Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiền sản giật và sản giật tại bệnh viện phụ sản TW

65 531 0
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiền sản giật và sản giật tại bệnh viện phụ sản TW

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ YTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI TRẦN HỒNG LIÊN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH sử DỤNG THƯỐC TRONG ĐIỂU TRỊ TIỂN sả n g iậ t v à sả n g iậ t TẠI BỆNH VIẸN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG (KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 2001-2006) Người hướng dẫn : PGS.TS H oàng Thị Kim Huyền T h.s Nguyễn Huy Tuấn Noi thực hiện : Bệnh viện Phụ sản Trung ương Thời gian thực hiện : Từ tháng 11/2005 - 4/2006 HÀ NỘI, 5-2006 \ 2 . I p / ỵòl cảm ƠH sein tifútr tpMKj. ạử i lò i eảm đn cliản th à tih im ắÚu iẨe tổỉ: ' d ù t ừ i t u p Ç î l t i D C in t l ỉ ô n ụ ề n - & t ỉ i i i h i Ề n i m ô n ^ ư t f e L â m iànạ, Çfvu'àtuj, ^ ạ ì hoe^ ^ u 'o’e 'Sôỉi Qlìù. ^ h S . QlíẬẮUẬỈti 'Jôuij Çîuâii- ^ k ó trưỒníỊ, k ím a ^ ư đe. (Bỉtth lùên ^J)hu sản ^ Piiníị Q/ùitt fị ¿tã tậ n tình h u ’ihtíf, d ẫ n f fJtt búo úù tụt^ đ iều kiỀti th u ậ n ỉfứ ehtị^ tồi tvmiụ. qxííí trìn h hớe^ tủp. từi t/tũíí Itìêtí k ho íí iuâtL tốl ugAièfL n à ự . Çîâi eũtig. æin (ịử i í ỉ ỉ i eảni t)'ti tắ i: - (Ban ạ ìárn h ìèu , ^ h ồ n q . đ à o tạ o , eá e íhầ!j, aầ ạiảo^ ỉi'OH(f (Bậ tnề*L n ) u '^ lãm sAnự^ tm eáe hê mt'm Itltáít Çl^i'u’ô'titj, ^Đai kjOe nữưđ^ '3ôà Qlỗi. - Qịan ạiánL díi^f ^ÍLtìtuị DCề k o íielt tổíLỊi kíifi., UíiOii cái‘ húe iíj,f ụ, tá UítíU! sAtt 3 (Bèiilt mèn iả n Çîi'ittuj^ oủítiự - eútL Í)Ạ till ùn lùên pjtồnạ, jßu'u tt'ữ ỉtẦ ãjđ (Bênti lìiỀtL ^J)hu iA ti ^VUHÍỊ. QÙ’ttfJ,. - (XjítL ũhảiL tk àn h eám đn (ịỉu ¿tình, tUỊuĩii th â n lĩA ímtL l%èỉ '3ỖỈI Qỉồi tuịàụ. iỌ iháníỊ, 5 n ă m 200Ó . (Sinh DÌèn ÇffAtL '3€>ề^iíỊ. j£ièn DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ■ ■ -HA: huyết áp -HATT: huyết áp tâm trương -HATTr: huyết áp tâm thu -THA: tăng huyết áp -TSG : tiền sản giật - SG: sản giật -TB: trung bình -WHO: World Health Organization -FDA: U.S. Food and Drug Administration -NHBPEP: the National High Blood Pressure Education Program MỤC LỤC ■ m Trang phụ bìa Lời cám ơn Danh mục các chữ viết tắt Mục lục Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN 1.TỔNG QUAN 3 1.1 Những kiến thức liên quan đến TSG-SG 3 1.1.1 Định nghĩa 3 1.1.2. Phân loại tiền sản giật và sản giật 3 1.1.3. Nguyên nhân gây bệnh 6 1.1.4. Các triệu chứng lâm sàng 6 1.1.5.Các dấu hiệu cận lâm sàng 9 1.1.6. Biến chứng cho mẹ và con của TSG-SG 10 1.1.7. Các yếu tố nguy cơ của TSG-SG 12 1.2. Điều trị TSG-SG . . . 12 1.2.1 Mục tiêu điều trị 12 1.2.2. Nội dung điều trị 13 PHẦN 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu 23 2.1.1 Các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng 23 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 23 2.2 Phương pháp nghiên cún 23 2.2.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu 23 22.2 Các quy ước dùng trong nghiên cứu 24 PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u 26 3.1 Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 26 3.1.1 Phân độ tuổi sản phụ theo mức độ nặng của TSG 26 3.1.2 Liên quan giữa thể TSG và số lần đẻ của thai phụ 28 3.1.3 Các mức độ TSG phân theo tuổi thai 29 3.1.4 Sự xuất hiện của ba triệu chứng chính trong bệnh lý TSG ở các thai phụ 31 3.2 Đánh giá tình hình điều trị TSG-SG 33 3.2.1 Điều trị tăng huyết áp 33 3.2.2 Sử dụng magnesi Sulfat trong phòng và điều tri co giật do TSG 38 3.3 Đánh giá kết quả điều trị TSG-SG 40 3.3.1 Kết quả điều tri về phía m ẹ 40 3.3.2 Kết quả điều trị về phía con 41 PHẦN 4 BÀN LUẬN 44 4.1 Bàn luận về các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 44 4.1.1 Tuổi của thai phụ TSG-SG và mức độ nặng của bệnh 44 4.1.2 Số lần đẻ của các thai phụ có TSG-SG 44 4.1.3 Tuổi thai ở các bệnh nhân TSG-SG 45 4.1.4 Về sự xuất hiện của ba triệu chứng chính của bệnh lý TSG-SG: tăng huyết áp, phù và protein niệu 45 4.2 Sử dụng thuốc trong điều trị TSG-SG 46 4.2.1 Sử dụng thuốc trong điều trị THA 46 4.2.2 Sử dụng magnesi Sulfat trong điều trị TSG-SG 49 4.3 Bàn về kết quả điều trị TSG-SG 50 4.3.1 Kết quả điều trị về phía m ẹ 50 4.3.2 Kết quả điều trị về phía con 51 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 52 5.1 Kết luận 52 5.1.1 Những yếu tố thuộc về sản phụ liên quan tód TSG-SG 52 5.1.2 Sử dụng thuốc điều trị THA trong điều trị TSG-SG 52 5.1.3 Sử dụng magnesi Sulfat trong phòng và chống cơn giật 53 5.1.4 Kết quả điều trị thể hiện qua tỷ lệ gặp biến chứng ở mẹ và con 53 5.2 Đề xu ất 53 PHỤ LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ■ Tiền sản giật (TSG) và sản giật (SG) là một bệnh lý toàn thân do thai nghén gây ra ở ba tháng cuối thời kì thai nghén. Hiện nay nguyên nhân sinh bệnh học của bệnh còn chưa biết rõ nên thái độ xử trí và điều trị còn chưa thống nhất. Tuy nhiên hầu hết các tác giả đều nhất trí về tầm quan trọng của bệnh này vì những lý do sau: - Tỷ lệ mắc bệnh cao (từ 5-10% trong các thai phụ nói chung). - Tỷ lệ tử vong mẹ cao, tử vong chu sinh cao. - Là nguyên nhân gây thai chậm phát triển trong tử cung, thai chết lưu - Là nguyên nhân gây trì trệ tâm thần ở con. Thể tiền sản giật nhẹ rất dễ tiến triển tới thể nặng nếu không được điều tĩỊ kịp thời, dễ dẫn đến tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh [3]. Những thập kỉ gần đây nhờ có chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc trước đẻ tốt, nhờ có những tiến bộ thăm dò mới trong sản klioa, tỷ lệ biến chứng của tiền sản giật và sản giật giảm, tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong chu sinh giảm. Tuy nhiên việc tăng cưòng công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ từ khi chưa có thai cho đến khi đẻ và sau đẻ tốt mới có khả năng giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cho bà mẹ và con do TSG-SG gây nên. Tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, TSG-SG là bệnh cảnh thường gặp. Số lượng bệnh nhân được điều trị tại khoa sản I vào khoảng 20-30 bệnh nhân mỗi ngày. Trong điều trị TSG-SG, sản phụ hằng ngày có thể phải dùng từ 7-8 loại thuốc khác nhau. Hơn nữa, thuốc điều trị cho mẹ đồng thời có thể tác động lên cho con. Các yếu tố này tạo nên tính phức tạp trong sử dụng thuốc. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiền sản giật và sản giật tại bệnh viện Phụ sản Trung ương” nhằm mục đích: - Tim hiểu các yếu tố liên quan đến quyết định lựa chọn thuốc trong điều trị TSG-SG tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. - Đánh giá sự đáp ứng của bệnh nhân với phác đồ điều trị hiện tai. - Đưa ra một số đề xuất góp phần xây dựng một danh mục thuốc điều trị TSG-SGhợp lý. PHÂN 1 TỔNG QUAN 1.1 NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN TSG-SG 1.1.1 Định nghĩa Tiền sản giật-sản giật (TSG-SG) là tình trạng bệnh lý gây ra ờ ba tháng cuối của thai kì đặc trưng bởi ba triệu chứng chính là tăng huyết áp, protein niệu và phù [3]. Do TSG-SG là một bệnh lý toàn thân, bệnh không chỉ biểu hiện ở một hoặc hai dấu hiệu lâm sàng mà còn là một hội chứng bao gồm nhiều triệu chứng phức tạp vì vậy TSG-SG vãn là nguyên nhân đáng kể gây nhiều biến chứng cho mẹ và con. Những rối loạn gây ra do TSG-SG ảnh hưởng tới khoảng 5-7% bà mẹ mang thai với tỷ lệ mắc phải tại Mỹ là 23,6 trên 1000 ca. Tại các nước đang phát triển TSG-SG là nguyên nhân của 20-80% ca tử vong của bà mẹ mang thai trong khi ở các nước phát triển ảnh hưởng chủ yếu lại gây ra trên thai, ở các bà mẹ mắc TSG, tỷ lệ thai chết trong tử cung cao gấp năm lần so với các sản phụ không mắc bệnh và tỷ lệ sinh non chiếm 15% tổng số các ca sinh non [23]. ở Việt Nam tỷ lệ mắc TSG-SG từ 4-5% tổng số người có thai. 1.1.2. Phân loại tiền sản giật và sản giật Trong bệnh lý TSG-SG hiện nay có rất nhiều các phân loại khác nhau. WHO [17] đưa ra các phân loại như sau về các rối loạn tăng huyết áp ở người có thai trong đó có bệnh lý TSG-SG: Tăng huyết áp mạn tính -HATTr > 90 mmHg, trước 20 tuần tuổi thai. TSG nhẹ xảy ra trên tăng huyết áp mạn tính -HATTr 90-1 lOmmHg, trước 20 tuần tuổi thai. -Protein niệu có thể tới ++. Tăng huyết áp do thai nghén -HATTr 90-110 mmHg đo 2 lần cách nhau 4h, sau 20 tuần tuổi thai. -Không có protein niệu. Tiền sản giật nhẹ -HATTr 90-110 mmHg đo 2 lần cách nhau 4h, sau 20 tuần tuổi thai. -Protein niệu có thể tới ++. -Không có triệu chứng khác. Tiền sản giật nặng -HATTr >110 mmHg đo 2 lần cách nhau 4h, sau 20 tuần tuổi thai và protein niệu +++ hoặc hơn. -Ngoài ra có thể có các dấu hiệu sau: Tăng phản xạ Đau đầu (tăng dần, không giảm khi dùng các thuốc giảm đau thông thường). Nhìn mờ, hoa mắt. Thiểu niệu (dưới 400ml/24h) Đau vùng thượng vị hoặc vùng phía trên bên phải. Phù phổi. Sản giật -Có cơn co giật. -Có hôn mê. -Kèm theo một số dấu hiệu tiền sản giật nặng. Chương trình giáo dục Quốc gia về THA (NHBPEP) của Mỹ [16] đưa ra cách phân loại THA ở phụ nữ có thai như sau: ỉ. Tăng huyết áp do thai nghén 2. TSG-SG: TSG nhẹ, TSG nặng, SG 3. Tăng huyết áp mạn tính [...]... toàn bộ bệnh án của các bệnh nhân vào điều trị TSG-SG tại khoa sản I bệnh viện Phụ sản Trung ương trong năm 2005, căn cứ vào các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ đối tượng nghiên cứu, chúng tôi lấy được tổng số mẫu là 201 23 2.2.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu Trong phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ khu trú đánh giá vào việc sử dụng 2 nhóm thuốc : - Điều trị tăng huyết áp - Điều trị sản giật Nhấn mạnh vào khả... khuyên bệnh nhân nên uống lượng nước hàng ngày như bình thường ( 1,5-2 1/ ngày), kliông uống nước có muối Theo dõi và đánh giá hàng ngày về các dấu hiệu lâm sàng, lượng nước tiểu /24 h, xét nghiệm, về sự tiến triển của bệnh đáp ứng thuốc trong quá trình điều trị bệnh Theo dõi cân nặng của bệnh nhân hằng ngày 1.2.2.2 Các thuốc điều trị: gồm hai nhóm: -Thuốc điều trị tăng huyết áp -Thuốc chống- điều trị. .. h i: bệnh nhân đang lên cơn giật và sử dụng các loại thuốc khác nhưng triệu chứng TSG nặng và văn còn tiến triển [7] 22 PHÁN 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu Là bệnh án của tất cả các bệnh nhân vào điều trị TSG-SG tại Viện Phụ sản Trung ương từ 1/2005 đến 12/2005 2.1.1 Các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng : Bệnh án của những bệnh nhân vào viện với chẩn đoán TSG-SG ở tuổi... làm giảm hơn một nửa cơn giật Tỷ lệ tử vong mẹ giảm tuy không có ý nghĩa thống kê Tổ chức y tế thế giới WHO đã đưa ra khuyên cáo sử dụng magnesi sulfat như một thuốc điều trị và phòng chống cơn sản giật Các nước đang phát triển có tỷ lệ tử vong do sản giật cao nên xây dựng phương pháp sử dụng magnesi Sulfat trong đó đội ngũ điều trị được đào tạo để có thể sử dụng an toàn loại thuốc có cả hiệu quả kinh... nhi Tác dụng không mong muốn: do tác dụng không chọn lọc không sử dụng trên các thai phụ có bệnh hen và suy tim sung huyết vì labetalol thúc đẩy suy tim sung huyết 5 Thuốc lợi tiểu Các thuốc lợi tiểu ít klii được sử dụng trên phụ nữ có thai Tuy chưa có những ghi nhận các thuốc lợi tiểu gây ra quái thai và cũng chưa thể chứng minh thuốc gây hạn chế sự phát triển của thai nhi nhưng các nhà điều trị vẫn... kể ở những bà 21 mẹ sử dụng magnesi S u lfa t So với phenytoin, magnesi Sulfat cũng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ở bà mẹ và trẻ sơ sinh [24] Tác dụng phòng cơn sản giật của magnesi Sulfat cũng được chỉ ra trong các nghiên cứu khác Trong thử nghiệm Magpie, 10.000 phụ nữ mắc tiền sản giật đã được ngẫu nhiên chỉ định dùng magnesi Sulfat trước hoặc trong hoặc sau khi đẻ Khoảng 2/3 phụ nữ trong nghiên cứu là... trong hoặc sau khi đẻ -Sản g iậ t; là biến chứng hay gặp nhất của TSG-SG, khoảng 75% xảy ra ở ba tháng cuối thai kì, 20 % trong chuyển dạ, và 1-5% trong kì hậu sản Sản giật có thể xuất hiện như là biểu hiện đầu tiên của bệnh Tại Anh sản giật xảy ra trên 12% sản phụ mắc TSG -Suy thận : là biến chứng thường gặp trên các phụ nữ có bệnh thận tiềm tàng từ trước không được phát hiện hoặc trong các trường hợp... 28 tuần - Số sản phụ có tuổi thai non tháng chiếm đa số: 52,7%, số đủ tháng chiếm 45,8% và già tháng chiếm 1,5% - Số bệnh nhân có tuổi thai < 32 tuần chủ yếu ở thể nặng chiếm 24/34 ca (70,6%), trong đó có 5 sản phụ có biến chứng ttong quá trình điều trị (chiếm 56,6% số sản phụ gặp biến chứng) Trong khi ở lứa tuổi thai 37- 42 tuần, số sản phụ thể nặng là 30/92 chiếm tỷ lệ 32,6%, không sản phụ nào có biến... hại cho thai và trẻ sơ sinh Tác dụng không mong muốn: Gây phản ứng Coomb dương tính và gây tăng enzym transminase gan (xảy ra ở 5 % phụ nữ) Tác dụng an thần có thể xảy ra vì vậy nên tránh sử dụng ở những thai phụ có tiền sử trầm cảm vì nguy cơ có thể gây chứng trầm cảm sau khi sinh 2 Các chất chẹn kênh C a lc i: Nifedipin , amiodipin Nifedipin cũng được sử dụng rộng rãi và là thuốc chủ yếu trong nhóm... TSG-SG ở tuổi thai từ 28 tuần trở lên có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sau: - HATT từ 140 mmHg trở lên - HATTr từ 90 mmHg trở lên 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trù +Các bệnh nhân không có đủ hồ sơ bệnh án về mẹ và về trẻ sơ sinh +Các bệnh nhân đa thai ( > 2 th a i) +Bệnh nhân có tiền sử các bệnh sau: -Bệnh tim -Bệnh gan -Bệnh thận -Bệnh đái tháo đường -Bệnh THA -Bệnh Basedow 2.2 Phương pháp nghiên cứu Phương . này tạo nên tính phức tạp trong sử dụng thuốc. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiền sản giật và sản giật tại bệnh viện Phụ sản Trung ương” nhằm mục. phù và protein niệu 45 4.2 Sử dụng thuốc trong điều trị TSG-SG 46 4.2.1 Sử dụng thuốc trong điều trị THA 46 4.2.2 Sử dụng magnesi Sulfat trong điều trị TSG-SG 49 4.3 Bàn về kết quả điều trị TSG-SG. của bệnh đáp ứng thuốc trong quá trình điều trị bệnh. Theo dõi cân nặng của bệnh nhân hằng ngày. 1.2.2.2. Các thuốc điều trị: gồm hai nhóm: -Thuốc điều trị tăng huyết áp -Thuốc chống- điều trị

Ngày đăng: 27/07/2015, 15:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan