1. Lý do chọn đề tài Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển (Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII). Chính vì lẽ đó, Đảng ta và Nhà nước ta đã dành tỷ lệ vốn ngân sách thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hội hoá phát triển giáo dục đào tạo; sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho giáo dục đào tạo. Trong những năm qua, Nhà nước ta ngày càng tăng cường đầu tư, tăng tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo, đồng thời ban hành các chính sách thích hợp nhằm huy động các nguồn đầu tư, viện trợ của các tổ chức quốc tế, kể cả nguồn vốn vay ưu đãi của nước ngoài thuộc nguồn vốn ODA để phát triển giáo dục đào tạo. Có thể nói, việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay này để đầu tư cho giáo dục đào tạo trong bối cảnh hiện nay là một trong những giải pháp quan trọng giúp cho việc tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Do khung pháp luật, cơ chế chính sách sử dụng nguồn vốn ODA nói chung và vốn vay ODA cho giáo dục đào tạo nói riêng là vấn đề mới mẻ và phức tạp, nên quản lí nguồn vốn này còn bộc lộ một số hạn chế, trở ngại như: khung pháp luật, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, trình độ và năng lực của bộ máy điều hành vẫn còn nhiều bất cập làm chậm tiến độ hoặc chưa đáp ứng được mục tiêu của dự án. Điều đó đã làm hạn chế việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài dành cho phát triển giáo dục đào tạo ở nước ta nói chung, vốn vay ODA cho phát triển giáo dục THPT nói riêng. Chúng ta cần quản lý nguồn vốn nhằm hoàn thành mục tiêu dự án để nâng cao chất lượng giáo dục THPT một cách toàn diện và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu xã hội giai đoạn tiếp theo (Theo Chiến lược phát triển chương trình giáo dục giai đoạn 2011 -2020). Đề tài nghiên cứu về công tác quản lý nguồn vốn ODA cho Dự án Phát triển giáo dục THPT đến nay vẫn chưa có người nghiên cứu; mà trong thực tiễn lại rất cần cho Ban điều hành dự án Phát triển giáo dục THPT (giai đoạn II). Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Biện pháp quản lý nguồn vốn vay ODA của Dự án Phát triển giáo dục THPT nhằm đảm bảo mục tiêu Dự án” với mong muốn phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những bất cập trong quản lý nguồn vốn vay ODA thông qua trường hợp cụ thể là Dự án Phát triển giáo dục THPT – Dự án được Nhà tài trợ (Ngân hàng Phát triển châu Á – ADB) ghi nhận trong các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán hàng năm và biên bản ghi nhớ trong các chuyến đánh giá thường kỳ, báo cáo tổng kết dự án. Từ những kinh nghiệm cụ thể của Dự án phát triển giáo dục THPT, tác giả đề xuất biện pháp quản lý nguồn vốn vay ODA cho phát triển giáo dục THPT nhằm giúp hoàn thành đúng các mục tiêu và đạt hiệu quả cao trong quản lý nguồn vốn vay ODA trong giai đoạn II của Dự án. Đề tài này cũng phù hợp với chuyên ngành mà tác giả đang theo học và có nội dung liên quan chặt chẽ đến công việc hàng ngày tại Dự án Phát triển giáo dục Trung học phổ thông.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
_
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY ODA CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NHẰM ĐẢM BẢO MỤC TIÊU DỰ ÁN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Viết Nhụ
HÀ NỘI - 2011
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhậnđược sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của cơquan nơi tôi đang công tác, của các thầy, cô giáo, anh chị em, bạn bè, đồngnghiệp và gia đình
Với sự chân thành, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới:
Học viện Quản lý Giáo dục
Ông Trưởng Ban điều hành và các cán bộ nhân viên Dự án Phát triểngiáo dục Trung học phổ thông
Đặc biệt bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Phạm Viết Nhụ làngười thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quátrình thực hiện luận văn Thầy đã đem đến cho tôi những kiến thức mới mẻ vàgiúp tôi có khả năng tổng hợp những tri thức khoa học, những kiến thức thựctiễn quản lý và phương pháp làm việc khoa học trong công tác nghiên cứu.Thầy đã góp ý, chỉ bảo trong việc định hướng và hoàn thiện luận văn
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác quản lý có rấtnhiều vấn đề cần giải quyết, luận văn không thể tránh được những thiếu sóthạn chế trong nội dung
Rất mong sự đóng góp chân thành của các thầy giáo, cô giáo, các banngành chức năng, các nhà nghiên cứu, bạn đọc để luận văn được hoàn thiện
và có giá trị thực tiễn cao
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 11 năm 2011 Tác giả
Nguyễn Thị Kim Liên
Trang 3DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB : Ngân hàng phát triển châu Á
BGD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
BĐH DA TW : Ban điều hành dự án Trung ƯơngBĐH DA : Ban điều hành dự án
CNTT : Công nghệ thông tin
CSVC : Cơ sở vật chất
CT & SGK : Chương trình và sách giáo khoa
DTNT : Dân tộc nội trú
DTTS : Dân tộc thiểu số
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GV, HS : Giáo viên, học sinh
THPT KT : Trung học phổ thông kỹ thuật
MỤC LỤC
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu: 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu: 2
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
5 Phạm vi nghiên cứu: 3
6 Giả thuyết khoa học : 3
7 Phương pháp nghiên cứu : 3
8 Cấu trúc luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Vài nét tổng quan các chương trình, dự án về lĩnh vực giáo dục trung học có liên quan đến phát triển giáo dục Trung học phổ thông 6
1.1.1 Dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở (Pha 1 1998- 2004) 6
1.1.2 Dự án Đào tạo giáo viên THCS (2000- 2007) 7
1.1.3 Dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở 2 (2005- 2010) 7
1.1.4 Dự án Giáo dục Trung học cơ sở vùng khó khăn nhất (2008- 2014) 7
1.1.5 Dự án Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Tiểu học và Trung học cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc (từ 2005 đến 2009) 8
1.1.6 Dự án phát triển giáo viên THPT và Trung cấp chuyên nghiệp (2007-2012) 8
1.1.7 Dự án phát triển giáo dục THPT (pha 1, 2004- 2011) 9
1.1.8 Chương trình phát triển giáo dục Trung học (2010 -2015) 9
1.1.9 Chương trình kiên cố hoá trường lớp học (2008 – 2012) 10
1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 10
1.3 Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 11
1.3.1 Khái niệm biện pháp và biện pháp quản lý: 11
1.3.2 Khái niệm quản lý: 11
1.3.3 Khái niệm về vốn, nguồn vốn: 14
Trang 51.3.4 Khái niệm nguồn vốn ODA và các hình thức cung cấp ODA 15
1.3.5 Dự án và dự án giáo dục 18
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY ODA CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM ĐẢM BẢO MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 32
2.1 Khái quát về Dự án Phát triển giáo dục Trung học phổ thông giai đoạn I 32
2.1.1 Mục tiêu chung: 32
2.1.2 Các thành phần mục tiêu: 32
2.2 Nguồn vốn dự án và kế hoạch tài chính 35
2.2.1 Nguồn vốn vay ADB và vốn đối ứng của dự án: 35
2.2.2 Cơ cấu tổ chức của Dự án Phát triển giáo dục THPT 36
2.2.3 Nguồn nhân lực BĐH Dự án trung ương 37
2.2.4 Kế hoạch tài chính của Dự án PTGD THPT 39
2.2.5 Quy trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch hoạt động của Dự án: 41
2.3 Quy trình và các thủ tục thanh toán của Dự án Phát triển giáo dục THPT 42
2.3.1 Các hình thức kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước 42
2.3.2 Thủ tục rút vốn và thanh toán nguồn vốn vay ODA 43
2.3.3 Thủ tục sử dụng và phân phối kinh phí 45
2.4 Thực trạng quản lý nguồn vốn vay ODA của Dự án Phát triển giáo dục THPT đảm bảo mục tiêu dự án 45
2.4.1 Công tác tái phân bổ nguồn vốn cho các thành phần đảm bảo mục tiêu dự án 47
2.4.2 Đánh giá công tác quản lý nguồn vốn và tác động của từng hạng mục so với mục tiêu của Dự án Phát triển giáo dục THPT 51
2.4.3 Tác động chung của toàn Dự án 62
2.5 Đánh giá quản lý nguồn vốn trong khuôn khổ Dự án 62
Trang 62.5.1 Mặt mạnh 62
2.5.2 Hạn chế 62
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY ODA CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM ĐẢM BẢO MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 65
3.1 Một số định hướng chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 65
3.2 Khái quát về Dự án Phát triển giáo dục THPT giai đoạn II 67
3.2.1 Mục tiêu chung 67
3.2.2 Các mục tiêu cụ thể: 67
3.3 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 69
3.3.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 69
3.3.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 70
3.3.3 Nguyên tắc đảm tính thiết thực và khả thi 70
3.3.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 70
3.3.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 71
3.4 Một số biện pháp quản lý nguồn vốn vay ODA cho Dự án Phát triển giáo dục THPT nhằm đảm bảo các mục tiêu của Dự án 71
3.4.1 Phân bổ nguồn vốn vay ODA dựa trên mục tiêu của dự án 71
3.4.2 Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn vay ODA của các thành phần đảm bảo hoàn thành mục tiêu của thành phần và mục tiêu chung của dự án 74
3.4.3 Giám sát quá trình thực hiện nguồn vốn vay ODA được phân bổ của các thành phần để đảm bảo mục tiêu của Dự án 77
3.4.4 Điều chỉnh nguồn vốn vay ODA để đảm bảo mục tiêu hoạt động của các thành phần và đạt được kết quả mong đợi theo mục tiêu của Dự án 79
3.4.5 Thúc đẩy nguồn vốn vay ODA đảm bảo tiến độ và mục tiêu của Dự án 81
3.5 Mối quan hệ giữa các biện pháp và khảo sát mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 83
Trang 73.5.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 83
3.5.2 Khảo sát mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển (Nghị quyết Trung ương 4khóa VII, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII) Chính vì lẽ đó, Đảng ta vàNhà nước ta đã dành tỷ lệ vốn ngân sách thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hộihoá phát triển giáo dục đào tạo; sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho giáodục đào tạo Trong những năm qua, Nhà nước ta ngày càng tăng cường đầu
tư, tăng tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo, đồng thời banhành các chính sách thích hợp nhằm huy động các nguồn đầu tư, viện trợ củacác tổ chức quốc tế, kể cả nguồn vốn vay ưu đãi của nước ngoài thuộc nguồnvốn ODA để phát triển giáo dục đào tạo Có thể nói, việc sử dụng có hiệu quảnguồn vốn vay này để đầu tư cho giáo dục đào tạo trong bối cảnh hiện nay làmột trong những giải pháp quan trọng giúp cho việc tăng cường một bước cơ
sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng dạy và học
Do khung pháp luật, cơ chế chính sách sử dụng nguồn vốn ODA nóichung và vốn vay ODA cho giáo dục đào tạo nói riêng là vấn đề mới mẻ vàphức tạp, nên quản lí nguồn vốn này còn bộc lộ một số hạn chế, trở ngại như:khung pháp luật, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, trình độ và năng lực của bộmáy điều hành vẫn còn nhiều bất cập làm chậm tiến độ hoặc chưa đáp ứngđược mục tiêu của dự án Điều đó đã làm hạn chế việc sử dụng nguồn vốn vaynước ngoài dành cho phát triển giáo dục đào tạo ở nước ta nói chung, vốn vayODA cho phát triển giáo dục THPT nói riêng Chúng ta cần quản lý nguồnvốn nhằm hoàn thành mục tiêu dự án để nâng cao chất lượng giáo dục THPTmột cách toàn diện và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được
nhu cầu xã hội giai đoạn tiếp theo (Theo Chiến lược phát triển chương trình giáo dục giai đoạn 2011 -2020).
Trang 9Đề tài nghiên cứu về công tác quản lý nguồn vốn ODA cho Dự án Pháttriển giáo dục THPT đến nay vẫn chưa có người nghiên cứu; mà trong thựctiễn lại rất cần cho Ban điều hành dự án Phát triển giáo dục THPT (giai đoạn
II) Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Biện pháp quản lý nguồn vốn vay ODA của Dự án Phát triển giáo dục THPT nhằm đảm bảo mục tiêu Dự án” với mong muốn phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những
bất cập trong quản lý nguồn vốn vay ODA thông qua trường hợp cụ thể là Dự
án Phát triển giáo dục THPT – Dự án được Nhà tài trợ (Ngân hàng Phát triểnchâu Á – ADB) ghi nhận trong các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán hàngnăm và biên bản ghi nhớ trong các chuyến đánh giá thường kỳ, báo cáo tổngkết dự án Từ những kinh nghiệm cụ thể của Dự án phát triển giáo dục THPT,tác giả đề xuất biện pháp quản lý nguồn vốn vay ODA cho phát triển giáo dụcTHPT nhằm giúp hoàn thành đúng các mục tiêu và đạt hiệu quả cao trongquản lý nguồn vốn vay ODA trong giai đoạn II của Dự án Đề tài này cũngphù hợp với chuyên ngành mà tác giả đang theo học và có nội dung liên quanchặt chẽ đến công việc hàng ngày tại Dự án Phát triển giáo dục Trung học phổthông
3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý nguồn vốn vay ODA của Dự
án Phát triển giáo dục THPT đảm bảo mục tiêu dự án;
Trang 10Khảo sát thực trạng việc quản lý nguồn vốn vay ODA của Dự án Pháttriển giáo dục THPT đảm bảo mục tiêu dự án;
Đề xuất một số biện pháp quản lý nguồn vốn vay ODA của Dự án Phát triểngiáo dục THPT nhằm đảm bảo được mục tiêu của dự án trong giai đoạn II
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quản lý nguồn vốn vay ODA của Dự án Pháttriển giáo dục THPT giai đoạn II
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý nguồn vốn vay ODA của Dự
án Phát triển giáo dục THPT nhằm đảm bảo mục tiêu dự án
5 Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn trong phạm vi nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu
Á (ADB) của Dự án Phát triển giáo dục THPT giai đoạn II
6 Giả thuyết khoa học :
Quản lý nguồn vốn vay ODA của các Dự án phát triển giáo dục THPTnhằm đảm bảo được mục tiêu dự án vừa có ý nghĩa sư phạm, vừa có ý nghĩakinh tế Việc quản lý nguồn vốn vay ODA luôn là các hoạt động của nhữngngười quản lý Dự án, song quản lý để đảm bảo mục tiêu của Dự án phải làmột hệ thống các biện pháp đồng bộ, xét từ lý luận của khoa học giáo dục,khoa học quản lý, khoa học tài chính và kinh tế học giáo dục Mặt khác, cácbiện pháp phải mang tính cụ thể và thực tiễn, trong đề tài này là các biện phápcho quản lý nguồn vốn vay ODA của Dự án Phát triển giáo dục THPT Nếucác biện pháp đề xuất được thực hiện sẽ góp phần đạt được các yêu cầu trên
7 Phương pháp nghiên cứu :
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Trang 11- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Nhóm phương pháp thống kê
8 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận,kiến nghị
Phần nội dung của Luận văn gồm 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương II : Thực trạng quản lý nguồn vốn vay ODA của Dự án Pháttriển giáo dục THPT nhằm đảm bảo mục tiêu của Dự án
Chương III : Một số biện pháp quản lý nguồn vốn vay ODA của Dự án
Phát triển giáo dục trung học phổ thông nhằm đảm bảo mục tiêu Dự án
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đất nước ta bước vào thập kỉ thứ 2 của thế kỉ XXI với mục tiêu tổngquát phát triển kinh tế xã hội do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác địnhlà: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỉ cương, đồng thuận; đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủquyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Namtrên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triểncao hơn trong giai đoạn sau”
Việt Nam là một nước có nền kinh tế phát triển khá nhanh, tốc độ tăngtrưởng bình quân đạt 7,26%/năm và đang trên lộ trình trở thành nước có nềnkinh tế công nghiệp Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang côngnghiệp và dịch vụ đã kéo theo yêu cầu lực lượng lao động phải được đào tạo
và kĩ năng nghề nghiệp tốt Trong khi đó, nhu cầu tăng cường khả năng tiếpcận và chất lượng giáo dục Trung học phổ thông (Lớp 10- 12) ngày càng cao.Giáo dục THCS (đã hoàn thành phổ cập vào năm 2010) không còn nắm vaitrò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng chuẩn
bị cho thị trường lao động nữa
Cùng với tăng trưởng kinh tế, đời sống của nhân dân được nâng cao vàcải thiện (mức thu nhập trung bình được tăng lên từ 337 USD năm 1997 lên
1200 USD năm 2010; chỉ số phát triển con người tăng đều qua các năm; côngtác xoá đói giảm nghèo không ngừng được đẩy mạnh, tỉ lệ nghèo giảm từ26% năm 2000 xuống còn 9,5% năm 2010…), dẫn đến nhu cầu học tập chocon em ngày càng lớn, đặc biệt là giáo dục phổ thông bậc cao Ở những vùngkinh tế xã hội khó khăn nhu cầu lại càng bức thiết hơn Thống kê ở 22 tỉnhkhó khăn tham gia Dự án phát triển giáo dục THPT cho thấy: Năm 2004 so
Trang 13với năm 2009, số học sinh tăng 5,18% (toàn quốc là 2,89%), trong đó số họcsinh người DTTS tăng 11,93%; số phòng học tăng 51,7%.
Giáo dục Trung học phổ thông đang đứng trước yêu cầu tiếp tục đổimới: Đổi mới chương trình sau 2015; đổi mới phương pháp; tăng cường cơ sởvật chất, thiết bị; đổi mới quản lí… nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển về quy
mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, chuẩn bị lực lượng lao độngcho thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước vào năm
2020 và những năm tiếp theo
1.1 Vài nét tổng quan các chương trình, dự án về lĩnh vực giáo dục trung học có liên quan đến phát triển giáo dục Trung học phổ thông
Hơn mười năm qua, giáo dục Trung học được đầu tư từ các nguồn vốntrong nước, nước ngoài (cả nguồn vốn tài trợ song phương và đa phương) đãtập trung giải quyết nhiều vấn đề lớn về cơ chế chính sách, đổi mới nội dung,chương trình, tăng cường năng lực quản lí… trong đó có một số tỉnh nhấtđịnh, chủ yếu là vùng giáo dục khó khăn được hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất,trang thiết bị và phương tiện dạy học
Tóm tắt một số chương trình, dự án lớn như sau:
1.1.1 Dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở (Pha 1 1998- 2004).
- Mục tiêu: (i) Cải tiến nội dung chương trình và biên soạn SGK, sáchhướng dẫn giảng dạy cho THCS; (ii) Bồi dưỡng giáo viên các trường CĐSP
và giáo viên các trường THCS trong cả nước về chương trình, SGK mới; (iii)Trang bị bổ sung cho các phòng thí nghiệm Lý, Hoá, Sinh, Thư viện, Phòng
vi tính, Phòng ngoại ngữ cho các trường CĐSP; (iv) Nâng cấp phòng học cũ,xây thêm phòng học mới và trang bị đồ gỗ, đồ dùng dạy học cho một sốtrường THCS thuộc vùng quá đông HS, vùng DTTS, vùng chịu ảnh hưởngthiên tai, bão lụt của 22 tỉnh
Trang 14- Phạm vi: Dự án thực hiện trên phạm vi cả nước và 22 tỉnh khó khăn(Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn La, Quảng Trị, Kon Tum,Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, 7 tỉnh miền trung bị ảnh hưởng bão năm 1999
và 5 tỉnh vùng Đồng bằng Cửu Long bị lũ lụt năm 2000)
- Tổng kinh phí: 80 triệu USD, vốn vay ưu đãi ADB và vốn đối ứng
1.1.2 Dự án Đào tạo giáo viên THCS (2000- 2007).
- Mục tiêu: Hỗ trợ các trường CĐSP đổi mới nội dung, chương trình đàotạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THCS
- Phạm vi: Các trường CĐSP trực thuộc tỉnh và Trung ương
- Tổng kinh phí: 35,4 triệu USD, vốn viện trợ và vay ưu đãi ADB vàvốn đối ứng
1.1.3 Dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở 2 (2005- 2010).
- Mục tiêu: (i) Hỗ trợ nâng cao chất lượng, hiệu quả và hoàn thành đổimới chương trình, SGK GD THCS; (ii) Hỗ trợ các địa bàn khó khăn, vùngdân tộc góp phần thực hiện mục tiêu phổ cập GDTHCS; (iii) Hỗ trợ tăngcường năng lực quản lý GD THCS
- Phạm vi: Dự án hoạt động trên phạm vi cả nước và 28 tỉnh (Hà Giang,Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng, Bình Phước, Trà Vinh, Gia Lai,Đắk Lắk, Đăk Nông, Ninh Thuận, Lạng Sơn, Kon Tum, Sơn La, Bắc Kạn,Phú Yên, Lâm Đồng, Tuyên Quang, Yên Bái, Hoà Bình, Phú Thọ, Tây Ninh,Nghệ An, Bình Thuận, Bình Định, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh)
- Tổng kinh phí: 80 triệu USD, vốn vay ưu đãi ADB và vốn đối ứng
1.1.4 Dự án Giáo dục Trung học cơ sở vùng khó khăn nhất (2008- 2014).
- Mục tiêu: (i) Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu về phổ cập GDTHCS, bìnhđẳng giới và chính sách đối với các nhóm đối tượng đặc biệt khó khăn; (ii)
Trang 15Nâng cao chất lượng GD vùng khó, vùng dân tộc góp phần khắc phục tìnhtrạng phát triển giáo dục không đồng đều giữa các vùng, các dân tộc.
- Phạm vi: Gồm 17 tỉnh với 103 huyện khó khăn nhất (Hà Giang, CaoBằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Gia Lai,Kon Tum, Đăk Nông, Đăk Lăk, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Trà Vinh, KiênGiang, Cà Mau)
- Tổng kinh phí: 64 triệu USD, vốn vay ưu đãi ADB và vốn đối ứng
1.1.5 Dự án Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Tiểu học và Trung học cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc (từ 2005 đến 2009)
- Mục tiêu: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học
và THCS tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
- Phạm vi: 14 tỉnh tham gia Dự án (Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, CaoBằng, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Điện Biên, Hoà Bình, Yên Bái, PhúThọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh)
- Tổng kinh phí: 5,2 triệu EU, vốn viện trợ của Bỉ và vốn đối ứng
1.1.6 Dự án phát triển giáo viên THPT và Trung cấp chuyên nghiệp (2007- 2012)
- Mục tiêu: (i) Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THPT
và TCCN; (ii) Mở rộng cơ hội cho đối tượng là người dân tộc thiểu số đượcđào tạo thành GV THPT và TCCN; (iii) Tăng cường năng lực quản lí nângcao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT và TCCN; (iv) Tăng cường CSVC,phương tiện và thiết bị dạy học cho các cơ sở đào tạo GV THPT, TCCN
- Phạm vi: 17 trường (khoa) đại học; 17 tỉnh/thành phố có trường (khoa)đại học phối hợp với các cơ sở đào tạo và các tỉnh triển khai các kết quả thửnghiệm
- Tổng kinh phí: 43,186 triệu USD, vốn vay ưu đãi ADB và vốn đối ứng
Trang 161.1.7 Dự án phát triển giáo dục THPT (pha 1, 2004- 2011)
- Mục tiêu chung: Góp phần xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam thông quaviệc phát triển và cải thiện giáo dục THPT
- Mục tiêu cụ thể:
+ Cải thiện chất lượng và hiệu quả của giáo dục THPT
+ Tăng cường khả năng tiếp cận, tính công bằng và sự tham gia vào giáodục THPT
+ Đẩy mạnh năng lực thể chế từ Bộ GD&ĐT, các phòng Giáo dục vàĐào tạo và các trường học
- Phạm vi thực hiện ở 22 tỉnh khó khăn: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,Bắc Giang, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Bắc Kạn,Quảng Bình, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, ĐăkNông, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang
- Tổng vốn đầu tư: 80 triệu USD
Vốn vay ADB: 55 triệu USD
Vốn đối ứng: 25 triệu USD
1.1.8 Chương trình phát triển giáo dục Trung học (2010 -2015)
- Mục tiêu tổng thể: Đổi mới chính sách, tăng cường năng lực quản lí,phát triển hệ thống giáo dục Trung học có chất lượng và công bằng, góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội, đáp ứng yêucầu phát triển và hội nhập của đất nước
Trang 17+ Nâng cao chất lượng giáo dục Trung học tại vùng khó khăn thông qua
hỗ trợ theo mục tiêu nhằm đảm bảo bền vững phổ cập giáo dục Trung học cơ sở:
- Tổng kinh phí Dự án: 71 triệu USD (Chương trình phát triển chínhsách 20 triệu USD, Dự án 51 triệu USD)
+ Vốn vay ADB: 60 triệu USD
+ Vốn đối ứng TW: 7,3 triệu USD
+ Vốn đối ứng địa phương: 3,7 triệu USD
1.1.9 Chương trình kiên cố hoá trường lớp học (2008 – 2012)
- Mục tiêu: Xoá phòng học 3 ca, phòng học tạm, phòng học tranh trenứa lá cho toàn bộ các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT.Giải quyết nhà công vụ cho giáo viên các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệtkhó khăn
- Phạm vi: 63 tỉnh trong phạm vi toàn quốc
- Tổng kinh phí: 25.200 tỷ đồng Việt Nam
1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về quản lý các Dự án sử dụng nguồn vốn vay ODAtrong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục còn khá mới mẻ Một số nghiên cứu đãđược thực hiện như :
- Đề tài: "Hoàn thiện kế toán quá trình tiếp nhận, phân phối, sử dụng vàquyết toán kinh phí trong các dự án hỗ trợ phát triển giáo dục tại Việt Namthuộc nguồn vốn ODA" năm 2009 của tác giả Đinh Thị Thu Đề tài đưa ramột số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch toán và quyết toán kinh phítại các Dự án phát triển giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Với cách tiếpcận, phân tích nghiệp vụ quản lý tài chính – kế toán từ chuyên ngành kinh tếhọc nên những kết luận có giá trị tham khảo ở mức độ nhất định
- Đề tài “Một số biện pháp quản lý nguồn nhân lực trong các dự án giáodục sử dụng nguồn vốn vay ODA nhằm hoàn thành mục tiêu dự án” năm
Trang 182010 của tác giả Đỗ Minh Thư Đề tài phân tích, nêu lên những bất cập, khókhăn trong quản lý nhân sự của các Dự án vốn vay ODA và đưa ra một sốbiện pháp quản lý nguồn nhân lực trong quản lý dự án Từ những phân tíchnghiệp vụ quản lý nhân sự trong giáo dục, do đó những kết luận của đề tàimang tính chất tham khảo nhất định.
- Đề tài “Các biện pháp xây dựng kế hoạch các thành phần đảm bảohoàn thành các mục tiêu của dự án giáo dục sử dụng vốn vay Ngân hàng Pháttriển châu Á” của tác giả Cao Thị Thu Hằng Tác giả đưa ra cách xây dựngcác kế hoạch hoạt động dự án nhằm đạt được mục tiêu Đề tài phân tích, đưa
ra các biện pháp cụ thể trong công tác lập kế hoạch dự án Những phân tích vàkết luận của đề tài mang tính chất tham khảo nhất định
Riêng về “Các biện pháp quản lý nguồn vốn vay ODA của Dự án Pháttriển giáo dục THPT nhằm đảm bảo mục tiêu dự án” chưa được tiến hànhnghiên cứu
1.3 Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.3.1 Khái niệm biện pháp và biện pháp quản lý:
- Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể (Từ điển
Tiếng Việt, 2004)
- Biện pháp quản lý là cách tác động của chủ thể quản lý lên khách thể(đối tượng) quản lý (bằng các chức năng quản lý) để giải quyết một vấn đề và
để đạt mục đích đề ra
1.3.2 Khái niệm quản lý:
Quản lý là quá trình tác động, điều chỉnh có định hướng của chủ thểquản lý lên khách thể quản lý bằng các công cụ quản lý nhằm sử dụng có hiệuquả các nguồn lực và đạt được mục tiêu của tổ chức
Quản lý là hoạt động tất yếu nảy sinh khi có lao động chung của nhiềungười, cùng theo đuổi một mục đích Quản lý là dạng hoạt động đặc thù của
Trang 19con người và là một thuộc tính có trong xã hội ở bất kì trình độ phát triển nào.
Kể từ xã hội nguyên thủy, lao động chung nhiều người là săn bắt, hái lượm,
đã cần có sự quản lý, cho đến nền kinh tế tri thức vẫn cần phải có sự quản lý.Khi xã hội phát triển, lao động quản lý tách khỏi lao động trực tiếp và trởthành nghề quản lý Đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra kháiniệm quản lý theo nhiều cách tiếp cận khác nhau
Theo Karl Mark: “Bất cứ một lao động mang tính xã hội trực tiếp haylao động cùng nhau, được thực hiện ở quy mô tương đối lớn, đều cần đếnmức độ nhiều hay ít sự quản lý, nhằm thiết lập sự phối hợp giữa những côngviệc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ vận động củatoàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của nó.Mọi người chơi vĩ cầm riêng lẻ tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cầnngười chỉ huy” [32, tr 3]
Theo W.Taylor, người đầu tiên nghiên cứu quá trình lao động trong từng
bộ phận của nó, nêu ra hệ thống tổ chức lao động nhằm khai thác tối đa thờigian lao động, sử dụng hợp lý nhất các công cụ và phương tiện lao động nhằmtăng năng suất lao động thì: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái
gì cần làm và làm cái gì đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất”.Theo Henry Fayol: “Hoạt động quản lý gồm 4 chức năng chính là:
a) Lập kế hoạch cho tương lai và sắp xếp lên kế hoạch
b) Tổ chức chuẩn bị vật tư, trang thiết bị và bố trí lao động cho công việc.c) Thống nhất và phối hợp các hoạt động
d) Kiểm tra để xác định mọi hoạt động có được thực hiện theo đúngnguyên tắc đã được đặt ra và những quan điểm đã được ban hành [43, tr 34]Tuỳ theo những cách tiếp cận, thuật ngữ “quản lý” được các nhà khoahọc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
Trang 20- “Quản lý là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi conngười kết hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt được những mụctiêu chung” [43, tr 175].
- “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thểquản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) vềcác mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế bằng một hệ thống các luật lệ, cácchính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằmtạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng’’ [22, tr 7]
- Hoặc “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những
nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi nhàquản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạtđược các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cánhân ít nhất Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn kiếnthức có tổ chức về quản lý là một khoa học” [31, tr 33]
Một số tác giả Việt Nam có cách tiếp cận như sau:
- Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lý là tác động có mục đích, có kếhoạch của chủ thể quản lý đến tập thể người lao động nhằm thực hiện cácmục tiêu dự kiến” [27, tr 24]
- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo “Quản lý là quá trình gây tác động củachủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung” [1, tr 16]
- Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Quản lý làquá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối ưu các chứcnăng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra” [18, tr 31]
Dưới góc độ của khoa học quản lý, quản lý là sự tác động của chủ thểquản lý đến khách thể quản lý bằng các công cụ, phương pháp và biện phápnhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra
Theo các định nghĩa trên, quản lý là một khái niệm chứa trong mình cácthành tố: chủ thể quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý Ở đây người
Trang 21ta nhận diện các dạng quản lý thông qua nội hàm của thành tố chủ thể quản
lý, khách thể quản lý và mục tiêu mà quá trình quản lý hướng tới
Tuy nhiên, bản chất của quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản
lý thông qua các hoạt động chuyên biệt Vì thế, quản lý vừa là khoa học, vừa
là nghệ thuật Nó mang tính khoa học vì các hoạt động quản lý có tổ chức, cóđịnh hướng đều dựa trên những quy luật, những quy tắc và phương pháp hoạtđộng cụ thể, đồng thời, cũng mang tính nghệ thuật vì nó cần được vận dụngmột cách sáng tạo vào những điều kiện cụ thể, đối tượng cụ thể, trong sự kếthợp và tác động nhiều mặt của các yếu tố khác nhau trong đời sống xã hội
Từ các phân tích trên có thể đưa ra khái niệm quản lý “là quá trình tác động, điều chỉnh có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng các pp và công cụ quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và đạt được mục tiêu của tổ chức”.
1.3.3 Khái niệm về vốn, nguồn vốn:
- Khái niệm vốn:
Vốn:
+ Tiền gốc bỏ vào việc buôn bán, công cuộc kinh doanh
+ Cái do trí tuệ tích luỹ và có thể đem lại lợi ích nếu được sử dụng
(Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng, NXB Thông tin).
Như vậy, vốn có hai loại cơ bản: tiền tệ và giá trị xã hội (vốn tri thức,
vốn văn hoá, vốn khoa học, vốn con người ) Vốn tồn tại dưới dạng hữuhình và vô hình
- Khái niệm nguồn vốn
Nguồn vốn là nguồn hình thành các loại vốn cần thiết cho hoạt động
kinh tế, xã hội của đất nước Vốn được biểu hiện dưới dạng hữu hình và vôhình, dưới hình thái vật chất hay tiền tệ Ở Việt Nam, nguồn vốn được hìnhthành từ bốn nguồn lớn: tài chính, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và cácnguồn vốn vô hình Tất cả các nguồn vốn đều phục vụ cho yêu cầu đầu tư và
Trang 22phát triển sản xuất, và đều có vị trí hết sức quan trọng, cần được chú ý khi xâydựng chiến lược phát triển kinh tế và chính sách đầu tư Nguồn vốn của mộtnước gồm nguồn vốn trong nước (vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng củacác ngân hàng, vốn tự có của các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi trong nhân dân ) và nguồn vốn từ nước ngoài (vốn vay, vốn viện trợ, ).
1.3.4 Khái niệm nguồn vốn ODA và các hình thức cung cấp ODA
- Khái niệm nguồn vốn ODA:
Nguồn vốn “Hỗ trợ Phát triển chính thức” (gọi tắt theo từ tiếng Anh làODA - Official Development Assistance), là sự hợp tác giữa Chính phủ nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ, bao gồm Chính phủnước ngoài và các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia.[13, tr.13]
- Hình thức cung cấp ODA: thông thường các nhà tài trợ kí hiệp định
tài trợ với Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam cung cấp ODA theo hai hình
thức sau: ODA không hoàn lại, ODA vay ưu đãi.[13, tr.13 ]
Các dự án ODA dưới hình thức vốn vay thường được gọi là dự ánODA ưu đãi, theo đó, Bên Vay được hưởng những ưu đãi lớn như thời gianvay dài hạn (30-40 năm), khoảng thời gian ân hạn thường kéo dài – đây làthời gian mà Bên Vay không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp (từ 1 đến 2%) tổngvốn dư nợ hàng năm Trong trường hợp khẩn cấp hoặc khủng hoảng hoặc quánghèo, Bên Vay có thể được hưởng quy chế xóa nợ
Các dự án ODA viện trợ sử dụng nguồn vốn không hoàn lại của các tổchức quốc tế Thông thường, các nguồn ODA không hoàn lại dành cho các dự
án hỗ trợ kỹ thuật để chuẩn bị cho các dự án vay vốn ODA hoặc những dự án
Trang 23trong tình trạng khẩn cấp, cần khắc phục hậu quả thiên tai hay khủng hoảngkinh tế trầm trọng khiến mức sống của người dân bị giảm thấp đột ngột.Những dự án ODA viện trợ thường có hạn mức ngân sách không quá lớn sovới các dự án vay vốn ODA.
+ ODA không hoàn lại: Nhà tài trợ cung cấp ODA cho Việt Nam và
không yêu cầu hoàn lại khoản viện trợ này ODA không hoàn lại được cungcấp theo các hình thức:
* Viện trợ bằng hàng hóa hoặc bằng tiền;
* Viện trợ theo chương trình dự án;
* Hỗ trợ kỹ thuật: để chuẩn bị dự án vốn vay, tăng cường năng lực,nghiên cứu chiến lược phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, cải cách thể chế ;
* Viện trợ dưới hình thức các Quỹ tư vấn, Quỹ hợp tác, và
* Chuyển đổi nợ thành viện trợ
+ ODA vay ưu đãi: Nhà tài trợ cung cấp ODA cho Việt Nam với điều
kiện ưu đãi về lãi suất và thời hạn vay dài (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi).Các nhà tài trợ cung cấp ODA vay ưu đãi thông qua các khoản vay
* Rút vốn nhanh bằng tiền (các khoản vay điều chỉnh cơ cấu, các khoảnvay chương trình theo ngành, vay để tài trợ nhập khẩu, tín dụng để hỗ trợgiảm nghèo )
* Vay theo dự án
* Trong một số trường hợp, các nhà tài trợ cung cấp các khoản ODAkhông hoàn lại hoặc các khoản ODA cho vay ưu đãi kèm theo các khoản tín
dụng thương mại (thường gọi là ODA hỗn hợp)
+/ Các điều kiện ràng buộc trong sử dụng vốn ODA
* Vốn ODA phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng của dự án
* Không sử dụng vốn ODA để nộp thuế hoặc đền bù đất đai, tài sản củanhững người bị ảnh hưởng bởi dự án, tái định cư không tự nguyện
Trang 24* Các chi tiêu bằng vốn ODA phải thực hiện cho các hạng mục hợp lệ,thực hiện mua sắm theo đúng qui chế mua sắm và đấu thầu của nhà tài trợ vàtheo qui định hiện hành của Chính phủ Việt Nam.
* Trong các dự án ODA vay ưu đãi, nhà tài trợ thường ràng buộc điềukiện là giải ngân vốn ODA phải đi kèm giải ngân vốn đối ứng theo đúng tỷ lệ
đã được hai bên thống nhất trong Hiệp định vay vốn
+/ Các nguyên tắc cơ bản trong việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA
* ODA là nguồn vốn quan trọng của Ngân sách Nhà nước (NSNN),được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ưu tiên;
* Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về ODA trên cơ sở phân cấp,tăng cường trách nhiệm và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các cơquan quản lý ngành và địa phương;
* Quá trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA phải tuân theo những yêucầu sau:
Chính phủ nắm vai trò quản lý và chỉ đạo, phát huy cao độ tính chủđộng và trách nhiệm của cơ quan chủ quan và cơ quan, đơn vị thực hiện.Bảo đảm tính tổng hợp, thống nhất và đồng bộ trong công tác quản lý ODA;Bảo đảm sự tham gia rộng rãi của các bên có liên quan, trong đó có cácđối tượng hưởng thụ;
Bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch về quyền hạn và trách nhiệm của cácbên có liên quan
Bảo đảm hài hòa thủ tục giữa Việt Nam và Nhà tài trợ
* Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA phải tuân theo các qui định của
Luật Ngân sách Nhà nước, Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA,Quy chế Quản lý vay và trả nợ nước ngoài và các chế độ quản lý hiện hànhkhác của Nhà nước hoặc Chính phủ với Nhà tài trợ có quy định khác thì thựchiện theo quy định của Điều ước quốc tế đó
Trang 251.3.5 Dự án và dự án giáo dục
1.3.5.1 Khái niệm dự án
Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạtđược một hoặc một số mục tiêu xác định, được thực hiện trên địa bàn cụ thể,trong khoảng thời gian xác định, dựa trên những nguồn lực xác định Sảnphẩm chuyển giao do dự án tạo ra là hạng mục cuối cùng của dự án Dự án cóthể được chia ra thành những nhiệm vụ nhỏ hơn, được phối hợp với nhaunhằm đạt được mục tiêu của dự án [29, tr 7]
Trong một dự án, người ta có thể phân biệt và thường quan tâm đến 8
“yếu tố” là:
- “Khách hàng” của dự án: Đối tượng này bao gồmkhá rộng: từ người thụ hưởng kết quả của dự án, những người có thẩm quyềnquyết định các vấn đề liên quan đến dự án, chủ dự án, những người được ủyquyền … Đây chính là những chủ thể của dự án, có thể chủ động thay đổi cácyếu tố khác của dự án, mặc dù cũng chịu sự chi phối của các yếu tố khác
- Mục tiêu của dự án: Mục tiêu của dự án thường mô tảkết quả cần đạt được, những sản phẩm hoặc những dịch vụ cần tạo ra mà chủ
dự án quan tâm, mong muốn khi dự án được thực hiện thành công Người ta
có thể phân biệt các mục tiêu theo các mức độ, tiêu thức khác nhau
- Quy mô của dự án: yếu tố này quy định những côngviệc, nội dung chuyên môn cần thực hiện trong khuôn khổ dự án, những hoạtđộng mà dự án và những chủ thể làm việc cho nó cần thực hiện Tính xácđịnh của quy mô dự án ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức triển khai dự ánsau này Trên thực tế, quy mô của dự án cũng có thể được thay đổi và điềuchỉnh trong quá trình xây dựng, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án Sựthay đổi quy mô của dự án càng chậm bao nhiêu càng có thể nảy sinh nhiềukhó khăn bấy nhiêu
- Đội dự án: đây là tập thể của các chủ thể trực tiếpthực hiện các hoạt động của dự án, thường bao gồm những tập thể, cá nhân
Trang 26tham dự các hoạt động của dự án, với những năng lực được xác định trên cơ
sở yêu cầu của dự án, thường cũng gắn với những hoạt động xác định trướccủa dự án Bản thân khái niệm “đội dự án” hoặc “nhóm dự án” cũng có tínhchất động: Trong hầu hết các dự án, bên cạnh những nhân viên, thường cónhiều chuyên gia ngắn hạn, chỉ làm việc cho dự án trong những khoảng thờigian rất ngắn, giải quyết những công việc cụ thể, họ có thể được coi là thànhviên trong đội dự án trong thời gian họ làm việc trong dự án
- Tiến độ của dự án: thực chất đây là kế hoạch về mặtthời gian của dự án, trong đó quy định rõ những thời điểm nào phải thực hiệnđược những nhiệm vụ gì hoặc đạt được những mục tiêu nào Với những dự ánđược xây dựng một cách khoa học và chặt chẽ, kiểm soát tiến độ là công cụtốt nhất để kiểm soát dự án
- Chi phí và ngân sách cho dự án: đây là yếu tố chobiết nguồn lực tài chính được dành riêng cho việc thực hiện dự án Điều nàyđược đặc biệt chú ý trong dự án bởi đây là nguồn lực “động”, có khả năngchuyển hóa dễ dàng thành những nguồn lực khác Nó thường là nguồn lực bịgiới hạn trong dự án Trong tất cả các dự án, ngân sách dự án cần phải đượcphân chia rõ cho các hoạt động xác định Các phần này được gọi bằng nhữngkhái niệm khác nhau (khoản, mục, …) Mục đích của việc phân chia này là đểđảm bảo cho các hoạt động có được nguồn ngân sách phù hợp
- Các tiêu thức đánh giá dự án: nhằm giúp nhận dạngxem dự án có được thực hiện thành công hay không và mức độ thành côngnhư thế nào Nó bao gồm cả những tiêu thức định tính và định lượng, cũngđược định trước trong quá trình xây dựng dự án, có thể được bổ sung trongquá trình thực hiện dự án Các tiêu thức này có thể được xác định một cáchkhái quát hoặc cho từng bộ phận cấu thành dự án, hoặc cho từng hoạt độngriêng rẽ của dự án Khi thiết kế dự án, đặc biệt là khi xác định mục tiêu của dự
án, các tiêu thức này cần được xác định và tiếp tục xây dựng trong quá trìnhkhiển khai dự án
Trang 27Về mặt kết cấu chung, các dự án luôn bao gồm 4 bộ phận hợp thành:mục tiêu của dự án (có thể được chia thành mục tiêu dài hạn, mục tiêu trunghạn và mục tiêu ngắn hạn), các kết quả của dự án (đầu ra của dự án), các hoạtđộng của dự án và nguồn lực phục vụ việc thực hiện dự án Các yếu tố cấuthành một dự án và quan hệ lôgíc giữa chúng có thể được mô tả theo sơ đồsau đây:
Sơ đồ 1.1: Các yếu tố cấu thành một dự án và quan hệ lôgic giữa chúng [30,tr 10]
- Dự án giáo dục :
Căn cứ vào quan niệm về dự án nêu ở mục 1.3.5.1, có thể hiểu:
- Dự án giáo dục là những dự án nhằm đạt được những mục tiêu cụ thểcủa ngành giáo dục, được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, vớinhững nguồn lực được xác định là cần và đủ để đạt được các mục tiêu đặt rathông qua việc tạo ra những ảnh hưởng ngắn, trung hoặc dài hạn đối với lĩnhvực giáo dục cũng như đối với nền kinh tế xã hội
Mục tiêu dài hạn (Tác động)
Đầu vào D
Đầu vào E vào GĐầu
Nhu cầu của xã hội Lợi ích các chủ thể
Đầu ra cụ thể
Đầu ra cụ thể
Đầu ra cụ thể
Đầu ra cụ thể
Đầu ra cụ thể
Hoạt động Hoạt động Hoạtđộng
Trang 28- Như vậy, dự án giáo dục về cơ bản cũng giống nhưnhững dự án thông thường với những đặc điểm cơ bản là cũng có mục tiêu cụthể, thời gian hoạt động và các nguồn lực được xác định.
- Các dự án giáo dục thường được phân loại thành banhóm lớn, đó là (i) các dự án hỗ trợ kỹ thuật; (ii) các dự án phát triển ngành(hoặc tiểu ngành); và (iii) các dự án đào tạo, huấn luyện, nâng cao năng lực
- Dự án hỗ trợ kỹ thuật bao gồm hai loại:
+ Loại thứ nhất là dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm chuẩn bị cho các dự ánphát triển ngành hay tiểu ngành Trong chu trình của một dự án phát triển, dự
án hỗ trợ kỹ thuật thường là các dự án chuẩn bị, thực hiện việc xác định đốitượng đầu tư, các cấu phần của dự án phát triển, tính toán phân bổ ngân sách,xác định các kế hoạch triển khai dự án, hình thành phương thức giám sát,đánh giá tiến độ thực hiện và kiểm tra dự án, các thủ tục, quy trình mà dự ánphải tuân thủ, tổng kết đánh giá kết quả hoàn thành việc thực hiện dự án + Loại thứ hai là dự án hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các hoạt độngnghiên cứu, đánh giá thực trạng, hỗ trợ các hoạt động dạy học, giáo dục haylập kế hoạch phát triển giáo dục Dự án hỗ trợ kỹ thuật loại này có tác dụng
hỗ trợ việc phân tích thực trạng giáo dục theo những mô hình tiên tiến, lập kếhoạch giáo dục theo chuẩn mực nhất định hoặc đánh giá kết quả của mộtchương trình kế hoạch quốc gia hay vùng miền theo những tiêu chí cụ thể,nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin hay kinh nghiệm pháttriển giáo dục giữa các quốc gia trên thế giới
+ Các dự án phát triển trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ở nước ta cũngnhư ở nhiều quốc gia đang phát triển thường được định hướng vào các tiểungành như giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, giáo dục trung họcphổ thông, giáo dục đại học, giáo dục nghề; hoặc được định hướng vào cáchoạt động lớn như kiên cố hóa trường lớp, cải tạo nâng cấp hệ thống các
Trang 29trường theo từng cấp học, đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa vàphương pháp giáo dục,…
+ Các dự án phát triển thông thường gồm hai phần cơ bản: phần thứnhất là xây dựng trường lớp, mua sắm thiết bị, in ấn, cấp phát sách giáo khoa
và tài liệu giáo dục, v.v…; phần thứ hai gồm các hoạt động sư phạm hoặchoạt động quản lý như nâng cao chất lượng dạy học, cải tiến quản lý giáo dục,xây dựng chính sách, thể chế, v.v…
+ Các dự án phát triển thường có quy mô khá lớn và phạm vi tác động,ảnh hưởng trên diện rộng với nhiều đối tượng thụ hưởng
- Dự án đào tạo, huấn luyện, nâng cao năng lực:Những dự án thuộc loại hình này bao gồm việc đào tạo giáo viên, đào tạo cán
bộ quản lý, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên, nâng cao năng lựcquản lý tài chính trong /giáo dục, năng lực giám sát, đánh giá việc triển khai
dự án, chương trình mục tiêu và năng lực đánh giá kết quả, thành tích họcsinh, v.v…
Dự án giáo dục được thiết kế, xây dựng theo quy trình gồm 12 giaiđoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu các chủ trương, chính sách,chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước, các cam kết quốc tế màViệt Nam tham gia trong lĩnh vực giáo dục
+ Dự án giáo dục được xây dựng trên cơ sở xác định các căn cứ khoahọc về thực trạng của ngành giáo dục, các chính sách và chiến lược phát triểngiáo dục của Đảng và Nhà nước, cũng như các cam kết quốc tế của Chính phủ
để định hướng lựa chọn lĩnh vực và đối tượng đầu tư
+ Một số văn kiện thường được nghiên cứu trong quá trình thiết kế, xâydựng dự án giáo dục bao gồm Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo 2001-
2010, Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003-2015, cácchương trình đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa phổ thông các
Trang 30bậc học, các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục 2001- 2005 và
2006-2010, chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, đổi mới chương trình, sáchgiáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, v.v…
- Giai đoạn 2: Xác định lĩnh vực và đối tượng đầu tư Việc xác định lĩnh vực và đối tượng đầu tư được dựa trên những nghiêncứu đánh giá thực trạng giáo dục về nhu cầu khách quan của sự phát triểngiáo dục đào tạo, chủ trương phát triển của Đảng và Chính phủ về tiểu ngànhgiáo dục hay đối tượng thụ hưởng chính sách giáo dục, những nghiên cứuđánh giá thực trạng của lĩnh vực và đối tượng đầu tư Đây chính là cơ sở thựctiễn cho việc hình thành một dự án cho lĩnh vực và đối tượng đang cần đượcquan tâm
- Giai đoạn 3: Xác định ưu tiên và quy mô đầu tư
Ưu tiên và quy mô đầu tư được xác định sau lĩnh vực và đối tượng đầu
tư và cũng dựa trên những căn cứ tương tự căn cứ để lựa chọn lĩnh vực và đốitượng đầu tư nhưng chi tiết và cụ thể hơn, bao gồm nhu cầu khách quan vềgiáo dục của mỗi tiểu ngành; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước về phát triển các tiểu ngành giáo dục, v.v…
- Giai đoạn 4: Khái toán chi phí và xác định nguồn vốn Việc tính toán đầy đủ các chi phí cần thiết cho việc đầu tư và xác địnhcác nguồn vốn để thực hiện dự án giúp đảm bảo tính khả thi của dự án
- Giai đoạn 5: Xác định các mục tiêu dự án
Các mục tiêu của dự án giáo dục chính là sự cụ thể hóa chính sách pháttriển giáo dục trong một lĩnh vực, đối với một đối tượng nhất định và đượcthực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, với nguồn vốn xác định
- Giai đoạn 6: Xác định các thành phần của dự án Việc xác định các thành phần của dự án chính là việc cụ thể hóa cácmục tiêu của dự án thành nhóm các hoạt động cụ thể hướng tới đạt mục tiêu
đã xác định
Trang 31- Giai đoạn 7: Xác định các hoạt động cụ thể trong mỗithành phần của dự án
Mỗi thành phần của dự án được chia thành các hoạt động cụ thể hướngtới mục tiêu dự án (Sơ đồ 1.2)
Sơ đồ 1.2: Mối liên hệ giữa mục tiêu – thành phần – hoạt động của một dự án
- Giai đoạn 8: Phân bổ vốn cho các thành phần và cáchoạt động
Việc phân bổ vốn cho các thành phần và các hoạt động được dựa trên tỷtrọng giữa các mục tiêu, các thành phần, tính hợp lý và khả thi của các hoạtđộng; đơn giá của các loại hàng hóa, dịch vụ trong khuôn khổ dự án, v.v…
- Giai đoạn 9: Lập kế hoạch triển khai dự án
Việc lập kế hoạch triển khai có ý nghĩa rất quan trọng nhằm sử dụngđúng các nguồn lực đảm bảo dự án được thực hiện đúng kỳ hạn, đúng mụctiêu
- Giai đoạn 10: Xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khảthi và báo cáo nghiên cứu khả thi
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi có nhiệm
vụ định hướng đầu tư, được xem như bản thiết kế sơ bộ, thiết kế chi tiết dự án
và sử dụng làm cơ sở cho việc triển khai dự án
- Giai đoạn 11: Các quá trình thẩm định và phê duyệt
Mục tiêu của dự án
Cấu phần 1
Cấu phần 2
Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 1 Hoạt động 2
Trang 32Các dự án đều trải qua các quá trình thẩm định và phê duyệt của cáccấp có thẩm quyền để có đầy đủ các điều kiện pháp lý cho việc bắt đầu triểnkhai dự án
- Giai đoạn 12: Đàm phán, ký kết đối với các dự ánODA
Đàm phán là quá trình trao đổi và đi đến thỏa thuận về các điều khoảntrong hiệp định cấp vốn cho một dự án từ phía nhà tài trợ và việc sử dụng vốncủa bên tiếp nhận vốn ODA
Ký kết và phê chuẩn được cả hai Bên thực hiện nhằm công bố hiệu lựccủa dự án Hiệp định có hiệu lực sau khi nhận được sự phê chuẩn của cấp cóthẩm quyền thuộc hai phía với những văn bản pháp lý cần thiết đảm bảo việctriển khai thực hiện hiệp định
1.3.5.2 Đặc điểm Dự án và chu kỳ Dự án
a) Đặc điểm của Dự án
Đặc điểm chung nhất của tất cả các dự án là tính duy nhất của nó Điều
đó có nghĩa là mỗi dự án chỉ diễn ra một lần, không bao giờ lặp lại, không cóđiểm gì chung với các dự án khác Mặc dù mỗi dự án đều có những điểm khácbiệt làm nên tính duy nhất, song nhìn chung, các dự án thường có đặc điểmchung sau đây:
(i) Tính xác định về mặt không gian và thời gian:
Các hoạt động quản lý dự án bao giờ cũng được thực hiện trong nhữngkhoảng thời gian nhất định chứ không phải lâu dài, vĩnh viễn Bởi vậy, việcthiết lập các tổ chức, bộ máy quản trị dự án cũng chỉ có tính chất tạm thời Vềmặt quản lý, đặc điểm này đòi hỏi các nhà quản lý dự án ngoài việc quan tâmđến việc hoàn thành các mục tiêu ghi trong văn kiện dự án còn phải nghĩ dàihơn hơn đó là phải tính đến những tác động sau dự án, tính bền vững của cáchoạt động này
(ii) Tính mục tiêu rõ ràng
Trang 33Bất kì một dự án nào cũng được xây dựng và thực hiện trên cơ sởnhững mục tiêu xác định (thường được làm rõ trong quá trình chuẩn bị, khi đãquyết định và ghi trong các văn kiện dự án thì chúng được coi là pháp lệnh vàchỉ có thể được thay đổi qua những trình tự nhất định) Trong một số trườnghợp, các mục tiêu của dự án được cụ thể hoá, chi tiết hoá trong quá trình thựchiện dự án Các mục tiêu dự án có thể khác nhau, ngay trong cùng một dự án
có thể có nhiều mục tiêu có tính chất khác nhau Tuy nhiên, không thể có một
dự án nào lại được quyết định trên cơ sở chưa có mục tiêu Hơn nữa, những
dự án không có những mục tiêu rõ ràng thường có những rủi ro tiềm tàng dẫnđến dự án không thực hiện thành công hoặc không thành công như mong đợi.Chính vì lí do đó, khi xem xét một dự án, thường bao giờ cũng xem xét mụctiêu trước tiên Nếu mục tiêu của dự án không rõ ràng, không thực tiễn, khôngmang tính khả thi thì dự án thường khó có thể thực hiện thành công
(iii) Không trùng lắp
Đặc điểm không trùng lắp của dự án thể hiện ở chỗ dự án nhằm vàonhững mục tiêu không lặp lại một cách thường xuyên và sau khi đạt đượcmục tiêu thì dự án kết thúc, những tổ chức thiết lập cho dự án được giải tánhoặc chuyển sang thực hiện nhiệm vụ khác Tính không lặp lại của dự án làmcho công việc quản lý dự án đòi hỏi có tính sáng tạo cao đồng thời cũng đòihỏi có sự cân nhắc, thận trọng bởi những sai lầm ở đây thường có rất ít cơ hộirút kinh nghiệm lại
(iv) Dự án được thực hiện bởi một “nguồn lực” nhất định
Sử dụng các nguồn lực vượt quá mức độ dự kiến ban đầu đều được coi
là không đảm bảo yêu cầu, không thực hiện thành công dự án Đối với các dự
án phát triển, sử dụng không hết các nguồn lực dự kiến cũng được coi là mộtdấu hiệu của việc thực hiện dự án không thành công Tính xác định trong cácnguồn lực của dự án không chỉ thể hiện trong tính xác định về số lượng, mà
cả về cơ cấu, tính chất của các nguồn lực có thể sử dụng cho nó
Trang 34(v) Dự án có thể phân chia thành một chuỗi các hoạt động có tính độclập nhất định và có quan hệ mật thiết với nhau.
Các hoạt động của dự án được thực hiện song song hoặc kế tiếp nhautheo một trình tự xác định tuỳ thuộc mục tiêu và thiết kế của dự án Tuỳ theomức độ phức tạp và quy mô của dự án, dự án có thể được phân chia thành các
bộ phận như tiểu dự án, các hợp phần, cấu phần… Một dự án phức tạp càngcần được chia nhỏ thành các thành phần để dễ dàng quản lý và triển khai thực hiện
b) Chu kì Dự án
(i) Chuẩn bị dự án
Đây là giai đoạn đầu tiên, có chức năng chủ yếu là chuẩn bị và thực hiện cáchoạt động cần thiết để dự án ra đời, được định hình rõ về mặt nội dung và tổ chứccũng như các điều kiện khác Về bản chất, đây là những hoạt động kế hoạch, xáclập mục tiêu, chương trình hành động cho toàn bộ quá trình thực hiện dự án saunày Các hoạt động trong quá trình chuẩn bị dự án có thể được lặp lại nhiều vòng,tuỳ thuộc tính chất dự án, thủ tục và quy định của các bên tham gia chuẩn bị dự
án Giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc ra quyết định lựa chọn dự
án, phân bổ các nguồn lực có thể huy động cho dự án Qua đó có ảnh hưởng to lớntới khả năng thành công của dự án Kết quả của giai đoạn chuẩn bị dự án là nhữngvăn kiện của dự án, ví dụ như các bản báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứukhả thi, kế hoạch và các hồ sơ khác của dự án… Giai đoạn chuẩn bị dự án thườngbắt đầu khi xuất hiện ý tưởng về dự án và kết thúc khi văn kiện chính thức của dự
án được thông qua, dự án được quyết định thực hiện
(ii) Thực hiện dự án
Đây là giai đoạn biến các dự định, ý đồ của dự án do giai đoạn trước đóvạch ra thành hiện thực Tuy về bản chất, giai đoạn này có chức năng thihành, chấp hành chương trình đã được hoạch định trước, nhưng nó cũng cótác động ngược trở lại, thể hiện ở chỗ giai đoạn này có thể đề xuất những thay
Trang 35đổi trong các chương trình do giai đoạn trước đề ra Giai đoạn thực hiện dự ánthường bao gồm các hoạt động mang nặng tính chất điều hành tác nghiệp,được thực hiện xen kẽ với các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá dự án.Trong thực tiễn, có trường hợp sau khi thực hiện, hầu như mục tiêu đã bị thayđổi hoàn toàn do giai đoạn chuẩn bị không kĩ lưỡng hoặc do điều kiện thựchiện dự án đã biến đổi mạnh mẽ, nhu cầu về các đầu ra của dự án không cònthích hợp, nhưng không thể dừng dự án hoặc nếu dừng dự án sẽ gây nhữngbất lợi lớn về nhiều mặt.
Trong giai đoạn này, cơ quan chủ quản/chủ đầu tư sẽ chỉ đạo, điều phốiviệc triển khai các hoạt động đã được dự kiến trong kế hoạch dự án Việc nàythường được bắt đầu bằng việc thành lập Ban quản lý dự án, cụ thể hóa cáchoạt động của dự án Trên thực tế, hầu hết các dự án đều có nhu cầu điềuchỉnh, sửa đổi trong quá trình thực hiện dự án Do vậy, khi thiết lập cơ chếđiều hành, thực hiện dự án, luôn cần có những quy định về trách nhiệm raquyết định điều chỉnh dự án
1.3.5.3 Mục tiêu dự án là:
Trang 36Mục tiêu của dự án thường mô tả kết quả cần đạt được, những sảnphẩm hoặc những dịch vụ cần tạo ra mà chủ dự án quan tâm, mong muốn khi
dự án được thực hiện thành công
Các mục tiêu của Dự án giáo dục phản ánh chính sách phát triển giáodục trong một tiểu ngành cụ thể cho một đối tượng hay lĩnh vực cụ thể
Người ta có thể phân biệt các mục tiêu theo các mức độ, tiêu thức khácnhau Trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện dự án, các mục tiêu của dự
án thường xuyên được cụ thể hóa, càng ngày càng được xác định chi tiết, cụthể hơn Những mục tiêu này cũng có thể được điều chỉnh, thậm chí thay đổicho phù hợp với bối cảnh thực tế tại thời điểm thực hiện Dự án càng đượctriển khai, thực hiện trong thời gian dài bao nhiêu, mục tiêu của dự án càngcần được cụ thể hóa, điều chỉnh bấy nhiêu
Các mục tiêu của Dự án GD phản ánh chính sách phát triển GD trongmột tiểu ngành cụ thể cho một đối tượng hay lĩnh vực cụ thể Nói cách khác,các mục tiêu của Dự án là sự cụ thể hoá chính sách phát triển GD vào mộtlĩnh vực, một đối tượng nhất định và được thực hiện trong một khoảng thờigian nhất định với nguồn vốn xác định dành cho lĩnh vực, đối tượng này
1.3.5.4 Lập kế hoạch Dự án
a Khái niệm: Lập kế hoạch dự án là việc tổ chức dự án theo một trình
tự lôgic, xác định mục tiêu và các phương pháp để đạt được mục tiêu của dự
án, dự tính những công việc cần làm, nguồn lực thực hiện và thời gian làmnhững công việc đó nhằm hoàn thành tốt mục tiêu đã xác định của dự án Lập
kế hoạch là tiến hành chi tiết hoá những mục tiêu của dự án thành các côngviệc cụ thể và hoạch định một chương trình biện pháp để thực hiện các côngviệc đó [25, tr 53] Công tác lập kế hoạch dự án bao gồm nhiều nội dung, từviệc lập kế hoạch tổng thể dự án đến những kế hoạch chi tiết, từ kế hoạch huyđộng vốn, phân bổ nguồn vốn và các nguồn lực cần thiết cho dự án đến kếhoạch quản lý chi phí, quản lý tiến độ, quản lý chất lượng các sản phẩm đầu ra …
Trang 37b Tác dụng: Lập kế hoạch giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý
dự án Kế hoạch dự án có tác dụng:
Là cơ sở tuyển dụng, đào tạo, bố trí nhân lực cho dự án
Là căn cứ để dự toán tổng ngân sách cũng như chi phí cho từng công việc
dự án
Kế hoạch dự án là cơ sở để các nhà quản lý điều phối nguồn lực vàquản lý tiến độ các công việc của dự án
Lập kế hoạch dự án chính xác có tác dụng làm giảm thiểu mức độ rủi
ro, không thành công của dự án, tránh được tình trạng không khả thi, lãng phínguồn lực và những hiện tượng tiêu cực
Là căn cứ để kiểm tra giám sát, đánh giá tiến trình thực hiện dự án vềcác mặt: thời gian, chi phí, chất lượng …
c Lập kế hoạch dự án là một quá trình gồm những bước chính như sau
[11, tr 59]:
(i) Xác định mục tiêu: Quá trình lập kế hoạch bắt đầu bằng việc thiết lập
mục tiêu cụ thể của dự án Những mục tiêu này phản ánh rõ: (i) Khi nào hoạtđộng bắt đầu và khi nào được hoàn thành; (ii) mức chi phí dự toán; (iii) các kếtquả cần đạt Để xác lập chính xác mục tiêu dự án cần thực hiện những bước sau:
Trình bày rõ mục tiêu Xác định rõ những mục tiêu, mục đích của dự
án và chiến lược, đường lối chung để thực hiện dự án trong toàn bộ chu kì dự án
Cụ thể hoá những mục tiêu cần đạt thành những nhóm công việc cóliên quan đến nhau, sao cho chúng có tính độc lập nhất định, có được kết quả
cụ thể có thể kiểm tra được
Liệt kê những mốc thời gian quan trọng trong khuôn khổ thời gianhoàn thành dự án Xác định trình tự, thứ tự thực hiện các nhóm công việc Sosánh phân tích tiến độ của công việc so với tiến độ chung của dự án Bổnhiệm những cá nhân hoặc bộ phận có trách nhiệm để thực hiện dự án Họ lànhững nhân tố rất quan trọng để thực hiện thành công dự án So sánh, đánh
Trang 38giá sự phù hợp của tiến độ thực hiện dự án với những hạn chế, điều kiện vềnguồn lực của dự án.
(ii) Phát triển kế hoạch: Trong giai đoạn phát triển kế hoạch, tiến hành
xác định các nhiệm vụ chính để thực hiện mục tiêu Lập kế hoạch dự án trởnên thực sự hiệu quả khi có đầy đủ, rõ ràng các thông tin cần thiết về nhiệm
vụ phải thực hiện ngay từ khi bắt đầu dự án Nội dung giai đoạn phát triển kếhoạch bao gồm một số công việc như lập danh mục và mã hoá công việc dự
án, trình bày sơ đồ cơ cấu phân tách công việc …
(iii) Lập kế hoạch hoạt động của thành phần Dự án: Đây là nhiệm vụ
rất quan trọng trong quá trình thực hiện Dự án Giai đoạn này chỉ được bắtđầu sau khi các tài liệu Dự án được phê duyệt (Báo cáo nghiên cứu khả thi,Báo cáo và khuyến nghị trình Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á …) và
Dự án chính thức bắt đầu có hiệu lực Kế hoạch hoạt động của thành phần Dự
án được xây dựng dựa trên các văn kiện Dự án Bản kế hoạch này trình bàychi tiết các hoạt động cho từng thành phần chuyên môn của Dự án nêu rõ: tênhoạt động, cách thức tiến hành, cá nhân/đơn vị chịu trách nhiệm, kinh phíphân bổ, thời gian thực hiện, cách thức đánh giá, nghiệm thu sản phẩm …
(iv) Xây dựng sơ đồ kế hoạch dự án: Sau khi xác định quan hệ và thứ
tự trước sau giữa các công việc dự án cần thiết lập một sơ đồ kế hoạch đểphản ánh quan hệ lôgic giữa các công việc Người ta có thể dùng nhiều hìnhthức khác nhau để thể hiện kế hoạch tiến độ của dự án Những hình thức đó
có thể được đồng thời sử dụng Những dự án càng phức tạp thì việc sử dụngđồng thời nhiều cách trình bày càng trở nên phổ biến và cần thiết Các hìnhthức thể hiện kế hoạch tiến độ của dự án có thể dùng ví dụ như: Biểu đồ lịchtrình thực hiện dự án, biểu đồ Gantt, sơ đồ PERT …
(v) Lập trình thực hiện dự án: Đây là kế hoạch tiến độ sơ bộ chỉ rõ khi
nào các công việc bắt đầu, khi nào kết thúc, độ dài thời gian thực hiện cáccông việc và những mốc thời gian quan trọng
Trang 39(vi) Dự toán kinh phí và phân bổ nguồn lực cho mỗi công việc kế hoạch: Để lập kế hoạch dự án tổng thể cần dự toán chi phí cho từng công việc
và từng khoản mục cũng như dự tính những nguồn lực cần thiết để thực hiệnnhiệm vụ
(vii) Chuẩn bị báo cáo: Báo cáo tiến độ thời gian, chi phí là nhằm kiểm
soát kế hoạch thời gian cũng như dự toán chi phí Chuẩn bị tốt hệ thống báocáo, kiểm tra, giám sát là một trong những khâu cần thiết để thực hiện thànhcông kế hoạch dự án
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY ODA CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NHẰM ĐẢM BẢO MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
2.1 Khái quát về Dự án Phát triển giáo dục Trung học phổ thông giai đoạn I
2.1.1 Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của Dự án là góp phần vào xóa đói giảm nghèo ở ViệtNam thông qua phát triển và cải thiện chất lượng giáo dục trung học phổthông Trong suốt thời gian thực hiện, Dự án sẽ nâng cao chất lượng, hiệuquả, sự công bằng và năng lực quản lí ở cấp THPT thông qua việc tăng cườngchất lượng các hoạt động hỗ trợ trên toàn quốc và đặc biệt quan tâm đến cácvùng khó khăn nhất về kinh tế và giáo dục của Việt Nam
Các mục tiêu cụ thể của Dự án là:
(i) Cải thiện chất lượng và hiệu quả của giáo dục trung học phổ
thông;
(ii) Tăng cường khả năng tiếp cận, tính công bằng và sự tham gia
vào giáo dục trung học phổ thông, và;
Trang 40(iii) Đẩy mạnh năng lực thể chế từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các
cấp quản lý địa phương bao gồm các Sở Giáo dục và Đào tạo,các Phòng Giáo dục và Đào tạo ở cấp huyện và các trường học.[33, tr 11]
Dự án chia làm 3 thành phần như sau:
(i) phát triển cơ sở vật chất trường học;
(ii) các chương trình hỗ trợ học tập hướng nghiệp; và
(iii) phát triển các chương trình thông tin tuyên truyền (IEC)
2.1.2.3 Tăng cường quản lý giáo dục THPT : gồm 3 tiểu thành phần:
(i) Tăng cường phân cấp quản lý giáo dục trung học phổ thông: qua thửnghiệm các sáng kiến về phân cấp quản lý, tăng cường năng lực thể chế đểquản lý giáo dục THPT, từ Bộ Giáo dục và Đào tạo xuống các cấp quản lí địaphương, bao gồm các sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng Giáo dục và Đào tạo
và các trường THPT
(ii) Các phương án lựa chọn về quản lý các trường THPT ngoài cônglập: kiểm tra các lựa chọn để điều chỉnh và giám sát các trường THPT ngoàicông lập, bao gồm cả các kỹ thuật và đào tạo để quản lý tốt hơn;
(iii)Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc quản lý trườngTHPT: Áp dụng hệ thống thông tin quản lý giáo dục theo công nghệ thông