Sử dụng magnesi Sulfat trong điều trị TSG-SG

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiền sản giật và sản giật tại bệnh viện phụ sản TW (Trang 55)

Theo bảng 3.9 thì magnesi Sulfat được chỉ định ở 93 trường hợp, chiếm 46,3% số bệnh nhân. Chủ yếu chỉ định trên các sản phụ có TSG nặng và trung bình. Tất cả các sản phụ có SG đều được chỉ định magnesi Sulfat, ở thể nhẹ có 6/41 bệnh nhân được chỉ định magnesi Sulfat, phần lớn là các sản phụ có tuổi thai

< 37 tuần. Liều dùng được chỉ định là từ 3-9 g pha trong 200ml Glucose 5%

truyền tĩnh mạch chậm với tốc độ truyền là 1 0 - 3 0 giọt/phút tuỳ mức độ bệnh. Các tác giả trong và ngoài nước đều khẳng định tác dụng phòng và chống cơn giật hiệu quả của magnesi Sulfat. Hỗn hợp đông miên không còn được sử dụng tại khoa sản I bệnh viện Phụ sản Trung ương. Điều này là hợp với xu thế hiện

nay trên thế giới. WHO khuyến cáo sử dụng magnesi Sulfat như một thuốc phòng

4.3 BÀN VỂ KẾT QUẢ ĐlỂU TRỊ TSG-SG

Trong điều trị TSG-SG có hai mục tiêu lớn đặt ra đó là tránh các biến chứng xảy ra ở mẹ và cố gắng hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra cho thai: kém phát triển trong tử cung, suy dinh dưỡng, chết lưu... và giảm tỷ lệ bệnh và tỷ lệ tử vong chu sinh [3],[7]. Các biện pháp điều trị nội khoa hay sản khoa được sử dụng cũng đều hướng tới hai mục tiêu lớn này.

4.3.1 Kết quả điều trị về phía mẹ

Theo kết quả ở bảng 3.10, trong số 201 sản phụ có 9 sản phụ có biến chứng trong quá trình điều trị chiếm tỷ lệ 4,5 %. Các biến chứng gặp phải là sản giật (1%), rau bong non (0,5%), suy gan (1,5%) và suy thận (1,5%). Không có trường hợp nào xuất hiện biến chứng tử vong và phù phổi cấp. Biến chứng sản giật xuất hiện ở một sản phụ sau khi sinh và một trường hợp là xuất hiện trước khi sinh. Theo WHO thì biến chứng sản giật là một biến chứng rất khó tiên lượng trước và có thể không phụ thuộc mức độ nặng của THA. Tỷ lệ xảy ra biến chứng sản giật sau khi sinh là 25 % [17]. Trong nghiên cứu này biến chứng suy gan và suy thận có tỷ lệ cao hơn các biến chứng khác. Theo nghiên cứu của N.V.Tài thì sản phụ có SGOT > 70 UA có biểu hiện suy gan cao gấp 34,71 lần so vói những sản phụ có SGOT < 70 U/1 [13]. Theo Sibai thì lượng SGOT và SGPT tăng cao từ 70 un

trở lên kèm theo dấu hiệu giảm tiểu cầu và tan máu với lượng bilirubin toàn phần > 1 , 2 mg/ dL tạo nên tình cảnh điển hình của hội chứng HELLP [28]. Bệnh có tiên lượng xấu cần đình chỉ thai nghén cứu mẹ và con.

Biến chứng rau bong non xuất hiện ở 1 trưòíng hợp có TSG-SG xuất hiện sớm ở tuổi thai 33 tuần. Nghiên cứu của Sibai trên 186 bệnh nhân có TSG-SG xuất hiện sớm ở thể nhẹ đến trung bình được điều tậ thấy rằng tỷ lệ rau bong non là 1,1%. Nghiên cứu của Gilsap trên 545 sản phụ cũng với những tiêu chuẩn như

trên thì tỷ lệ rau bong non là 0,9% [28]. Các tỷ lệ này cũng không khác nhiều so với tỷ lệ trong nghiên cứu này.

4.3.2 Kết quả điều trị về phía con

Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy số trẻ có cân nặng <2500g chiếm tỷ lệ cao nhất (49,3%) sau đó là biến chứng đẻ non tháng, tử vong sau đẻ và thai chết lưu. Biến chứng trẻ có cân nặng < 2500g cũng chiếm tỷ lệ cao trong các nghiên cứu khác. Theo N.V.Tài (năm 2000) thì tỷ lệ này là 59,9 % [11]. Để lý giải cho điều này chúng tôi cho rằng ngoài yếu tố thai phát triển kém trong tử cung do hậu quả của TSG-SG mà nguyên nhân hàng đầu là do rối loạn chức năng rau thai do các rối loạn tăng HA gây nên thì xu hưóng đình chỉ thai ngén sớm ở sản phụ có TSG- SG với nhiều nguy cơ cho mẹ và con đã làm tăng tỷ lệ trẻ có cân nặng dưới 2500 g. Cách giải quyết này có thể chỉ là giải pháp tình thế nhưng lại mang tính chất nguyên tắc trong những biện pháp xử trí TSG- SG. Hơn nữa hiện nay điều kiện chăm sóc trẻ sơ sinh cũng ngày càng tốt hơn. Tỷ lệ trẻ non tháng là 33,3 % cũng không khác nhiều so với các nghiên cứu khác. Tỷ lệ này ngày càng có xu hướng gia tăng cũng vì lý do trên.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

5.1 KẾT LUẬN

5.1.1 Những yếu tô thuộc về sản phụ liên quan tới TSG-SG

- TSG-SG xuất hiện nhiều nhất thai phụ có tuổi từ 30-34 tuổi. Tuổi trung bình của các sản phụ là 30,9 ±6,6 tuổi. TSG-SG nặng có ở tất cả các lứa tuổi.

- Thai phụ có con rạ hay con so đều có khả năng bị TSG-SG. Số sản phụ con so lớn hơn số sản phụ con rạ.

- Tuổi thai trung bình ở các sản phụ có TSG-SG là 36 ± 0,3 tuần. Số thai phụ có thai non tháng chiếm đa số. Các sản phụ có TSG-SG nhẹ phần lón có thai đủ tháng trong khi ở thể trung bình và nặng thì phần lớn các sản phụ có thai non tháng. Càng gần đủ tháng số bệnh nhân bị TSG-SG nói chung càng nhiều.

5.1.2 Sử dụng thuốc điều trị THA trong điều trị TSG-SG

- Các thuốc điều trị THA tại khoa sản I bệnh viện Phụ sản Trung ương gồm 4 loại thuốc với tỷ lệ sử dụng: Methyldopa: 86,7%; Nifedipin: 51,2%; Amlodipin: 8%; Furosemid; 10%.

- Methyldopa là thuốc được sử dụng phổ biến nhất (86,7%) và ở cả 3 thể bệnh. Nifedipin được dùng ngậm dưới lưỡi hoặc nhỏ giọt dưới lưỡi. Amlodipin không được sử dụng ở các bệnh nhân thể nhẹ, chủ yếu là được chỉ định ở các sản phụ có TSG-SG nặng. 50% số bệnh nhân được chỉ định furosemid có phù nặng.

- Phần lófn các trường hợp đều sử dụng thuốc chống THA khi mức huyết áp ở mức > 140/90 mmHg, có 14,9% số bệnh nhân không sử dụng thuốc chống THA mà điều tri chủ yếu bằng nghỉ ngoi và theo dõi. Các bệnh nhân ở thể nặng chủ yếu là dùng phác đồ phối hợp (72,7%).

5.1.3 Sử dụng magnesi Sulfat trong phòng và chống cơn giật

Hỗn hợp đông miên không còn được sử dụng trong phòng và điều trị con giật tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. Magnesi Sulfat được chỉ định 46,3% tổng số ca bệnh, mọi thể bệnh và ở tất cả các tuổi thai. Tỷ lệ sử dụng magnesi

Sulfat tăng dần theo mức độ nặng của bệnh: ở thể nhẹ 14,3%, thể trung bình là

40,8% và thể nặng là 66,7%. Magnesi Sulfat cũng được chỉ định với tỷ lệ cao hơn ở người có TSG-SG xuất hiện trước 37 tuần. Liều sử dụng giao động từ 3-9 g/ngày, pha trong Glucose 5% truyền tĩnh mạch.

5.1.4 Kết quả điều trị thể hiện qua tỷ lệ gặp biến chứng ở mẹ và con

- Trong quá trình điều trị có 4,5% sản phụ gặp biến chứng. Các biến chứng gặp phải là sản giật, rau bong non, suy gan và suy thận. Biến chứng suy gan và suy thận có tỷ lệ cao hơn các biến chứng còn lại.

- Biến chứng con có tỷ lệ 49,3% trong đó cao nhất là các biến chứng trẻ cân nặng < 2500g (48,8%) và biến chứng đẻ non (33,3%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2 ĐỀ XUẤT

- Tăng cường phổ biến những kiến thức cơ bản về chăm sóc thai nghén, về bệnh lý TSG-SG cho những phụ nữ mang thai đặc biệt là những phụ nữ có những yếu tố nguy cơ mắc TSG-SG đồng thời làm tốt công tác quản lý thai nghén qua đó có thể kịp thòi phát hiện những sản phụ có TSG-SG ở giai đoạn sớm của bệnh, điều trị kịp thời để hạn chế những biến chứng và diễn biến nặng hơn của bệnh.

-Nên bổ xung hydralazin đường tiêm truyền tĩnh mạch vào danh mục điều trị trong các trưòíng hợp TSG-SG có THA cấp tính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại học Dược Hà Nội (2003), Bài giảng bệnh học, tr: 85-89

2. Bộ môn Dược lâm sàng, (2001 Dược lâm sàng và điều trị. Nhà xuất bản Y học, tr: 199-219.

3. Bộ môn Sản, Trường Đại học Y Hà Nội (2004), Bài giảng sản phụ khoa, Nhà

xuất bản Y học,tr: 168-198; 36-51.

4. Bộ Y Tế (2005), Hướng dẫn thực hành điều trị, NXB Y Học, tập 2, tr: 395- 400.

5. Bộ Y tế (2003), Hướng dẫn chuẩn Quốc Gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản,VíSing: 119- 121.

6. Bộ Y Tế (2002), Dược thư Việt Nam, Hội đồng dược điển Việt Nam.

7. Phan Trường Duyệt- Đinh Thế Mỹ (2003), Lâm sàng sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội (2003). Trang: 162-1886.

8. Phan Trưòỉng Duyệt- Ngô Văn Tài (1999), “Ảnh hưởng của nhiễm độc thai ngén đối với sản phụ và trẻ sơ sinh”, Tạp chí thông tin Y Dược 12/1999, tr: 138-

140.

9. Lê Điềm (1983), “Nhận xét 322 trường hợp nhiễm độc thai nghén tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng”, Chuyên đề nhiễm độc thai nghén. Tài liệu học tập 2/1983, tr 4-8.

10. Trần Thị Phúc (1998 ), “Nhận xét tình hình nhiễm độc thai ngén qua 249 trường hợp năm 1996 tại viện BMBMTSS”, Tạp chí thông tin Y Dược 12/1999, tr: 56-61.

11. Ngô Văn Tài ( 2000), Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng trong nhiễm độc thai ngén. Luận văn tiến sỹ Y học. Chuyên ngành phụ sản. Hà Nội năm 2000.

Tiếng Anh

12. Aali BS, Nejad s s ( 2002), “Nifedipin or hydralazin as a first-line agent to control hypertesion in severe preeclampsia”. Acta Obstet Gynecol Scand . 2002 Jan; 81(l):25-30

13. Marian Ascarelli. MD, Venessa Johnson( 2005), “Postpartum Preeclampsia Manegment with Furosemid: A Randomied Clinical Trial”. American College o f Obtetricians and Gynecologist,\o\ 105, no.l, published by Lippincott William and Wilkins.

14. Michel B Brooks, MD (2005), “Pregnancy, Preeclampsia”, eMedicine World Medical Library.

15. Clarence G. Buggs, Helen Rearick, Frenz Rosa (1997), “Drugs used in Pregnancy and lactation”, third edition, Lippincott Williams and Wilkins.

16. Lelia Duley, Shireen Meher, Edgardo Abalos (2006), “Management of pre­ eclampsia”. 5 M / 2006;332;463-468 doi; 10.1136/bmj.332.7539.463

17. Department of Reproductive and Research (RHR). World Heath Organization. Managing of complications on Pregnancy and Childbirth. A guide for midwises and Doctors (2006)

Section 2- Symtoms: Headache, blurred vision, convulsions or loss o f consciousness, elevated blood pressure

http://www.who.int/reproductive-

health/impac/symtoms/Headache_blood_pressure_535_556.html

18. Ian A Greer (2005) “Pre-eclampsia matters”. BMJ 2005; 330; 549-55 doi: 10.1136/bmj.330.7491.549

19. Montan S (2004),“Drugs used in hypertension diseases in pregnancy”. Curr Opin Obstet Gynecol. 2004 Apr; 16:111-5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20. Hein Odendaal (2002), “Hypertension/preeclampsia”. Cardiovascular Journal o f South Afica Vol 13, No. 1, Jannuary February 2002.

21. P Rachael James and Catherin Nelson -Piercy (2004), “Manegment of hypertesion before, during and after pregnancy”. Heart 2004;90; 1499-1504. doi:

10.1136/hrt.2004.035444

22. Ebehard Ritz (2004), “New aspects in pathsphysiology of eclampsia”. J Am Soc Nephrol 15: 2040-2048. 2004

23. James R obert, Judith L.Balk, Lisa m.bodnar, Jose M. Belizans, Eduardo Bergel and Anibal Martinez (2003), “Nutrient Involvement in Preeciampsia”

J.N utr. 133:1684S-16928,2003.

24. James M Robert, Jose Villar and Sabaratnam Arulkumaran (2002)

“Preventing and treating eclampsia seizures”. MBJ 2002; 325; 609-610 doi 10.1136/bmj.325.7365.609

25. Jenrome Yordcowrite et al (2001), Drug therapy in pregnancy, third edition, p 101-115, Lippincott William and Wilkins.

26. Lana K Wagner, M.D, (2004)

“Diagnosis and Managment of Preeclampsia”. Am Fam Physician Website Vol 70, number 12,2004:2317-2324.

27. Baha M Sibai, MD (2006)

“Diagnosis, Prevention and Manegment of Eclampsia”. American College o f Obstetrician and Gynecologist, vol 105, no.2, published by Lippincott William and Wilkins

28. Baha M Sibai, MD (1992). Clinical Obstetrics and Gynecology, vol 35,number 2,p315-p436

29. Wee L, Sinha D, Lewis M (2001)

“The manegment of eclampsia by obstetric aneasthetists in UK: a postal survey”. Int J Ostetric Anesth 2001.

30. Mark A. Zamorski, MD., M.H.S.A, and Lee A Green, MD., M.P.H (2001) “NHBPEP Report on High Blood Pressure in Pregnancy: A summary for Family Physical”, Am Fam Physician Website, Vol 64, number 2: 263-70,274-4.

Phiếu theo dõi lâm sàng

Sử dụng thuốc trong điều trị tiền sản giật- sản giật SỐ:

^ Họ và tên: Tuổi:

Ngày nhập viện: Ngày ra viện:

Tiền sử bệnh:

Chẩn đoán khi vào viện: *HA:

*Protein niệu: *Tình trạng:

Ngày

Thuôc điêu trị Dâu hiệu CLS-LS-Biên chứng

*Một số thuốc điều trị khác:

*Biến chứng cho con :

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiền sản giật và sản giật tại bệnh viện phụ sản TW (Trang 55)