Khảo sát giá trúng thầu

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động đấu thấu thuốc tại bệnh viện tai mũi họng TW hai năm 2012 2013 (Trang 50)

3.2.3.1. So sánh giá thấp nhất và giá cao nhất trúng thầu của mỗi mặt hàng thuốc

Cả 2 năm 2012 và 2013, mỗi thuốc đều có thể có nhiều giá trúng thầu khác nhau.Do đó, mỗi năm, mỗi thuốc sẽ có giá trúng thầu thấp nhất (gọi tắt là giá thấp nhất) và giá trúng thầu cao nhất (gọi tắt là giá cao nhất). Đối với thuốc chỉ có 1 giá trúng thầu thì nó vừa là giá thấp nhất, vừa là giá cao nhất của thuốc đó.Tiến hành so sánh giá thuốc trúng thầu tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương hai năm 2012 –

2013 của 192mặt hàng có cùng hoạt chất, cùng nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, ta được kết quả như sau:

Xét giá thấp nhất:

Bảng 3.12.So sánh giá thấp nhất của thuốc trúng thầu năm 2013 với năm 2012

Giá thấp nhất Số lượng Phần trăm(%)

Giảm > 50% 37 19,27 30 - 50% 26 13,54 10 - 30% 35 18,23 < 10% 21 10,94 Tổng 119 61,98 Không đổi 43 22,40 Tăng < 10% 13 6,77 10 - 50% 11 5,73 > 50% 6 3,12 Tổng 30 15,62 Tổng 192 100,00  Nhận xét:

Đa số thuốc có giá thấp nhất năm 2013 giảm so với năm 2012 (chiếm 61,98%), trong đó số lượng thuốc có giá thấp nhất giảm >50% chiếm tỷ lệ cao nhất (đạt 19,27% tổng số thuốc) . Tỷ lệ thuốc có giá thấp nhất không đổi chiếm 22,40%. Số lượng thuốc có giá thấp nhất tăng so với năm 2012 chiếm 15,63%, trong đó gần một nửa thuốc có giá thấp nhất tăng < 10% .

Xét giá cao nhất:

Bảng 3.13. So sánh giá cao nhất của thuốc trúng thầu năm 2013 với năm 2012

Giá cao nhất Số lượng Phần trăm (%) Giảm > 50% 12 6,25

30 - 50% 17 8,85

< 10% 27 14,06 Tổng 83 43,22 Không đổi 71 36,98 Tăng < 10% 22 11,46 10 - 50% 10 5,21 > 50% 6 3,13 Tổng 38 19,80 Tổng 192 100,00%  Nhận xét:

Đa số thuốc có giá cao nhất năm 2013 giảm so với năm 2012 (chiếm 43,22%), trong đó số lượng thuốc có giá cao nhất giảm < 30% chiếm tỷ lệ cao nhất. Thuốc có giá cao nhất không đổi cũng chiếm tỷ lệ khá lớn, đạt 36,98%. Tỷ lệ thuốc có giá cao nhất năm 2013 tăng lên so với năm 2012 chiếm 19,80%, trong đó chủ yếu là thuốc có giá cao nhất tăng < 10%.

3.2.3.2. So sánh giá trúng thầu của cùng biệt dược giữa năm 2012 và 2013

Tiến hành so sánh giá thuốc trúng thầu tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương hai năm 2012 – 2013 của 169 thuốc (cùng biệt dược, dạng bào chế, nồng độ, hàm lượng, quy cách đóng gói, xuất xứ), kết quả thu được như sau:

Bảng 3.14.So sánh giá thuốc trúng thầu cùng biệt dược năm 2012 và 2013

Nội dung Số lượng danh mục Tỷ lệ %

Giá không đổi 88 52,07

Giảm giá 48 28,40

Tăng giá 33 19,53

Tổng 169 100,00

Nhận xét:

- Giá thuốc trúng thầu của cùng biệt dược giữa 2 năm có cả tăng, cả giảm và không thay đổi

- Trong số các thuốc trúng thầu cả 2 năm thì có đến 52,07% thuốc có giá trúng thầu không thay đổi, hầu hết các thuốc này là thuốc biệt dược gốc hoặc chỉ có 1 nhà sản xuất.

Trong đó, tỷ lệ các thuốc trúng thầu năm 2013 có giá thay đổi so với năm 2012 như sau:

Bảng 3.15.Tỷ lệ thuốc trúng thầu có giá thay đổi giữa 2 năm

Nhóm

Tăng giá Giảm giá

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 0 – 10% 26 78,79 22 45,83 10 – 20% 4 12,12 15 31,25 Trên 20% 3 9,09 11 22,92 Tổng 33 100,00 48 100,00 Nhận xét:

- Có 28,40% thuốc trúng thầu giảm giá, trong đó có 45,83% thuốc giảm giá 0- 10%, tỷ lệ thuốc giảm giá 10-20% là 31,25%, thuốc giảm giá trên 20% là 22,92%. Điểu này là phù hợp vì theo Thông tư 01 (lựa chọn thuốc có giá thấp nhất) nên nhà thầu muốn cạnh tranh về giá thì buộc phải giảm giá thuốc. - Có 19,53% thuốc trúng thầu tăng giá trong tổng số 169 biệt dược cùng trúng thầu hai năm 2012 - 2013, trong đó có đến 78,79% thuốc tăng giá 0-10%, điều này có thể do ảnh hưởng của lạm phát và tỉ giá hối đoái làm giá thuốc tăng lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3.3. So sánh giá kế hoạch và giá trúng thầu của một số hoạt chất

Tiến hành khảo sát giá kế hoạch và giá trúng thầu của một số hoạt chất có giá trị dự kiến sử dụng nhiều nhất ,kết quả thu được ở bảng 3.16:

Nhận xét:

- Năm 2012, đấu thầu mua sắm thuốc được thực hiện theo 1 gói chung và không chia nhóm do đó mỗi thuốc chỉ có 1 giá kế hoạch. Đến năm 2013, theo thông tư 01, bệnh viện triển khai 2 gói thầu thuốc và gói thuốc theo tên generic chia thành 3 nhóm nên mỗi thuốc có thể nhiều giá kế hoạch khác nhau.

- Năm 2012, chưa có quy định cụ thể về giá kế hoạch nên giá kế hoạch của các mặt hàng đều cao hơn so với năm 2013. Xét trong năm 2013 thì giá kế hoạch của nhóm 1 và gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị thường cao hơn so với các nhóm khác.

- Tất cả các thuốc trúng thầu đều có giá trúng thầu thấp hơn so với giá kế hoạch, phù hợp với quy định về giá trúng thầu của Bộ Y tế.

- So sánh về giá thuốc trúng thầu giữa 2 năm nhận thấy giá thuốc trúng thầu năm 2013 giảm đi nhiều so với năm 2012: cùng là Biofumoksym nhưng năm 2012 có giá 39.800 VNĐ, năm 2013 có giá 34.000 VNĐ; hay cùng là TV-Ceftri 1g nhưng giá năm 2012 là 26.400 VNĐ, giá năm 2013 là 15.000 VNĐ.

- Giá trúng thầu chênh lệch rất lớn trong cùng 1 thuốc: cùng là ceftriaxone 1g nhưng năm 2012, TV-Ceftri 1g có giá 26.400 VNĐ, Rocephin IV 1g là 181.440 VNĐ; còn năm 2013, Ceftriaxone (Trung Quốc) có giá 14.350 VNĐ, Rocephin IV 1g là 181.440 VNĐ.

Bảng 3.16.Giákế hoạch và giá trúng thầu của một số hoạt chất năm 2012 và 2013 Hoạt chất Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 KHĐT KQĐT KHĐT KQĐT Giá kế hoạch (VNĐ) Tên thương mại Nước sản xuất Đơn giá (VNĐ) Gói / Nhóm Giá kế hoạch (VNĐ) Tên thương mại Nước sản xuất Đơn giá (VNĐ) Cefuroxime 750mg Lọ 48.000

Zyroxim Ấn Độ 39.000 Nhóm 1 44.431 Biofumoksym Ba Lan 34.000 Yuyuxim 750mg Hàn Quốc 43.000 Nhóm 2 27.000 Travinat 750mg Việt Nam 16.500 Zinacef Inj.750mg Ý 44.431 Nhóm 3 39.000 Alkoxime Ấn Độ 19.000 Biofumoksym Ba Lan 39.800 Gói

BDG 44.431 Zinacef 750mg Ý 44.431 Ceftriaxone 1g Lọ 181.440 Ceftriaxone 1g Tây Ban Nha 64.500 Nhóm 1 70.000 Cefokop- 1000 Ấn Độ 23.200 Travilan Hy Lạp 55.000 Rocephin IV 1g Thụy Sỹ 181.440 Nhóm 2 26.400 TV-Ceftri 1g Việt Nam 15.000

Hanbeeceftron Hàn Quốc 47.000 Dafcef Hàn Quốc 52.500 Nhóm 3 64.212 Ceftriaxone Trung Quốc 14.350 Trexon Tây Ban

Nha 70.000 TV-Ceftri 1g Việt Nam 26.400 Gói BDG 181.400 Rocephin 1g Thụy Sỹ 181.440 Cefuroxime 1,5g Lọ 97.500 Cefuroxime

Actavis 1,5g Bulgari 85.000 Nhóm 1 85.000 Biofumoksym Ba Lan 67.000

Bio-dacef Ba Lan 79.900 Nhóm 2 69.300 Viciroxim 1,5g Việt Nam 27.000 Nhóm 3 75.000 Curxim Ấn Độ 49.000

Chú thích: Gói BDG – Gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị

BÀN LUẬN

1. Quy trình đấu thầu thuốc của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm 2012 và 2013

Hoạt động đấu thầu thuốc tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương về cơ bản đã tuân thủ đúng quy định hiện hành. Tuy hai năm thực hiện theo hai thông tư hướng dẫn đấu thầu thuốc nhưng hoạt động đấu thầu vẫn tuân theo quy trình chung.

Về việc xác định nhu cầu thuốc, đây là công việc hết sức quan trọng trước khi bệnh viện tiến hành xây dựng kế hoạch đấu thầu thuốc. Tuy nhiên quá trình xác định nhu cầu thuốc chủ yếu dựa trên thống kê nhu cầu sử dụng thuốc của năm trước, chưa có nghiên cứu hay khảo sát nào được thực hiện để đánh giá nhu cầu sử dụng thuốc theo mô hình bệnh tật, phác đồ điều trị, khả năng tài chính và biến động thị trường. Do đó, có thể xuất hiện tình trạng thuốc trúng thầu nhưng thực tế không sử dụng hoặc có những thuốc cần thiết nhưng không có nhà thầu nào trúng thầu hoặc cung ứng không đầy đủ.

Đối với hoạt động xây dựng kế hoạch đấu thầu thì công tác lập danh mục mời thầu là rất quan trọng và mất nhiều thời gian. Về cơ bản, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương đã xây dựng danh mục thuốc mời thầu theo quy trình tương đối khoa học, rõ ràng. Trước tiên, khoa Dược lập danh mục hoạt chất sử dụng trong bệnh viện, gửi đến các khoa phòng thêm bớt và tổng hợp lại thành danh mục thuốc dùng trong bệnh viện. Sau đó, danh mục thuốc dùng trong bệnh viện sẽ được bổ sung về số lượng và giá thuốc thành danh mục kế hoạch đấu thầu. Sau khi danh mục kế hoạch được Giám đốc bệnh viện phê duyệt, chỉnh sửa theo yêu cầu của Bộ Y tế và được Bộ Y tế phê duyệt thì được danh mục thuốc kế hoạch được phê duyệt. Đây cũng chính là danh mục mời thầu.

Về việc phân chia gói thầu và xây dựng hồ sơ mời thầu, cả hai năm đều thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế. Năm 2012, bệnh viện chỉ có một gói thầu thuốc chung nhưng năm 2013 theo thông tư 01, bệnh viện thực hiện 2 gói thầu thuốc. Đó là gói thuốc theo tên generic và gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị. Vì là bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng, không có nhu cầu sử dụng thuốc đông y,

thuốc từ dược liệu nên bệnh viện không triển khai gói thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Cũng theo quy định của Bộ Y tế, gói thuốc theo tên generic được chia thành 3 nhóm: nhóm 1 (nhóm thuốc sản xuất tại các nước tham gia EMA hoặc ICH, hoặc PIC/S), nhóm 2 ( nhóm thuốc sản xuất tại các cơ sở sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP-WHO theo khuyến cáo của WHO được Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý Dược) kiểm tra và cấp giấy chứng nhận, nhóm 3 (nhóm thuốc không thuộc các nhóm 1 và nhóm 2 ở trên). Bệnh viện không có nhóm thuốc tương đương sinh học do bệnh viện không có nhu cầu sử dụng nhóm thuốc này.

Mặt khác, về số lượng dự kiến của mỗi thuốc mời thầu, năm 2012 chỉ có 1 gói thầu thuốc chung nên mỗi thuốc có số lượng dự kiến cụ thể, rõ ràng. Đến năm 2013, theo thông tư 01, bệnh viện có 2 gói thầu thuốc và gói thuốc theo tên generic lại chia thành 3 nhóm. Do đó có những thuốc ở nhiều gói và nhiều nhóm, ví dụ: Ceftriaxon 1g, Cefuroxime 750mg…đều có trong danh mục mời thầu của 3 nhóm trong gói thuốc theo tên generic và cũng có mặt trong danh mục mời thầu của gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc xác định số lượng dự kiến của thuốc trong mỗi gói hoặc mỗi nhóm.Kết quả là số lượng dự kiến của mỗi thuốc đều cao hơn nhiều so với thực tế sử dụng và có thể gây ra những bất cập trong quá trình cung ứng thuốc sau này.

Về nguồn nhân lực, theo WHO, mua sắm thuốc thông qua đấu thầu đòi hỏi một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có khả năng lựa chọn những thuốc có chất lượng tốt với giá cả phù hợp [21]. Vì vậy, bệnh viện đã tuyển chọn và tập hợp những cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tổ chức đấu thầu như Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng khoa Dược…Đồng thời, thành lập Tổ thẩm định hồ sơ mời thầu, Hội đồng đấu thầu thuốc, Tổ thẩm định kết quả đấu thầu…nhằm hiệu quả hóa từng bước của quy trình đấu thầu, đảm bảo công tác đấu thầu công bằng, nhanh chóng.

Ngoài ra, theo Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 có quy định về việc sơ tuyển nhà thầu trước khi tổ chức đấu thầu [18]. Nhưng trong quy trình đấu thầu của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương không có bước

này.Tuy nhiên, vì trong quá trình xem xét hồ sơ dự thầu, bước đầu tiên là đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu nên có thể bỏ qua bước sơ tuyển để tiết kiệm thời gian.Và thực tế, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh đều bỏ qua bước sơ tuyển nhà thầu trước khi tổ chức đấu thầu.

Như vậy, nhìn chung Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương đã xây dựng được một quy trình đấu thầu thuốc đầy đủ, rõ ràng, theo đúng quy định của Bộ Y tế. Các bước trong quy trình đều được thực hiện một cách khoa học, hiệu quả, đảm bảo các tiêu chí của quá trình đấu thầu thuốc: cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đềtồn tại cần khắc phục để công tác đấu thầu mua sắm thuốc trong bệnh viện ngày càng phát triển, đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động đấu thấu thuốc tại bệnh viện tai mũi họng TW hai năm 2012 2013 (Trang 50)