

2 Dược lâm sàng, thông tin thuốc;

Trang 22

1.3.2 Sơ lược về hoạt động đấu thầu thuốc tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Trước năm 2005, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương tổ chức đấu thầu thuốc

2 lần/năm với phương thức chấm thầu thô sơ và chưa có hướng dẫn cụ thể của Bộ Y

tế về hoạt động đấu thầu thuốc tại bệnh viện Do đó, công tác đấu thầu thuốc phục

vụ nhu cầu khám chữa bệnh đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức, việc lựa chọn thuốc gặp nhiều khó khăn

Từ năm 2005, sau khi Quốc hội ban hành Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 – Luật đấu thầu đầu tiên của nước ta vào ngày 29/11/2005, hoạt động đấu thầu thuốc tại bệnh viện được thực hiện một cách dễ dàng hơn.Bệnh viện tổ chức đấu thầu mua sắm thuốc mỗi năm một lần.Đồng thời, việc áp dụng hiệu quả các phần mềm điện tử vào công tác đấu thầu làm cho quá trình thực hiện được diễn ra nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian và đảm bảo công khai, minh bạch

Cùng với sự cập nhật liên tục các văn bản pháp luật về đấu thầu thuốc của Bộ

Y tế, hoạt động đấu thầu thuốc tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cũng thay đổi qua các giai đoạn khác nhau Cụ thể trong giai đoạn 2007 – 2013, việc thực hiện đấu thầu mua thuốc được chia thành 2 thời điểm:

- Thời điểm từ tháng 7/2007 đến tháng 6/2012, thực hiện theo Thông tư 10/2007/TTLT-BYT-BTC

- Thời điểm từ tháng 06/2012 đến tháng 11 năm 2013, thực hiện theo Thông tư

số 01/2013/TTLT-BYT-BTC

Theo đó, các bước trong quy trình đấu thầu thuốc tại bệnh viện cũng có sự khác biệt đáng kể từ bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá HSDT cho đến thương thảo ký kết hợp đồng

Tuy vậy, việc cung ứng thuốc tại bệnh viện đã đáp ứng tốt công tác điều trị, không để người bệnh nội trú tự mua thuốc; khoa dược bệnh viện tổ chức cấp phát thuốc xuống tận các khoa lâm sàng

Trang 23

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 09/2014 đến 05/2015

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu

Danh mục kế hoạch đấu thầu mua thuốc, danh mục thuốc trúng thầu của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm 2012 và 2013

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Mô tả hồi cứu

2.2.2 Phương phápthu thập số liệu

Hồi cứu các tài liệu, dữ liệu liên quan đến hoạt động đấu thầu thuốc tại bệnh viện năm 2012, 2013:

- Danh mục thuốc đề nghị Bộ Y tế phê duyệt

- Danh mục thuốc kế hoạch được Bộ Y tế phê duyệt (danh mục mời thầu)

- Hồ sơ mời thầu, thẩm định hồ sơ mời thầu

- Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu

- Đánh giá và thẩm định kết quả trúng thầu

- Danh mục thuốc trúng thầu

- Tờ trình, quyết định của bệnh viện, Bộ Y tế

2.2.3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.1 Các chỉ số, biến số nghiên cứu

STT Chỉ số/biến số Định nghĩa Cách thức nghiên cứu Chỉ số chung

Trang 24

thầu năm KHĐT và KQĐT

3 Hình thức lựa chọn

nhà thầu

Hình thức lựa chọn nhà thầu mỗi năm

Hồi cứu số liệu từ KHĐT và KQĐT

Xây dựng kế hoạch đấu thầu

1 Xây dựng danh

mục mời thầu

Quy trình xây dựng Hồi cứu số liệu từ

KHĐT và KQĐT

2 Phân chia gói thầu Số lượng gói thầu

Tên, nội dung gói thầu Giá trị gói thầu

Hồi cứu số liệu từ KHĐT và KQĐT

3 Thẩm định, phê

duyệt KHĐT

Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt KHĐT

Hồi cứu số liệu từ KHĐT và KQĐT

Xây dựng hồ sơ mời thầu

1 Nội dung HSMT Nội dung HSMT, các tiêu

chuẩn đánh giá, bảo đảm dự thầu

Hồi cứu số liệu từ KHĐT và KQĐT

2 Thẩm định, phê

duyệt HSMT

Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt HSMT

Hồi cứu số liệu từ KHĐT và KQĐT

gia đấu thầu

- Số lượng nhà thầu mua HSMT

- Số lượng, tỷ lệ phần trăm nhà thầu tham gia đấu thầu

Hồi cứu số liệu từ KHĐT và KQĐT

số nhà thầu tham dự

- Số lượng, tỷ lệ phần trăm nhà thầu đạt tiêu chuẩn về

Hồi cứu số liệu từ KHĐT và KQĐT

Trang 25

ứng yêu cầu về mặt

kỹ thuật

kỹ thuật trong tổng số nhà thầu đạt tiêu chuẩn của giai đoạn 1

3 Số lượng và tỷ lệ

nhà thầu trúng thầu

- Số lượng nhà thầu trúng thầu

- Tỷ lệ phần trăm số lượng nhà thầu trúng thầu trong tổng số nhà thầu tham dự

Hồi cứu số liệu từ KHĐT và KQĐT

Khảo sát danh mục thuốc

1 Tỷ lệ thuốc mời

thầu trên mỗi gói

thầu

- Số lượng, tỷ lệ phần trăm thuốc mời thầu trên mỗi gói thầu

Hồi cứu số liệu từ KHĐT và KQĐT

2 Tỷ lệ thuốc có nhà

thầu tham dự, tỷ lệ

thuốc trúng thầu

- Số lượng, tỷ lệ phần trăm thuốc có nhà thầu tham dự trong tổng số thuốc mời thầu

- Số lượng, tỷ lệ phần trăm thuốc trúng thầu trong tổng số thuốc mời thầu

Hồi cứu số liệu từ KHĐT và KQĐT

3 Tỷ lệ thuốc trúng

thầu trên các gói

thầu

- Số lượng, tỷ lệ phần trăm thuốc trúng thầu trên các gói thầu

Hồi cứu số liệu từ KHĐT và KQĐT

4 Tỷ lệ thuốc trúng

thầu theo nhóm

thầu của gói thuốc

theo tên generic

năm 2013

- Số lượng, tỷ lệ phần trăm thuốc trúng thầu trên các nhóm thầu của gói thuốc theo tên generic năm 2013

Hồi cứu số liệu từ KHĐT và KQĐT

5 Cơ cấu thuốc trúng

thầu theo nguồn

- Tỷ lệ phần trăm về số lượng, giá trị của thuốc

Hồi cứu số liệu từ KHĐT và KQĐT

Trang 26

gốc, xuất xứ sản xuất trong nước, thuốc

nhập ngoại trong tổng số thuốc trúng thầu

6 Cơ cấu thuốc trúng

thầu theo nhóm

điều trị

- Tỷ lệ phần trăm về số lượng, giá trị của các thuốc trúng thầu theo nhóm điều trị

Hồi cứu số liệu từ KHĐT và KQĐT

Khảo sát giá trúng thầu

1 So sánh giá thuốc

trúng thầu

- So sánh giá thấp nhất và giá cao nhất trúng thầu của mỗi thuốc trúng thầu năm 2013 với 2012

Hồi cứu số liệu từ KHĐT và KQĐT

2 So sánh giá thuốc

trúng thầu cùng

biệt dược

- So sánh giá thuốc trúng thầu của cùng biệt dược năm 2013 với 2012

Hồi cứu số liệu từ KHĐT và KQĐT

và 2012 của Cefuroxime 750mg, Cefuroxime 1,5g, Ceftriaxone 1g

Hồi cứu số liệu từ KHĐT và KQĐT

2.3 Phân tích số liệu

2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu

Tài liệu nghiên cứu được chia nhóm để việc phân tích được dễ dàng hơn:

Trang 27

Hình 2.1.Chia nhóm tài liệu nghiên cứu

Sau khi chia nhóm các tài liệu nghiên cứu, ta tiến hành phân tích từng nhóm để đưa ra kết luận

Đối với kết quả đấu thầu

Dữ liệu được tổng hợp, chuẩn hóa và nhập vào phần mềm Microsolf Excel để

xử lý

Các biến số được chuẩn hóa về: tên hoạt chất, tên biệt dược, nồng độ, hàm lượng, quy cách đóng gói, đơn vị tính, đường dùng, nhà sản xuất, số đăng kí, số lượng, đơn giá, thành tiền, tên nhà thầu Các thuốc được phân chia thành 7 nhóm theo tác dụng dược lý và cơ cấu bệnh tật của bệnh viện Dữ liệu về danh mục thuốc

và giá thuốc trúng thầu năm 2012 và 2013 được nhập trên cùng một file Excel

Sử dụng các thuật toán: tính tổng (SUM), tính chênh lệch, tính tỷ lệ phần trăm, lọc, sắp xếp thứ tự (Sort), đếm (COUNT)…để có kết quả cần phân tích

Đối với chỉ số so sánh giá trúng thầu 2 năm

Mỗi thuốc mời thầu sẽ có những biệt dược trúng thầu khác nhau với mức giá khác nhau, như vậy mỗi thuốc sẽ có giá thấp nhất trúng thầu (sau đây gọi tắt là giá thấp nhất) và giá cao nhất trúng thầu (sau đây gọi tắt là giá cao nhất).Đối với thuốc

Tài liệu nghiên cứu

Xây dựng kế hoạch đấu thầu Xây dựng, thẩm định HSMT Mời thầu

Tổ chức đấu thầu Đánh giá HSMT, thẩm định kết quả

Ký kết hợp đồng

Nhà thầu Danh mục thuốc Giá trúng thầu

Trang 28

chỉ có 1 giá trúng thầu thì nó vừa là giá thấp nhất, vừa là giá cao nhất của thuốc đó.Ta sẽ so sánh giá thấp nhất của 1 thuốc năm 2013 với giá thấp nhất của thuốc đó năm 2012, tương tự so sánh giá cao nhất của 1 thuốc năm 2013 với giá cao nhất của thuốc đó năm 2012 Cụ thể ta tính toán như sau:

* So sánh giá thấp nhất

Tính chênh lệch giá thấp nhất năm 2013 so với năm 2012 của cùng 1 thuốc (cùng hoạt chất, nồng độ hàm lượng, dạng bào chế, quy cách đóng gói):

CL

= Giá th p nh t c a thu c năm 2013 – Giá th p nh t c a thu c đó năm 2012

Giá th p nh t c a thu c đó năm 2012

Nếu CL < 0% thì giá thấp nhất của thuốc đó năm 2013 giảm đi so với năm 2012

Nếu CL = 0% thì giá thấp nhất của thuốc đó năm 2013 không đổi so với năm 2012 Nếu CL > 0% thì giá thấp nhất của thuốc đó năm 2013 tăng lên so với năm 2012

Sau đó ta tính tỷ lệ thuốc có giá thấp nhất giảm, không đổi hoặc tăng

- Tỷ lệ thuốc có giá thấp nhất năm 2013 giảm so với năm 2012 là:

(Tổng số thuốc có CL < 0% ) x 100%

Tổng số thuốc trúng thầu trùng nhau của 2 năm

- Tỷ lệ thuốc có giá thấp nhất năm 2013 không đổi so với năm 2012 là:

(Tổng số thuốc có CL = 0%) x 100 % Tổng số thuốc trúng thầu trùng nhau của 2 năm

- Tỷ lệ thuốc có giá thấp nhất năm 2013 tăng so với năm 2012 là:

(Tổng số thuốc có CL > 0%) x 100 % Tổng số thuốc trúng thầu trùng nhau của 2 năm

Làm tương tự với giá cao nhất của thuốc

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích số liệu sau:

Bảng 2.2.Các phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp Nội dung

Trang 29

Phương pháp

thống kê

- Sử dụng để hệ thống hóa các chỉ tiêu lựa chọn nhà thầu

- Hệ thống hóa các thuốc mời thầu, thuốc trúng thầu

- Hệ thống hóa số lượng nhà thầu

2.3.3 Phương pháp trình bày số liệu

Các kết quả nghiên cứu được trình bày bằng phần mềm Microsoft Word 2010 dưới dạng: bảng biểu, đồ thị và sơ đồ

Trang 30

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình đấu thầu thuốc tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm

2012 và 2013

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hoạt động đấu thầu thuốc tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trong năm 2012 được tiến hành theo thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC (sau đây gọi tắt là thông tư 10) và năm 2013 được tiến hành theo thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC (sau đây gọi tắt là thông

tư 01) Tuy thực hiện theo hai thông tư khác nhau nhưng hoạt động đấu thầu thuốc tại bệnh viện vẫn tuân theo quy trình chung

3.1.1 Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc

Xây dựng kế hoạch đấu thầu Thẩm định và phê duyệt KHĐT Xây dựng hồ sơ mời thầu Thẩm định và phê duyệt HSMT

Giám đốc phê duyệt

Giám đốc phê duyệt

Mở thầu

Trang 31

Hình 3.1.Quy trình đấu thầu thuốc năm 2012 và 2013 tại BV Tai Mũi Họng TW

3.1.2 Chuẩn bị đấu thầu

Đây là bước đầu tiên trong quy trình đấu thầu thuốc và là bước đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức của các đơn vị tham gia

Chuẩn bị đấu thầu gồm hai phần chính đó là: xây dựng kế hoạch đấu thầu và xây dựng hồ sơ mời thầu

3.1.2.1 Xây dựng kế hoạch đấu thầu

a Xây dựng danh mục thuốc mời thầu

Trong công tác xây dựng kế hoạch đấu thầu thì nội dung xây dựng danh mục thuốc mời thầu là quan trọng nhất

Trước tiên, khoa Dược lập danh mục hoạt chất dự kiến sử dụng trên cơ sở danh mục thuốc đang sử dụng Sau đó gửi cho tất cả các khoa phòng để lấy ý kiến:

bổ sung, loại bỏ; lý do bổ sung, loại bỏ Khoa Dược tập hợp các ý kiến thay đổi, bổ sung, tìm tài liệu chuyên môn để chứng minh hoạt chất đó cần bổ sung hay loại bỏ, tài liệu về giá cả để chứng minh hiệu quả kinh tế, hiệu quả điều trị để báo cáo Hội đồng thuốc và điều trị Hội đồng xem xét các trường hợp thêm vào danh mục (viết tắt là DM) hoặc loại khỏi DM và thống nhất thông qua DM thuốc dùng trong bệnh viện để Giám đốc phê duyệt Trên cơ sở DM này, khoa Dược sẽ bổ sung về số lượng và giá kế hoạch của thuốc để xây dựng DM kế hoạch đấu thầu (KHĐT) năm của bệnh viện

Số lượng thuốc trong KHĐT dựa trên cơ sở số lượng sử dụng năm trước và dự kiến số bệnh nhân tăng thêm của năm đấu thầu Giá kế hoạch phải tham khảo giá trúng thầu của các đơn vị, giá kê khai của nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc báo giá của nhà thầu

Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng

Trang 32

Sau khi KHĐT được xây dựng, Giám đốc BV ký trình Bộ Y tế đề nghị phê duyệt kế hoạch.DM kế hoạch được BYT phê duyệt chính là Danh mục mời thầu Quy trình xây dựng danh mục thuốc mời thầu được tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Xây dựng kế hoạch đấu thầu

Hình 3.2 Quy trình xây dựng danh mục mời thầu

b Phân chia các gói thầu

Danh mục thuốc chủ yếu

Giá trên website của Cục Quản lý dược

Báo cáo sử dụng thuốc thực tế năm trước

Dự đoán nhu cầu trong năm tiếp theo

Giám đốc phê duyệt

DM thuốc dùng trong bệnh viện

Các khoa phòng bổ sung/loại bỏ Giám đốc phê duyệt

Bộ Y tế phê duyệt Danh mục thuốc mời thầu

Trang 33

- Năm 2012, thực hiện theo thông tư 10, bệnh viện tiến hành đấu thầu mua sắm thuốc theo 1 gói thầu thuốc chung

- Năm 2013, thực hiện theo thông tư 01, việc đấu thầu mua sắm thuốc được phân chia thành 2 gói thầu, đó là gói thầu thuốc theo tên generic và gói thầu thuốc biệt dượcgốc hoặc tương đương điều trị Trong đó gói thuốc theo tên generic lại được chia thành 3 nhóm

Nhóm 1: Nhóm thuốc sản xuất tại các nước tham gia EMA hoặc ICH, hoặc

PIC/S

Nhóm 2: Nhóm thuốc sản xuất tại các cơ sở sản xuất thuốc đạt nguyên tắc,

tiêu chuẩn GMP-WHO theo khuyến cáo của WHO được Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý Dược) kiểm tra và cấp giấy chứng nhận

Nhóm 3: Nhóm thuốc không thuộc các nhóm 1 và nhóm 2 ở trên

Giá trị các gói thầu của hai năm được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1.Giá trị các gói thầu của năm 2012 và năm 2013

Năm Số lượng gói thầu Số lượng nhóm thầu Giá trị (VNĐ)

2012 1 Gói chung 1 nhóm chung 88.000.463.200

Gói 2 Thuốc biệt dược

gốc hoặc tương đương

điều trị

 Nhận xét:

So với năm 2012, năm 2013 gói thầu thuốc được chia thành 2 gói riêng biệt.đó

là gói thuốc theo tên genergic và gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị Điều này giúp cho việc lựa chọn thuốc trúng thầu được dễ dàng và cụ thể hơn

Trang 34

Tổng giá trị gói thầu thuốc giữa hai năm có sự thay đổi lớn, giá gói thầu năm

2013 cao hơn 2 lần so với năm 2012

Năm 2013, gói số 1 thuốc theo tên generic có giá gói thầu cao nhất (178,56 tỷ đồng), gấp 9 lần giá gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị

Trong năm 2013, gói số 1 (thuốc theo tên generic) lại được chia thành 3 nhóm khác nhau, trong đó nhóm 1 có tổng giá trị cao nhất (chiếm 48,95% giá trị gói thầu), cao gấp 3 lần tổng giá trị nhóm 2; tổng giá trị nhóm 3 là 67,19 tỷ đồng

3.1.2.2 Hồ sơ mời thầu

a Xây dựng hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu là căn cứ để các nhà thầu chuẩn bị Hồ sơ dự thầu, làm cơ sở cho việc lựa chọn nhà thầu trúng thầu, thương thảo và ký hợp đồng

Nội dung của hồ sơ mời thầu bao gồm:

Bảng 3.2.Nội dung của hồ sơ mời thầu

STT Loại giấy tờ Nội dung

1 Thư mời thầu Thư mời các nhà thầu tham gia đấu thầu cung ứng thuốc

6 Bảo đảm dự thầu Nhà thầu nộp số tiền bảo đảm dự thầu là 5.000.000 đồng,

nộp tại phòng tài chính kế toán hoặc bảo lãnh qua ngân hàng (bản chính Bảo lãnh nộp tại phòng tài chính kế toán bệnh viện)

7 Yêu cầu về hợp

đồng

Điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng

Trang 35

b Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu

 Thẩm định hồ sơ mời thầu

Sau khi xây dựng hồ sơ mời thầu, Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập

Tổ thẩm định hồ sơ mời thầu

Cơ cấu Tổ thẩm định hồ sơ mời thầu gồm 5 người, trong đó có 1 Tổ trưởng là Giám đốc bệnh viện, 3 thành viên là Phó giám đốc, Trưởng khoa Dược và Trưởng phòng tài chính - kế toán, và 1 thư ký

Tổ thẩm định có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ mời thầu theo quy định, lập báo cáo thẩm định trình Giám đốc phê duyệt hồ sơ mời thầu của bệnh viện

 Phê duyệt hồ sơ mời thầu

Sau khi nhận đủ báo cáo thẩm định của Tổ thẩm định hồ sơ mời thầu, Giám đốc bệnh viện phê duyệt hồ sơ mời thầu trong thời gian không quá 05 ngày làm việc theo đúng quy định

3.1.3 Tổ chức đấu thầu

Ngay khi kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu được phê duyệt, bệnh viện tổ chức đấu thầu

3.1.3.1 Thông báo mời thầu và phát hành HSMT

a Thông báo mời thầu

Bệnh viện đăng thông báo mời thầutrên báo đấu thầu theo đúng quy định của

Bộ Kế hoạch và đầu tư nhằm cung cấp thông tin ban đầu cho tất cả các đơn vị cung ứng, đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong hoạt động đấu thầu

b Phát hành hồ sơ mời thầu

Saukhiđăng thông báo mời thầu, bệnh viện phát hành Hồ sơ mời thầu HSMT được bán cho tất cả các nhà cung ứng và bán tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu theo đúng quy định

3.1.3.2 Thành lập Hội đồng đấu thầu thuốc và Tổ thẩm định kết quả đấu thầu mua thuốc

a Thành lập Hội đồng đấu thầu thuốc

Trang 36

Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập Hội đồng đấu thầu mua thuốc gồm

9 thành viên, trong đó Giám đốc bệnh viện là Chủ tịch hội đồng Hội đồng đấu thầu

có trách nhiệm tổ chức mở thầu, chọn thầu và lập báo cáo kết quả thầu gửi Tổ thẩm định kết quả chọn thầu theo quy định hiện hành

Hội đồng đấu thầu còn có bộ phận giúp việc gồm 3 thành viên, có nhiệm vụ giúp Hội đồng trong mở thầu, đánh giá Hồ sơ dự thầu trình Hội đồng làm căn cứ chọn thầu

b Thành lập Tổ thẩm định kết quả đấu thầu mua thuốc

Tổ thẩm định kết quả đấu thầu được Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập, bao gồm những cán bộ có kinh nghiệm và hiểu biết về đấu thầu

Thành phần Tổ thẩm định gồm 5 thành viên, trong đó có 1 Tổ trưởng là Phó Giám đốc bệnh viện, 3 ủy viên và 1 thư ký

Tổ thẩm định có trách nhiệm thẩm định kết quả đấu thầu và lập báo cáo trình Giám đốc phê duyệt kết quả chọn thầu theo đúng quy định hiện hành

3.1.3.3 Mở thầu

Ngay sau khi đóng thầu, bệnh viện bắt đầu ngay việc mở thầu Hội đồng đấu thầu sẽ mở thầu với sự có mặt của các nhà thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà thầu theo quy định

- Thời gian mở thầu:

Năm 2012: 08 giờ 30 phút ngày 29/02/2012

Năm 2013: Gói thuốc theo tên generic: 08 giờ 30 phút ngày 18/05/2013

Gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị: 08 giờ 30 phút ngày 06/09/2013

- Thành phần và đại biểu tham dự buổi mở thầu có: Giám đốc bệnh viện, Phó giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa Dược, Trưởng phòng TCKT, các nhà thầu hoặc đại diện hợp pháp theo quy định…

- Tình trạng niêm phong của các HSDT trước khi mở: được bảo quản theo chế độ tài liệu “Mật”

- Biên bản mở thầu được lập riêng cho mỗi nhà thầu với các nội dung sau:

Trang 37

1 Hồ sơ được bảo quản theo quy chế bảo mật Đến thời điểm mở thầu, hồ sơ thầu còn nguyên vẹn niêm phong

2 Số bản gốc

3 Số bản sao

4 Số trang dự thầu

5 Ý kiến nhà thầu

6 Hồ sơ dự thầu bản gốc có danh mục thuốc và giá chào thầu

7 Đĩa CD chứa danh mục dự thầu kèm theo

8 Có bảo đảm Đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu

3.1.4 Đánh giá Hồ sơ dự thầu và công bố kết quả

3.1.4.1 Đánh giá Hồ sơ dự thầu

a Quy trình đánh giá HSDT và xét duyệt trúng thầu

Quy trình đánh giá HSDT và xét duyệt trúng thầu của BV Tai Mũi Họng TW năm 2012 và 2013 được mô tả bằng sơ đồ sau:

Bước 1.Đánh giá tính hợp lệ của HSDT và đáp ứng

các điều kiện tiên quyết, đánh giá về năng lực, kinh

nghiệm của nhà thầu

Bước 3 Lựa chọn thuốc trúng thầu theo từng mặt hàng

Năm 2012: Thuốc được so sánh

theo từng khu vực: Việt Nam,

châu Á, châu Âu, các khu vực

nhóm quy định tại Thông tư 01

Không đạt

Loại

Không đạt

Danh mục thuốc trúng thầu chờ thẩm định, phê duyệt

Trang 38

Hình 3.3 Quy trình đánh giá HSDT và xét duyệt trúng thầu

b Tiêu chuẩn đánh giá tính hợp lệ của HSDT, các điều kiện tiên quyết và năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu

Tiêu chuẩn đánh giá tính hợp lệ của HSDT, các điều kiện tiên quyết gồm:

1 Có tên trong danh sách mua HSMT

2 Có bản gốc HSDT

3 Đơn dự thầu hợp lệ

4 Tư cách hợp lệ của nhà thầu

5 Bảo đảm dự thầu hợp lệ

6 Hiệu lực của HSDT đảm bảo yêu cầu

7 Kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh ≥ 3 năm

8 Năng lực tài chính nhà thầu

9 Giá đã có VAT

10 Không vi phạm một trong các điều cấm quy định tại Điều 12 Luật đấu thầu Nhà thầu có HSDT hợp lệ, đáp ứng các điều kiện tiên quyết khi nhà thầu đáp ứng tất cả 10 tiêu chí trên

Nội dung tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm, năng lực nhà thầu năm 2012 và 2013 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.3.Tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm, năng lực nhà thầu

Nội dung

Mức yêu cầu tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng (đạt)

thuốc vào các bệnh viện trung ương

trong vòng 3 năm gần đây

Số năm hoạt động trong lĩnh vực sản

2 Năng lực sản xuất, buôn bán

Ngày đăng: 27/07/2015, 15:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2005), Hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập, Thông tư liên tịch số 20/2005/TTLT- BYT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập
Tác giả: Bộ Y tế - Bộ Tài chính
Năm: 2005
2. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2007), Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập, Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập
Tác giả: Bộ Y tế - Bộ Tài chính
Năm: 2007
3. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2012), Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế
Tác giả: Bộ Y tế - Bộ Tài chính
Năm: 2012
4. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2012), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, Thông tư liên tịch số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế
Tác giả: Bộ Y tế - Bộ Tài chính
Năm: 2012
5. Bộ Y tế (1997), Chấn chỉnh công tác cung ứng quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện, Chỉ thị số 03/BYT-CT ngày 25 tháng 2 năm 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chấn chỉnh công tác cung ứng quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 1997
7. Bộ Y tế (2005), Về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 82/QĐ-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2005
8. Bộ Y tế (2007), Giáo trình quản lý và kinh tế dược, Nhà xuất bản y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý và kinh tế dược
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2007
9. Bộ Y tế (2011), Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện, Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 06 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2011
10. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn lập Hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, Thông tư số 11/2012/TT-BYT ngày 28 tháng 6 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn lập Hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2012
11. Bộ Y tế (2013), Hướng dẫn lập Hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, Thông tư số 37/2013/TT-BYT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn lập Hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2013
12. Bộ Y tế, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương (2014), 45 năm 1969 - 2014 dấu ấn những chặng đường, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 45 năm 1969 - 2014 dấu ấn những chặng đường
Tác giả: Bộ Y tế, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động - xã hội
Năm: 2014
13. Cao Minh Quang (2011), Tổng quan về công nghiệp dược Việt Nam: cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển năm 2011-2020, tầm nhìn năm 2020, Tạp chí Dược học 8/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về công nghiệp dược Việt Nam: cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển năm 2011-2020, tầm nhìn năm 2020
Tác giả: Cao Minh Quang
Năm: 2011
14. Đào Phương Linh (2012), Nghiên cứu hoạt động đấu thầu thuốc tại một số bệnh viện Trung ương năm 2009 - 2010, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hoạt động đấu thầu thuốc tại một số bệnh viện Trung ương năm 2009 - 2010
Tác giả: Đào Phương Linh
Năm: 2012
15. Đỗ Thị Hằng (2011), Khảo sát hoạt động mua sắm thuốc tại một số bệnh viện ở Hà Nội năm 2010, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát hoạt động mua sắm thuốc tại một số bệnh viện ở Hà Nội năm 2010
Tác giả: Đỗ Thị Hằng
Năm: 2011
16. Nguyễn Hữu Việt (2013), Nghiên cứu hoạt động đấu thầu thuốc tại Sở Y tế Hà Tĩnh năm 2012, Luận văn chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hoạt động đấu thầu thuốc tại Sở Y tế Hà Tĩnh năm 2012
Tác giả: Nguyễn Hữu Việt
Năm: 2013
17. Ninh Thị Như Quỳnh (2013), Khảo sát hoạt động đấu thầu thuốc tại thành phố Đà Nẵng năm 2013, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát hoạt động đấu thầu thuốc tại thành phố Đà Nẵng năm 2013
Tác giả: Ninh Thị Như Quỳnh
Năm: 2013
18. Quốc hội (2005), Luật đấu thầu, số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đấu thầu
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2005
19. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, Luật số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2009
20. Tường Lâm (2013), Đấu thầu thuốc bệnh viện: Vì chất lượng hay giá cả?, Cổng thông tin điện tử của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh http://www.sggp.org.vn/thuoc/2013/5/318763/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đấu thầu thuốc bệnh viện: Vì chất lượng hay giá cả
Tác giả: Tường Lâm
Năm: 2013
21. Who (1993), Một số chỉ số chọn lọc về sử dụng thuốc, hướng dẫn điều tra sử dụng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh (Bản dịch).Tài liệu Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chỉ số chọn lọc về sử dụng thuốc, hướng dẫn điều tra sử dụng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh (Bản dịch)
Tác giả: Who
Năm: 1993

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w