1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1

74 716 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 356,5 KB

Nội dung

Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường tiềm ẩn các rủi ro. Trong điều kiện hiện tại, khi mà xu hướng tự do hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng phát triển thì nguy cơ gặp phải rủi ro của các doanh nghiệp ngày càng lớn

Trang 1

Trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh,một trong những yếu tố quan trọng tác động đến kết quả hoạt động của doanhnghiệp là việc huy động và sử dụng tài sản bằng tiền Do đó, nhiệm vụ quantrọng của nhà quản lý là luôn giữ được sự cân bằng hợp lý giữa các luồng tiềnvào và luồng tiền ra của doanh nghiệp, hay nói cách khác là duy trì được mộtlượng tiền nhất định đủ để đáp ứng các nhu cầu của hoạt động sản xuất kinhdoanh Theo luật doanh nghiệp, khi một doanh nghiệp không có khả năngthanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả thì chủ nợ có quyền yêu cầu phá sảndoanh nghiệp Hiểu được tầm quan trọng của việc đảm bảo khả năng thanhtoán trong mọi thời điểm, mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm tới quản lýngân qũy của mình.

Công ty Điện lực 1 là đơn vị trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam.Với chiến lược phát triển của ngành điện lực trong xu thế hội nhập, cạnh tranh,quản lý tốt ngân quỹ đã và đang là một yêu cầu đối với công ty Điện lực 1

Vì vậy, sau thời gian thực tập tại Công ty Điện lực 1, em đã chọn đề tài

“Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1” cho chuyên

đề tốt nghiệp của mình

Trang 2

Nội dung chuyên đề gồm có 3 chương:

Chương I: Công tác quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1

Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty

Điện lực 1

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Duy Hào đã nhiệt tình hướngdẫn em hoàn thành chuyên đề tôt nghiệp này, cảm ơn các cô chú, anh chịcông tác tại phòng tài chính – kế toán công ty điện lực1 đã tạo điều kiện cho

em trong quá trình thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp

Trang 3

CHƯƠNG I CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1.1 Vị trí và vai trò công tác quản lý ngân quỹ trong hoạt động tài chính doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm ngân quỹ

Ngân quỹ là khái niệm dùng để chỉ tiền (bao gồm tiền mặt trong két tạidoanh nghiệp và tiền gửi ngân hàng) và các khoản tương đương tiền nhưchứng khoán dễ bán Các loại chứng khoán giữ vai trò như một “bước đệm”cho tiền mặt, vì nếu số dư tiền mặt nhiều doanh nghiệp có thể đầu tư vàochứng khoán có khả năng thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng có thểchuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém chi phí.Những khoản phải thu có khả năng thu hồi được tiền ngay khi cần cũng đượccoi là một phần của ngân quỹ

Chúng ta có thể hiểu ngân quỹ là khoản chênh lệch giữa thực thu ngânquỹ và thực chi ngân quỹ tại một thời điểm nhất định của doanh nghiệp.Ngân quỹ tác động tới cả đầu vào và đầu ra của hoạt động sản xuất kinhdoanh Đây là công cụ giúp doanh nghiệp thực hiện việc thanh toán các khoảnchi, trao đổi hàng hóa…nhằm mục tiêu sinh lợi Doanh nghiệp duy trì mộtmức dự trữ tiền dương là nhằm để có phương tiện giao dịch giúp doanhnghiệp mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu và thanh toán các khoản chi cầnthiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong hiện tại cũngnhư những khoản chi bất thường hay những nhu cầu về tiền đột xuất trongtương lai Tiền giúp doanh nghiệp thực hiện được điều đó vì tiền có các chức

Trang 4

năng chủ yếu: tiền là phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phươngtiện đo lường giá trị, phương tiện dự trữ về mặt giá trị.

1.1.1.2 Vai trò công tác quản lý ngân quỹ trong hoạt động tài chính doanh nghiệp

Chu trình tài chính của doanh nghiệp có 3 chu kỳ: Chu kỳ tạo vốn, chu

kỳ sử dụng vốn, chu kỳ phân chia thu nhập Đối với một doanh nghiệp đanghoạt động thì ba chu kỳ này đan xen nhau, có lúc kế tiếp, có lúc song hành vàcũng có lúc gián đoạn Điều này tương ứng với tính chất đan xen trong việchình thành nhu cầu cũng như khả năng tài trợ của doanh nghiệp trong suốtmột thời kỳ nhất định Trong giai đoạn ngắn hạn, việc đảm bảo cân bằng giữakhả năng và nhu cầu tài trợ thường xuyên được xem là mục tiêu chính củaquản lý tài chính Việc đảm bảo cân bằng tài chính ngắn hạn sẽ giúp chodoanh nghiệp hoạt động ổn định, có hiệu quả, cơ sở của sự tăng trưởng đềuđặn và liên tục theo định hướng chiến lược Vì vậy, ngân quỹ đóng vai trò rấtquan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, với mục tiêu kiểm soát quátrình hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian

Các doanh nghiệp dự trữ tiền mặt vì 3 động lực: động lực giao dịch,động lực dự phòng, động lực đầu cơ

Động lực dự trữ tiền để giao dịch là doanh nghiệp dự trữ tiền để có thểmua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu và thanh toán các chi phí cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tùy vào đặc điểm hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể cần nhiều tiền hay ít Đốivới các doanh nghiệp bán lẻ, hầu như hoạt động nào cũng đòi hỏi cần đếntiền Có những thời điểm, nhu cầu tiền của doanh nghiệp rất cao, đặc biệt làđối với các doanh nghiệp dịch vụ vào các dịp lễ tết hay các doanh nghiệp cóngành nghề kinh doanh theo mùa vụ… Đến thời điểm này, nhu cầu tiền củadoanh nghiệp lên rất cao để mua hàng hóa, nguyên vật liệu Ngoài ra, khi

Trang 5

ngân quỹ thặng dư, tiền sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanhcho nhà cung ứng, điều này có thể là thuận lợi cho doanh nghiệp vì uy tíndoanh nghiệp được nâng cao và doanh nghiệp có thể hưởng lợi thế chiết khấu.Doanh nghiệp giữ tiền nhằm phòng ngừa khả năng thu chi tiền trongtương lai biến động không thuận lợi như sự thay đổi các chính sách của Nhànước, đình công, hỏa hoạn, khó khăn do yếu tố thời vụ và chu kỳ kinh doanh.Điều đó cũng có nghĩa là nếu khả năng dự báo thu chi bằng tiền trong tươnglai của doanh nghiệp kém thì nhu cầu tiền dự phòng là cao và ngược lại, nếudoanh nghiệp nắm rõ được dòng tiền vào ra trong thời gian tới thì nhu cầutiền dự phòng sẽ thấp… Doanh nghiệp sẽ không thể duy trì hoạt động bìnhthường để tồn tại và cạnh tranh trên thị trường nếu không có một mức tồn quỹrộng rãi đủ để bù đắp sự mất mát về máy móc, nguyên vật liệu…

Ngoài ra, doanh nghiệp giữ tiền vì động lực đầu cơ nhằm chuẩn bị sẵnsàng để tận dụng ngay các cơ hội tốt trong kinh doanh, đầu tư khi phát sinhnhững cơ hội đem lại lợi nhuận, thường là đầu tư vào các chứng khoán dễbán Việc đầu tư vào chứng khoán dễ bán còn nhằm mục đích dự phòng màkhông phải giữ tiền mặt

Như vậy, ngân quỹ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của mộtdoanh nghiệp, là phương tiện giúp doanh nghiệp duy trì được hoạt động sảnxuất kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán Doanh nghiệp sẽ phải làmthế nào để ổn định mức cân đối ngân quỹ, tránh những trường hợp biến độngbất thường xảy ra Điều này đòi hỏi phải quản lý tốt ngân quỹ

1.1.2 Sự cần thiết phải quản lý ngân quỹ doanh nghiệp

Mục tiêu của quản lý tài chính là cực đại hóa giá trị của doanh nghiệp.Một cách cụ thể, quản lý tài chính là việc thiết lập và thực hiện thủ tục phântích, đánh giá và hoạch định tài chính, giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết

Trang 6

định đúng đắn cũng như kiểm soát hữu hiệu quá trình thực hiện các quyếtđịnh về mặt tài chính với các nguyên tắc:

- Không bao giờ để thiếu tiền đảm bảo khả năng thanh toán

- Đưa ra các quyết định đầu tư đúng, đạt hiệu quả cao

- Đưa ra các quyết định tài trợ hợp lý với chi phí vốn thấp

Ngân quỹ là một bộ phận của vốn lưu động có tính lỏng cao nhất, với hai

bộ phận chủ yếu là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng liên quan đến các dòng tiềnvào ra doanh nghiệp – có nghĩa là nó liên quan tới các khoản phải thu, chibằng tiền Bất cứ khi nào phát sinh các khoản thu chi liên quan đến tiền, mức

dự trữ tiền trong ngân quỹ đều biến động Mặt khác, các khoản thu chi tiềnmặt lại không đồng thời và thường diễn ra bất thường, ảnh hưởng không nhỏtới mức dự trữ tiền Vì vậy, để tránh những trường hợp biến động bất thườngcủa ngân quỹ đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý ngân quỹ

1.1.2.1 Đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Doanh nghiệp luôn quan tâm tới mức dự trữ tiền vì ngân quỹ biến độngtheo chiều hướng bất lợi sẽ ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của mỗidoanh nghiệp Như vậy, một vai trò quan trọng của quản lý ngân quỹ là giúpcho doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán Khả năng thanh toán là kháiniệm dùng để chỉ khả năng đáp ứng các khoản nợ hay các khoản chi khi đếnhạn Do sự khác biệt về thời điểm ghi nhận giữa thu nhập và chi phí với thu

và chi ngân quỹ, lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệpchỉ là con số trên sổ sách kế toán, lợi nhuận này nếu không được thực hiệndưới hình thái tiền, thì cho dù cao đến mức nào cũng không thể hiện được khảnăng tái sản xuất mở rộng cũng như đảm bảo khả năng thanh toán của doanhnghiệp được diễn ra bình thường Trong nhiều trường hợp doanh nghiệpkhông đủ tiền để trang trải các khoản nợ, khoản chi phát sinh do các dòng tiềnvào, ra doanh nghiệp không diễn ra cùng thời điểm, độ lớn, chu kỳ Trong khi

đó, việc dự đoán khi nào phát sinh các khoản thu, các khoản chi bằng tiền, số

Trang 7

lượng là bao nhiêu và chu kỳ các khoản thu, các khoản chi đó như thế nào làrất khó.

Vì vậy, khả năng thanh toán tốt có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệpbởi lẽ nó quyết định tới mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, ảnhhưởng tới uy tín của doanh nghiệp Một doanh nghiệp thường xuyên thanhtoán đúng hạn có thể được hưởng chiết khấu hay các ưu đãi khác, duy trìđược mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp, có được nguồn hàng ổn định.Ngoài ra, một doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt sẽ dễ dàng vay tiền từngân hàng hay tìm kiếm các nguồn tài trợ khác cả trong ngắn hạn và dài hạn

Ví dụ, doanh nghiệp có thể xin được hưởng chính sách tín dụng thương mạihay phát hành chứng khoán ra công chúng để huy động vốn Vì vậy, doanhnghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý ngân quỹ để

dự báo những trường hợp có thể dẫn đến thiếu hụt tiền, có thể đẩy doanhnghiệp vào trạng thái khó khăn, từ đó có biện pháp khắc phục như tìm nguồntài trợ hay tìm cách tăng thu giảm chi Đồng thời dự báo những trường hợpngân quỹ có thể thặng dư để có biện pháp sử dụng tiền nhàn rỗi, tạo thêmnguồn cho ngân quỹ, phòng ngừa những biến động bất thường có thể diễn ratrong tương lai

1.1.2.2 Lựa chọn nguồn tài trợ với chi phí thấp

Khi ngân quỹ thâm hụt do phát sinh nhiều các khoản chi nhằm duy trìhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tìm cáchtạo nguồn ngắn hạn để bù đắp thâm hụt, tránh tình trạng mất khả năng thanhtoán Doanh nghiệp có nhiều cách để tìm nguồn tài trợ ngắn hạn nhưng vìnhững lí do đó, doanh nghiệp không thể tìm được nguồn chi phí thấp mà phảivay các tổ chức, vay cá nhân, hay huy động từ các nguồn có chi phí cao hơn.Nếu doanh nghiệp có kế hoạch phòng ngừa trường hợp này, doanh nghiệp đã

có thể có biện pháp khắc phục tối ưu Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể giảmcác khoản phải thu của khách hàng, tăng cường quan hệ tốt với các nhà cung

Trang 8

cấp bằng cách thanh toán nhanh để có thể được hưởng các ưu đãi về giá haytrả chậm trong tương lai; đầu tư tiền vào chứng khoán và đặc biệt là có kếhoạch vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, hạn chế các khoản vay khôngcần thiết để vay trong tương lai Nếu doanh nghiệp không có kế hoạch chủ độngtrước sẽ khiến doanh nghiệp có thể phải “vay nóng” từ các tổ chức, cá nhân cóchi phí cao, phải chịu các điều kiện ràng buộc bất lợi cho doanh nghiệp.

Như vậy, các hình thức tài trợ với chi phí lớn khiến chi phí vốn củadoanh nghiệp cao, làm chi phí của doanh nghiệp trong tương lai tăng lên, ảnhhưởng tới lợi nhuận đồng thời hạn chế khả năng huy động vốn của doanhnghiệp trong tương lai Và đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp không thểtìm được nguồn tài trợ nào, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ mất khả năng thanhtoán Rõ ràng, nếu không có sự quản lý chặt chẽ ngân quỹ, để tình trạng thâmhụt ngân quỹ bất lợi xảy ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

sẽ bị ảnh hưởng và việc tối thiểu hóa chi phí vốn sẽ không đạt được

Đối với doanh nghiệp dịch vụ, mọi khoản chi lớn thường đã phát sinhvào kỳ trước, đến kỳ sau, doanh nghiệp mới thực hiện cung dịch vụ và đồngthời nhận được các khoản thu bằng tiền Như vậy, ngân quỹ của doanh nghiệp

sẽ thặng dư tiền vì thu bằng tiền của doanh nghiệp vượt trội các khoản chi trảbằng tiền trong kỳ Tiền để tại két của doanh nghiệp hay gửi không kỳ hạnvào ngân hàng không đem lại nhiều lợi nhuận Doanh nghiệp cũng không thểtính tới việc đầu tư dài hạn vì đây chỉ là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trongngắn hạn; cho dù đầu tư dài hạn sẽ hứa hẹn nhiều lợi nhuận thì nó cũng tiềm

ẩn nhiều rủi ro khi doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán Một số doanh nghiệp

sẽ tìm cách đầu tư ngắn hạn tiền nhàn rỗi vào tài sản sinh lợi mà độ rủi ro cóthể chấp nhận Tuy nhiên sẽ có những doanh nghiệp không đầu tư tiền nhànrỗi mà chỉ gửi tiền vào tài khoản ở ngân hàng bởi họ luôn duy trì một mức dựtrữ tiền rộng rãi Như vậy, quản lý ngân quỹ tốt sẽ tạo cơ hội sinh lợi, tăng lợinhuận và lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp với chi phí thấp

Trang 9

1.1.2.3 Dự phòng cho những biến động bất thường

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp khôngtránh khỏi những biến động bất thường như thiên tai, đình công, khách hàngcủa doanh nghiệp mất khả năng thanh toán… Những tác động trên có thể trựctiếp làm giảm các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp hay buộc doanhnghiệp phải chi những khoản chi bất thường Vì vậy, doanh nghiệp phải dựtrữ một khoản tiền nhất định để dự phòng cho những biến động bất thường

đó Chi phí cho việc dự phòng những biến động bất thường đó chính là khoảnthu nhập mà doanh nghiệp có thể thu được nếu sử dụng khoản tồn quỹ đó vàokinh doanh

Khi xảy ra những tổn thất, khoản được doanh nghiệp sử dụng ngay đểthanh toán cho những tổn thất là ngân quỹ Nếu mức tồn quỹ không đủ tài trợcho những tổn thất có nghĩa là thời điểm đó có thể doanh nghiệp đã mất khảnăng thanh toán Vì vậy, công tác quản lý ngân quỹ đóng vai trò rất quantrọng đối với doanh nghiệp

1.2 NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ

1.2.1 Xác định dòng tiền vào ra

Công tác quản lý ngân quỹ không quan tâm đến tất cả các khoản thu, chicủa doanh nghiệp mà chỉ quan tâm đến các khoản thực thu và thực chi

1.2.1.1 Các khoản thực thu: là các khoản thực thu bằng tiền từ hoạt động

kinh doanh, tài chính và bất thường

• Thực thu từ hoạt động kinh doanh:

Thu bằng tiền từ doanh thu bán hàng của hoạt động kinh doanh là nguồnthu chủ yếu của doanh nghiệp, về lý thuyết, nguồn thu này tính theo công thức:

Thu bằng

tiền trong kỳ =

Phải thuđầu kỳ +

Doanh thu bánhàng trong kỳ -

Phải thucuối kỳ

Trang 10

= Doanh thu bán hàng

Chênh lệchkhoản phải thuTrong đó:

- Thu tiền bán hàng trong kỳ:

Trong kỳ doanh nghiệp bán hàng cho khách và thu được tiền luôn trong

kỳ theo đúng các điều khoản trong hợp đồng được ký kết, nó bao gồm: giábán thành phẩm, thuế gián thu như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng,thuế xuất nhập khẩu…

- Thu nợ tiền hàng kỳ trước của khách hàng (giảm các khoản phải thu):

Áp dụng các chính sách thương mại, doanh nghiệp thường cho kháchhàng nợ tiền hàng Khoản tín dụng doanh nghiệp cấp cho khách hàng kỳtrước, kỳ này sẽ được khách hàng thanh toán và sẽ được coi là một khoảnthực thu ngân quỹ của kỳ này

- Thu từ những khoản tiền trả trước của khách hàng: đó là những khoảntiền đặt cọc hay là khoản ứng trước của khách hàng cho hàng hóa đặt mua,đến những kỳ sau doanh nghiệp mới phải giao hàng

- Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh khác: đó là các khoản phải thunội bộ, phải thu khác…

•Thu từ hoạt động tài chính

- Các khoản lãi đầu tư hoặc tiền thu được do kinh doanh, mua bán,chuyển nhượng chứng khoán

- Thu từ cho thuê tài sản

- Lãi từ việc cho vay vốn

- Thu từ hoạt động hợp tác, liên doanh

Trang 11

- Thu từ các khoản đầu tư ngắn hạn

- Thu lãi hoặc gốc tiền gửi, cho vay ngân hàng trong kỳ

- Thu từ hoạt động tài chính khác

•Thực thu từ hoạt động bất thường

- Tiền thu từ việc nhượng bán, bán, thanh lý tài sản cố định

- Tiền thu do khách hàng, đối tác vi phạm hợp đồng

- Tài sản thừa doanh nghiệp được hưởng

- Các khoản nợ đã đưa vào nợ khó đòi nay đòi được

- Các khoản nợ phải trả nhưng không còn chủ nợ

- Các khoản thu bất thường khác

1.2.1.2 Các khoản thực chi

Bao gồm thực chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tàichính, hoạt động bất thường

•Thực chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh

- Chi tiền mua hàng trong kỳ:

Chi bằng tiền

trong kỳ =

Phải trảngười bánđầu kỳ

+ Chi mua hàng

trong kỳ

-Phải trảngười bántrong kỳ

= Chi mua hàng trong

Chênh lệch khoảnphải trả người bán

- Chi mua hàng kỳ trước: Khi nhà cung cấp cấp cho một khoản tíndụng cho phép trả chậm số tiền hàng đã nhận vào kỳ trước, đến hạn,doanh nghiệp phải chi tiền trả cho nhà cung cấp

Trang 12

- Chi tiền đầu tư cơ bản (chi đầu tư tài sản cố định), chi tiền thanhtoán lương, các chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi phí khác

- Chi trả lãi vay ngân hàng

- Chi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: chi trả thuế, phí, lệ phí…

- Chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh khác

• Thực chi hoạt động tài chính:

- Chi cho hoạt động đầu tư

- Tiền lỗ do kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng các loại chứngkhoán

- Chi tiền trả vốn gốc ngân hàng

- Chi tham gia góp vốn liên doanh và tiền lỗ về góp vốn liên doanh

- Chi phí khác do hoạt động tài chính

• Thực chi cho hoạt động bất thường

- Chi phí thanh lý, nhượng bán, bán tài sản cố định

- Tiền doanh nghiệp phải nộp phạt do vi phạm cam kết hợp đồng

- Tiền phải nộp phạt và bị truy thu thuế

- Các khoản mất tài sản doanh nghiệp phải chịu

- Chi cho các hoạt động bất thường khác

Từ những phân tích đó về các khoản thực thu và thực chi của doanhnghiệp, nhà quản trị tài chính phải đi tới tìm hiểu và dự đoán trước các luồngthu, chi tiền phát sinh trong các tháng, nhu cầu và khả năng tiền mặt để chủđộng trong đầu tư hay huy động vốn tài trợ

1.2.2 Xác định mức ngân quỹ tối ưu

Trang 13

Mức tồn quỹ tối ưu là mức tồn tiền mặt cho phép ngân quỹ của doanhnghiệp đạt được tính lỏng cao và khả năng sinh lợi lớn Để xác định mức tồnquỹ tiền mặt tối ưu, nhà quản trị phải dựa vào nhiều yếu tố của thị trườngcũng như của bản thân doanh nghiệp mình.

Một trong số các yếu tố cần quan tâm khi xác định mức ngân quỹ tối ưulà: lãi suất của thị trường, mà ở Việt Nam thường được xác định là lãi suấtcủa trái phiếu Chính phủ

Yếu tố thứ hai chính là từ các nội dung của quản lý ngân quỹ Tùy thuộcvào đặc điểm riêng có, nhu cầu của mình, doanh nghiệp sẽ xác định mức tồnquỹ tiền mặt hợp lý Các nhà tài chính đã nghiên cứu và đưa ra một số môhình cho quản lý tiền mặt của doanh nghiệp

Mô hình 1: Mô hình EOQ

Người đầu tiên vận dụng mô hình độ lớn của đơn hàng tối ưu (EOQ) vàoquản trị tiền mặt là nhà khoa học Hoa Kỳ William J Baumol (1952) Mô hìnhnày cho rằng, mỗi doanh nghiệp đều có một dòng lưu kim thuần ổn định, làkết quả của dòng lưu kim chi phí và dòng lưu kim thu nhập trên phương diện

kế hoạch

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải tính toán mứctiền mặt dự trữ hợp lý và hiệu quả nhất sao cho chi phí cơ hội của doanhnghiệp là nhỏ nhất đồng thời doanh nghiệp gặp ít rủi ro thanh toán nhất Vìvậy, doanh nghiệp sẽ thường tìm cách đầu tư số tiền mặt nhàn rỗi vào hìnhthức đầu tư ít rủi ro nhất đó là tín phiếu kho bạc

Tín phiếu kho bạc là loại chứng khoán được coi là ít rủi ro nhất và dễchuyển hóa thành tiền nhất Vì thế chúng ta có thể coi chi phí cơ hội của việcgiữ tiền là lãi suất tín phiếu kho bạc Việc dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào tínphiếu kho bạc sẽ đem lại cho doanh nghiệp khoản lợi nhất định Tuy nhiên,

Trang 14

tín phiếu kho bạc không phải là phương tiện thanh toán nên doanh nghiệp khicần tiền mặt phải tìm cách bán tín phiếu Điều này làm phát sinh chi phí báncác tín phiếu kho bạc Như vậy, chi phí cơ hội tăng lên nếu dự trữ tiền tănglên đồng thời chi phí bán tín phiếu sẽ giảm đi nếu số lần phải bán tín phiếu ít

đi tức là dự trữ tiền tăng lên Do đó mức tiền dự trữ hợp lý và hiệu quả nhấtđạt được khi tổng chi phí cho việc duy trì lượng tiền đó trong ngân quỹ là nhỏnhất

Trang 15

Chi phí do dự trữ tiền gây ra

Chi phí cơ hội của dự trữ tiền

Chi phí do thiếu tiền

Lượng tiền dự trữ

Mức dự trữ tiền mặt tối ưu (mức tồn quỹ tối ưu) đạt được khi:

Chi phí do thiếu tiền cận biên = Chi phí cơ hội của dự trữ tiền cận biênKhi hết tiền trong ngân quỹ doanh nghiệp mới đem bán tín phiếu nêntại thời điểm đó, lượng tiền mặt dự trữ bằng 0 Khi doanh nghiệp bán tínphiếu doanh nghiệp có đủ lượng tiền dự trữ tính toán Như vậy, lượng tiền dựtrữ bình quân trong doanh nghiệp là:

Lượng tiền dự trữ (tính toán)

2Vậy chi phí cơ hội của việc giữ tiền là:

Lượng tiền dự trữ (tính

toán) x Chi phí cơ hội của lượng tiền dự trữ

Chi phí cơ hội của việc dự trữ tiền cận biên là:

Chi phí cơ hội của một đơn vị tiền dự trữ

2

Trang 16

Từ đó có thể tính được lượng dự trữ tiền tối ưu là:

÷ tr dù tiÒn vÞ n

¬

® mét cña héi co phÝ Chi

tiÒn thiÕu lÇn mçi do phÝ Chi x m

¨ n trong n

¬

®

¸ ho c

¸ c

¶ tr chi Ó

® tiÒn cÇu nhu

Tæng

x

2

Theo giả định ban đầu, toàn bộ tiền nhàn rỗi khi đã tính lượng tiền dự

trữ hợp lý được đầu tư toàn bộ vào tín phiếu kho bạc nên áp dụng cho trường

hợp này ta suy ra được công thức tính lượng tiền dự trữ tối ưu:

suÊt i

· L

phiÕu tÝn n

¸ b lÇn mçi do phÝ Chi x m

¨ n trong n

¬

®

¸ ho c

¸ c

¶ tr chi Ó

® tiÒn cÇu nhu

Tæng

x

2

Như vậy mô hình Baumol giả định việc chi trả các hóa đơn là đều đặn,

chủ động mà không tính đến sự bất thường của các dòng tiền đi ra doanh

nghiệp, hơn thế nữa không tính đến các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp

cũng làm thay đổi mức dự trữ tiền mặt mà giả định khi thu về, tiền được dùng

để chuyển hóa luôn thành tín phiếu Do đó, các nhà kinh tế học đã xây dựng

mô hình phù hợp hơn với thực tế, tức là mô hình này có tính đến cả những

khả năng tiền ra vào ngân quỹ

Mô hình 2: Mô hình Miller – Orr

Để khắc phục tình trạng biến động tiền mặt trong doanh nghiệp, các nhà

kinh tế học đã đưa ra mô hình kiểm soát ngân quỹ căn cứ sự biến động của

dòng vào và dòng ra với đơn vị thời gian là ngày Mô hình này cho phép nhà

quản lý nắm giữ tiền ở mức độ hoàn toàn tự do khi nó đạt tới điểm giới hạn

trên và giới hạn dưới

Ta có đồ thị sau:

Trang 17

Trong mô hình này, nhà quản lý cần xác định được 3 chỉ tiêu: Giới hạntrên, giới hạn dưới của cân đối tiền mặt và mức tồn quỹ theo thiết kế Tại giớihạn trên hoặc giới hạn dưới, doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh mức tồn quỹbằng cách đầu tư ngắn hạn hoặc tài trợ cho ngân quỹ để có mức tiền mặt theothiết kế ban đầu Khoảng dao động của mức cân đối tiền mặt trong mô hìnhphụ thuộc các yếu tố: nếu như mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngàyrất lớn hoặc là chi phí cố định của việc đầu tư ngắn hạn cao thì doanh nghiệpnên quy định khoảng doa động tiền mặt lớn Ngược lại, nếu như lợi tức khoảnđầu tư ngắn hạn cao thì doanh nghiệp nên thu hẹp khoảng dao động tiền mặt.Khoảng dao động tiền mặt được xác định theo công thức sau:

Khoảng cách của giới

· L

quü n

© ng chi thu cña sai ng

¬

­ Ph x dÞch giao phÝ Chi 4 3

Giới hạn trên

Mức tồn quỹ theo thiết kêGiới hạn dướiLượng tiền mặt

Trang 18

Doanh nghiệp thường thiết kế mức cân đối tiền mặt ở điểm một phần bakhoảng cách kể từ giới hạn trên Mức tiền mặt theo thiết kế được xác định như sau:

Mức tiền

theo thiết kế =

Mức tiền mặtgiới hạn dưới +

Khoảng dao động tiền

3

Mô hình Miller – Orr trên đây chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp duy trì đượcmức tiền theo như thiết kế ban đầu thì doanh nghiệp sẽ tối thiểu hóa chi phígiao dịch và chi phí do lãi suất gây ra

Mô hình Miller – Orr có thể thích ứng với nhu cầu kiểm soát ngân quỹtrong đơn vị thời gian rất ngắn (ngày) và phù hợp với một thị trường tài chínhnăng động Mô hình này xem xét mức dao động của ngân quỹ trong hành langgiới hạn trên, giới hạn dưới của mức cân đối tiền và coi một nửa của mức daođộng này thể hiện nhu cầu cần điền mức thiếu hụt tiền Cách đặt vấn đề nàycho phép xem xét đồng thời dòng vào và ra nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải

dự báo được dòng vào và dòng ra một cách chi tiết (hàng ngày là tốt nhất) Vìvậy, khi doanh nghiệp có những trở ngại trong công tác dự báo ngân quỹ, môhình Baumol vẫn có giá trị ứng dụng nhất định vì sự đơn giản của nó

1.2.3 Cân đối ngân quỹ

1.2.3.1 Xử lý thâm hụt ngân quỹ

- Bán chứng khoán ngắn hạn và các giấy tờ có giá khác

Các loại chứng khoán gần như tiền mặt giữ vai trò như một “bước đệm”cho tiền mặt, khi cần thiết có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách dễdàng mà ít tốn kém chi phí Thế nhưng mỗi loại chứng khoán lại có tính lỏngkhác nhau Tính lỏng cao nhất là trái phiếu chính phủ, trái phiếu hay tín phiếukho bạc nhà nước

Trang 19

Nhưng khi sử dụng loại hình tài trợ này phải lưu ý nhiều tới chi phí củaviệc bán chứng khoán Nếu chi phí quá cao thì doanh nghiệp phải tìm kiếmmột nguồn tài trợ khác.

- Vay ngân hàng

Đây là cách thức mà nhiều doanh nghiệp thường dùng khi thiếu hụt ngân quỹ.Doanh nghiệp có thể vay với thời hạn ngắn theo 2 phương thức: vay theomón hoặc vay theo hạn mức tín dụng Nhưng khi đi vay, doanh nghiệp cầnphải quan tâm tới những hạn chế về điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngânhàng và chi phí sử dụng vốn (lãi suất)

Muốn vay, doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn tíndụng, các hình thức đảm bảo tiền vay như thế chấp, tín chấp, cầm cố Bêncạnh đó, chi phí của phương thức tài trợ này cũng tương đối lớn

- Huy động từ tín dụng thương mại

Nguồn tài trợ này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bánchịu, mua bán trả chậm hay trả góp Trong một doanh nghiệp, nguồn vốn tíndụng thương mại dưới dạng phải trả có thể chiếm tới 20% tổng nguồn vốn,thậm chí có thể chiếm 40% tổng nguồn vốn

Với doanh nghiệp, tài trợ bằng hình thức này có ưu điểm là rẻ, tiện dùng

và linh hoạt trong kinh doanh, hơn nữa nó còn góp phần mở rộng các quan hệhợp tác kinh doanh một cách lâu bền Các điều kiện ràng buộc cụ thể có thểđược ấn định khi hai bên ký hợp đồng mua bán hay hợp đồng kinh tế nóichung Tuy nhiên, hạn chế của nó là rủi ro tín dụng khi quy mô tài trợ quálớn

Chi phí của hình thức tài trợ này thể hiện thông qua lãi suất của khoảnvay, sẽ được tính vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ Khi mua hàng hóa trảchậm, chi phí này có thể “ẩn” dưới hình thức thay đổi mức giá, tùy thuộcquan hệ và thỏa thuận cụ thể giữa các bên Trong xu hướng hiện nay, các hình

Trang 20

thức tín dụng ngày càng được đa dạng hóa và linh hoạt hơn, với tính chấtcạnh tranh hơn, do đó các doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội để lựa chọnnguồn vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp.

- Các hình thức tài trợ khác

Doanh nghiệp có thể tài trợ cho việc mức tồn quỹ thấp hơn mức tồn quỹtối ưu bằng cách đi vay từ chính cán bộ nhân viên, đơn vị có mối quan hệ chặtchẽ hay bán các khoản nợ

Đây là những phương thức tài trợ trong ngắn hạn được sử dụng khi cầnthiết Đi vay từ cán bộ doanh nghiệp hay của các đơn vị phụ thuộc, công ty

mẹ được thực hiện một cách dễ dàng và với chi phí thấp Bán các khoản nợ làcách chiết khấu, cầm cố thương phiếu cho các ngân hàng hay các tổ chức tíndụng khác Số tiền thu được phụ thuộc vào mức độ khó đòi của các thươngphiếu

1.2.3.2 Xử lý thặng dư ngân quỹ

Khi tồn quỹ tiền mặt của doanh nghiệp vượt mức tối ưu có nghĩa là khảnăng thanh toán của doanh nghiệp đã được đảm bảo, số tiền dư (khoản chênhlệch giữa giới hạn trên với mức tồn quỹ tối ưu) sẽ phải được sử dụng hợp lý

để đạt được mục đích tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu

- Đầu tư chứng khoán

Doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường chứng khoán và trởthành nhà đầu tư Theo đó, doanh nghiệp sẽ nhận được khoản lãi do chênhlệch giữa giá mua và giá bán chứng khoán Thường thì họ sẽ đầu tư vàonhững chứng khoán an toàn, tính lỏng cao như: trái phiếu chính phủ, tráiphiếu kho bạc nhà nước, cổ phiếu của các công ty mạnh như: Vinamilk, KinhĐô

Khi tham gia vào hình thức đầu tư này, doanh nghiệp cần phải có mộttrình độ chuyên môn cao về tài chính, thị trường tài chính

Trang 21

Có nhiều loại chứng khoán với những đặc điểm khác nhau, nhưng trongkhuôn khổ chuyên đề, em chỉ đề cập tới một số loại chứng khoán thườngđược các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư.

+ Trái phiếu công ty

Trái phiếu công ty được đưa vào thị trường vốn dưới dạng các phiếu nợ

và được đảm bảo bằng thu nhập hoặc tài sản của công ty Về nguyên tắc, tràiphiếu công ty được phát hành với lãi suất cao hơn so với những chứng khoán

có thu nhập cố định trong cùng một thời điểm

+ Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận

Đó là một hối phiếu do một công ty phát hành, được thanh toán trongthời hạn sắp tới và được ngân hàng đảm bảo với một khoản lệ phí bằng cáchđóng dấu “đã chấp nhận” lên hối phiếu Nó có thể được mua bán trên thịtrường trước ngày đáo hạn Đây là một công cụ khá an toàn đối với việc đầu

tư ngân quỹ khi nhàn rỗi

+ Chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi là một công cụ vay nợ ngân hàng thương mại bán chongười gửi tiền Người gửi được thanh toán lãi hàng năm theo một tỷ lệ nhấtđịnh và khi đến hạn thanh toán thì được hoàn trả gốc theo giá mua ban đầu

Trang 22

Hiện nay, chứng chỉ tiền gửi đã có thể được mua đi bán lại trên thị trường và

có tính lỏng rất cao, thời hạn thường không quá 6 tháng kể từ ngày phát hành

và được chấp nhận thanh toán giống như séc, tiền mặt nhưng lãi suất của nócao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn

- Trả trước cho người cung cấp

Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi của mình để thanhtoán trước cho người cung cấp Khi đó, họ sẽ được người cung cấp cho hưởngmột khoản chiết khấu tiền mặt

Trả trước cho người cung cấp sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ thu tiền Bêncạnh đó, áp dụng phương thức tài trợ này còn làm tăng mối quan hệ lâu dàiđối với người cung cấp, tăng uy tín của bản thân doanh nghiệp

1.2.4 Lập kế hoạch quản lý ngân qũy

Việc lập kế hoạch quản lý ngân quỹ bao gồm các quyết định để sử dụngnguồn tiền nhàn rỗi khi có thặng dư ngân quỹ vuợt quá giới hạn trên theo môhình mà doanh nghiệp áp dụng và các quyết định tìm nguồn tài trợ khi cóngân quỹ xuống thấp hơn giới hạn cho phép của mô hình Đối với hình thứctài trợ hay sử dụng ngân quỹ nào thì doanh nghiệp cần phải xem xét có phùhợp với chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tiền mặt của đơn vị mình hay không.Chu kỳ kinh doanh là khoảng thời gian mà tất cả các bước của quá trìnhtái sản xuất phải trải qua như: nguyên vật liệu – sản phẩm dở dang – bánthành phẩm – thành phẩm - giao hàng – chờ thu tiền về

Chu kỳ kinh doanh = Chu kỳ dự trữ + Chu kỳ chờ thu tiền

Chu kỳ dự trữ là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu mua nguyên vật liệunhập kho cho đến khi xuất kho sản phẩm giao cho khách hàng

Chu kỳ chờ thu tiền được tính từ khi giao hàng cho khách đến khi nhậnlại tiền bán hàng

Trang 23

Chu kỳ kinh doanh còn được tính theo chu kỳ trả tiền và chu kỳ tiền mặtChu kỳ kinh doanh = Chu kỳ trả tiền + Chu kỳ tiền mặt

Chu kỳ tiền mặt là khoảng thời gian từ khi trả tiền cho nhà cung cấp chođến khi thu được tiền của khách hàng Như vậy, trong quản lý ngân quỹdoanh nghiệp cần phải quan tâm đến chênh lệch độ dài chu kỳ thu tiền và độdài chu kỳ trả tiền để đưa ra những quyết định phù hợp cho công tác quản lýngân quỹ

- Các nguồn tài trợ ngắn hạn cho ngân qũy

+ Bán chứng khoán ngắn hạn, giấy tờ có giá

+ Vay ngân hàng

+ Tín dụng thương mại

- Các biện pháp sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi

+ Đầu tư vào chứng khoán thanh khoản cao trên thị trường

+ Cung cấp tín dụng cho khách hàng

+ Trả trước cho nhà cung cấp

1.2.5 Tổ chức quản lý ngân quỹ

Khi ngân sách cho ngân quỹ được lập, người quản lý ngân quỹ phải:

- Theo dõi mục tiêu ngân quỹ tối ưu

- Đàm phán các điều kiện với ngân hàng

- Chọn phương tiện thanh toán và nguồn tài trợ ngắn hạn

- Chọn mẫu đặt lời

- Kiểm tra các nghiệp vụ

Các doanh nghiệp có những cách thức quản lý ngân quỹ khác nhau và đểđánh giá được kết quả của quá trình quản lý đó, nhà quản trị quan tâm đến

Trang 24

hiệu quả quản lý ngân quỹ Hiệu quả là một khái niệm dùng để chỉ mối quan

hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí màchủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định Để đánh giáhiệu quả quản lý ngân quỹ, nhà quản trị dựa vào hệ thống chỉ tiêu đánh giásau:

1.2.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân qũy thông qua đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp

- Khả năng thanh toán hiện hành

Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động

Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảmbảo bằng bao nhiêu đồng giá trị tài sản lưu động Tài sản lưu động thường baogồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu

và dự trữ (tồn kho) Nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạnngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, cáckhoản phải trả, phải nộp khác…

Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành thể hiện khả năng thanh toán tổngquát của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắnhạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giaiđoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ Nếu tỷ lệ khả năng thanhtoán hiện hành >1 thì doanh nghiệp được coi như đang ở trạng thái thuận lợi.Tuy nhiên hệ số này chưa đủ chặt chẽ trong việc đánh giá cân bằng tài chínhngắn hạn vì còn tính đến khoản mục hàng tồn kho Nếu khoản mục này chiếm

tỷ trọng đáng kể trong tài sản lưu động và thời gian chuyển hóa cần thiết đủdài thì vẫn tồn tại nguy cơ mất cân bằng ngắn hạn

- Khả năng thanh toán nhanh

Trang 25

Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh = TS lưu động – TS dự trữ

Nợ ngắn hạnĐây là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn Tài sảnquay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền,bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu Tài sản dự trữ (tồnkho) là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và

dễ bị lỗ nhất nếu được bán Do vậy, khả năng thanh toán nhanh cho biết khảnăng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dựtrữ (tồn kho)

- Khả năng thanh toán tức thời

Tỷ lệ khả năng thanh toán tức thời = Ngân quỹ

Ngoài các chỉ tiêu trên, các nhà quản lý ngân quỹ còn xem xét đến chỉtiêu vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng Hai chỉ tiêu này cũng

là yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tàichính của một doanh nghiệp

Trang 26

Vốn lưu động ròng (VLĐR) là khoản chênh lệch giữa tổng tài sản lưuđộng (TSLĐ) và tổng nợ ngắn hạn hoặc giữa nguồn dài hạn và tài sản cố định(TSCĐ)

VLĐR = Nguồn vốn dài hạn – TSCĐ = TSLĐ - Nguồn vốn ngắn hạnVLĐR < 0, có nghĩa nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ.Doanh nghiệp phải đầu tư vào TSCĐ một phần nguồn vốn ngắn hạn TSLĐkhông đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán củadoanh nghiệp mất cân bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần TSCĐ để huyđộng vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư dài hạn hoặc thực hiệnđồng thời cả 2 giải pháp đó

VLĐR < 0, nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào TSCĐ, đồngthời TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn do vậy khả năng thanh toán của doanhnghiệp tốt Tuy nhiên, nếu VLĐR quá cao thì sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư vìlượng TSLĐ quá nhiều so với nhu cầu và phần dư thêm này không làm tăngthu nhập

Trang 27

Nhu cầu VLĐR là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ chomột phần TSLĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu.

Nhu cầu vốn lưu động ròng = Tồn kho và các khoản phải thu – Nợ ngắnhạn

+ Khi nhu cầu VLĐR > 0, tức là tồn kho và các khoản phải thu > Nợngắn hạn, nghĩa là các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồnvốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùngnguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch

+ Khi nhu cầu VLĐR < 0, tức là tồn kho và các khoản phải thu < nợngắn hạn, nghĩa là các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợcác sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp Doanh nghiệp không cần nhận vốnngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh

1.2.5.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân qũy thông qua đánh giá khả năng hoạt động

Vòng quay tiền = Doanh thu tiêu thụ trong năm

Tiền + Các chứng khoán ngắn hạnVòng quay tiền phụ thuộc vào tốc độ sử dụng tiền của doanh nghiệp Khitốc độ tăng lên của doanh thu không bằng với tốc độ tăng của việc sử dụngtiền của doanh nghiệp sẽ làm cho tiền và các chứng khoán ngắn hạn giảmxuống, vòng quay tiền sẽ lớn Ngược lại, khi tốc độ tăng lên của doanh thu

Trang 28

nhanh hơn so với tốc độ tăng của việc sử dụng tiền sẽ làm cho vòng quay tiềngiảm đi.

- Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoảnphải thu

Kỳ thu tiền trung bình = 365

Vòng quay các khoản phải thu Nếu số ngày này lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàngthì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại, số ngày quy địnhbán chịu cho khách hàng lớn hơn thời gian này thì có dấu hiệu chứng tỏ việcthu hồi nợ đạt trước kế hoạch về thời gian

Tuy nhiên, kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trường hợpchưa thể có kết quả chắc chắn mà còn phải xem xét cụ thể các mục tiêu và

Trang 29

chính sách của doanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tíndụng của doanh nghiệp Ngoài ra, kỳ thu tiền trung bình còn phụ thuộc vàoloại hình doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp thương mại bán lẻ thì hệ sốnày rất nhỏ.

1.2.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng dự phòng những biến động bất thường

Tùy vào từng tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp, vào mức độ hoạtđộng sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp lập ra các quỹ dự phòng Trongdoanh nghiệp thường có các khoản dự phòng như: Dự phòng giảm giá đầu tưngắn hạn, dự phòng các khoản phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồnkho, dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, quỹ dự phòng tài chính và quỹ dựphòng mất việc làm

Với các nhà quản lý ngân qũy trong doanh nghiệp cần phải quan tâm đếncác khoản dự phòng này vì nó có thể là một nguồn tài trợ tức thời cho ngânquỹ trong ngắn hạn, nâng cao độ an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Như vậy, khi đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ họ phảitính đến các chỉ tiêu đánh giá khả năng dự phòng những biến động bất thườngcủa doanh nghiệp

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ

1.3.1 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

1.3.1.1 Quan điểm của nhà lãnh đạo doanh nghiệp về quản lý ngân quỹ

Mục tiêu của quản lý tài chính là cực đại hóa giá trị doanh nghiệp Vìvậy, mặc dù quản lý ngân quỹ là một trong các bộ phận của quản lý tài chínhdoanh nghiệp nhưng mục tiêu quản lý ngân quỹ có tính chất bao trùm các bộphận khác

Trang 30

Công tác quản lý ngân quỹ tại một doanh nghiệp bị chi phối sâu sắc bởingười lãnh đạo doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể thực hiện chính sách đầu

tư vốn lưu động “lỏng lẻo”, theo đó người ta duy trì một khối lượng lớn tiềnmặt, đồng thời doanh thu bán ra được khuyến khích bằng các khoản bán chịurộng rãi, nhờ đó khoản phải thu cũng tăng lên Đây là chính sách an toàn chodoanh nghiệp trước khả năng nhu cầu thị trường tăng lên đột ngột, tuy nhiênthu nhập của doanh nghiệp sẽ thấp Ngược lại, doanh nghiệp có thể theo đuổichính sách vốn lưu động “chặt chẽ” Theo đó người ta cố gắng duy trì mộtkhối lượng hạn chế tiền mặt, chứng khoán dễ bán và hàng tồn kho, đồng thờikiểm soát chặt chẽ các khoản bán chịu để giảm tới mức thấp nhất các khoảnphải thu Đây là một chính sách có thể mang lại thu nhập cao, nhưng đồngthời cũng là một chính sách rủi ro nếu có những biến động bất thường

Quan điểm của nhà lãnh đạo doanh nghiệp là nhân tố quan trọng, conngười được đề cập đến là bộ máy quản lý và lực lượng lao động trong doanhnghiệp (chủ doanh nghiệp) Giám đốc doanh nghiệp là người toàn quyền quản

lý và sử dụng toàn bộ tài sản và tiền vốn của doanh nghiệp và là người chịutrách nhiệm, quyết định mọi vấn đề về tài chính doanh nghiệp Quyết định củacác nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp là đúng đắn, phù hợp xu hướngphát triển thì doanh nghiệp kinh doanh có lãi, đồng vốn được sử dụng mộtcách tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao Ngược lại, nếu quyết định đó là sailầm, không phù hợp sẽ dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh

1.3.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Công tác quản lý ngân quỹ trong doanh nghiệp chịu tác động lớn bởiđặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tính chất ngành kinh doanhảnh hưởng tới thành phần và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, do đóảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn, cách thức đầu tư và thể thức thanhtoán chi trả Đối với các doanh nghiệp mà các dòng tiền vào và ra tương đốicân đối về mặt thời gian và khối lượng, nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ

Trang 31

trong năm thường không có biến động lớn thì nội dung và phương pháp côngtác quản lý sẽ đơn giản Trong khi đó, rất nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởngcủa tính chất thời vụ trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong các hoạtđộng bán lẻ hoặc trong ngành du lịch, dịch vụ, sản xuất các mặt hàng có nhucầu không thường xuyên Trong thời kỳ nhu cầu hạ thấp, nhu cầu tiền tệ giảmmạnh, thậm chí còn xuất hiện hiện tượng dôi thừa tiền tệ Ngược lại, khi đếngần thời vụ kinh doanh, hàng hóa cần được tích trữ, do đó hoạt động kinhdoanh cần được hỗ trợ từ các nguồn tiền bên trong hoặc bên ngoài doanhnghiệp Tại thời điểm chính vụ, nhu cầu này vẫn tồn tại trong thời gian ngắn

do sự tăng lên của các khoản phải thu đầu tiên đến thời hạn thu hồi Đối vớicác doanh nghiệp này, việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cũng như đảm bảo sựcân đối giữa thu và chi bằng tiền của doanh nghiệp khó khăn hơn nên đòi hỏicông tác quản lý ngân quỹ càng phải được chú trọng hơn, phải có phươngpháp quản lý phù hợp

1.3.1.3 Chiến lược sản xuất kinh doanh

Chiến lược sản xuất kinh doanh trong thời gian tới cũng có ảnh hưởngtới nhận thức cũng như việc tổ chức quản lý ngân quỹ trong doanh nghiệp.Việc xác định mục tiêu của chiến lược kinh doanh có ý nghĩa cực kỳ quantrọng Thông thường mục tiêu chiến lược kinh doanh gồm: Lợi nhuận, tạo thếlực trong cạnh tranh, an toàn tranh rủi ro Để tăng lợi nhuận cần phải tăng thu,giảm chi phí (trong đó có giảm chi phí vốn), một trong rất nhiều biện pháp làphải quan hệ tốt với bạn hàng, cả nhà cung cấp lẫn người mua…mà để làmđiều đó có vai trò quan trọng của công tác quản lý ngân quỹ Đối với cácdoanh nghiệp cung cấp dịch vụ, chiến lược kinh doanh là phương hướng hoạtđộng của doanh nghiệp trong một thời gian dài, nó quy định loại sản phẩmhoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đảm nhận, quy mô kinh doanh, các nguồn lựccủa sản xuất, khả năng sinh lời cũng như triển vọng phát triển của doanhnghiệp Việc đảm bảo khả năng thanh toán cũng như có các chính sách tín

Trang 32

dụng thương mại hấp dẫn sẽ giúp cho doanh nghiệp này thu được nhiều lợinhuận, có chỗ đững vững chắc và an toàn trong kinh doanh, chủ động thíchứng với môi trường.

1.3.1.4 Cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp

Đó là những nguyên tắc về quản lý tài chính đối với hoạt động củadoanh nghiệp trong đó quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng vốn là tài sản,quản lý doanh thu chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh Cơ chế quản

lý tài chính trong doanh nghiệp vừa cụ thể hóa những quy định về tài chínhcủa Nhà nước vừa là những quy định áp dụng riêng cho doanh nghiệp Quản

lý ngân quỹ cũng là một hoạt động quản lý tài chính nên không nằm ngoài sựđiều chỉnh của quy chế Do vậy, hiệu quả của quản lý ngân quỹ ít nhiều chịuảnh hưởng của những quy định trong quy chế tài chính của doanh nghiệp

1.3.1.5 Hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản lý ngân quỹ

Hoạt động của ngân quỹ biến động từng ngày, từng giờ và tác động đếnnhiều bộ phận của doanh nghiệp nên quản lý ngân quỹ đòi hỏi quá trình xử lýthông tin và đưa ra các quyết định nhanh chóng, chính xác Kinh nghiệmthành công của nhiều doanh nghiệp cho thấy việc nắm các thông tin cần thiết,biết xử lý và sử dụng các thông tin đó kịp thời là điều kiện rất quan trọng để

ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả cao, đem lại thắng lợi trong cạnhtranh Vì vậy, để đạt được thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp cầnthu thập và xử lý thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.Ngoài ra, các doanh nghiệp cần nắm được các thông tin liên quan đến lĩnhvực kinh doanh của mình như tỷ giá, lãi suất, đối thủ cạnh tranh…để phục vụcho việc phân tích, so sánh làm cơ sở cho công tác quản lý ngân quỹ Do đó,các doanh nghiệp cần phải áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại, đặc biệt làcông nghệ thông tin để xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho công tácquản lý ngân quỹ

Trang 33

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.3.2.1 Trạng thái của nền kinh tế

Tình hình nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái hay tăng trưởng cũng

có ảnh hưởng tới công tác quản lý ngân quỹ Nền kinh tế phát triển ổn định,

có tăng trưởng bền vững là điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp.Ngược lại, nền kinh tế suy thoái sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Sự vận động chu kỳ và khủng hoảng kinh tế là cótác động lâu dài đến hoạt động của doanh nghiệp Những ảnh hưởng nàykhông đều đặn, khó dự đoán trước và thường đi kèm với rất nhiều yếu tốkhác, ví dụ như thay đổi về lượng cung và giá cả nguyên vật liệu, lạm phát,các điều kiện cạnh tranh, nhu cầu đầu tư vốn Khi nền kinh tế rơi vào tìnhtrạng suy thoái, các nhà quản lý cần kịp thời nhận biết tình hình, từ đó có cácchính sách cắt giảm vốn bằng tiền, hàng tồn kho, giảm nhân công và các chiphí khác, thận trọng trong sử dụng và cung cấp các khoản tín dụng Ngược lại,khi nền kinh tế phục hồi thì việc chậm trễ trong quá trình ta quyết định có thểdẫn đến sản lượng và hàng hóa tồn kho không đủ để thực hiện hoạt động kinhdoanh Điều tất yếu nhu cầu tiền tệ của doanh nghiệp sẽ thay đổi

1.3.2.2 Môi trường hoạt động của doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh là một thực thể khách quan bao gồm tất cả cácchủ thể kinh doanh trên thị trường và tổng thể các yếu tố, các mối quan hệ tácđộng, chi phối mọi hành vi, hoạt động của họ

Sự ổn định của thể chế chính trị có tác động tích cực cho việc thu hútvốn đầu tư, tạo môi trường kinh doanh tin cậy cho người đầu tư và khả nănghuy động vốn của doanh nghiệp trên thị trường Bên cạnh đó, môi trườngpháp luật thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Ngược lại, sự không ổn định của pháp luật và chính sáchkinh tế có thể gây ra những tác động bất lợi đối với doanh nghiệp Môi trườngkinh doanh trong đó thói quen coi trọng chữ tín và đạo đức của người kinhdoanh hoặc các thông tin liên quan tới hoạt động kinh doanh và tình hình tài

Trang 34

chính của doanh nghiệp được công khai minh bạch theo các quy định của luậtpháp cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Từ đó, chúng tácđộng tới mức tồn quỹ, vòng quay tiền và các dòng thu, chi ngân quỹ.

1.3.2.3 Môi trường cạnh tranh

Tác động qua lại lẫn nhau giữa các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng nhấtđịnh đến môi trường kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến công tác quản lý ngânquỹ của doanh nghiệp Các điều kiện về giá bán, thời hạn tín dụng, tỷ lệ chiếtkhấu, uy tín, thị phần của doanh nghiệp thay đổi dẫn đến nhu cầu về vốn bằngtiền thay đổi Ví dụ, trong trường hợp giá bán giảm xuống với điều kiện sốlượng hàng bán không đổi làm cho giá trị các khoản phải thu giảm nhưng chỉ

bù đắp được một phần nào sự tổn thất doanh thu của doanh nghiệp và kết quả

là nhu cầu tiền tệ tăng lên Hiện tượng này sẽ kết thúc khi doanh nghiệp thựcthi các quyết định cắt giảm quy mô kinh doanh Để kiểm soát yếu tố này,doanh nghiệp cần phải xác định vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh,khả năng và chiến lược cạnh tranh, từ đó xây dựng chiến lược huy động vốnđáp ứng kịp thời nhu cầu tiền tệ phát sinh hoặc có chính sách cắt giảm kịpthời đảm bảo hiệu quả của doanh nghiệp

1.3.2.4 Chính sách tài chính tiền tệ và chính sách thuế của Nhà nước

Các chính sách về tài chính tiền tệ cũng như chính sách thuế có tác độnglớn đến công tác quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp Trong trường hợpChính phủ cắt giảm các khoản chi tiêu ngân sách hoặc giảm thuế sẽ làm cholợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng lên, hoạt động đầu tư của doanhnghiệp đạt hiệu quả cao hơn, và kết quả là doanh nghiệp có điều kiện để xâydựng các kế hoạch đầu tư mới dẫn đến nhu cầu tiền tệ phát sinh Mặt khác,khi Chính phủ thực hiện các chính sách tiền tệ, biểu hiện bằng sự tăng hoặcgiảm mức cung tiền tệ hoặc sự phá giá đồng tiền, thậm chí sử dụng chính sáchthả nổi tỷ giá thì nó ảnh hưởng nhanh chóng đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Trang 35

Ví dụ, khi Chính phủ tăng mức cung tiền trong toàn bộ nền kinh tế sẽdẫn đến lãi suất tiền gửi hạ xuống và từ đó khuyến khích các doanh nghiệpđầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả là làm tăng thêm nhu cầutiền tệ của doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp phải chú trọng đến công tácquản lý ngân quỹ để đạt được hiệu quả trong đầu tư.

1.3.2.5 Các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trên lĩnh vựctiền tệ Nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền đó

để cho vay và làm phương tiện thanh toán Ngày nay các doanh nghiệpthường sử dụng các dịch vụ của ngân hàng trong hoạt động thanh toán củamình Như vậy, ngân hàng càng cung cấp nhiều dịch vụ thì các doanh nghiệpcàng thuận lợi hơn trong thanh toán với nhà cung cấp và khách hàng củamình Hoạt động thanh toán của ngân hàng đa dạng và hiện đại sẽ đẩy nhanhquá trình thanh toán Có thể nói, các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng thươngmại là một yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân quỹ

1.3.2.6 Khách hàng của doanh nghiệp

Trong kinh tế thị trường, khách hàng quyết định sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lýngân quỹ của doanh nghiệp Những khách hàng thường xuyên thua lỗ sẽ trìtrệ trong thanh toán, làm ảnh hưởng đến ngân quỹ của doanh nghiệp Vì vậy,doanh nghiệp phải nghiên cứu khách hàng của mình trên thị trường để xácđịnh những đặc điểm tâm lý, thị hiếu của khách hàng Nghiên cứu nhu cầu để

dự báo được thay đổi nhu cầu, khả năng thanh toán Các nhà quản lý thườngduy trì mức tồn quỹ lớn hơn để dự phòng khả năng không thu hồi được nợđúng hạn, đồng thời cũng tăng cường theo dõi, lên kế hoạch tài trợ cho ngânquỹ ngay từ đầu

Trang 36

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ

TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1

2.1 ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1

2.1.1 Tổng quan về công ty

2.1.1.1 Giới thiệu về công ty

Công ty điện lực 1 được thành lập lại theo quyết định số 146/TT ngày07/04/1993 của Thủ tướng Chính phủ, là một trong bảy công ty phân phốiđiện, hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam

Công ty điện lực 1 có trụ sở tại: 20 Trần Nguyên Hãn – Hà Nội

Điện thoại: 84 – 48255074

Fax: 84 – 48244033

Công ty có nhiệm vụ kinh doanh phân phối điện năng trên địa bàn 27tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ với diện tích 145.244 km2 và dân số30.856.100 người (2001) chiếm 43% diện tích và 39% dân số Việt Nam

Công ty điện lực 1 quản lý và vận hành toàn bộ lưới điện phân phối baogồm các đường dây và trạm biến áp từ cấp điện áp 110kV trở xuống, bán điệntrực tiếp tới các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp vànông nghiệp

Ngày 16/7/2002 Công ty đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danhhiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới vì những thành tích đặc biệt xuất sắccủa Công ty trong thời gian 10 năm đổi mới

Mục tiêu của Công ty trong những năm gần đây là nâng cao hiệu quảkinh doanh, tăng tính cạnh tranh của Công ty trong môi trường thay đổi, thỏa

Trang 37

mãn nhu cầu điện năng của khách hàng với chất lượng và độ tin cậy ngàycàng cao hơn, thực hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước đốivới cung cấp điện cho khu vực nông thôn và miền núi.

- Lĩnh vực hoạt động

Kinh doanh điện năng

Thiết kế, xây dựng, quản lý, khai thác và qui hoạch hệ thống lưới điệnphân phối

Sản xuất, chế tạo và sửa chữa các thiết bị vật tư ngành điện

Thí nghiệm điện, đo lường điện các thiết bị, trạm điện có điện áp đến500kV

Nhập khẩu thiết bị, vật tư, vật liệu phục vụ ngành điện

Đào tạo mới, nâng cao nghiệp vụ cho CBCNV chuyên ngành điện

Tư vấn xây dựng chuyên ngành điện

Phó Giám đốc phụ trách Xây dựng cơ bản

Phó Giám đốc phụ trách Kinh doanh

2 Các phòng chức năng nghiệp vụ

- Văn phòng

Ngày đăng: 12/04/2013, 21:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Lưu Thị Hương chủ biên - Giáo trình tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản thống kê 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê 2005
2. PGS.TS Vũ Duy Hào - Đàm Văn Huệ, THS Nguyễn Quang Ninh – Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản thống kê 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê 1997
3. Nguyễn Hải Sản – Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản tàichính
4. Josette Peyrard – Quản lý tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản thống kê 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản thốngkê 1994
5. Quách Truyền Chương, Dương Thụy Bân – Phương pháp quản lý hiệu quả hoạt động tài chính - đánh giá hiệu quả của công tác tài chính – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp quản lý hiệuquả hoạt động tài chính - đánh giá hiệu quả của công tác tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
6. Các báo cáo tài chính Công ty điện lực 1 năm 2003, 2004, 2005 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trong mô hình này, nhà quản lý cần xác định được 3 chỉ tiêu: Giới hạn trên, giới hạn dưới của cân đối tiền mặt và mức tồn quỹ theo thiết kế - Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1
rong mô hình này, nhà quản lý cần xác định được 3 chỉ tiêu: Giới hạn trên, giới hạn dưới của cân đối tiền mặt và mức tồn quỹ theo thiết kế (Trang 17)
Qua các bảng báo cáo tài chính của Công ty ta có: - Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1
ua các bảng báo cáo tài chính của Công ty ta có: (Trang 42)
Bảng 2.1: Dự trữ, phải thu, phải trả năm 2004 – 2005 - Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1
Bảng 2.1 Dự trữ, phải thu, phải trả năm 2004 – 2005 (Trang 42)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2003, 2004, 2005) - Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1
gu ồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2003, 2004, 2005) (Trang 45)
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán các năm 2003, 2004, 2005 - Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán các năm 2003, 2004, 2005 (Trang 45)
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán các năm 2003, 2004, 2005 - Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán các năm 2003, 2004, 2005 (Trang 45)
Bảng 2.3: Báo cáo tổng hợp doanh thu chi phí - Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1
Bảng 2.3 Báo cáo tổng hợp doanh thu chi phí (Trang 46)
Bảng 2.3: Báo cáo tổng hợp doanh thu chi phí - Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1
Bảng 2.3 Báo cáo tổng hợp doanh thu chi phí (Trang 46)
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán năm 2003, 2004, 2005 Chỉ tiêuCông thức tính20032004 2005 - Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán năm 2003, 2004, 2005 Chỉ tiêuCông thức tính20032004 2005 (Trang 48)
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán năm 2003, 2004, 2005 - Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán năm 2003, 2004, 2005 (Trang 48)
Bảng 2.5: Vòng quay tiền năm 2003, 2004, 2005 - Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1
Bảng 2.5 Vòng quay tiền năm 2003, 2004, 2005 (Trang 49)
Bảng 2.5: Vòng quay tiền năm 2003, 2004, 2005 - Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1
Bảng 2.5 Vòng quay tiền năm 2003, 2004, 2005 (Trang 49)
Bảng 2.8: Các quỹ dự phòng năm 2003, 2004, 2005 - Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1
Bảng 2.8 Các quỹ dự phòng năm 2003, 2004, 2005 (Trang 51)
Bảng 3.2 Bảng theo dõi tình hình thu chi ngân quỹ quý… - Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1
Bảng 3.2 Bảng theo dõi tình hình thu chi ngân quỹ quý… (Trang 63)
Bảng 3.1. Bảng theo dừi tỡnh hỡnh thu chi ngõn quỹ quý… - Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1
Bảng 3.1. Bảng theo dừi tỡnh hỡnh thu chi ngõn quỹ quý… (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w