học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và 30% tốt nghiệp trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo khoảng 350-400 trên một vạn dân; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học khoảng 70%.
Về giáo dục thường xuyên, đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 98% và tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99% đối với cả nam và nữ.
Để đạt được các mục tiêu, 8 giải pháp đã được đề ra gồm: 1.đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ về quản lý giáo dục; 2.hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục; 3.phát triển nhân lực ngành giáo dục; 4.tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học và đánh giá chất lượng giáo dục, đổi mới thi tốt nghiệp phổ thông và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng; 5.tăng cường các nguồn đầu tư cho giáo dục và nâng cao hiệu quả sử dụng; 6.tăng cường gắn kết đào tạo với sử dụng, với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội; 7.tăng cường hỗ trợ giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội; 8.và cuối cùng là mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
9 định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 gồm: tiếp cận theo hướng phát triển năng lực; thực hiện giáo dục toàn diện; đảm bảo tính chỉnh thể của chương trình giáo dục phổ thông; đổi mới cấu trúc của chương trình giáo dục phổ thông; đẩy mạnh đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục; đổi mới cách thức đánh giá kết quả giáo dục; phân cấp quản lý về xây dựng và triển khai chương trình; xây dựng một chương trình, biên soạn một bộ sách giáo khoa và các tài liệu hỗ trợ dạy học; đảm bảo tính đồng bộ trong điều kiện thực hiện. (Dự thảo
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ngày 15/9/2011).
Các định hướng đó sẽ là cơ sở cho xây dựng và triển khai Dự án Phát triển giáo dục THPT giai đoạn II.
3.2. Khái quát về Dự án Phát triển giáo dục THPT giai đoạn II
3.2.1. Mục tiêu chung
Dự án Phát triển giáo dục THPT giai đoạn II góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, có tính cạnh tranh cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, chuẩn bị cho công nghiệp hóa đất nước và giảm nghèo ở Việt Nam thông qua việc phát triển và cải thiện giáo dục THPT.
3.2.2. Các mục tiêu cụ thể:
Sơ đồ 3.1.Mục tiêu và các thành phần của Dự án Phát triển giáo dục THPT giai đoạn II
Góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, có tính cạnh tranh cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, chuẩn bị cho công nghiệp hóa đất nước và giảm nghèo ở
Việt Nam thông qua việc phát triển và cải thiện giáo dục THPT
Nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục
THPT
Tăng cường khả năng tiếp cận sự công bằng và tham gia vào GD THPT ở các huyện/tỉnh khó khăn Hỗ trợ thực hiện Dự án, giám sát và đảm bảo chất lượng Tăng cường quản lý
và lập kế hoạch cho giáo dục THPT
1-a: Cải thiện chiến lược phát triển đội ngũ GV thông qua hệ thống ĐTBD 1-b: Xây dựng tài liệu hướng dẫn theo
chương trình GD THPT mới. 1-c: Hỗ trợ học tập cho học sinh trường
THPT chuyên.
1-d: Xây dựng phòng đa chức năng tại các trường THPT được lựa chọn. 1-e: Tăng cường chất lượng dạy và học
ngoại ngữ.
1-f: Xây dựng các Trung tâm Phát triển kỹ năng SP
1-g: Tăng cường giảng dạy môn Toán và các môn Khoa học.
2-a: Phát triển năng lực của cán bộ quản lý giáo dục THPT. 2-b: Hỗ trợ cho chính
quyền địa phương để phát triển giáo dục THPT. 2-c: Hỗ trợ các sángkiến và nghiên cứu thí điểm về giáo dục THPT. 2-d: Hỗ trợ cho Học viện Quản lý Giáo dục
3-a: Phát triển cơ sở vật chất của các trường THPT mới tại các huyện khó khăn 3-b: Hỗ trợ cho các trường THPT nội trú và bán trú 3-c: Hỗ trợ đặc biệt cho các nhóm khó khăn 3-d: Học bổng cho học sinh có khó khăn 3-e: Thí điểm mô hình
Hợp tác Công-Tư cho giáo dục THPT
4-a: Phát triển năng lực cho BQL Dự án trung ương, địa phương và cơ quan chủ quản 4-b: Cung cấp thiết bị và cơ sở vật chất để thực hiện Dự án 4-c: Hỗ trợ giám sát, đánh giá và đảm bảo chất lượng Dự án
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục THPT
Tiểu thành phần 1-a: Cải thiện chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên thông qua hệ thống đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.
Tiểu thành phần 1-b: Xây dựng tài liệu hướng dẫn theo chương trình giáo dục THPT mới.
Tiểu thành phần 1-c: Hỗ trợ học tập cho học sinh trường THPT chuyên.
Tiểu thành phần 1-d: Xây dựng phòng đa chức năng tại các trường THPT được lựa chọn.
Tiểu thành phần 1-e: Tăng cường chất lượng dạy và học ngoại ngữ. Tiểu thành phần 1-f: Xây dựng các Trung tâm Phát triển kỹ năng sư phạm.
Tiểu thành phần 1-g: Tăng cường giảng dạy môn Toán và các môn Khoa học.
3.2.2.2. Tăng cường khả năng tiếp cận sự công bằng và tham gia vào giáo dục THPT ở các huyện/tỉnh khó khăn
Tiểu thành phần 2-a: Phát triển năng lực của cán bộ quản lý giáo dục THPT. Tiểu thành phần 2-b: Hỗ trợ cho chính quyền địa phương để phát triển giáo dục THPT.
Tiểu thành phần 2-c: Hỗ trợ các sáng kiến và nghiên cứu thí điểm về giáo dục THPT.
Tiểu thành phần 2-d: Hỗ trợ cho Học viện Quản lý Giáo dục.
3.2.2.3. Tăng cường quản lý và lập kế hoạch cho giáo dục THPT
Tiểu thành phần 3-a: Phát triển cơ sở vật chất của các trường THPT mới tại các huyện khó khăn
Tiểu thành phần 3-b: Hỗ trợ cho các trường THPT nội trú và bán trú Tiểu thành phần 3-c: Hỗ trợ đặc biệt cho các nhóm khó khăn
Tiểu thành phần 3-e: Thí điểm mô hình Hợp tác Công-Tư cho giáo dục THPT
3.2.2.4. Hỗ trợ thực hiện Dự án, giám sát và đảm bảo chất lượng.
Tiểu thành phần 4-a: Phát triển năng lực cho BQL Dự án trung ương, địa phương và cơ quan chủ quản
Tiểu thành phần 4-b: Cung cấp thiết bị và cơ sở vật chất để thực hiện Dự án
Tiểu thành phần 4-c: Hỗ trợ giám sát, đánh giá và đảm bảo chất lượng Dự án.
Với mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể nêu trên, Dự án Phát triển Giáo dục Trung học phổ thông giai đoạn 2 khác với giai đoạn 1: Ở giai đoạn 1 tập trung cho tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục trung học phổ thông ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn; sang giai đoạn 2 sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng, hiệu quả, giám sát và đảm bảo chất lượng giáo dục THPT để góp phần đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao.
Dự kiến tổng nguồn vốn vay của dự án là 100 triệu USD trong đó ADB tài trợ 80 triệu USD, Chính phủ 20 triệu USD (10 triệu ngân sách trung ương và 10 triệu ngân sách địa phương).
Dự kiến phân bổ nguồn vốn vay:
- Xây dựng cơ bản khoảng 50% tổng nguồn vốn vay - Mua sắm thiết bị khoảng 25% tổng nguồn vốn vay - Các mục tiêu khác khoảng 25% tổng nguồn vốn vay.
3.3. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận về quản lý, quản lý dự án, quản lý nguồn vốn dự án, nguồn vốn ODA như đã trình bày trong Chương I, thực trạng quản lý nguồn vốn vay ODA của Dự án phát triển giáo dục THPT được mô tả trong Chương II
3.3.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ khoa học quản lý giáo dục và các ngành khoa học khác như khoa học tài chính, khoa học quản lý dự án…;
phải dựa trên những cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, được xây dựng trên những luận cứ khoa học. Mặt khác, nội dung các biện pháp về “Quản lý nguồn vốn vay ODA của Dự án phát triển giáo dục…” phải đảm bảo tính khoa học và thể hiện được yêu cầu về quản lý giáo dục và các ngành khoa học liên quan.
3.3.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Do mỗi Dự án có tính chất, đặc điểm, thời gian và nguồn vốn vay ODA từ các nhà tài trợ khác nhau nên các biện pháp được đề xuất dựa trên điều kiện thực tiễn của Dự án, các quy định và hướng dẫn của các cơ quan quản lý của Chính phủ và của nhà tài trợ.
Khi đề xuất các biện pháp “Quản lý nguồn vốn vay ODA của Dự án phát triển giáo dục THPT đảm bảo mục tiêu…” cần phải dựa trên cơ sở thực tiễn của Dự án, tức là phải dựa trên đặc điểm của Dự án, mục tiêu của Dự án, các yêu cầu cụ thể của Chính phủ, của Nhà tài trợ…
Ngoài ra, nguồn vốn vay ODA còn phụ thuộc vào phạm vi tỉnh và đối tượng hưởng lợi từ nguồn vốn dự án.
3.3.3. Nguyên tắc đảm tính thiết thực và khả thi
Các biện pháp “Quản lý nguồn vốn vay ODA của Dự án phát triển giáo dục THPT đảm bảo mục tiêu…” phải có tính cấp thiết, có khả năng áp dụng được trong điều kiện của Dự án. Biện pháp đề xuất nếu nằm ngoài khả năng thực hiện của Dự án thì không có tính khả thi.
3.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Các biện pháp đưa ra có thể bổ trợ cho nhau và có mối quan hệ đồng bộ. Tính đồng bộ cho thấy các nội dung của biện pháp có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau, không đối lập với nhau. Mặt khác, khi thực hiện biện pháp này thì cũng phải đồng thời thực hiện biện pháp kia thì mới phát huy được hiệu quả.
3.3.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Mỗi biện pháp đề xuất là một bộ phận cấu thành trong tổng thể các biện pháp, có vai trò riêng nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi biện pháp có thể là cơ sở, là tiền đề hay là điều kiện để thúc đẩy, hỗ trợ cho các biện pháp còn lại. Các biện pháp này phối hợp thành một hệ thống trong mối liên hệ chặt chẽ, cộng lực nhằm đạt được mục đích cuối cùng là “đảm bảo mục tiêu của Dự án” – đích cuối cùng của Dự án.
3.4. Một số biện pháp quản lý nguồn vốn vay ODA cho Dự án Phát triển giáo dục THPT nhằm đảm bảo các mục tiêu của Dự án
3.4.1. Phân bổ nguồn vốn vay ODA dựa trên mục tiêu của dự án
a) Mục đích: Việc phân bổ các nguồn vốn vay ODA phải đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của Dự án.
Như trên đã trình bày, Dự án Phát triển giáo dục THPT giai đoạn 2 có 4 thành phần với 4 mục tiêu cụ thể, việc phân bổ nguồn vốn phải căn cứ vào các mục tiêu cụ thể để có sự phân bổ hợp lý, đạt được mục tiêu tổng quát của Dự án. Song trong việc phân bổ nguồn vốn lại cần dựa trên các mục tiêu (các thành phần) có tính “cốt yếu”, đảm bảo sự thành công và tính bền vững của Dự án để phân bổ và có tính “ưu tiên” trong phân bổ. Mặt khác, trong quá trình quản lý Dự án, lại căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi thành, mỗi mục tiêu cụ thể để điều chỉnh sự phân bổ nguồn vốn.
b) Nội dung:
Dựa trên mục tiêu hoạt động và thời gian thực hiện của Dự án để phân bổ nguồn vốn vay ODA hợp lý, đạt được tính khả thi cho từng thành phần của dự án và mục tiêu chung của Dự án. Việc phân bổ nguồn vốn ODA dựa trên các mục tiêu cụ thể:
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục THPT: với các mục tiêu cải thiện chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên thông qua hệ thống đào tạo và bồi dưỡng giáo viên; Xây dựng tài liệu hướng dẫn theo chương trình
giáo dục THPT mới; Hỗ trợ học tập cho học sinh THPT chuyên; Xây dựng phòng đa chức năng tại các trường THPT được lựa chọn; Tăng cường chất lượng dạy và học ngoại ngữ; Xây dựng các trung tâm phát triển kỹ năng sư phạm; Tăng cường giảng dạy môn Toán và các môn Khoa học. Đây chính là thành phần với mục tiêu có tính “cốt yếu” của Dự án.
+ Tăng cường khả năng tiếp cận sự công bằng và tham gia vào giáo dục THPT ở các huyện/tỉnh khó khăn: với các mục tiêu phát triển năng lực của cán bộ quản lý giáo dục THPT; Hỗ trợ cho chính quyền địa phương để phát triển giáo dục THPT; Hỗ trợ các sáng kiến và nghiên cứu thí điểm về giáo dục THPT; Hỗ trợ cho Học viện Quản lý Giáo dục.
+ Tăng cường quản lý và lập kế hoạch cho giáo dục THPT: Phát triển cơ sở vật chất của các trường THPT mới tại các huyện khó khăn; Hỗ trợ các trường THPT nội trú và bán trú; Hỗ trợ đặc biệt cho các nhóm khó khăn; Học bổng cho HS có khó khăn; Thí điểm mô hình hợp tác Công-Tư cho giáo dục THPT.
+ Hỗ trợ thực hiện Dự án, giám sát và đảm bảo chất lượng: Phát triển năng lực cho BQL Dự án trung ương, địa phương và cơ quan chủ quản; Cung cấp thiết bị và cơ sở vật chất để thực hiện Dự án; Hỗ trợ giám sát, đánh giá và đảm bảo chất lượng Dự án
Dựa trên mục tiêu cụ thể của Dự án Phát triển giáo dục THPT 2, cân đối và phân bổ nguồn vốn phù hợp cho từng mục tiêu. Theo dự kiến ban đầu, nguồn vốn của Dự án chủ yếu dành cho hạng mục xây dựng trường học (50% tổng nguồn vốn vay), 25% nguồn vốn nhằm mua sắm thiết bị và 25% nguồn vốn còn lại dành cho các hạng mục khác của dự án..
Việc phân bổ nguồn vốn với tỷ lệ tài trợ, chi tiết phân bổ tài chính dựa trên các văn bản Báo cáo khả thi, Báo cáo khuyến nghị của chủ tịch tới Ban giám đốc (RRP) của nhà tài trợ, Hiệp định vay vốn đưa ra các mục tiêu hoạt động và nguồn vốn phân bổ rõ ràng cho từng hạng mục. Nguồn vốn vay ODA
phân bổ phù hợp sẽ là điều kiện cần thiết để BĐH DA thực hiện việc trao thầu và giải ngân thuận lợi hơn. Công tác này cần sự hỗ trợ của các Bộ ban ngành liên quan như: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GD&ĐT), đại diện BĐH DA cùng đám phàn với Nhà tài trợ.
Do nền kinh tế nước ta còn nghèo, nên để có nguồn vốn đối ứng đủ đáp ứng nhu cầu của Dự án là rất khó. Để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay ODA từ các nhà tài trợ, các cán bộ đại diện đàm phán cần cân nhắc kỹ tỷ lệ tài trợ từ nguồn vốn vay cho từng hạng mục để đạt được mục tiêu dự án.
Thời gian thực hiện dự án kéo dài thường từ 6 đến 8 năm sẽ có những thay đổi về kinh tế, chính trị trong thời gian thực hiện dự án, BĐH DA và trưởng ban điều hành DA cần cân nhắc, tính toán lại nguồn vốn, phân bổ lại nguồn vốn cho phù hợp mà vẫn đảm bảo mục tiêu của Dự án.
c) Triển khai thực hiện: Xác định chính xác mục tiêu cụ thể của dự án, mục tiêu hoạt động của từng thành phần, thời gian thực hiện, từ đó phân bổ nguồn vốn cho từng thành phần nhằm tuân thủ theo khung thiết kế dự án.