Kết quả đấuthầu

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động đấu thấu thuốc tại bệnh viện tai mũi họng TW hai năm 2012 2013 (Trang 59)

Đánh giá nhà thầu

Số lượng nhà thầu mua hồ sơ mời thầu và tham gia đấu thầu năm 2013 tăng hơn so với năm 2012.Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến hoạt động đấu thầu cung ứng thuốc và thông tư 01 đã tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất và phân phối thuốc tham gia đấu thầuthuốc trong bệnh viện.Tuy nhiên, dù số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu tăng lên nhưng tỷ lệ nhà thầu trúng thầu trong gói thuốc theo tên generic năm 2013 lại giảm so với tỷ lệ trúng thầu năm 2012. Nguyên nhân có thể do năm 2013, thực hiện theo thông tư 01, các nhà thầu trúng thầu ngoài việc phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm, tài chính, kỹ thuật thì giá trúng thầu phải là giá thấp nhất không được vượt giá kế hoạch, do đó tính cạnh tranh giữa các nhà thầu cao hơn và làm giảm tỷ lệ trúng thầu.

Riêng năm 2013 có gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị, trong gói này chỉ có 4 nhà thầu tham gia đấu thầu và cả 4 nhà thầu đều trúng thầu. Do là thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị nên tính cạnh tranh trong gói này ít hơn so với gói thuốc theo tên generic. Tỷ lệ nhà thầu trúng thầu trong gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị đạt 100%.

Đánh giá danh mục thuốc

Về số lượng mặt hàngthuốc mời thầu, năm 2013 có số lượng mặt hàngthuốc mời thầu cao hơn so với năm 2012. Lý giải điều này có thể do nhu cầu điều trị của bệnh viện tăng lên, các thuốc mới, hoạt chất mới được cập nhật, bổ sung. Năm 2013 có 2 gói thầu thuốc, số lượng mặt hàngthuốc mời thầu trong mỗi gói có sự chênh lệch lớn: số lượng mặt hàngthuốc mời thầu trong gói thuốc theo tên generic chiếm 87,78%, gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị chiếm 12,22%. Như vậy, bệnh viện có xu hướng ưu tiên sử dụng thuốc generic trong điều trị, phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế. Trong gói thuốc theo tên generic lại được chia thành 3 nhóm: nhóm 1 (nhóm thuốc sản xuất tại các nước tham gia EMA hoặc ICH, hoặc PIC/S), nhóm 2 ( nhóm thuốc sản xuất tại các cơ sở sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP-WHO theo khuyến cáo của WHO được Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý Dược) kiểm tra và cấp giấy chứng nhận), nhóm 3 (nhóm thuốc không thuộc các nhóm 1 và nhóm 2 ở trên). Số lượng mặt hàng thuốc mời thầu trong 3 nhóm có sự khác biệt: tỷ lệ thuốc mời thầu trong nhóm 1 chiếm 41,74%, nhóm 2 chiếm 35,38%, nhóm 3 chiếm 22,88%. Như vậy bệnh viện tập trung dùng các thuốc thuộc nhóm 1 hơn so với nhóm 2 và nhóm 3, điều này là do các thuốc nhóm 1 có yêu cầu kỹ thuật cao, đảm bảo hiệu quả điều trị và một số thuốc chỉ có các nước trong nhóm 1 sản xuất.

Trong cả 2 năm, tỷ lệ thuốc có nhà thầu tham dự đều cao (năm 2012 có 91,06%, năm 2013 có 100% trên tổng số thuốc mời thầu). Như vậy, công tác thông báo mời thầu đã đạt hiệu quả và thông tư 01 đã tác động tích cực, khuyến khích các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến hoạt động đấu thấu thuốc trong bệnh viện. Đồng thời tỷ lệ thuốc có nhà thầu tham dự cao giúp cho bệnh viện mua sắm thuốc được đầy đủ, hiệu quả và công bằng.Năm 2012 có 91,06% thuốc có nhà thầu tham dự và tấtcả 91,06% thuốc đều lựa chọn được nhà thầu trúng thầu. Năm 2013 có 100% thuốc có nhà thầu tham dự nhưng chỉ có 87,14% thuốc lựa chọn được nhà thầu trúng thầu. Nguyên nhân là do theo quy định của thông tư 01, năm 2013 việc chấm thầu chặt chẽ hơn, nhiều công ty không đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật; đồng thời

có quy định về giá kế hoạch nên một số thuốc có giá cao hơn giá kế hoạch cũng không trúng thầu, và cũng do quy định chọn thuốc có giá thấp nhất nên tỷ lệ thuốc trúng thầu năm 2013 cũng giảm so với năm 2012.

Về tỷ lệ thuốc trúng thầu trên mỗi gói thầu và trên mỗi nhóm của năm 2013, tỷ lệ thuốc trúng thầu trên mỗi gói thầu đều cao (gói thuốc theo tên generic đạt 85,71%, gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị đạt 97,37%). Riêng gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị chỉ có 1 thuốc không trúng thầu. Đối với mỗi nhóm của gói thuốc theo tên generic, tỷ lệ thuốc trúng thầu của nhóm 1 cao nhất (đạt 81,65%), nhóm 2 đạt 76,65%, nhóm 3 thấp nhất đạt 55,56%. Nhóm 1 có tỷ lệ thuốc trúng thầu cao hơn so với nhóm 2 và nhóm 3 vì nhiều thuốc trong nhóm 2 và nhóm 3 không đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và một số thuốc vượt giá kế hoạch.

Về tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập ngoại trúng thầu, cả 2 năm đều có số lượng thuốc nhập ngoại chiếm tỷ lệ lớn (chiếm trên 65 %), cao gấp gần 2 lần so với thuốc sản xuất trong nước. Về giá trị dự tính, năm 2012 có tổng giá trị thuốc nhập ngoại cao gấp hơn 3 lần tổng giá trị thuốc sản xuất trong nước; năm 2013 có tổng giá trị thuốc nhập ngoại cao gấp 8 lần giá trị thuốc sản xuất trong nước. Trong khi tổng giá trị thuốc sản xuất trong nước không thay đổi nhiều giữa 2 năm (khoảng 13 tỷ đồng), tổng giá trị thuốc nhập ngoại chênh lệch nhiều giữa 2 năm (năm 2013 gấp 2 lần năm 2012). Điều này làm cho tỷ lệ giá trị thuốc sản xuất trong nước năm 2013 giảm đi so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013 có riêng gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị, làm tăng lên số lượng và giá trị của thuốc nhập ngoại. Đồng thời, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương là bệnh viện chuyên khoa, nhu cầu sử dụng các thuốc chuyên khoa rất lớn trong khi năng lực sản xuất thuốc trong nước còn hạn chế nên thuốc chuyên khoa chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Kết quả này phản ánh phần nào năng lực sản xuất dược phẩm nước ta: công nghiệp dược Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là công nghiệp bào chế đơn giản, hàm lượng kỹ thuật thấp [13]. Tuy nhiên, giá trị của các thuốc tính trên số lượng dự kiến sử dụng, không phải số lượng thực tế sử dụng nên không

phản ánh nhiều tỷ lệ thực tế sử dụng thuốc nhập ngoại và thuốc sản xuất thuốc trong nước.

Xét về cơ cấutheo nhóm điều trị, dựa vào mô hình bệnh tật và tình hình sử dụng thuốc, bệnh viện chia danh mục thuốc thành 7 nhóm: thuốc gây tê, mê, an thần; thuốc chống nhiễm khuẩn; thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, giảm phù nề; thuốc chống dị ứng, kháng histamin; thuốc chữa ho, tan đờm, làm lỏng dịch tiết phế quản; thuốc tăng cường tuần hoàn não và thuốc khác. Phân tích cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm điều trị,kết quả cho thấynhóm thuốc chống nhiễm khuẩn chiếm 1/3 số lượng thuốc trúng thầu và một nửa giá trị tiền thuốc ở cả 2 năm. Điều này phù hợp với đặc điểm Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương là bệnh viện chuyên khoa về các bệnh tai mũi họng. Nhóm thuốc chữa ho, tan đờm, làm loãng dịch tiết phế quản và nhóm thuốc tăng cường tuần hoàn não là 2 nhóm thuốc có số lượng và giá trị tiền thuốc nhỏ nhất, cụ thể tỷ lệ về giá trị năm 2012 chỉ chiếm 1% và năm 2013 là 2%.

Đánh giá giá thuốc trúng thầu

Khi so sánh giá thấp nhất và giá cao nhất trúng thầu của mỗi mặt hàng thuốc, có đến 61,98% thuốc có giá thấp nhất trúng thầu giảm, trong đó có 31,09% thuốc có giá thấp nhất giảm trên 50%. Đặc biệt có những thuốc giảm giá rất nhiều như Omeprazol 20mg: năm 2012 có giá thấp nhất trúng thầu là 8.500 đồng, năm 2013 là 420 đồng; hoặc Levofloxacin 500mg có giá thấp nhất trúng thầu năm 2012 là 16.000 đồng, năm 2013 là 2.500 đồng; hay Clindamycin 300mg có giá trúng thầu thấp nhất năm 2012 là 9.500 đồng, năm 2013 chỉ còn là 1.596 đồng…. Xét về giá cao nhất trúng thầu của mỗi mặt hàng thuốc, tỷ lệ thuốc có giá cao nhất giảm chiếm tỷ lệ lớn nhất (đạt 43,33%), thuốc có giá cao nhất không đổi chiếm 36,98%. Trong số thuốc có giá cao nhất giảm, thuốc có giá giảm 0-10% và 10-30% chiếm tỷ lệ cao nhất (đều chiếm 32,53%). Có những thuốc có giá cao nhất giảm mạnh như Desloratadine 5mg có giá cao nhất trúng thầu năm 2012 là 240.000 đồng, năm 2013 là 9.520 đồng, hay Cefpodoxime 200mg có giá cao nhất trúng thầu năm 2012 là 15.500 đồng, năm 2013 là 8.900 đồng…Điều này phản ánh ưu điểm lớn nhất của

Thông tư 01 đó là tiết kiệm đáng kể giá trị tiền thuốc tại các cơ sở y tế, đồng thời giảm chi phí thuốc phải thanh toán của cơ quan bảo hiểm y tế.

Theo kết quả so sánh giá trúng thầu năm 2013 với năm 2012 của các thuốc (cùng biệt dược, cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, quy cách đóng gói, nguồn gốc, xuất xứ, số đăng ký…), có trên 50% thuốc có giá không đổi. Kết quả này không thực sự khớp với xu hướng giảm giá của kết quả xét giá thấp nhất và giá cao nhất trúng thầu của từng mặt hàng thuốc. Tuy nhiên, khi xem xét nhận thấy các thuốc này đều là thuốc chỉ có 1 nhà sản xuất có hoặc là thuốc biệt dược gốc, do đó gần như độc quyền về cung ứng nên mặc dù giá thuốc không đổi nhưng vẫn trúng thầu. Trong số các thuốc trúng thầu cả 2 năm, có 28,40% thuốc có giá giảm, trong đó thuốc có giá giảm 0-10% chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 45,83%). Điều này phù hợp với tính chất chọn thuốc có giá thấp nhất của thông tư 01, các nhà thầu muốn cạnh tranh cần giảm giá để trúng thầu, đây chính là tác động tích cực của thông tư 01. Mặc dù vậy, vẫn có 19,53% thuốc có giá tăng (chủ yếu là tăng 0-10%), đây 1 phần là thuốc biệt dược gốc hoặc chỉ có 1 nhà sản xuất có, hay nhà thầu chắc chắn tăng giá nhưng thuốc vẫn trúng thầu.Ngoài ra, tình trạng lạm phát của thị trường và tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng làm tăng giá thuốc.

Khi so sánh giá kế hoạch và giá trúng thầu của các mặt hàng thuốc, kết quả thu được tất cả các thuốc trúng thầu đều có giá thấp hơn giá kế hoạch. Như vậy, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương đã thực hiện đúng quy định về xét duyệt giá thuốc trúng thầu năm 2012 và 2013. Đánh giá cụ thể 3 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất là Cefuroxime 750mg, Cefuroxime 1,5g và Ceftriaxone 1g về giá kế hoạch và giá trúng thầu, các thuốc đều chỉ có 1 giá kế hoạch vào năm 2012, nhưng đến năm 2013, theo thông tư 01, giá kế hoạch của thuốc ở mỗi gói hay mỗi nhóm có sự thay đổi. Năm 2012, giá trúng thầu của các thuốc trúng thầu không có sự chênh lệch lớn nhưng đến năm 2013, kết quả giá trúng thầu có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm. Do sự chia nhóm còn chưa rõ ràng, nhiều thuốc Ấn Độ, Trung Quốc đã được xếp vào nhóm 1 và do có giá thấp hơn sản phẩm cùng loại sản xuất từ các nước tham gia EMA hoặc ICH hoặc PIC/S nên dễ trúng thầu. Mặt khác, quy định mỗi nhóm

chỉđược chọn một mặt hàng có giá thấp nhất nên bệnh viện không thể lựa chọn những mặt hàng đã dùng lâu, có uy tín trong điều trị. Dải lựa chọn thuốc của bác sĩ bị thu hẹp dẫn đến khó khăn trong công tác cung ứng thuốc. Với sự lựa chọn giá thuốc thấp có thể làm giảm chi phí điều trị bằng thuốc nhưng chi phí chung có thể không giảm vì khi sử dụng thuốc có giá thấp nhưng hiệu quả điều trị không cao sẽ làm tổng số ngày điều trị tăng lên, phát sinh các chi phí kèm theo.

Hạn chế của nghiên cứu

Do phạm vi nghiên cứu khóa luận trong thời gian giới hạn nên vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Việc so sánh giá thuốc trúng thầu giữa hai năm chưa loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến giá thuốc như: chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tỷ lệ lạm phát hay tỷ giá ở các thời điểm…

- Đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu quá trình đấu thầu mua thuốc, chưa khảo sát thực tế việc áp dụng kết quả trúng thầu tại bệnh viện.

KẾT LUẬN 1. Quy trình đấu thầu

Trong hai năm 2012 và 2013, công tác đấu thầu thuốc tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương thực hiện theo hai thông tư hướng dẫn khác nhau: năm 2012 theo thông tư 10 và năm 2013 theo thông tư 01. Tuy vậy, quy trình đấu thầu cơ bản vẫn giống nhau và tuân theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Danh mục thuốc mời thầu được xây dựng chủ yếu dựa vào nhu cầu thuốc năm trước, chưa sát với tình hình thực tế do chưa có nhiều nguồn dữ liệu đầy đủ, đáng tin cậy để làm căn cứ.Hơn nữa, do sự chia nhóm ở gói generic năm 2013 nên trong kế hoạch đấuthầu thường có xu hướng tăng số lượng dự kiến để đề phòng nhu cầu phát sinh.

Năm 2012 chỉ có một gói thầu thuốc chung nhưng năm 2013 có 2 gói thầu thuốc (gói thuốc theo tên generic và gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị) theo đúng quy định.

Các bước chấm thầu được thựa hiện đầy đủ, khoa học và minh bạch. Các tiêu chí chấm thầu tương đối rõ ràng theo quy định nhưng chưa có tiêu chí để đánh giá chất lượng, hiệu quả của thuốc.

2. Kết quả đấu thầu

Số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu năm 2013 tăng lên so với năm 2012, điều này làm tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu, giúp việc lựa chọn nhà thầu và thuốc trúng thầu hiệu quả hơn.

Tỷ lệ nhà thầu trúng thầu trên tổng số nhà thầu tham gia đấu thầu của gói thuốc theo tên generic năm 2013 thấp hơn so với năm 2012. Tỷ lệ nhà thầu trúng thầu của gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị đạt 100%.

Số lượng và tỷ lệ thuốc mời thầu trên mỗi gói hoặc mỗi nhóm có sự khác biệt. Tỷ lệ thuốc trúng thầu tương đối cao (đều trên 85% ở mỗi gói thầu của 2 năm), tạo điều kiện cho bệnh viện cung ứng đầy đủ thuốc cho bệnh nhân.

Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước thấp hơn nhiều so với thuốc nhập ngoại cả về số lượng và giá trị trên tổng số thuốc trúng thầu.

Cơ cấu thuốc trúng thầu gồm 7 nhóm theo tác dụng dược lý và cơ cấu bệnh tật của bệnh viện, trong đó nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ về số lượng và giá trị cao nhất ở cả 2 năm.

Cả 2 năm đều có giá thuốc trúng thầu thấp hơn giá kế hoạch theo đúng quy định. Giá thuốc trúng thầu năm 2013 chênh lệch nhiều giữa các nhóm và khác biệt đáng kể so với năm 2012.

Giá trúng thầu của mỗi mặt hàng thuốc có xu hướng giảm giữa 2 năm.Điều này thể hiện rõ rệt ưu điểm của thông tư 01 so với thông 10 đó là làm giảm chi phí điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân.

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 1. Đối với Bộ Y tế

Bộ Y tế cần từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về dược nói chung, về hoạt động đấu thầu thuốc nói riêng. Đặc biệt chú trọng đến tính ứng dụng của các văn bản pháp luật đối với từng khu vực, từng hạng, tuyến bệnh viện.

Có hướng dẫn cụ thể về việc xác định nhu cầu thuốc, các thống kê sát thực về mô hình bệnh tật, cập nhật phác đồ điều trị chuẩn, biến động thị trường…để bệnh viện có kế hoạch mua sắm phù hợp.

Bổ sung các tiêu chí về chất lượng thuốc trong hồ sơ mời thầu, cần có quy định cân đối hơn giữa điểm kỹ thuật và giá thuốc để thuốc trúng thầu vừa đạt chất lượng vừa có giá hợp lý.

Xây dựng một cơ sở dữ liệu về các nhà cung ứng đối với mỗi thuốc để bệnh viện có cơ sở xây dựng hồ sơ mời thầu.Đặc biệt cần có dữ liệu chi tiết về giá thuốc, bao gồm giá thuốc trúng thầu các năm của các tỉnh thành, bệnh viện, giá hiện hành, giá trần của các thuốc và quản lý giá các thuốc nhập ngoại.Các dữ liệu này phải khách quan, cập nhật và sát thực để bệnh viện căn cứ xây dựng giá dự kiến phù hợp.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động đấu thấu thuốc tại bệnh viện tai mũi họng TW hai năm 2012 2013 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)